NGƯỜI CA SỸ GIÀ
…Hồi ấy, ông là ca sỹ nổi tiếng. Những bài hát kích động lòng yêu nước ,giọng ông cất lên cứ như tiếng kèn xung trận, ai ngồi nghe cũng thấy lòng rạo rực. Rồi những bài hát tình yêu, giọng ông trầm ấm, như một lời thủ thỉ…người nghe, nghe ông hát những bài hát ấy ,thấy yêu đời hơn. Còn khi lạc quan, thấy cuộc đời này quá tốt đẹp, giọng ông như hòa vào với ánh bình minh, tia nắng chói, người nghe, nghe ông hát, thấy tương lai sáng lạng như đang hiện về trước mắt…
Nhắc lại quá khứ huy hoàng, nhất là giọng hát., ông tự hào.
Bây giờ, điều ông sợ nhất là người ta quên ông!
Về già, sứ khỏe không tốt, dù không còn biểu diễn nhiều như trước đây, nhưng mỗi lần hội thảo, mít tinh kỷ niệm một sự kiện lớn hay đón khách quý…ông lại được mời ra biểu diễn, hát những bài hát hào hùng…
Mỗi lần được như vậy, ông vui lắm, có cảm giác người đời vẫn nhớ ,vẫn cần đến ông!
Riêng con trai cả, hình như… không coi chuyện đó là chuyện “vui”, cứ thấy ai mời ông đi biểu diễn, anh lại ra can, nhưng ông cương quyết không nghe.
…Ông ốm một trận “ Thập tử, nhất sinh”, tưởng “đi”, cả nhà lo cuồng, sợ cuống! Ở tuổi này, bạn bè thân thiết của ông, nhiều người đã lấy “Bia làm mặt tiền”. May cho ông, thế nào, có lẽ trời còn phù hộ, ông sống lại, phục hồi…
Khi sức khỏe hơi “vượng”, ông lại đứng một mình trong phòng cầm micro, tưởng tượng như cả ngàn người đang ngồi nghe ông hát, cho khỏi quên giọng…
Tối đó ông được mời đi biểu diễn trước một hội trại của đoàn thanh niên. Con trai cả lại can, nhưng ông không nghe, cương quyết đi biểu diễn. Anh ấy phải phân tích:
- Bố vừa mới ốm dậy, giọng không được như xưa, đầu óc không tỉnh táo…thế mà bố cứ cố…không được bố ạ!
- Bố không hát, con biết không! Người ta sẽ quên bố, nhất là thế hệ thanh niên hiện nay…
Mấy người trong ban tổ chức hội trại đến mời ông, trấn an:
- Anh nên tôn trọng bác …với lại anh yên tâm, chúng tôi biết sức khỏe của bác, sẽ có cách bảo vệ, quan trọng không phải là bác ấy hát mà bác đến để các em ấy thấy mặt, cùng giao lưu…hiểu thêm sự cống hiến của những bậc lão thành cách mạng…hình ảnh của bác là “đinh” của đêm dạ hội này…
…Tối ấy, sâu khấu sáng choang, lồng thêm những ánh đèn la de đủ màu quét qua, quét lại…dưới sân khấu cơ man là người, đại bộ phận là thanh niên, tiếng cười, tiếng hét trộn lẫn, vang vọng. Đến tiết mục của ông, MC ra giới thiệu:
- Xin giới thiệu với các bạn, giọng ca của nghệ sỹ nhân dân Phú Nguyễn, người nghệ sỹ đã đi qua nhiều cuộc trường chinh, vẫn giữ được giọng hát mà nhiều thế hệ nhớ, đặc biệt tối nay, trước khi giao lưu giữa nghệ sỹ với thế hệ chúng ta, nghệ sỹ sẽ hát bài hát : “ Miền nam nhớ mãi tên người”, làm nên tên tuổi của ông…
Khi thấy hai người dìu ông ra sân khấu, bên dưới đã nổi lên nhiều tiếng cười. Ấy vậy, khi giọng ông cất lên…Ôi! Thật da diết , thật mặn mà, thật thân thương…đi thẳng vào cõi lòng…bên dưới im bặt, lắng nghe…! Nhưng… sao thế kia…mọi người phát hiện ông cầm ngược micro…té ra …ông đang hát nhép…Tiếng la ó, cuồng nộ nổi lên:
- Hát nhép… hát nhép… không nghe nữa!Giả dối…
- Về nhà đi… già rồi… hát thế làm gì…ai nghe…
- Thôi, ông ơi đừng cố…xấu hổ lắm!
QUÁ DÃ MAN !
…Về hưu, ông chăm làm từ thiện, ai khổ, là ông đến…Tên ông được báo chí, đài ti vi…nhắc nhiều. Ông tự hào với điều đó!
- Ông ơi! Vợ con lại đẻ – Tiếng người đàn ông ấy lại sụt sịt trong điện thoại - Nhưng thằng bé, cũng giống như mấy thằng anh, con chị của nó, chết rồi…
- Lại đẻ nữa à! Chết tôi rồi – Ông lại tất tả đến khổ sở đi xin tiền, thức ăn… để làm từ thiện cho gia đình người đàn ông này.
… Vợ anh ta đẻ đến bốn bận, toàn ra quái thai, mấy đứa con chỉ tồn tại trên đời vài ngày rồi chết. Nguyên nhân, có người nói ,do người đàn ông này bị nhiễm chất độc màu da cam. Cũng vì vậy, gia đình anh ta vô cùng cực khổ, khổ hơn cả chữ “mạt”. Nhà trống hơ, trống hoác, không có đồ vật nào gọi là giá trị. Mái nhà lợp tôn, thủng lỗ chỗ, nhìn sao còn rõ hơn nhìn trăng, vợ chồng đầu tắt, mặt tối, vẫn không đủ ăn, đủ mặc…
Nhìn nét mặt già trước tuổi của người đàn ông, bộ quần áo tưa như sơ mướp mà anh ta đang mặc, ông nghẹn lòng, đưa cho phong bì tiền, một bọc quần áo, ít thuốc bổ, rồi dặn:
- Tôi không có gì, chỉ có bấy nhiêu vì anh gọi đột xuất quá, để lần sau tôi vận động quyên góp thêm…sẽ có nhiều hơn. Anh chị cố giữ sức khỏe, kiếm thêm việc làm, cải thiện đời sống. Có khó khăn, cứ gọi cho tôi…
… Thằng cháu ông ở nước ngoài về, ông động viên nó đóng góp tiền làm từ thiện. Khi nghe ông kể về hoàn cảnh quá cơ cực của người đàn ông bị nhiễm chất độc màu da cam, đẻ nhiều nhưng không nuôi được, thằng cháu phản đối:
- Con sẽ không đưa tiền cho những vợ chồng như vậy!
- Vì sao con nói thế? – Ông nhìn nó ngạc nhiên.
- Lẽ ra…không thể nhân danh “ vì hậu quả chất độc màu da cam” mà lấy tiền…
- Con nói, bác không hiểu!
Nó giải thích:
- Họ cố đẻ…để lấy tiền của bác đó !
- Con nó tầm bậy! Đẻ toàn quái thai, sung sướng gì mà con nói: “cố đẻ”?
- Bên nước con đang học, sức khỏe của con người cực kỳ coi trọng. Nếu như phát hiện sức khỏe của vợ chồng có triệu chứng không bình thường, y tế yêu cầu khoan đẻ hoặc không nên đẻ. Còn nếu như …như trường hợp của vơ chồng anh kia, đẻ đứa đầu tiên là quái thai…nhà nước, y tế động viên nên triệt sản. Vì đẻ ra ,cũng sẽ là quái thai, không nuôi được, làm khổ cộng đồng, xã hội, khổ cả chính gia đình đó về sức khỏe, về kinh tế, về giáo dục…một gánh nặng khủng khiếp, lẽ ra tránh được…
- Ai dạy con điều đó! – Ông nghiêm nét mặt, hỏi thằng cháu.
- Con học trong trường thôi! – Thằng cháu ông trả lời.
- Người ta không có con, thì phải đẻ. Đẻ không nuôi được, thì có xã hội giúp đỡ, đó là ưu việt của chế độ ta, cũng là trách nhiệm của bác. Chỉ có chế độ tư bản mới khuyết khích chuyện cai đẻ như vậy, không có lương tâm, phản khoa học. Đó là việc làm quá dã man , con hiểu chưa!
… Nghe thằng cháu nói vậy ông càng khinh chế độ tư bản!
Đúng lúc ấy có tiếng chuông điện thoại, ông nghe, tiếng người đàn ông: “ … Vợ con lại đẻ, cũng quái thai, cháu chết rồi. Vợ chồng con khổ quá…Ông ơi!” (1)
---------------
(1) Đọc báo, tôi được biết, có gia đình ở Quảng Bình, bố bị nhiễm chất độc màu da cam mà vợ chồng anh này vẫn đẻ , đẻ đến…11 lần, chết cả. Gia cảnh rất khổ, phải cứu trợ thường xuyên…
NỊNH !
…Không hiểu sao, sếp của nó mê mệt đội bóng đá “ Hoa Đào”. Cứ có đội “ Hoa Đào” đá, thì dù đang họp khẩn, cũng bỏ, sếp huy động toàn bộ cơ quan, một, ra sân vận động giơ cờ phướng, khẩu hiệu, mặc áo đồng màu với cầu thủ độ “ Hoa Đào”…hò hét ủng hộ. Hai, nếu đội “Hoa Đào” đá ở nước ngoài được truyền hình trực tiếp, sếp cho cả cơ quan nghỉ, mọi người được chúi mũi vào ti vi, xem... Với cương vị phó giám đốc, tay phải của sếp, nó hiểu tác phong đi đứng, cách làm việc, đặc tính ăn chơi, cả sở thích thể thao mà sếp có…nên tất nhiên, nó cũng ủng hộ đội “ Hoa Đào”.
Chiều chủ nhật, đội bóng đá “ Hoa Đào” sẽ đá với đội “ Hoa Mai” trên sân vận động. Sát ngày thi đấu của hai đội bóng, tranh thủ sếp đi vắng, nó gọi các trưởng phòng, ban đến, giao nhiệm vụ:
- Đến ngày thi đấu của hai đội bóng, các đồng chí phải huy động toàn bộ anh chị em trong phòng,ban tới sân vận động để ủng hộ đội bóng đá “Hoa Đào”. Đây là nhiệm vụ chính trị, chúng ta phải làm tròn, cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, ham thể thao của cơ quan ta…
Nó dặn chi tiết cờ quạt mang theo phải thế nào ? Các khẩu hiêu sơn kẻ phải đẹp ra làm sao? Treo ở vị trí nào cho bắt mắt? Còn hô ủng hộ đội “Hoa Đào” phải tập cho thật đều, thật to. Áo đồng màu với cầu thủ đội “Hoa Đào” nó yêu cầu thằng thư ký công đoàn trích trong quỹ phúc lợi xã hội của cơ quan ra mua cho anh em…
... Muốn gây bất ngờ cho sếp, nó yêu cầu mọi người giữ bí mật chuyện này, sát giờ trọng tài nổi còi bắt đầu trận đấu, mới đồng loạt mặc áo màu đỏ, đồng màu với cầu thủ đội bóng đá “Hoa Đào”, cùng lúc đó giơ cờ phướng, khẩu hiệu lên, hô ủng hộ…
Nó tin, với “màn kịch” quá hoàn hảo này, sếp sẽ rất ngạc nhiên, khen nó hết lời…
...Đến giờ chuẩn bị xem trận đấu, bên này khán đài A nó ngồi cạnh sếp, háo hức chờ đợi…
Trọng tài dẫn hai đội ra sân, đội trưởng hai đội trao cờ, bắt tay nhau. Trọng tài tung đồng xu cho hai đội chọn sân, chọn bóng…cầu thủ hai đội triển khai đội hình trên sân…
Tiếng còi nổi lên, trận đấu bắt đầu…
Bên khán đài B, đối diện khán đài A đồng loạt cờ phướng, khẩu hiệu: “ Hoa Đào vô địch!”. “ Hoa Đào chiến thắng! Hoa Mai đại bại!”... được giương cao. Rồi một góc khán đài B bất ngờ xuất hiện cả một đám đông, cực lớn mặc áo đồng phục màu đỏ, đỏ rực như màu áo của các cầu thủ đội “ Hoa Đào”…tiếng hô đều, vang to, cả bốn góc sân đều nghe thấy : “ Hoa Đào vô địch…Hoa Đào vô địch…vô địch …vô địch…”.
Dưới sân, các cầu thủ đội “ Hoa Đào”, thấy vậy, đá cứ như lên đồng…
…Sếp nhìn thấy cảnh ấy hỏi nhỏ nó:
- Chỗ mọi người mặc áo đỏ bên khán đài B ủng hộ đội “Hoa Đào” là ai vậy?
Nó ngồi, mà vẫn ưỡn được ngực, đầu ngẩn cao như chuẩn bị nhận huân chương:
- Dạ, toàn bộ anh chị em trong cơ quan mình, thưa anh !
- Ai đứng ra tổ chức việc này!
Lại một lần ưỡn ngực nữa, nó nói rất tự hào:
- Chính em!
- Anh hại tôi ! – Giọng sếp rên rỉ, mặt tái dại – Lẽ ra phải cho anh chị em mặc đồng phục áo vàng, áo của đội “ Hoa Mai”. Đội bóng đó, thằng đội trưởng là con của sếp lớn trên tôi, bà vợ ông ấy là cổ đông chính của đội bóng…- Sếp lấy tay, bí mật chỉ cho nó thấy một ông “hộ pháp” đang mặc áo vàng ngồi hàng ghế trên– Ông ấy ngồi kia kìa! Anh ngu quá! Giết tôi rồi!
Lúc này nó mới để ý, áo phông mặc trên người của sếp là màu vàng, mũ đội của sếp cũng màu vàng…
Hãi nhất, tất cả người xem ngồi trên khán đài A, ai cũng mặc áo màu vàng…riêng nó, mặc áo đỏ.
Chiều chủ nhật, đội bóng đá “ Hoa Đào” sẽ đá với đội “ Hoa Mai” trên sân vận động. Sát ngày thi đấu của hai đội bóng, tranh thủ sếp đi vắng, nó gọi các trưởng phòng, ban đến, giao nhiệm vụ:
- Đến ngày thi đấu của hai đội bóng, các đồng chí phải huy động toàn bộ anh chị em trong phòng,ban tới sân vận động để ủng hộ đội bóng đá “Hoa Đào”. Đây là nhiệm vụ chính trị, chúng ta phải làm tròn, cũng thể hiện tinh thần đoàn kết, ham thể thao của cơ quan ta…
Nó dặn chi tiết cờ quạt mang theo phải thế nào ? Các khẩu hiêu sơn kẻ phải đẹp ra làm sao? Treo ở vị trí nào cho bắt mắt? Còn hô ủng hộ đội “Hoa Đào” phải tập cho thật đều, thật to. Áo đồng màu với cầu thủ đội “Hoa Đào” nó yêu cầu thằng thư ký công đoàn trích trong quỹ phúc lợi xã hội của cơ quan ra mua cho anh em…
... Muốn gây bất ngờ cho sếp, nó yêu cầu mọi người giữ bí mật chuyện này, sát giờ trọng tài nổi còi bắt đầu trận đấu, mới đồng loạt mặc áo màu đỏ, đồng màu với cầu thủ đội bóng đá “Hoa Đào”, cùng lúc đó giơ cờ phướng, khẩu hiệu lên, hô ủng hộ…
Nó tin, với “màn kịch” quá hoàn hảo này, sếp sẽ rất ngạc nhiên, khen nó hết lời…
...Đến giờ chuẩn bị xem trận đấu, bên này khán đài A nó ngồi cạnh sếp, háo hức chờ đợi…
Trọng tài dẫn hai đội ra sân, đội trưởng hai đội trao cờ, bắt tay nhau. Trọng tài tung đồng xu cho hai đội chọn sân, chọn bóng…cầu thủ hai đội triển khai đội hình trên sân…
Tiếng còi nổi lên, trận đấu bắt đầu…
Bên khán đài B, đối diện khán đài A đồng loạt cờ phướng, khẩu hiệu: “ Hoa Đào vô địch!”. “ Hoa Đào chiến thắng! Hoa Mai đại bại!”... được giương cao. Rồi một góc khán đài B bất ngờ xuất hiện cả một đám đông, cực lớn mặc áo đồng phục màu đỏ, đỏ rực như màu áo của các cầu thủ đội “ Hoa Đào”…tiếng hô đều, vang to, cả bốn góc sân đều nghe thấy : “ Hoa Đào vô địch…Hoa Đào vô địch…vô địch …vô địch…”.
Dưới sân, các cầu thủ đội “ Hoa Đào”, thấy vậy, đá cứ như lên đồng…
…Sếp nhìn thấy cảnh ấy hỏi nhỏ nó:
- Chỗ mọi người mặc áo đỏ bên khán đài B ủng hộ đội “Hoa Đào” là ai vậy?
Nó ngồi, mà vẫn ưỡn được ngực, đầu ngẩn cao như chuẩn bị nhận huân chương:
- Dạ, toàn bộ anh chị em trong cơ quan mình, thưa anh !
- Ai đứng ra tổ chức việc này!
Lại một lần ưỡn ngực nữa, nó nói rất tự hào:
- Chính em!
- Anh hại tôi ! – Giọng sếp rên rỉ, mặt tái dại – Lẽ ra phải cho anh chị em mặc đồng phục áo vàng, áo của đội “ Hoa Mai”. Đội bóng đó, thằng đội trưởng là con của sếp lớn trên tôi, bà vợ ông ấy là cổ đông chính của đội bóng…- Sếp lấy tay, bí mật chỉ cho nó thấy một ông “hộ pháp” đang mặc áo vàng ngồi hàng ghế trên– Ông ấy ngồi kia kìa! Anh ngu quá! Giết tôi rồi!
Lúc này nó mới để ý, áo phông mặc trên người của sếp là màu vàng, mũ đội của sếp cũng màu vàng…
Hãi nhất, tất cả người xem ngồi trên khán đài A, ai cũng mặc áo màu vàng…riêng nó, mặc áo đỏ.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét