Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 10 tháng 12, 2016

"SHADOWLESS" Đồng chí này là đồng chí nào?

MỘT ÂM MƯU THÂM ĐỘC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH



SHADOWLESS
Như bạn đọc đã biết, hàng ngày cụm từ “xây dựng văn hóa phản biện và tranh luận” dạo gần đây được thu hút sự quan tâm của nhiều người đến từ nhiều nơi, nhiều lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là trên cộng đồng mạng. Người đọc có thể tìm thấy cụm từ này ở hầu khắp các trang báo chí chính thống lẫn lá cải, các trang Blog, Facebook có tính bình luận về các vấn đề của đời sống xã hội như trong lĩnh vực giáo dục, kinh tế, văn hóa và đặc biệt là chính trị - một chủ đề luôn được khai thác tối đa bởi phương tiện thông tin đại chúng. “Xây dựng văn hóa phản biện và tranh luận” trong lĩnh vực là một việc rất quan trọng và cần thiết trong thời buổi hội nhập hiện nay. Có tranh luận và phản biện thì mới giúp tổ chức, cá nhân và thậm chí là Nhà nước phát triển bền vững theo đúng tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, mọi sự tranh luận và phê bình đặc biệt là trên mạng (vì nó có tính phổ biến rất lớn như “cơ chế share và like của Facebook” phải dựa trên quan điểm, lập trường có tính chất xây dựng, đóng góp cho cá nhân, tổ chức chính trị đó phát triển lên theo hướng tốt hơn chứ không phải đưa ra mâu thuẫn cho “bàn dân thiên hạ” nhìn nhận, tự đánh giá theo hướng đã được người viết định hướng một cách thiếu ý thức từ trước.
DÂN LUẬN
Một trong hai bài viết có nội dung phản động trên trang Danluan.org, ảnh chụp màn hình
Đề cập tới vấn đề này, ngày 27/11 và 30/11/2016, trên trang mạng phản động Dân luận (danluan.org) có đăng tải 02 bài viết có tựa đề: “Xây dựng văn hóa tranh luận và phản biện”“Thiết chế phản biện xã hội”. Nội dung chính của hai bài viết này đề cập tới vị trí, vai trò của tư duy phản biện trong lĩnh vực chính trị tại Việt Nam ở giai đoạn hiện nay nhưng viết theo lối dắt, định hướng người đọc mang nhiều ý đồ xấu. Với motyp là trình bày thực trạng, lợi ích của tư duy phản biện, tranh luận trên thế giới, đặc biệt là Mỹ và các nước Tây phương, cũng như đề cập đến tư duy độc tài dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu thuộc phe xã hội chủ nghĩa những năm 1990 của thế kỷ 20. Tuy nhiên, lối phân tích rông dài đó cuối cùng thì mục đích chính là hướng vào việc “chọc ngoáy, quy chụp, vu cáo” cho Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay đang độc quyền lãnh đạo đất nước, người dân không có quyền đưa ra tiếng nói của mình, phản biện lại các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam hiện tại. Thậm chí, tác giả còn viện dẫn chủ nghĩa Mác - Lênin về sự biện chứng của mâu thuẫn sẽ giúp đất nước phát triển mà cụ thể ở đây là phải đa đảng, đa nguyên một cách máy móc, có ý đồ chống phá rõ ràng. Hơn nữa, điểm đáng chú ý của hai bài viết này là hoàn toàn không dùng các động từ và tính từ mạnh thế hiện tính thù hằn chế độ, dân tộc mà dùng những từ ngữ hết sức nhẹ nhàng nhưng có mục đích rõ ràng lồng ghép vào trong đó một cách đầy ma mị. Nếu tác giả của chúng viết bài để chửi bới này nọ có thể sẽ không nhận được sự đồng cảm của độc giả mà còn phản tác dụng nhưng khi hai bài viết này quả thực nếu không là người có kiến văn sâu sắc thì sức ma mị của nó là rất lớn. Đó chính là lối hành văn của những tên phản động trên mạng cực kỳ thâm độc trong thời buổi hiện nay mà bạn đọc cần phải cảnh giác khi cơ quan chức năng không thể kiểm soát được về nội dung thông tin trên mạng xã hội như Facebook và Blog để phục vụ cho âm mưu lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam với nhân dân và đất nước Việt Nam.
Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với quần chúng nhân dân ra sao, tác giả không đề cập tới nữa vì trên mạng đã có nhiều bài viết đề cập tới rồi. Trong giới hạn của bài viết của mình, tác giả chỉ mong những lời lẽ trên sẽ giúp bạn đọc có thể “giải độc thông tin”, có kiến thức vững vàng, tư duy sâu sắc khi tiếp cận các luồng thông tin trên internet hiện nay.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: