Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

Hướng về phía TQ, tân tổng thống Mỹ ra chiêu đòn lạ




Ngay sau khi ông Donald Trump thắng cử, thế giới chứng kiến cả loạt sự kiện với những hoạt động, những phát ngôn của ông tân tổng thống Mỹ hoàn toàn khác lạ, không bình thường.

Nhanh nhảu nhất là thủ tướng Nhật "tạt" vào New York, đến tận Trump Tower để gặp người đắc cử tổng thống nước Mỹ. Sau đó là khá nhiều các cuộc điện đàm của ông Trump với lãnh đạo các nước cả Đông và Tây đã được độ ngũ giúp việc tân tổng thống Mỹ xác nhận và được thông tin rộng rãi cho truyền thông, báo chí......

Chưa hết... Mới đây ở TQ, lãnh đạo Bắc Kinh đã tiếp riêng Kissinger. Tưởng thế là "cao kiến" thì ở bên Mỹ, sau vài tiếng ông Trump có cuộc điện đàm "vô tiền khoáng hậu" với bà Thái Anh Văn, người đứng đầu của Đài Loan.


Nhìn lại, việc ông Henry Kissinger tới Bắc Kinh dự Hội thảo mà được giới chức chóp bu nước này tiếp đón riêng đủ thấy một ván bài mới mà TQ đang muốn chơi. Là thông qua nhà kiến tạo quan hệ Mỹ-Trung những năm 1971-1972 này để nhắm "làm ấm lại" quan hệ song phương 2 nước đang lạnh nhạt, căng thẳng thời ông Obama thì đến thời tổng thống vừa đắc cử Donald Trump sẽ cải thiện lên... 

Thế nhưng chính ông Trump ở bên nước Mỹ lại có phản ứng khó hiểu khi rất đường đột phá vỡ quy tắc 1 nước TQ. Ông Trump tỏ ra quan tâm và nhận nói chuyện riêng điện đàm với nhà nữ lãnh đạo mới được bầu của Đài Loan. bà này vốn không được Bắc Kinh ưa thích thì đây thật là gáo nước quá lạnh đội vào các nhà lãnh đạo bắc Kinh.

Dĩ nhiên đây là giai đoạn đang chuyển giao chính quyền cũ-mới của nước Mỹ. Chưa nên có kết luận gì về các động thái có thể mang tính chiến thuật này của những nhà lãnh đạo Mỹ và các nước liên hệ. Thậm chí đây có thể là những bước đi thăm dò, dương đông kích tây, nhận diện phản ứng mà đối tác thể hiện... Tất cả chờ sau ngày ông Trump nhậm chức chính thức, ngày 20/1/2017 tới.

Đọc thấy trên blog và mạng xã hội mấy bài viết sau, xin phép các tác giả post lên để bà con làng blog và bạn bè cùng đọc tham khảo. 

Vệ Nhi

-----

Hướng về Bắc Kinh: Tân tổng thống Mỹ ra chiêu đòn lạ
     
TQ cay cú đến thế vì ông Tập vừa vui vẻ gặp nhân vật đặc biệt thì Trump

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 2/12 đã có cuộc hội kiến cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger tại Đại lễ đường nhân dân Bắc Kinh.

Nhà ngoại giao kỳ cựu của Mỹ là người đặt nền tảng để Mỹ-Trung bình thường hóa quan hệ sau chuyến công du Trung Quốc lịch sử năm 1972. Ông Kissinger cũng trở thành khách quý của Bắc Kinh trong suốt nhiều năm qua.
Trong chuyến đi tới Trung Quốc để dự Hội thảo quan hệ Mỹ-Trung lần này, Kissinger cũng gặp gỡ với một nhân vật cấp cao khác của Trung Nam Hải là Bí thư Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc, ông Vương Kỳ Sơn.
Quy cách tiếp đón long trọng đối với một nhân vật không thuộc chính quyền Mỹ như Kissinger cho thấy Bắc Kinh kỳ vọng lớn vào những thông tin mà cựu Ngoại trưởng mang tới, liên quan đến Tổng thống đắc cử Donald Trump và cuộc chuyển giao quyền lực của ông.
Tại cuộc hội kiến, ông Tập Cận Bình ca ngợi cống hiến của Kissinger và kêu gọi hai nước hợp tác, "bảo đảm quan hệ Mỹ-Trung bình ổn trong giai đoạn quá độ, tiếp tục phát triển ổn định ở vạch xuất phát mới".
Henry Kissinger cũng nhấn mạnh hai nước xử lý ổn thỏa các bất đồng trong lập trường, đồng thời gửi thông điệp quan hệ song phương phát triển tốt hơn "cũng là kỳ vọng của chính quyền mới".
Kissinger nói với Tập Cận Bình rằng ông "đánh giá rất cao" cuộc hội kiến và kỳ vọng củng cố lòng tin giữa hai bên trong giai đoạn mới.
TQ cay cú đến thế vì ông Tập vừa vui vẻ gặp nhân vật đặc biệt thì Trump dội nước lạnh - Ảnh 1.
Ông Vương Kỳ Sơn (đứng), người lãnh đạo chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc, gặp mặt ông Kissinger ngày 1/12 tại Bắc Kinh (Ảnh: Xinhua)
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) hôm 3/12 cho hay, trong bối cảnh ông Trump chuẩn bị nhậm chức, cuộc đối thoại giữa ông Tập và Kissinger rất có khả năng cung cấp nhiều "manh mối" về phương hướng quan hệ hai nước trong tương lai.
Đáng chú ý, một thông cáo từ nhóm của ông Trump cho thấy Henry Kissinger đã gặp Trump tại New York vào 2 tuần trước khi sang Trung Quốc, và quan hệ Mỹ-Trung là một trọng điểm được bàn bạc.
Trả lời phỏng vấn đài CNN (Mỹ), Kissinger nói rằng không phải tất cả cam kết của Trump khi tranh cử đều sẽ được thực hiện, được cho là nói đến các tuyên bố cứng rắn như dọa tăng thuế lên 45% với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. 
Cựu Ngoại trưởng mô tả Trump là tổng thống đắc cử "đặc biệt nhất" mà ông từng gặp gỡ.
Tuy nhiên, kết quả cuộc gặp Tập Cận Bình-Henry Kissinger nhanh chóng bị "dội nước lạnh" bởi chỉ vài tiếng sau đó, ông Trump đã phá bỏ mọi nguyên tắc ngoại giao trong quan hệ với Trung Quốc từ năm 1979 để tiếp điện thoại của lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn, khiến Bắc Kinh nổi giận.
Bị chính phủ Trung Quốc chỉ trích gay gắt, Trump lập tức lên Twitter - nơi mà các lãnh đạo Trung Quốc không "hiện diện" - để đáp trả:
"Trung Quốc có hỏi chúng ta hay không về việc họ phá giá đồng nội tệ (khiến các công ty Mỹ khó cạnh tranh), đánh thuế nặng các sản phẩm của chúng ta vào nước họ (Mỹ không đánh thuế họ) hay xây dựng một tổ hợp quân sự đồ sộ ở giữa Biển Đông? Tôi không nghĩ là có chuyện đó".
Giới quan sát lĩnh vực ngoại giao ở Trung Quốc cho rằng, Kissinger là "cầu nối" giúp Trung Nam Hải hiểu thêm về con người ông Trump và giảm nhân tố bất ổn trong quan hệ hai nước, song chính Trump đang "bơm thêm" sự hoài nghi khiến Bắc Kinh không thể tin cậy hoàn toàn vào thông điệp của cựu Ngoại trưởng.
Trung Nam Hải dường như bối rối trong lựa chọn phương án ứng xử với "cây gậy và củ cà rốt" của Mỹ, mà Tổng thống đắc cử Mỹ đang tỏ rõ vai trò "cây gậy".
HẢI VÕ

ĐỌC BÀI CỦA LINK TRÊN:

John Kerry: Trump phớt lờ Bộ ngoại giao Mỹ khi tự ý liên hệ với các lãnh đạo quốc tế


John Kerry: Trump phớt lờ Bộ ngoại giao Mỹ khi tự ý liên hệ với các lãnh đạo quốc tế

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho rằng Trump nên tham vấn Bộ Ngoại giao trước khi liên hệ với các lãnh đạo thế giới.


Ngoại trưởng Kerry ngày 4/12 phát biểu, nhóm chuyển giao của Tổng thống đắc cử Donald Trump đã có thể nhận được những tư vấn quý báu nếu họ tham vấn Bộ Ngoại giao Mỹ trước khi tổng thống đắc cử điện đàm với các lãnh đạo quốc tế.
"Việc đó [tham vấn Bộ ngoại giao Mỹ] rất có giá trị, tôi cho rằng đó là việc nên làm. Thật tiếc là nhóm chuyển giao đã không làm như vậy," ông Kerry nói.
"Chúng tôi chưa từng được liên lạc trước các cuộc hội thoại. Chúng tôi chưa từng được yêu cầu để cung cấp các quan điểm đối ngoại", người đứng đầu cơ quan Ngoại giao của Mỹ nói về các cuộc tiếp xúc của ông Trump với những lãnh đạo khác.
Ông nói thêm: "Tôi nghĩ rằng, việc nhận được những lời tham vấn, ít ra cũng có cũng có những giá trị nhất định. Còn việc bạn lựa chọn thực hiện theo những tư vấn đó hay không lại là chuyện khác.
Nói chuyện với những người "thạo việc", có kinh nghiệm luôn rất tốt. Họ sẽ chỉ ra cho bạn các thông tin về tình hình hiện tại cũng như có điều gì đặc biệt cần lưu ý hay không".
Cuộc điện đàm giữa Trump và nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn vào ngày thứ Sáu (2/12) đã châm ngòi cho sự phản đối của Trung Quốc.
Cũng có phỏng đoán rằng cuộc gọi đó là một động thái có tính toán của Trump, nhằm truyền đi tín hiệu về sự thay đổi trong đường lối đối ngoại đối với Trung Quốc.
Giả thiết này đã bị Phó tổng thống đắc cử Mike Pence gạt đi vào ngày Chủ Nhật, khi ông cho rằng đó chỉ là một cuộc gọi "ngoại giao".
Kể từ khi cựu tổng thống Jimmy Carter đóng cửa đại sứ quán Mỹ tại Đài Loan năm 1979 và thừa nhận quan điểm "một Trung Quốc", Trump là lãnh đạo đầu tiên của Mỹ điện đàm với một lãnh đạo Đài Loan.
Cho đến nay, ông Trump - người chưa từng đảm nhận một chức vụ nào trong chính quyền các cấp, không có kinh nghiệm ngoại giao và quân sự - vẫn đang lựa chọn nhân sự cho vị trí Ngoại trưởng của nội các mới.
NGỌC ANH
-----

Donald Trump sẽ răn đe Trung Quốc trên Biển Đông thế nào?


donald-trump-se-ran-de-trung-quoc-tren-bien-dong-the-nao
Ảnh: Huffington Post
Từ khi bắt đầu ra tranh cử tổng thống Mỹ, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đã có những tuyên bố rất cứng rắn đối với Trung Quốc. Tỷ phú bất động sản này cáo buộc Trung Quốc "thao túng đồng tiền", đồng thời tuyên bố sẽ "thay đổi luật sở hữu trí tuệ và ngăn chặn các hành vi bất công, phi pháp của công ty Trung Quốc" ở thị trường Mỹ, theo Forbes.
Về đối ngoại, tỷ phú New York cũng có những lời lẽ công kích các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Theo ông Trump, để có thể dồn ép, buộc Trung Quốc phải trả giá cho những hành động phiêu lưu trên biển, Mỹ phải "tăng cường sức mạnh quân sự và triển khai sức mạnh đó một cách thích hợp đến Biển Đông và Hoa Đông".
Ông Trump cho rằng những hành động này sẽ "ngăn cản chủ nghĩa phiêu lưu của Trung Quốc xâm phạm đến lợi ích của Mỹ ở châu Á", nhấn mạnh rằng "sự hiện diện quân sự mạnh sẽ là dấu hiệu rõ ràng cho Trung Quốc và các nước châu Á cũng như toàn thế giới rằng Mỹ đã trở lại với vai trò lãnh đạo toàn cầu".
Tim Daiss, chuyên gia phân tích địa chính trị châu Á – Thái Bình Dương, nhận định rằng dù có những tuyên bố đao to búa lớn như vậy, giải pháp mà ông Trump đưa ra – nếu có thể gọi đó là giải pháp – sẽ không hề dễ dàng trong việc răn đe và ngăn chặn các hành động của Trung Quốc trên những vùng biển tranh chấp tại châu Á.
Sức mạnh kiềm tỏa Trung Quốc của Mỹ
Theo giới phân tích, Mỹ hiện sở hữu sức mạnh quân sự vượt trội so với bất cứ đối thủ nào trên toàn cầu. Tại châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ có hàng loạt căn cứ quân sự ở Hàn Quốc, Nhật Bản, và sắp tới đây là ở Philippines, tất cả đều nằm xung quanh Trung Quốc.
Sự hiện diện luân phiên của quân đội Mỹ tại các căn cứ ở Philippines, gần với những đảo nhân tạo Trung Quốc bồi đắp phi pháp trên Biển Đông, sẽ là quân bài quan trọng trong tay bất cứ tân tổng thổng nào của nước Mỹ nếu người này muốn "chơi rắn" với Trung Quốc, theo Daiss.
Mới đây, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có chuyến thăm lịch sử tới Việt Nam, tuyên bố dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Hà Nội và thúc đẩy quan hệ hai nước trong mọi lĩnh vực, từ kinh tế tới hợp tác quân sự.
Theo giới quan sát, một Việt Nam hùng mạnh với năng lực phòng thủ tốt, giữ vững chủ quyền biển đảo sẽ là điều kiện thuận lợi để Mỹ có thể tiếp tục thực hiện các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế trên Biển Đông. Ngoài ra, giới phân tích cho rằng nếu quan hệ hai nước tiếp tục được tăng cường, và hải quân Mỹ được phép tiếp cận với cảng Cam Ranh của Việt Nam, đây sẽ là cơ hội rất thuận lợi cho hoạt động của Mỹ ở Biển Đông.
"Nếu Mỹ có thể thường xuyên được tiếp cận với vịnh Cam Ranh, đó sẽ là lợi thế rất lớn trong việc duy trì cán cân quyền lực với Trung Quốc", giáo sư Alexander Vuving, chuyên gia về Việt Nam tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh châu Á – Thái Bình Dương ở Honolulu, nói. "Nếu không có lợi thế này, khi xảy ra chuyện ở Biển Đông, Mỹ sẽ phải mất một thời gian mới đến được đó, trong khi Trung Quốc có thể triển khai nhanh hơn".
Xa hơn, Mỹ có căn cứ không quân Andersen trên đảo Guam, nơi các phi đội B-52 của Mỹ thường được triển khai để thực hiện những chuyến bay thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Hoa Đông và cả Biển Đông.
Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, dù không còn nhiều tàu chiến như trước, nhưng cũng là công cụ đủ mạnh để có thể thực hiện bất cứ chính sách mới nào của tân tổng thống Mỹ ở Biển Đông. Hạm đội 7 đóng quân ở Nhật Bản có 60-70 tàu chiến cùng 200-300 máy bay có thể được triển khai bất cứ lúc nào.
donald-trump-se-ran-de-trung-quoc-tren-bien-dong-the-nao-1
Cụm tàu sân bay chiến đấu USS Ronald Reagan của Mỹ. Ảnh: US Navy
Nhưng ông Daiss cho rằng nếu ông Trump trở thành tổng thống Mỹ, nắm trong tay lực lượng quân sự hùng hậu như vậy, việc dồn binh lính, khí tài đến Biển Đông không phải là cách để có thể ngăn chặn được các hoạt động bồi đắp, cải tạo, quân sự hóa đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông.
Lựa chọn hạn chế ở Biển Đông
Theo chuyên gia Daiss, về lý thuyết, khả năng đầu tiên mà ông Trump có thể làm để hiện thực hóa lời đe dọa của mình đối với Trung Quốc, là công khai đối đầu với lực lượng quân sự của Bắc Kinh trên Biển Đông. Thế nhưng, kịch bản này sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc cho cả hai bên, nên lựa chọn này nhiều khả năng sẽ không bao giờ được áp dụng.
Ở cấp độ nhẹ hơn, Mỹ có thể thực hiện một hình thức phong tỏa đường biển nào đó đối với Trung Quốc, bằng cách dàn tàu chiến của mình chặn hết các tuyến đường biển quan trọng mà hải quân Trung Quốc cần để hoạt động. Tuy nhiên, vấn đề là việc phong tỏa đường biển cũng bị coi là một hành động gây chiến, và xung đột chắc chắn không thể tránh khỏi.
Tổng thống Mỹ John F. Kennedy từng áp dụng chính sách phong tỏa đối với tàu chiến Liên Xô trên đường đến Cuba trong cuộc khủng hoảng tên lửa năm 1962, và một cuộc đối đầu quân sự toàn diện rất may đã được ngăn chặn ngay sau đó. Nếu ông Trump thực hiện chính sách này với Trung Quốc, nó rất có thể là con dao hai lưỡi khiến ông bị dư luận trong nước và quốc tế chỉ trích nặng nề.
Lựa chọn khả dĩ nhất mà ông Trump có thể thực hiện trên cương vị tổng thống Mỹ là tiếp tục chỉ trích Trung Quốc trên các diễn đàn quốc tế, tiếp tục thách thức các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc bằng các hoạt động tuần tra tự do hàng hải của máy bay, tàu chiến gần đảo nhân tạo phi pháp trên Biển Đông.
Thế nhưng lựa chọn khả thi nhất này cũng là thứ yếu nhất. Sau khi máy bay, tàu chiến Mỹ đi qua các đảo nhân tạo phi pháp, Trung Quốc vẫn sẽ không từ bỏ các tuyên bố chủ quyền phi lý của mình, trong khi Mỹ không đạt được nhiều giá trị chiến lược hữu hình.
Lựa chọn thứ tư của tân tổng thống Mỹ, theo ông Daiss, là quay sang ủng hộ các đồng minh và đối tác trong khu vực thực hiện các dự án bồi đắp, cải tạo đảo giống như những gì Trung Quốc đã và đang làm trên Biển Đông.
Hành động này sẽ là thách thức đáng kể đối với tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng đồng thời nó cũng là động thái "vi phạm luật quốc tế" mà Mỹ đang cáo buộc Trung Quốc thực hiện.
donald-trump-se-ran-de-trung-quoc-tren-bien-dong-the-nao-2
Trung Quốc bồi lấp, xây dựng trái phép 7 đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: US Navy
Trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống Mỹ đang trong giai đoạn căng thẳng, những gì tân tổng thống sẽ làm trong năm tới mới chỉ là phỏng đoán. Các ứng viên khi tranh cử thường đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ, nhưng khi đắc cử, hiếm khi những tuyên bố đó được hiện thực hóa thành chính sách. Trong khi đó, các hoạt động xây đảo của Trung Quốc ở Biển Đông trên thực tế đang tạo điều kiện cho Bắc Kinh kiểm soát một trong những tuyến hàng hải quan trọng nhất thế giới.
"Việc đánh mất quyền tự do hàng hải hoặc quyền này ngày càng bị đe dọa trên tuyến đường biển có hơn 5 nghìn tỷ USD thương mại đi qua mỗi năm là điều mà không tổng thống Mỹ nào có thể chấp nhận được", chuyên gia Daiss nhấn mạnh.
Trí Dũng
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: