Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

Có tới 5 triệu người Việt sống ở Hải Ngoại, trong đó 1 triệu là bất hợp pháp


Theo con số ước tính của bộ ngoại giao có tới 4 triệu người Việt chính thức ở nước ngoài trong đó có khoảng 2 triệu người sống tại Hoa Kỳ, tuy nhiên số người sống bất hợp pháp không có giấy tờ lên tới 1 triệu người đẩy con số người Việt sống ở nước ngoài lên tới xấp xỉ 5 triệu người đang ở Hải Ngoại. Phải kể đến số động người Việt ở nước ngoài làm chui hay buôn lậu nên khó thống kê được hết và con số chính xác.

1. Có khoảng ba trăm ngàn người Việt đang trồng cần sa tại Anh và thế giới. Những người bất hợp pháp mang dòng máu Việt này đang hoành hành thế giới bằng hàng vạn tấn cần sa mỗi năm. Hãng Reuters hôm 25/2/2015 đăng tải bài phóng sự về tình trạng các thanh thiếu niên Việt Nam bị những kẻ buôn lậu đưa sang Anh để làm việc trong các trại trồng cần sa. Những người này bị ngược đãi và phải sống trong điều kiện tồi tệ, gần như bị nhốt trong các ngôi nhà kín với đèn có cường độ chiếu sáng cao. Họ phải làm việc cật lực để trả số nợ là chi phí sang Anh lên đến 46.000 USD.


Tại Anh có khoảng 90 phần trăm những người có hoạt động trồng cần sa là người Việt Nam, và hầu hết họ là những người dân mới nhập cư gần đây. Tình huống này đã xấu đến mức giờ đây những cán bộ nhập cảnh đã cùng với cảnh sát hành quân trong các cuộc truy tìm.

Rất nhiều công nhân chăm sóc cây dược liệu này là trẻ em, đó là những người bị mang đến Anh quốc bởi những băng nhóm buôn thuốc phiện, đặc biệt là để làm việc trong việc trồng cây cần sa. Trẻ em là đối tượng dễ dàng để quản trị và có thể trả công rẻ mạt. Thêm vào đó, chúng không thể bị xét xử với các tội danh hình sự, và sau khi việc trồng cây dược liệu này bị bể vỡ, những đứa trẻ có thể bị nhà nước bỏ quên và lại quay trở lại những ngôi nhà để trồng cây cần sa.

2. Có khoảng năm trăm ngàn người Việt đang làm công nhân chui hoặc bị cưỡng bức làm nô lệ tại các nhà máy khắp nơi trên thế giới, trong đó 50 ngàn tại Đài Loan, 50 ngàn tại Hàn Quốc. Năm 2001, tại đảo Samoa, thuộc địa của Hoa Kỳ, dưới sự kêu gọi của số tổ chức cộng đồng người Việt hải ngoại, chính quyền Hoa Kỳ đã tiến hành điều tra một công ty Hàn Quốc và tuyên án chủ tịch công ty 40 năm tù về tội buôn người. Số lao động xuất khẩu Việt Nam làm việc cho công ty này thoát khỏi tình trạng bị ngược đãi, bỏ đói và không được trả lương vào khoảng 250 người, đồng thời những công nhân ở lại được giúp đỡ định cư vĩnh viễn tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên đây cũng chỉ là những trường hợp khan hiếm khi bị phát giác, còn cả trăm ngàn người Việt đang làm nô lệ chui cho các công sở trên thế giới.

Đối với việc xuất khẩu lao động sang Nga, người lao động rất dễ bị lừa và không thể kiếm được chỗ làm hợp pháp nếu không qua doanh nghiệp xuất khẩu lao động đã được cấp phép. Có hàng chục nghìn người Việt Nam bị rơi vào cảnh "nô lệ lao động" tại thị trường này. Họ bị nhốt dưới khu vực ngầm cách biệt với thế giới bên ngoài và lao động vất vả tại những xí nghiệp may phi pháp, bị bóc lột thậm tệ, bị thu hoàn toàn giấy tờ tùy thân và cũng không có khả năng tài chính trở về Việt Nam.

Tại Qatar, số lao động Việt Nam có tỷ lệ vi phạm hợp đồng cao do các yếu tố như 95% tham gia công việc xây dựng nặng nhọc, thời tiết khắc nghiệt, thu nhập 200 USD/tháng, khác biệt lớn về văn hoá, các vấn đề về pháp luật lao động và giải quyết tranh chấp cùng một số yếu tố kinh doanh, cờ bạc, trộm cắp phát sinh từ phía lao động Việt Nam.

3. Có khoảng hai trăm ngàn người Việt phi chính thức đang làm ăn tại Đông Nam Á, Châu Á và các vùng trên thế giới. Đầu thập niên 1970 có khoảng 100.000 người Việt sống ngoài Việt Nam, chủ yếu tập trung tại các nước láng giềng (Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, v.v.). Tuy nhiên khi Việt Nam gia nhập Asean cho tới nay đã có khoảng hai trăm ngàn người Việt bỏ nước ra đi sinh sống phi chính thức ở Đông Nam Á.

Nguồn: http://vietbf.com

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: