V.TR.NH
Sự hình thành một huyền thoại mới
Từ quá trình sáng tác của Xuân Sách, tôi đã thử liên hệ với đời sống văn nghệ, những mẫu người viết một thời. Nhưng bản thân số phận người viết Xuân Sách cũng là một nhân vật mà tôi muốn kể tiếp. Sau đây là một ít chuyện vặt và những suy nghĩ rút ra từ đó.
Ngoài thơ tứ tuyệt các nhà văn cũng thường cũng “chơi" nhau bằng câu đối. Tôi nhặt ra mấy câu tạm gọi là tiêu biểu.
Về Tú Mỡ và Khái Hưng
--Dưới bóng tre xanh Tú Mỡ buông câu dòng nước ngược
Dọc đường gió bụi Khái Hưng đứng bán gánh hàng hoa
Về Vân Đài và Đoàn Phú Tứ
--Thanh lịch Vân Đài, thanh lịch... kịch
Ngã ba Phú Tứ, ngã ba.. hoa
Về Thanh Tịnh
-- Thanh thanh thanh, thanh tú thanh giường thanh thiếu nữ
Tịnh tịnh tịnh, tịnh sừng tịnh mỏ tịnh nam mô
Và về Xuân Sách
-- Xuân đâu nữa 40, con 3 đứa, sao 3 ngôi, khôn dại dại khôn, khôn cũng nó, dại cũng nó
- Sách gì cũng năm bảy, thơ một thể, văn một thể, đức tài tài đức, tài nơi mình, đức nơi mình
Đôi câu đối này Xuân Thiều làm năm 1972. Nó đã phác ra đầy đủ con người gia cảnh tác giả thơ chân dung. Sao ba ngôi chỉ quân hàm thượng úy mà Xuân Sách mang trên vai ( Hữu Mai Hồ Phương lúc này đã đeo quân hàm thiếu tá). Tên ba đứa con chính là những chữ làm nên bút danh Lê Hoài Đăng.
Từ Xuân Sách lúc này có thể nhận ra dấu ấn một nếp sống thời chiến ổn định ở hậu phương Hà Nội trước 1975. Ổn định hay trì trệ thì cũng vậy. Trừ bom đạn, một chiến trường ở xa và những người đi người về, còn tất cả như đứng nguyên, năm nay giống năm ngoái. Sự trì trệ này là bao trùm nên tự nhiên là đi từ đời sống sang sáng tác. Những tờ báo ra những số giống nhau, bài vở na ná như nhau. Những nhà văn hàng đầu cũng thấy bí, lặp lại mình, chán mình. Chỉ có các cây bút công chức là thấy hợp. Chất công chức trong Xuân Sách cũng được dịp “phát huy’. Các nhà xuất bản cần những cuốn sách tả chiến trường cho đèm đẹp một chút ? Thì , như trên đã kể, Xuân Sách có tập truỵện Đêm ra trận tập thơ Trong lửa đạn. Phong trào văn học cần những tác phẩm viết cho thiếu nhi, nhất là cái phần tham gia chiến tranh của thiếu nhi? Thì Xuân Sách có Đội du kích thiếu niên Đình Bảng, Mặt trời quê hương...Tôi xin phép không kể ra đây hết mọi sự trung bình thấp lè tè dang dở... của nhiều tác phẩm đương thời. Nhưng làm thế nào được, cùng đường rồi hết cách rồi. Sự đầu hàng cam chịu bao gồm cả cách nghĩ. Một cách rất bản năng Xuân Sách đã tìm ra cho mình cách tồn tại lý tưởng . Một mặt anh thừa hiểu những cái mình viết ra chả là gì cả ( anh viết rất vội, chỉ cốt được in, chứ không gửi gắm tâm huyết gì ). Mặt khác anh vẫn không giấu được một nỗi vênh vang ngấm ngầm. Ta đã có sách in, ta cũng chả kém gì đời. Sự trâng tráo, giá anh thấy ở ai sẽ cười giễu ngay, thì lại trở thành cách xử thế chủ yếu của anh. Dường như sau trang viết của Xuân Sách lúc này là cái cười khẩy, giữa sự dày công lao tâm khổ tứ của các anh với sự phẩy tay viết xong của tôi, thua đươc có là bao?
Chạm mặt nhau trong cơ quan, mấy năm ấy, tôi luôn luôn bắt gặp một Xuân Sách lưỡng phân. Lúc là người nhũn nhặn biết điều, lam lũ làm ăn; lúc khác là kẻ ra cái điều hơn người, kiêu ngạo vô lối. Lúc cam chịu nhẫn nhục, lúc lại lồng lộn như con ngựa bất kham. Vừa đục nước béo cò tranh thủ làm ăn kiếm chác, vừa ngả sang hư vô thấy mọi thứ hão huyền. Và anh lại muốn xoa đầu thiên hạ , muốn cười thầm, muốn lắc đầu làm một cái án tử hình cho những kẻ gặp thời kẻ quá may mắn, muốn có một quân tẩy xóa bỏ tất cả.
Trong số những ấn tượng lớn nhất về Xuân Sách tôi nhớ tới cái bĩu môi khinh đời của anh khi nghe những bản báo cáo về công trạng sáng tạo và phẩm cách của đám người làm nghề. Anh nắm bắt rất nhanh cái hãnh tiến ở người này, cái lặng lẽ sung sướng đếm tiền của người kia. Mọi thành tựu dưới mắt anh như đều hiện ra với cái vẻ vô nghĩa của nó. Cuối năm 1973, nhân dịp tổ sáng tác của Hồ Phương tổng kết, Xuân Sách cũng ném ra cách tổng kết của mình
Tổ sáng tác, tổ sáng tác
Tác phẩm ùn ra như đống rác
Dấu chân người lính chửa in xong
Đã viết Ký sự hai bờ đác
Ông Chủ tịch huyện cưỡi xe tăng
Thằng nào không tránh thì mất xác
Tôi ngẩng mặt lên nhìn Vùng trời
Mây trắng xếp đầy như xếp bạc
Một mình anh hùng Lê Mã Lương
Đánh cho lữ dù 3 tan tác
Thôi đành trở lại Thôn ven đường
Kiếm lấy cái gì mà gỡ gạc
Con gà động ổ nhà bên
Cục, cục tác, cục cục tác.
( những chữ được gạch chân ở trên đều là tên gọi tác phẩm mà các nhà văn VNQĐ lúc ấy mới cho in)
Trong tiếng Việt có một từ gọi là khôn. Người khôn thông thường được hiểu không phải là người uyên bác về kiến thức hoặc giỏi giang về nghề nghiệp mà chủ yếu là người giỏi thích ứng, trong phạm vi hạn hẹp của tài năng và trình độ của mình vẫn biết cách kiếm lợi cho bản thân làm nổi bản thân khiến người ta phải chấp nhận, lắm khi không yêu không phục nhưng cũng phải chấp nhận.
Làm sao mà một người sáng tác không có gì đặc biệt như Xuân Sách tạo đươc một ấn tượng khiến người ta luôn phải nhắc đến anh – đấy là cái khôn của anh.
Nguyễn Minh Châu ví von: Thằng Sách lúc này như chất dầu nhờn chỗ nào cũng chảy vào được, đâu cũng có mặt.
Mặc! Xuân Sách vẫn sống và viết một cách kiên trì với những lý lẽ riêng của mình. Có lần anh nói với Nguyễn Minh Châu:
-- Anh đừng vênh mặt với chúng tôi! Tại trời cho anh nhiều hơn chúng tôi chứ đâu anh có cần cố gắng! Vậy thì với tư cách nhà văn, lẽ ra anh phải thông cảm với đám chúng sinh bất hạnh mới phải! Cũng nên sớm học tập cách kính trọng bọn không nổi tiếng đi thì vừa. Vì trong cái bọn không nổi tiếng ấy, khối tay, về mặt thông minh và bản lĩnh, nó còn bằng mấy anh đấy!
Dường như Xuân Sách không chỉ nói với thiên hạ mà thường xuyên nói với chính mình như vậy. Sự tự tin làm cho anh đứng vững, lại cũng là nhân tố khiến anh tìm cách huy động hết vốn liếng của mình cho cuộc chơi. Một lần nào đó anh bảo tôi:
-- Ông xem còn cửa nào mà tôi không thử vào không?
Nghe mà sững sờ! Trong khi tưởng là dong chơi Xuân Sách vẫn lẩn mẩn làm cuộc phiêu lưu nho nhỏ. Ở những khu vực người khác bỏ qua anh lại gặt hái được một ít thành tựu. Trên tinh thần tự khẳng định như vậy, Xuân Sách có lần khắc họa chân dung mình một cách phô trương, dùng các tác phẩm của mình để ghép lại:
- Cô giáo làng tôi đẻ sòn sòn
Một đêm ra trận được nghìn con
Thiếu nhi Đình Bảng nô ầm ĩ
Du kích Bạch Đằng hát véo von
Đường ra mặt trận chân chẳng mỏi
Lối vào lửa đạn bước không mòn
Mặt trời rạng rỡ quê hương mới
Vang khắp xa gần một tiếng khôn
Còn nhớ khi lần đầu nghe đọc bài này, Nguyễn Minh Châu cho luôn một chùy “Như là một bản báo công ấy“. Nguyễn Khải thì điểm huyệt cả con người bạn: “Thế mà cũng đòi khôn!”
Dường như thấy tự khen như thế quá lố, nên Xuân Sách có lúc chữa như sau:
Cô giáo làng tôi đã chết rồi
Một đêm ra trận đất bom vùi
Xót xa Đình Bảng người chồng goá
Đau đớn Bạch Đằng lũ trẻ côi
Đường ra mặt trận gân cốt rão
Lối vào lửa đạn tóc da mồi
Mặt trời ảm đạm quê hương cũ
Khôn dại trần gian để tiếng cười
(tôi ghi theo bản chép trong sổ, so với bản in sau này câu cuối có khác. Câu cuối về sau là Ở một cung đường rách tả tơi )
Chê thì có chê, tuy nhiên âm điệu chủ yếu vẫn là khoe, khoe một cách kín đáo. Dao sắc không gọt được chuôi—người ta lại chỉ có thể kêu lên như vậy.
Tận hưởng lộc trời
Tuy chỉ in ra có một lần, nhưng thơ chân dung thực sự tồn tại theo lối truyền khẩu. Mà khi truyền khẩu thì nó trở nên một thứ tập mờ không có hình thù rõ rệt, bị giải thích tuỳ tiện, có lúc trở thành một thứ bí truyền, khiến người ta vừa đọc vừa giải đoán.
Chẳng hạn đây là những lời ca tụng thơ chân dung. “Hình như trong đó sừng sững đến cả trăm gương mặt. Tập thơ đặc tả những gương mặt quen thuộc, nhàu nát như thể sách giáo khoa. Những thế hệ bầy đàn như chúng tôi chính là đã lớn lên trong cái vầng hào quang giáo khoa chói lọi ấy”.
Nên nhớ là Xuân Sách làm tập này ban đầu chỉ để đùa, chả có lớp lang quy hoạch gì. Có một vài bài làm chỉ để lấp chỗ trống. Có bài làm theo đơn đặt hàng. Có mấy trường hợp một nhà văn thấy phải có mặt trong tập thơ này của Xuân Sách thì mới nên người, nên chèo kéo ông mời mọc ông; rồi thì Xuân Sách cũng chiều đời mà làm thôi chứ chả hề mang vào đấy chút chủ kiến nào cả.
Còn về nghệ thuật loạt thơ cũng trong tình trạng xôi đỗ, bài hay bài dở, khá nhiều bài chặt chẽ ( nhất là mấy bài làm theo thể tứ tuyệt ) nhưng nhiều hơn là những bài vần điệu xộc xệch, tác giả viết vội viết vàng cho qua, và trong khi thưởng thức người ta chỉ mải để ý xem nó dùng để chơi xỏ ai, ra đòn có ác không, chứ không đếm xỉa tới nghệ thuật.
Song khi đã mê rồi còn ai tỉnh nữa. Hơn nữa từ yêu thơ, người ta chuyển sang yêu người, cái bước đi phi lô-gich ấy đã đến với cuộc đời bao người, lại đến với Xuân Sách.
Từ sau 1980, cuộc sống trong nghề của anh có bước rẽ ngoặt. Không chỉ chuyển về các cơ quan văn nghệ dân sự, mà cái chính là từ nay anh trở thành một bộ phận của sinh hoạt văn học ở cả bề nổi cũng như bề chìm của nó. Trong giới, cái tên Xuân Sách nổi lên như một người thạo đời thạo việc. Khoảng 1989-90, Dương Thu Hương còn sinh hoạt với Hội nhà văn, và nhiều lần được nhăm nhe vào chấp hành hội. Trước Đại hội nhà văn cuối 1989, Dương Thu Hương nói với nhiều người:
-- Tôi mà trúng vào Ban chấp hành thì thả nào tôi xin Đại hội để nhường cho Xuân Sách. Dương Thu Hương tin khả năng ứng phó và hiểu nghề, hiểu giới viết văn của Xuân Sách sẽ giúp cho việc điều hành hoạt động của Hội.
Ngoài những người bạn cũ, bắt đầu có bao nhiêu người viết khác, chỉ đọc chân dung mà cảm thấy Xuân sách như người quen của mình. Các đám nhậu trở nên sang trọng hơn nếu mời được Xuân Sách đến dự. Người ta chẳng những thấy đây là một tác giả sành sỏi thạo đời mà còn tin chắc rằng anh là một người viết có bao điều chưa bộc lộ, có cái bề sâu thăm thẳm chưa kịp nói ra. Cơn sóng ngấm ngầm sùng bái đã đẩy tác giả của những bài thơ đùa bỡn này lên thành một bậc trí giả, một cây bút uyên bác thông kim bác cổ. Cách nghĩ thâm thúy của người Tàu được vận dụng để cắt nghĩa. Trong số các danh hiệu được đặt bên cạnh anh có những chữ thuộc loại thiêng liêng nhất mà dưới áp lực của văn hóa Trung Hoa, mọi người đều dùng một cách tự nguyện. Nào một ẩn sĩ cô đơn, một nhân giả,một chân kẻ sĩ, một cây cổ thụ. Có mặt trong một bữa rượu, anh được mô tả “có cái gì giống Khuất Nguyên ngày trước. Cả cuộc đời say, đủ các kiểu say, chỉ có mình ông tỉnh...” “ Ông chính là người mà thời gian đã kịp “nấu” thành... cao, một thứ “cao” giống như cao hổ cốt.”
Dễ dàng đoán ra tâm trạng nao đã khiến người ta có sự quá đáng trong những lời khen tặng như vậy. Ngoài đời nhiều giá trị giả quá, mà không ai phá tung ra được, nên thấy ở Xuân Sách có chút gì thực, là người ta khen không tiếc lời. Xã hôi tốt xấu nhập nhèm, mà tìm trong dư luận công khai chẳng thấy gì nên người ta mù quáng tin vào những lời đồn thổi. Xã hội quá nhiều người sống cứ nhô ra, làm nổi mình lên, nên thấy ai có vẻ bình lặng một chút, người ta gán cho đủ thứ phẩm chất tốt đẹp.
Câu thơ Xuân Sách viết về Chính Hữu Anh thành đồng chí tự bao giờ? ( Đồng chí là tên một tập thơ Chính Hữu) lúc này có thể đổi ra anh thành huyền thoại tự bao giờ?
Và tôi hiểu rằng, khốn khổ, cũng như nhiều nhân vật hoạt động xã hội thời nay, Xuân Sách cũng tham gia vào cái việc tạo ra huyền thoại cho chính mình. Anh muốn bù lại những năm bị thiệt thòi, bị quên lãng.
Ở các làng xóm xưa có những nho sĩ chuyên làm vè. Cái gì họ cũng biết một tí. Về kiến thức, chân trời của họ là những cuốn sử sách và triết lý bên Tàu. Nhưng cái chân trời ấy xa quá thăm thẳm nên khi đến với mỗi người thì nó chỉ còn là những mảnh tan nát rời vụn mỗi người nhặt một mảnh mỗi kiểu. Xuân Sách cũng không ra thoát khỏi tình trạng chung. Nhưng như thế kể đã đủ lắm.
Ngoàì một chút “thâm như người Tàu” , loại trí thức nông thôn mà Xuân Sách đại diện lại còn chỗ mạnh của người trí thức bình dân. Lơ lửng sống giữa nông thôn, họ như ma xó, tức là không cần đi đâu mà chuyện gì trong cái “ hương đảng tiểu triều đình” cũng không qua khỏi mắt. Tầm hiểu biết của họ bao quát từ những vụ việc bê bối trong làng xóm tới các kiểu tính cách con người, những mối quan hệ lằng nhằng phức tạp. Với năng khiếu thiên về phúng thích (=châm biếm mỉa mai), những người làm vè nhậy với những gì cũ càng, héo hon, tan nát. Vượt quá lên nữa, đôi khi họ chạm tới cả sự vô nghĩa của kiếp người lẫn sự bất lực của cái cao sang cái tốt đẹp.
Xuân Sách là một con người như thế còn sót lại. Xuân Sách mang cái nếp nghĩ ấy nghĩ về làng văn. Ta biết rằng cuối đời Xuân Sách dặn người thân khi chết đưa mình về làng. Tôi nhìn nhận việc này như một lời thú nhận. Người ấy biết thân biết phận .
Sáng tác của Xuân Sách từ 1980 cũng theo đà này mà thay đổi về sau cũng đậm hơn sắc thái nhân sinh
Làm vua mà cũng chán
Bỏ đi theo mây ngàn
Một nước cờ Yên Tử
Làm bận lòng thế gian ( bài Yên Tử )
Đừng rót nữa tôi không sành rượu
Uống không say thì uống làm gì
Vui chẳng thêm, buồn không quên được
Cứ như thừa từ cái mặt thừa đi
Cứ như thừa trong cõi đời náo nhiệt
Hay hớm gì nhìn gan ruột người ta
Giữa thời buổi cạnh tranh quyết liệt
Cứ tỉnh queo lắm lúc cũng phiền hà... ( bài Rượu)
.
Tôi về tới bến sông xưa
Hút tàn điếu thuốc mà chưa gọi đò
Nhìn theo ngọn khói vu vơ
Nhớ thương thì có đợi chờ thì không
Buồn ai thả lại giữa dòng
Cho tôi mang lấy nặng lòng chiều nay
Hư hao một thoáng heo may
Sương nhòa mặt đất mây bay cuối trời
Cất lên một tiếng đò ơi
Nhỏ nhoi như giọt mưa rơi giữa đồng. ( bài Bến quê).
Trong các hồi ức có liên quan tới nhà số 4 Lý Nam Đế, tôi đã kể những buổi họp mặt ngẫu nhiên ở đó các nhà văn chúng tôi sống thật cuộc sống của mình. “Giao ban“ với nhau về những tin tức mới thu thập được. Đọc được cái gì hay kể lại. Có chuyện gì bực bội kể lại. Bao nhiêu những tình cảm suy nghĩ mà mỗi người vừa trải nghiệm có dịp bộc lộ. Thành thử ở đó mỗi nhà văn cũng có dịp hiện ra với tính cách có thật của mình. Hữu Mai với bộ dạng kín kín hở hở muốn chứng minh rằng mình quen biết nhiều vị cấp trên, được dự vào nhiều việc quan trọng. Xuân Thiều còn nhiều chất của người cán bộ cơ sở, thực thà đơn giản, trong khi Hải Hồ ranh vặt, Nhị Ca hư vô, Mai Ngữ chẳng còn tin ở việc gì tử tế trên đời...
Trong số này tôi nhớ hơn cả là Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu. Người thứ nhất sôi nổi hào hứng không chỉ từng trải sự đời mà còn giỏi bình luận biết chớp ngay được những chi tiết người khác vừa kể biến ngay thành tài liệu riêng, và điều quan trọng hơn là cái gì cũng chấp nhận, chuyện gì cũng thấy có lý. Còn người thứ hai bề ngoài như một người thừa, thỉnh thoảng chêm vào một câu chẳng đâu vào đâu hoặc nhếch mép cười một mình, song thật ra ngấm ngầm thu góp tất cả, để rồi mai kia trong buổi nói chuyện riêng sẽ thủ thỉ với tôi về những chiêm nghiệm và sau cùng đưa những gì tâm huyết vào trang sách.
Người thứ ba tôi phải nhớ là Xuân Sách. Anh có cả đặc điểm của hai người trên. Với sự thông minh hiếm có, gần như chuyện gì anh cũng có thể tham gia được, chuyện bên ta hay bên Tàu cũng chen vào được. Cũng có lúc chẳng qua là nói vuốt đuôi nhạt nhẽo, song có khi lại là sự tiên cảm sâu sắc kỳ lạ. Ngay hồi ấy, tức là giữa lúc cách mạng văn hoá bên Trung Hoa bộc lộ tính cách cực đoan kỳ dị của nó, Xuân Sách có lúc đã dự đoán đúng. Anh bảo không chừng thứ tai hoạ này lại là một lời cảnh tỉnh, sau cơn dằn vặt này xã hội Trung Hoa sẽ trưởng thành vượt bậc. Đây là kết quả của một đầu óc có nhặt được ít mảnh vụn lấy từ những Đông Chu liệt quốc, Chiến quốc sách, Tam quốc, Thuỷ hử. Còn cách bộc lộ của Xuân Sách thì đại khái thường gồm mấy bước thế này. Thoạt đầu, giữa đám đông anh cũng chỉ dửng dưng lơ láo như một người thừa. Làm sao mà thi thố tài năng được với những cái mồm lợi hại khác? Vả chăng còn để mọi người có ngón gì trổ hết ra đã chứ. Rồi cái gì phải đến sẽ đến. Khi câu chuyện đã tàn, phần lớn mọi người ra về cả, anh thường còn cùng một vài người khác nán lại tiêu hoá câu chuyện. Và Xuân Sách là người tiêu hoá nhanh nhất, có cách giải thích độc đáo nhất khiến những ai kiên trì ở lại cùng anh sẽ không mấy khi phải hối hận. Mà về cách biểu hiện, đã bốc lên thì Xuân Sách của chúng tôi cũng bồng bột lắm. Cũng có lúc anh đỏ mặt tía tai như cãi nhau với ai đó. Lại cũng có lúc đang ngồi anh phải đứng lên vung chân múa tay như đang diễn thuyết trước đám đông, và diễn xong lăn ra cười, không hiểu sao tôi thường hay nghĩ cái tiếng cười tự mình thưởng thức cái sự bình luận sâu sắc của mình ở Xuân Sách lúc ấy vừa sang mà lại vừa hèn hèn thế nào ấy.
Tôi nghĩ sự có mặt của Xuân Sách, cái vai Xuân Sách đóng trong những buổi nói chuyện trên đây cũng mang bóng dáng cách tồn tại của Xuân Sách nói chung. Những vần thơ chân dung của anh, sự có mặt của anh trong giới văn nghệ mà trên đây tôi thử miêu tả nuôi trong đầu óc tôi một cảm tưởng về sự đa dạng của tài năng trong giới văn nghệ , nhất là văn nghệ trong hoàn cảnh của Hà Nội lúc đó.
Từ quá trình sáng tác của Xuân Sách, tôi đã thử liên hệ với đời sống văn nghệ, những mẫu người viết một thời. Nhưng bản thân số phận người viết Xuân Sách cũng là một nhân vật mà tôi muốn kể tiếp. Sau đây là một ít chuyện vặt và những suy nghĩ rút ra từ đó.
Ngoài thơ tứ tuyệt các nhà văn cũng thường cũng “chơi" nhau bằng câu đối. Tôi nhặt ra mấy câu tạm gọi là tiêu biểu.
Về Tú Mỡ và Khái Hưng
--Dưới bóng tre xanh Tú Mỡ buông câu dòng nước ngược
Dọc đường gió bụi Khái Hưng đứng bán gánh hàng hoa
Về Vân Đài và Đoàn Phú Tứ
--Thanh lịch Vân Đài, thanh lịch... kịch
Ngã ba Phú Tứ, ngã ba.. hoa
Về Thanh Tịnh
-- Thanh thanh thanh, thanh tú thanh giường thanh thiếu nữ
Tịnh tịnh tịnh, tịnh sừng tịnh mỏ tịnh nam mô
Và về Xuân Sách
-- Xuân đâu nữa 40, con 3 đứa, sao 3 ngôi, khôn dại dại khôn, khôn cũng nó, dại cũng nó
- Sách gì cũng năm bảy, thơ một thể, văn một thể, đức tài tài đức, tài nơi mình, đức nơi mình
Đôi câu đối này Xuân Thiều làm năm 1972. Nó đã phác ra đầy đủ con người gia cảnh tác giả thơ chân dung. Sao ba ngôi chỉ quân hàm thượng úy mà Xuân Sách mang trên vai ( Hữu Mai Hồ Phương lúc này đã đeo quân hàm thiếu tá). Tên ba đứa con chính là những chữ làm nên bút danh Lê Hoài Đăng.
Từ Xuân Sách lúc này có thể nhận ra dấu ấn một nếp sống thời chiến ổn định ở hậu phương Hà Nội trước 1975. Ổn định hay trì trệ thì cũng vậy. Trừ bom đạn, một chiến trường ở xa và những người đi người về, còn tất cả như đứng nguyên, năm nay giống năm ngoái. Sự trì trệ này là bao trùm nên tự nhiên là đi từ đời sống sang sáng tác. Những tờ báo ra những số giống nhau, bài vở na ná như nhau. Những nhà văn hàng đầu cũng thấy bí, lặp lại mình, chán mình. Chỉ có các cây bút công chức là thấy hợp. Chất công chức trong Xuân Sách cũng được dịp “phát huy’. Các nhà xuất bản cần những cuốn sách tả chiến trường cho đèm đẹp một chút ? Thì , như trên đã kể, Xuân Sách có tập truỵện Đêm ra trận tập thơ Trong lửa đạn. Phong trào văn học cần những tác phẩm viết cho thiếu nhi, nhất là cái phần tham gia chiến tranh của thiếu nhi? Thì Xuân Sách có Đội du kích thiếu niên Đình Bảng, Mặt trời quê hương...Tôi xin phép không kể ra đây hết mọi sự trung bình thấp lè tè dang dở... của nhiều tác phẩm đương thời. Nhưng làm thế nào được, cùng đường rồi hết cách rồi. Sự đầu hàng cam chịu bao gồm cả cách nghĩ. Một cách rất bản năng Xuân Sách đã tìm ra cho mình cách tồn tại lý tưởng . Một mặt anh thừa hiểu những cái mình viết ra chả là gì cả ( anh viết rất vội, chỉ cốt được in, chứ không gửi gắm tâm huyết gì ). Mặt khác anh vẫn không giấu được một nỗi vênh vang ngấm ngầm. Ta đã có sách in, ta cũng chả kém gì đời. Sự trâng tráo, giá anh thấy ở ai sẽ cười giễu ngay, thì lại trở thành cách xử thế chủ yếu của anh. Dường như sau trang viết của Xuân Sách lúc này là cái cười khẩy, giữa sự dày công lao tâm khổ tứ của các anh với sự phẩy tay viết xong của tôi, thua đươc có là bao?
Chạm mặt nhau trong cơ quan, mấy năm ấy, tôi luôn luôn bắt gặp một Xuân Sách lưỡng phân. Lúc là người nhũn nhặn biết điều, lam lũ làm ăn; lúc khác là kẻ ra cái điều hơn người, kiêu ngạo vô lối. Lúc cam chịu nhẫn nhục, lúc lại lồng lộn như con ngựa bất kham. Vừa đục nước béo cò tranh thủ làm ăn kiếm chác, vừa ngả sang hư vô thấy mọi thứ hão huyền. Và anh lại muốn xoa đầu thiên hạ , muốn cười thầm, muốn lắc đầu làm một cái án tử hình cho những kẻ gặp thời kẻ quá may mắn, muốn có một quân tẩy xóa bỏ tất cả.
Trong số những ấn tượng lớn nhất về Xuân Sách tôi nhớ tới cái bĩu môi khinh đời của anh khi nghe những bản báo cáo về công trạng sáng tạo và phẩm cách của đám người làm nghề. Anh nắm bắt rất nhanh cái hãnh tiến ở người này, cái lặng lẽ sung sướng đếm tiền của người kia. Mọi thành tựu dưới mắt anh như đều hiện ra với cái vẻ vô nghĩa của nó. Cuối năm 1973, nhân dịp tổ sáng tác của Hồ Phương tổng kết, Xuân Sách cũng ném ra cách tổng kết của mình
Tổ sáng tác, tổ sáng tác
Tác phẩm ùn ra như đống rác
Dấu chân người lính chửa in xong
Đã viết Ký sự hai bờ đác
Ông Chủ tịch huyện cưỡi xe tăng
Thằng nào không tránh thì mất xác
Tôi ngẩng mặt lên nhìn Vùng trời
Mây trắng xếp đầy như xếp bạc
Một mình anh hùng Lê Mã Lương
Đánh cho lữ dù 3 tan tác
Thôi đành trở lại Thôn ven đường
Kiếm lấy cái gì mà gỡ gạc
Con gà động ổ nhà bên
Cục, cục tác, cục cục tác.
( những chữ được gạch chân ở trên đều là tên gọi tác phẩm mà các nhà văn VNQĐ lúc ấy mới cho in)
Trong tiếng Việt có một từ gọi là khôn. Người khôn thông thường được hiểu không phải là người uyên bác về kiến thức hoặc giỏi giang về nghề nghiệp mà chủ yếu là người giỏi thích ứng, trong phạm vi hạn hẹp của tài năng và trình độ của mình vẫn biết cách kiếm lợi cho bản thân làm nổi bản thân khiến người ta phải chấp nhận, lắm khi không yêu không phục nhưng cũng phải chấp nhận.
Làm sao mà một người sáng tác không có gì đặc biệt như Xuân Sách tạo đươc một ấn tượng khiến người ta luôn phải nhắc đến anh – đấy là cái khôn của anh.
Nguyễn Minh Châu ví von: Thằng Sách lúc này như chất dầu nhờn chỗ nào cũng chảy vào được, đâu cũng có mặt.
Mặc! Xuân Sách vẫn sống và viết một cách kiên trì với những lý lẽ riêng của mình. Có lần anh nói với Nguyễn Minh Châu:
-- Anh đừng vênh mặt với chúng tôi! Tại trời cho anh nhiều hơn chúng tôi chứ đâu anh có cần cố gắng! Vậy thì với tư cách nhà văn, lẽ ra anh phải thông cảm với đám chúng sinh bất hạnh mới phải! Cũng nên sớm học tập cách kính trọng bọn không nổi tiếng đi thì vừa. Vì trong cái bọn không nổi tiếng ấy, khối tay, về mặt thông minh và bản lĩnh, nó còn bằng mấy anh đấy!
Dường như Xuân Sách không chỉ nói với thiên hạ mà thường xuyên nói với chính mình như vậy. Sự tự tin làm cho anh đứng vững, lại cũng là nhân tố khiến anh tìm cách huy động hết vốn liếng của mình cho cuộc chơi. Một lần nào đó anh bảo tôi:
-- Ông xem còn cửa nào mà tôi không thử vào không?
Nghe mà sững sờ! Trong khi tưởng là dong chơi Xuân Sách vẫn lẩn mẩn làm cuộc phiêu lưu nho nhỏ. Ở những khu vực người khác bỏ qua anh lại gặt hái được một ít thành tựu. Trên tinh thần tự khẳng định như vậy, Xuân Sách có lần khắc họa chân dung mình một cách phô trương, dùng các tác phẩm của mình để ghép lại:
- Cô giáo làng tôi đẻ sòn sòn
Một đêm ra trận được nghìn con
Thiếu nhi Đình Bảng nô ầm ĩ
Du kích Bạch Đằng hát véo von
Đường ra mặt trận chân chẳng mỏi
Lối vào lửa đạn bước không mòn
Mặt trời rạng rỡ quê hương mới
Vang khắp xa gần một tiếng khôn
Còn nhớ khi lần đầu nghe đọc bài này, Nguyễn Minh Châu cho luôn một chùy “Như là một bản báo công ấy“. Nguyễn Khải thì điểm huyệt cả con người bạn: “Thế mà cũng đòi khôn!”
Dường như thấy tự khen như thế quá lố, nên Xuân Sách có lúc chữa như sau:
Cô giáo làng tôi đã chết rồi
Một đêm ra trận đất bom vùi
Xót xa Đình Bảng người chồng goá
Đau đớn Bạch Đằng lũ trẻ côi
Đường ra mặt trận gân cốt rão
Lối vào lửa đạn tóc da mồi
Mặt trời ảm đạm quê hương cũ
Khôn dại trần gian để tiếng cười
(tôi ghi theo bản chép trong sổ, so với bản in sau này câu cuối có khác. Câu cuối về sau là Ở một cung đường rách tả tơi )
Chê thì có chê, tuy nhiên âm điệu chủ yếu vẫn là khoe, khoe một cách kín đáo. Dao sắc không gọt được chuôi—người ta lại chỉ có thể kêu lên như vậy.
Tận hưởng lộc trời
Tuy chỉ in ra có một lần, nhưng thơ chân dung thực sự tồn tại theo lối truyền khẩu. Mà khi truyền khẩu thì nó trở nên một thứ tập mờ không có hình thù rõ rệt, bị giải thích tuỳ tiện, có lúc trở thành một thứ bí truyền, khiến người ta vừa đọc vừa giải đoán.
Chẳng hạn đây là những lời ca tụng thơ chân dung. “Hình như trong đó sừng sững đến cả trăm gương mặt. Tập thơ đặc tả những gương mặt quen thuộc, nhàu nát như thể sách giáo khoa. Những thế hệ bầy đàn như chúng tôi chính là đã lớn lên trong cái vầng hào quang giáo khoa chói lọi ấy”.
Nên nhớ là Xuân Sách làm tập này ban đầu chỉ để đùa, chả có lớp lang quy hoạch gì. Có một vài bài làm chỉ để lấp chỗ trống. Có bài làm theo đơn đặt hàng. Có mấy trường hợp một nhà văn thấy phải có mặt trong tập thơ này của Xuân Sách thì mới nên người, nên chèo kéo ông mời mọc ông; rồi thì Xuân Sách cũng chiều đời mà làm thôi chứ chả hề mang vào đấy chút chủ kiến nào cả.
Còn về nghệ thuật loạt thơ cũng trong tình trạng xôi đỗ, bài hay bài dở, khá nhiều bài chặt chẽ ( nhất là mấy bài làm theo thể tứ tuyệt ) nhưng nhiều hơn là những bài vần điệu xộc xệch, tác giả viết vội viết vàng cho qua, và trong khi thưởng thức người ta chỉ mải để ý xem nó dùng để chơi xỏ ai, ra đòn có ác không, chứ không đếm xỉa tới nghệ thuật.
Song khi đã mê rồi còn ai tỉnh nữa. Hơn nữa từ yêu thơ, người ta chuyển sang yêu người, cái bước đi phi lô-gich ấy đã đến với cuộc đời bao người, lại đến với Xuân Sách.
Từ sau 1980, cuộc sống trong nghề của anh có bước rẽ ngoặt. Không chỉ chuyển về các cơ quan văn nghệ dân sự, mà cái chính là từ nay anh trở thành một bộ phận của sinh hoạt văn học ở cả bề nổi cũng như bề chìm của nó. Trong giới, cái tên Xuân Sách nổi lên như một người thạo đời thạo việc. Khoảng 1989-90, Dương Thu Hương còn sinh hoạt với Hội nhà văn, và nhiều lần được nhăm nhe vào chấp hành hội. Trước Đại hội nhà văn cuối 1989, Dương Thu Hương nói với nhiều người:
-- Tôi mà trúng vào Ban chấp hành thì thả nào tôi xin Đại hội để nhường cho Xuân Sách. Dương Thu Hương tin khả năng ứng phó và hiểu nghề, hiểu giới viết văn của Xuân Sách sẽ giúp cho việc điều hành hoạt động của Hội.
Ngoài những người bạn cũ, bắt đầu có bao nhiêu người viết khác, chỉ đọc chân dung mà cảm thấy Xuân sách như người quen của mình. Các đám nhậu trở nên sang trọng hơn nếu mời được Xuân Sách đến dự. Người ta chẳng những thấy đây là một tác giả sành sỏi thạo đời mà còn tin chắc rằng anh là một người viết có bao điều chưa bộc lộ, có cái bề sâu thăm thẳm chưa kịp nói ra. Cơn sóng ngấm ngầm sùng bái đã đẩy tác giả của những bài thơ đùa bỡn này lên thành một bậc trí giả, một cây bút uyên bác thông kim bác cổ. Cách nghĩ thâm thúy của người Tàu được vận dụng để cắt nghĩa. Trong số các danh hiệu được đặt bên cạnh anh có những chữ thuộc loại thiêng liêng nhất mà dưới áp lực của văn hóa Trung Hoa, mọi người đều dùng một cách tự nguyện. Nào một ẩn sĩ cô đơn, một nhân giả,một chân kẻ sĩ, một cây cổ thụ. Có mặt trong một bữa rượu, anh được mô tả “có cái gì giống Khuất Nguyên ngày trước. Cả cuộc đời say, đủ các kiểu say, chỉ có mình ông tỉnh...” “ Ông chính là người mà thời gian đã kịp “nấu” thành... cao, một thứ “cao” giống như cao hổ cốt.”
Dễ dàng đoán ra tâm trạng nao đã khiến người ta có sự quá đáng trong những lời khen tặng như vậy. Ngoài đời nhiều giá trị giả quá, mà không ai phá tung ra được, nên thấy ở Xuân Sách có chút gì thực, là người ta khen không tiếc lời. Xã hôi tốt xấu nhập nhèm, mà tìm trong dư luận công khai chẳng thấy gì nên người ta mù quáng tin vào những lời đồn thổi. Xã hội quá nhiều người sống cứ nhô ra, làm nổi mình lên, nên thấy ai có vẻ bình lặng một chút, người ta gán cho đủ thứ phẩm chất tốt đẹp.
Câu thơ Xuân Sách viết về Chính Hữu Anh thành đồng chí tự bao giờ? ( Đồng chí là tên một tập thơ Chính Hữu) lúc này có thể đổi ra anh thành huyền thoại tự bao giờ?
Và tôi hiểu rằng, khốn khổ, cũng như nhiều nhân vật hoạt động xã hội thời nay, Xuân Sách cũng tham gia vào cái việc tạo ra huyền thoại cho chính mình. Anh muốn bù lại những năm bị thiệt thòi, bị quên lãng.
Ở các làng xóm xưa có những nho sĩ chuyên làm vè. Cái gì họ cũng biết một tí. Về kiến thức, chân trời của họ là những cuốn sử sách và triết lý bên Tàu. Nhưng cái chân trời ấy xa quá thăm thẳm nên khi đến với mỗi người thì nó chỉ còn là những mảnh tan nát rời vụn mỗi người nhặt một mảnh mỗi kiểu. Xuân Sách cũng không ra thoát khỏi tình trạng chung. Nhưng như thế kể đã đủ lắm.
Ngoàì một chút “thâm như người Tàu” , loại trí thức nông thôn mà Xuân Sách đại diện lại còn chỗ mạnh của người trí thức bình dân. Lơ lửng sống giữa nông thôn, họ như ma xó, tức là không cần đi đâu mà chuyện gì trong cái “ hương đảng tiểu triều đình” cũng không qua khỏi mắt. Tầm hiểu biết của họ bao quát từ những vụ việc bê bối trong làng xóm tới các kiểu tính cách con người, những mối quan hệ lằng nhằng phức tạp. Với năng khiếu thiên về phúng thích (=châm biếm mỉa mai), những người làm vè nhậy với những gì cũ càng, héo hon, tan nát. Vượt quá lên nữa, đôi khi họ chạm tới cả sự vô nghĩa của kiếp người lẫn sự bất lực của cái cao sang cái tốt đẹp.
Xuân Sách là một con người như thế còn sót lại. Xuân Sách mang cái nếp nghĩ ấy nghĩ về làng văn. Ta biết rằng cuối đời Xuân Sách dặn người thân khi chết đưa mình về làng. Tôi nhìn nhận việc này như một lời thú nhận. Người ấy biết thân biết phận .
Sáng tác của Xuân Sách từ 1980 cũng theo đà này mà thay đổi về sau cũng đậm hơn sắc thái nhân sinh
Làm vua mà cũng chán
Bỏ đi theo mây ngàn
Một nước cờ Yên Tử
Làm bận lòng thế gian ( bài Yên Tử )
Đừng rót nữa tôi không sành rượu
Uống không say thì uống làm gì
Vui chẳng thêm, buồn không quên được
Cứ như thừa từ cái mặt thừa đi
Cứ như thừa trong cõi đời náo nhiệt
Hay hớm gì nhìn gan ruột người ta
Giữa thời buổi cạnh tranh quyết liệt
Cứ tỉnh queo lắm lúc cũng phiền hà... ( bài Rượu)
.
Tôi về tới bến sông xưa
Hút tàn điếu thuốc mà chưa gọi đò
Nhìn theo ngọn khói vu vơ
Nhớ thương thì có đợi chờ thì không
Buồn ai thả lại giữa dòng
Cho tôi mang lấy nặng lòng chiều nay
Hư hao một thoáng heo may
Sương nhòa mặt đất mây bay cuối trời
Cất lên một tiếng đò ơi
Nhỏ nhoi như giọt mưa rơi giữa đồng. ( bài Bến quê).
Trong các hồi ức có liên quan tới nhà số 4 Lý Nam Đế, tôi đã kể những buổi họp mặt ngẫu nhiên ở đó các nhà văn chúng tôi sống thật cuộc sống của mình. “Giao ban“ với nhau về những tin tức mới thu thập được. Đọc được cái gì hay kể lại. Có chuyện gì bực bội kể lại. Bao nhiêu những tình cảm suy nghĩ mà mỗi người vừa trải nghiệm có dịp bộc lộ. Thành thử ở đó mỗi nhà văn cũng có dịp hiện ra với tính cách có thật của mình. Hữu Mai với bộ dạng kín kín hở hở muốn chứng minh rằng mình quen biết nhiều vị cấp trên, được dự vào nhiều việc quan trọng. Xuân Thiều còn nhiều chất của người cán bộ cơ sở, thực thà đơn giản, trong khi Hải Hồ ranh vặt, Nhị Ca hư vô, Mai Ngữ chẳng còn tin ở việc gì tử tế trên đời...
Trong số này tôi nhớ hơn cả là Nguyễn Khải và Nguyễn Minh Châu. Người thứ nhất sôi nổi hào hứng không chỉ từng trải sự đời mà còn giỏi bình luận biết chớp ngay được những chi tiết người khác vừa kể biến ngay thành tài liệu riêng, và điều quan trọng hơn là cái gì cũng chấp nhận, chuyện gì cũng thấy có lý. Còn người thứ hai bề ngoài như một người thừa, thỉnh thoảng chêm vào một câu chẳng đâu vào đâu hoặc nhếch mép cười một mình, song thật ra ngấm ngầm thu góp tất cả, để rồi mai kia trong buổi nói chuyện riêng sẽ thủ thỉ với tôi về những chiêm nghiệm và sau cùng đưa những gì tâm huyết vào trang sách.
Người thứ ba tôi phải nhớ là Xuân Sách. Anh có cả đặc điểm của hai người trên. Với sự thông minh hiếm có, gần như chuyện gì anh cũng có thể tham gia được, chuyện bên ta hay bên Tàu cũng chen vào được. Cũng có lúc chẳng qua là nói vuốt đuôi nhạt nhẽo, song có khi lại là sự tiên cảm sâu sắc kỳ lạ. Ngay hồi ấy, tức là giữa lúc cách mạng văn hoá bên Trung Hoa bộc lộ tính cách cực đoan kỳ dị của nó, Xuân Sách có lúc đã dự đoán đúng. Anh bảo không chừng thứ tai hoạ này lại là một lời cảnh tỉnh, sau cơn dằn vặt này xã hội Trung Hoa sẽ trưởng thành vượt bậc. Đây là kết quả của một đầu óc có nhặt được ít mảnh vụn lấy từ những Đông Chu liệt quốc, Chiến quốc sách, Tam quốc, Thuỷ hử. Còn cách bộc lộ của Xuân Sách thì đại khái thường gồm mấy bước thế này. Thoạt đầu, giữa đám đông anh cũng chỉ dửng dưng lơ láo như một người thừa. Làm sao mà thi thố tài năng được với những cái mồm lợi hại khác? Vả chăng còn để mọi người có ngón gì trổ hết ra đã chứ. Rồi cái gì phải đến sẽ đến. Khi câu chuyện đã tàn, phần lớn mọi người ra về cả, anh thường còn cùng một vài người khác nán lại tiêu hoá câu chuyện. Và Xuân Sách là người tiêu hoá nhanh nhất, có cách giải thích độc đáo nhất khiến những ai kiên trì ở lại cùng anh sẽ không mấy khi phải hối hận. Mà về cách biểu hiện, đã bốc lên thì Xuân Sách của chúng tôi cũng bồng bột lắm. Cũng có lúc anh đỏ mặt tía tai như cãi nhau với ai đó. Lại cũng có lúc đang ngồi anh phải đứng lên vung chân múa tay như đang diễn thuyết trước đám đông, và diễn xong lăn ra cười, không hiểu sao tôi thường hay nghĩ cái tiếng cười tự mình thưởng thức cái sự bình luận sâu sắc của mình ở Xuân Sách lúc ấy vừa sang mà lại vừa hèn hèn thế nào ấy.
Tôi nghĩ sự có mặt của Xuân Sách, cái vai Xuân Sách đóng trong những buổi nói chuyện trên đây cũng mang bóng dáng cách tồn tại của Xuân Sách nói chung. Những vần thơ chân dung của anh, sự có mặt của anh trong giới văn nghệ mà trên đây tôi thử miêu tả nuôi trong đầu óc tôi một cảm tưởng về sự đa dạng của tài năng trong giới văn nghệ , nhất là văn nghệ trong hoàn cảnh của Hà Nội lúc đó.
Miễn làm sao mỗi chúng ta tìm được cái vai của mình, thứ đặc sản của mình, thì rồi không bao giờ thiệt, thiên hạ sẽ biết hết, cuộc đời này công bằng trong cái lý lớn lao của nó.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét