Câu nói nổi tiếng của Tả tướng quốc Hồ Nguyên Trừng khi được Thượng hoàng Hồ Quý Ly hỏi về kế sách chống giặc Minh :
" Thần không ngại đánh, chỉ sợ lòng dân không theo "
Câu nói của Hồ Nguyên Trừng được xem là hợp tình hợp lý khiến ngay cả Hồ Quý Ly cũng phải tán thưởng, được giới sử gia đời sau ca tụng. Mọi chuyện xem ra cũng chẳng đáng bàn nếu như giới sử học chỉ dừng lại ở việc coi đây là câu nói hay mà xa hơn, vấn đề lòng dân được xem như nguyên nhân tối thượng dẫn đến thất bại của nhà Hồ cũng do vịn vào lời nói này.
Ở đây, tui xin nêu lên rằng mặc dầu lòng dân không theo, một quân đội được trang bị đầy đủ, quân số đông và có lợi thế phòng thủ chủ động như quân đội nhà Hồ vẫn hoàn toàn có đủ khả năng đánh bại quân Minh xâm lược. Có những thời đại trước và sau có bất lợi tương đồng :
- Trước nhà Hồ, nhà Trần đánh giặc Mông Nguyên cũng bị người trong nước phản lại. Tuy đó không phải số đông dân chúng nhưng là những thế lực quan trọng như quý tộc Trần Ích Tắc, Trần Kiện. Những người này chẳng những đem gia quyến theo giặc mà còn mang cả quân bản bộ theo, cung cấp thông tin tình báo tối quan trọng cho giặc. Cụ thể cánh quân của Trần Quang Khải ở mặt nam đã bị phe Trần Kiện chỉ điểm cho Toa Đô tấn công vào yếu huyệt, bị bức rút nhưng chung cuộc nhà Trần vẫn chiến thắng.
- Sau nhà Hồ, quân Tây Sơn cũng chẳng có gì gọi là được nhân dân ủng hộ, đa số giới nhân sĩ miền Bắc hoặc là ngã theo vua Lê hoặc là chán chường cầu an. Còn dân chúng lúc đó thì sợ cả quân Thanh và quân Tây Sơn. Quân Tây Sơn thì chỉ gọi là tinh nhuệ, trang bị tạm ổn chứ quân số cũng kém quân Thanh ( 10 vạn so với 29 vạn hoặc tối thiểu cũng 15 vạn ) Vậy mà vua Quang Trung vẫn tiến quân thần tốc đánh bại giặc Thanh, sử gọi là Đại phá quân Thanh.
Về lòng dân trong chiến tranh Minh - Đại Ngu thì sử chỉ nhắc đến tập đoàn phản bội Mạc Thúy chỉ điểm cho quân Minh. Còn lại, chưa có tài liệu ghi chép hành động ủng hộ giặc Minh của dân chúng làng xã, dân chúng cũng chạy trốn và cất dấu lương thực chứ chẳng hề chào đón quân Minh đánh nhà Hồ. Thực tế sau khi nhà Hồ thất bại, đồng loạt cả nước nổi lên vô số đội nghĩa quân chống Minh. Điều đó chứng tỏ nhân dân dù có bất mãn triều đình cũng chẳng hề tiếp tay cho quân địch.
Bản thân quân đội Đại Ngu :
- Quân số : Nhiều sách ghi là 100 vạn quân là chém gió. Theo tài liệu Cổng thông tin BQP thì Quân triều đình có 20 vạn ( so với 7-8 vạn thời Trần ), chưa kể quân địa phương được triệu tập khi cần
- Vũ khí trang bị : Hoàn thiện mọi mặt như thời nhà Trần, ngoài ra còn có thuyền lớn và hỏa khí tối tân hơn hẳn quân Minh, thành trì vững chắc, tượng binh và kỵ binh đủ bộ.
- Kinh nghiệm : Vẫn cho quân Chiêm Thành ăn hành thường xuyên ( điều mà các triều vua cuối nhà Trần không làm được ), ngay cả quân Minh cũng đã nếm mùi thất bại trước Đại Ngu trong vụ đưa Trần Thiêm Bình về nước.
- Tinh thần quân đội : Liều chết cố thủ đến cùng ở Đa Bang, cũng theo vua đến cùng như thời Trần chống Mông Nguyên.
Phía quân Minh :
- Quân số : Sử cũ ghi là 80 vạn thì có mùi chém gió. Nhưng tầm 40 vạn thì cũng hơn đứt quân số nhà Hồ rồi.
- Vũ khí trang bị : Thủy binh không thấy nhắc đến, kỵ binh thì vô đối rồi nhưng hỏa khí lạc hậu hơn, có đủ vũ khí công thành quy ước, dân phu đầy đủ, tải lương đường bộ.
- Kinh nghiệm : Vừa mới xử xong cái Mongol Empire to đùng, lính tráng ai nấy đều tinh nhuệ.
- Tinh thần quân đội : Chém đinh chặt sắt chẳng hề gì, nhưng lính xa nhà thì thằng nào chẳng sợ bị đói.
Qua diễn biến cuộc chiến thì thấy mấy điểm chính :
- Hầu như quân nhà Hồ đổ hết tâm sức vào việc thủ thành. Không hề giống như nhà Trần sẵn sàng nhường đất bảo toàn lực lượng, chẳng giống nhà Lý tích cực đánh tập hậu chặn quân lương, cũng chẳng giống quân Tây Sơn xông thẳng vào sào huyệt của địch.
- Quân địch thì tập trung quân đánh thẳng vào một điểm là thành Đa Bang, còn quân Hồ thì chia quân đóng khắp các thành dọc sông, khi Đa Bang bị vây hãm quyết liệt thì quân các thành kia cũng không tới cứu. Khi Đa Bang thất thủ thì mới đồng loạt rút quân một cách vô mưu, bị truy kích gấp không có lực lượng chặn hậu, quân đội cũng không có năng lực tập họp đủ để phản công mặc dù quân sĩ chỉ rã ngũ khi đầu não bị bắt.
- Thành Đa Bang kiên cố nhưng lại đóng ngay nơi có bãi cát trước mặt mà không xây bờ thành lũy sát mặt sông. Khiến nó trở thành yếu huyệt chết người cho chiến cụ công thành của quân Minh thi thố. Lời của Mộc Thạnh bàn với Trương Phụ :"Mọi nơi đồn An Nam đóng gần bờ sông, quân sang không được, còn thành Đa Bang thì lũy cao hào sâu, nhưng ở đằng trước có bãi cát, quân có thể sang đấy được, vả ta có đồ chiến cụ, nếu đánh thì tất thành ấy phải đổ". ( trích theo Việt Nam sử lược - Trần Trọng Kim ).
- Quân tướng nhà Hồ xài tượng binh éo đỡ được. Khi đỉnh điểm trận Đa Bang, tượng binh nhà Hồ gây cho quân Minh rất nhiều thiệt hại nhưng mỗi tội cứ khi nào dùng tượng binh là phải tự đục thành lùa voi ra. Trương Phụ dùng kế lấy da hổ đeo lên mặt ngựa dọa voi, voi sợ lồng chạy ngược làm rối đội hình quân nhà Hồ, kỵ binh nhà Minh theo chỗ thành bị đục mà xông vào thành. Chẳng biết cái kế của Trương Phụ có thật hay không, chứ cái kiểu tự mình đục thành mình thì là tối kỵ rồi, ỷ lại vào tượng binh mà gặp quân địch có đông kỵ xạ thì tượng binh sẽ thành cái bất lợi cho chính mình.
Qua những dữ kiện trên, mình nhận định nguyên nhân tối quan trọng trong thất bại của nhà Hồ trước quân Minh chính là các điều binh khiển tướng của đầu não nhà Hồ. Cụ thể chính là Hồ Hán Thương, Hồ Nguyên Trừng, Hồ Quý Ly cùng các đại tướng. Họ quá ỷ lại vào vũ khí và thành trì, không chủ động đánh tập hậu chặn lương, không biết ứng biến cứu nhau, không có khả năng tổ chức phản công, không có kế sách phân tán sức mạnh quân địch, không biết sử dụng lợi thế thủy chiến và tổ chức rút lui quy mô lớn bằng đường thủy. Nguyên nhân sâu xa hơn, do chính Hồ Quý Ly đã lo tổ chức quân đội mạnh về bề nổi mà không chú trọng tuyển chọn tướng tài, giao phó cho Hồ Nguyên Trừng vốn có thiên tài về kỹ thuật quân sự nhưng không đủ tầm điều hành quân đội một cách toàn diện.
Hồ Nguyên Trừng đã sai khi không biết tận dụng những lợi thế của mình mà chỉ nhìn thấy cái bất lợi cho mình.
Không biết hỏa lực quân Minh có loại nào tối tân so với thần cơ thương pháo của Hồ Nguyên Trừng sáng chế - loại súng thần công chuẩn mực đến mức hầu như không có biến chuyển nào đáng kể đến tận thế kỷ 18 ? Hay là hỏa khí quân Minh có nhiều hơn ?
Không rõ sách chép đạn dùng thời Hồ là mũi tên bằng sắt lớn, là dựa vào đâu? Dùng cho thủy chiến còn được, chứ đánh bộ đạn không nảy được trên mặt đất như đạn tròn, sức sát thương giảm hẳn. Khai quật ở thành nhà Hồ chỉ tìm được đạn hình cầu các cỡ, không thấy mũi tên sắt nào cả.
Nhà Minh phát triển súng tay hơn nhà Hồ nhiều, tam nhãn súng bắn 3 phát liền cự ly gần, và đội hình bắn-nạp 3 hàng thuộc dạng tiên tiến nhất thế giới. Thời này ở châu Âu còn chiến tranh Trăm Năm, tên bay vèo vèo, đại bác lôi ra bắn dọa nhau là chính.
Cự ly gần thì nó có Nỏ liên châu, bắn nhanh hơn.
Thấy trang bị cả pháo nạp hậu, nhìn thân pháo không giống loại mua của Bồ:
Lựu đạn nữa chứ (Huolongjing-Tích lịch đạn):
Pháo ta có hiện đại hơn nhưng mà xạ trình và đạn đạo học không phát triển, bắn không nhanh và chính xác. Sát thương chủ yếu trên chiến trường lúc này là đao kiếm, nên số đông quân Minh vẫn áp đảo được nhà Hồ.
Cái tên Thần cơ pháo là do chính nhà Minh gọi súng của Hồ Nguyên Trừng. Sau khi đánh bại Đại Ngu, nhà Minh thu được súng đưa về phía Bắc đánh nhau với Mông Cổ, lại rước cả ông Trừng chế súng cho. Ngay trong Minh sử cũng phải ghi nhận súng của Hồ Nguyên Trừng là súng thần. Khi đem so sánh súng khai quật và phục chế với súng Tây thế kỷ 18 thì thấy không có thay đổi gì nhiều cả. Như vậy thì chẳng lý gì súng đại bác quân Minh hơn được đại bác quân Đại Ngu cả. Về chiến cụ công thành có thể là có trang bị máy bắn đá kiểu Mông Cổ ??? Loại này là loại rất phổ biến thời đó. Ngoài ra, có thể súng cá nhân là loại mà quân Minh phát triển hơn. Chứ mấy cái nỏ liên châu với lựu đạn thì cũng chẳng ăn thua gì để tạo ra đột phá ở chiến trường.
Vua Hồ Quý Ly chiếm ngôi nhà Trần, lên làm vua, lập ra triều đại nhà Hồ, dời đô từ Thăng Long (Hà Nội) về Thành Nhà Hồ ở đất Thanh Hóa. Được biết đời nhà Hồ của Hồ Quý Ly có những nhân vật họ Hồ như: Hồ Nguyên Trừng, Hồ Nguyên Hản, Hồ Hán Thương. Vậy không biết trong ba người này, ai là con trai của Hồ Quý Ly nhỉ?. Ba người này họ làm chức tước, công việc gì dưới đời nhà Hồ?, về sau này cuộc đời số phận họ ra sao khi nhà Hồ sụp đổ, đất Đại Việt trở thành thuộc địa của nhà Minh bên Trung Hoa?.
Nếu giả sử như không có chuyện nhà Minh xâm chiếm Đại Việt thì liệu sau này khi Hồ Quý Ly chết đi thì ai sẽ lên nối ngôi nhà Hồ?, ai là con trai trưởng (Thái tử) của Hồ Quý Ly?.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét