Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 29 tháng 8, 2016

kiến trúc hùng vĩ kỳ quái bị lãng quên của trường nghệ thuật quốc gia cuba


 
♦ Chuyển ngữ: 

150528_EYE_2.jpg.CROP.original-original[1]
Trường dạy vũ ba lê thuộc Viện Nghệ Thuật Quốc Gia Cuba, ngày nay được biết đến với tên gọi “Instituto Superior de Arte” (mọi hình ảnh – nếu không mang ghi chú khác – đều được cung cấp bởi Dorothea Trufelman)
Lời Giới Thiệu của tạp chí Slate: Kênh phát thanh internet “99% Invisible” của ký giả Roman Mars khai phá những vấn đề thiết kế lớn và nhỏ, từ “Sự quyến rũ của lõi thép gia cường” đến “Lịch sử máy đánh bạc,” rồi đến “Âm mưu loại trừ xe điện Red Car trong thành phố Los Angeles”. Ở đây, tại trang thiết kế “The Eye” của tạp chí Slate, chúng tôi đăng xen kẽ những podcast mới từ kênh phát thanh cùng những trích dẫn song song từ blog “99% Invisible” của ký giả Mars, kèm theo những hình ảnh bổ sung cho mỗi bài.
Đề tài tuần này – về Trường nghệ thuật Quốc gia Cuba, ngày nay được biết đến với tên gọi “Instituto Superior de Arte” có thể được thưởng thức qua podcast dưới đây,
hoặc có thể tiếp tục đọc qua text để tìm hiểu thêm:
Vào ngày 03/01/1961, Che Guevara gợi ý với Fidel Castro là họ sẽ chơi một hiệp đánh gôn. Vào thời điểm đó, họ lái xe đến một câu lạc bộ thể thao ngoài trời sang trọng và ưu tú nhất ở Havana. Nơi đó vắng tanh – hầu hết mọi thành viên đã bỏ trốn trong biến cố chính trị – Castro và Guevara vui vẻ nhẩn nha trên đồng cỏ xanh mướt trong lúc phó nhòm của chính quyền chụp những bức ảnh quảng cáo cho cách mạng. Trong khi chơi, họ nhận ra rằng bãi đất của câu lạc bộ thể thao thật hùng vĩ, đẹp mắt, và họ biết họ cần phải làm điều gì với miếng đất này. Từ nơi đó, với gậy đánh gôn trong tay, họ quyết định sẽ xây dựng một ngôi trường nghệ thuật. Theo một số tường thuật thì đó là sáng kiến của Castro, một số khác thì cho rằng là sáng kiến của Guevara. Dù trường hợp nào thì một trong hai người cũng đã thảo luận với người kia khuynh hướng của mình về một trường nghệ thuật quốc tế. Havana rồi sẽ thu hút sinh viên trên khắp thế giới, một thế giới đang phát triển và mang đến cho họ sự đào tạo nghệ thuật chất lượng bậc nhất, hoàn toàn miễn phí.150528_EYE_1.jpg.CROP.original-original[1]
Trung tâm sân khấu của trường dạy múa ba lê sau thành khu biểu diễn của trường dạy xiếc Nga
Một viễn ảnh đẹp cho một quang cảnh đẹp cần một công trình kiến trúc đẹp. Kiến trúc sư trẻ người Cuba, Ricardo Porro, được thông báo ông chỉ có vỏn vẹn hai tháng để hoàn tất thiết kế cho toàn bộ khuôn viên trường: năm tòa nhà riêng biệt dành cho ba lê, khiêu vũ hiện đại, mỹ thuật, âm nhạc, và kịch nghệ. Porro biết rõ ông sẽ cần yểm trợ, do đó đã tuyển mộ hai người bạn là hai kiến trúc sư người Ý, Vittorio Garatti và Roberto Gottardi. Bên cạnh áp lực thời gian, lệnh cấm vận thương mại khiến cho việc nhập khẩu bê tông và cốt thép trở nên cực kỳ đắt đỏ. Ba kiến trúc sư phải tận dụng những vật liệu có sẵn trong nước bằng cách tiến hành công trình xây cất với gạch địa phương và ngói chế tạo từ đất nung. Với ngói bằng đất nung, Porro, Garatti, và Gottardi quyết định xây dựng ngôi trường theo kiến trúc mái vòm kiểu Catalan –  cấu trúc bởi nhiều lớp ngói tiêu biểu ở vùng tự trị Catalonia, đặc biệt trong những tòa nhà được thiết kế bởi kiến trúc sư Gaudi tại thủ phủ Barcelona. Với sự thống nhất về nguyên liệu gạch và phong cách kiến trúc Catalan, ba kiến trúc sư bắt đầu dựng lên các thiết kế riêng biệt ở khu vực viền quanh sân gôn. Mỗi ngôi trường sử dụng mái vòm với cách thức hoàn toàn khác nhau, các nóc nhà uốn cong giống như đang gợn sóng, nhảy múa, xoắn lại, rồi duỗi dài thành mái hiên và sân trong.
150528_EYE_6.jpg.CROP.original-original[1]
Trường múa hiện đại, thiết kế bởi Richardo Porro
Đằng sau vẻ đẹp của các trường nghệ thuật, mỗi ngôi trường đều bao hàm một nét đặc thù, thể hiện rõ rệt qua biểu tượng. Ý tưởng này được diễn tả thành công nhất qua ngôi trường mỹ thuật của Porro (hay còn được gọi là “nghệ thuật tạo hình” ở Cuba) như một tòa nhà sẽ nuôi dưỡng nghệ thuật và nghệ sĩ, giúp khơi dậy một truyền thống thẩm mỹ đặc sắc của Cuba trong thời hậu cách mạng. Ngôi trường này chính là nơi sẽ khai hoa. Như Porro chia sẻ: “Tôi muốn thể hiện ngôi trường của nghệ thuật tạo hình trong hình ảnh nữ thần sinh sản. Vì thế, tôi thiết kế rất nhiều nhũ hoa trên mái vòm.” Ở hành lang có mái hiên, Porro đặt một hồ phun nước được chạm trổ hình quả đu đủ, loại quả mang ý nghĩa tính dục ở Cuba. Một số quan chức cao cấp cho rằng hồ phun nước này xúc phạm đến công chúng nên cuối cùng hồ phun nước bị ngắt điện. Ngoài sự khêu gợi về tính dục, tòa nhà mỹ thuật của Porro cũng là một bình luận về quá khứ và tương lai của Cuba. Khi bạn đi vòng trên hành lang uốn cong của ngôi trường, bạn không thể thấy nơi bạn đã đi qua hay nơi bạn sẽ tới. Sự mất thời gian và phương hướng là một ẩn dụ về giai đoạn phát triển mới của Cuba. Tòa nhà là hiện thân của sự phấn khích lẫn lo sợ trong cuộc cách mạng mới này.
150528_EYE_5.jpg.CROP.original-original[1]
Trường múa ba-lê
Nếu tinh thần cách mạng chính là động lực thúc đẩy quá trình thiết kế, thì nó cũng là động lực cho quá trình thi công xây dựng. Thi công kiến trúc mái vòm Catalan cần rất nhiều nhân công, vì thế có rất nhiều nhóm công nhân trẻ người Cuba ở trên sân gôn, tất cả đều đóng góp công sức vào xây dựng ngôi trường để thế hệ con cháu của họ có thể đi học sau này. Lợp từng viên ngói, họ tự xây dựng nên tương lai cho chính họ. Công trình này lý thú đến mức những ngôi trường được mở cửa ngay khi vẫn còn đang được kiến thiết. Sinh viên sử dụng phòng họp và phòng khiêu vũ của câu lạc bộ thể thao ngoài trời, cũng như những bãi đất trống khác. Nữ diễn viên múa ba lê xoay tròn trên thảm cỏ xanh, họa sĩ căng vải dầu trong bóng râm, nghệ sĩ vĩ cầm thì luyện tập trong cánh rừng. Sinh viên mang thức uống và đồ ăn cho công nhân xây dựng và chơi trống để vực dậy tinh thần của họ. Đây là cả một sứ mệnh tuyệt đẹp và diệu kỳ  – cho đến lúc nó không còn như vậy. Sau cuộc xâm lược “Vịnh Con Lợn” và khủng hoảng tên lửa Cuba, ngân sách quốc gia bắt đầu ưu tiên để phòng thủ hơn là dành cho phát triển. Đột ngột, ngôi trường gặp vấn đề về tài chính.
150528_EYE_3.jpg.CROP.original-original[1]
Trường múa ba-lê
Vào thời điểm đó, Cuba bắt đầu phỏng theo Liên Xô về cả quan điểm triết lý lẫn nguyên tắc thẩm mỹ. Kiến trúc Sô viết theo hình khối, thực dụng, đồng dạng, phù hợp với mọi nhu cầu – hoàn toàn tương phản với mái vòm có kiến trúc hữu cơ gợi dục và đường cong của ngôi trường nghệ thuật. Chúng bắt đầu bị xem là ngông cuồng quá mức khi một đất nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa mới cần phải thắt lưng buộc bụng. Trong những ngôi trường, nhiều sinh viên là người đồng tính, sùng đạo hoặc bằng cách nào đó bị xem là “chống đối cách mạng” và bị trục xuất. Porro cho họ đến lớp học tại nhà của ông. Porro linh cảm rằng những mục tiêu của cách mạng đã biến chuyển và gấp gáp hoàn thành việc xây dựng những ngôi trường của ông, phòng hờ công trình có thể bị trì hoãn bất cứ lúc nào. Không còn nghi ngờ gì nữa, số lượng nhân công bắt đầu giảm dần cho tới tháng 7/1965, các ngôi trường được tuyên bố là đã tổng hoàn thành bất kể tình trạng kiến trúc.  Một số những tòa nhà của Porro đã gần xong, nhưng nhà hát chỉ mới hoàn thành được 30%. Trường âm nhạc cũng chưa xong trừ vài phòng là có thể sử dụng được. Trường múa ba-lê là còn nhiều thiếu sót sơ đẳng nhất, vì vẫn chưa có sàn hoặc kính cửa sổ.
150528_EYE_4.jpg.CROP.original-original[1]
Trường dạy múa ba lê
Các kiến trúc sư bị phân tán bởi những dự án khác nhau trong Bộ Xây Dựng. Porro bị giao phó những công việc kém phẩm giá như thiết kế chuồng cho đại bàng trong sở thú. Vào năm 1966, ông di cư sang Paris. Kỳ lạ thay, hầu như các ngôi trường chưa bao giờ đóng cửa. Các lớp học vẫn tiếp diễn ngay cả vào những thời điểm khủng khiếp trong lịch sử Cuba, khi mà hàng loạt gia đình chiếm cứ các khu hoang phế của những ngôi trường hầu cướp bòn vật liệu. (Trường dạy múa ba lê là một ngoại lệ vì được dùng làm trường dạy xiếc Nga sô trong một thời gian ngắn, nhưng sau đó cũng thành một tàn tích bên lề.) Ngày nay, các ngôi trường được biết đến với tên gọi “Instituto Superior de Arte” (Viện Cao học Nghệ Thuật). Lịch sử về những ngôi trường này chưa từng được bàn luận giữa các sinh viên hay giáo sư và không được phổ biến cho đến khi John Loomis, kiến trúc sư và giáo sư tại trường đại học San Jose State, xuất bản một cuốn sách về nó có tựa đề:Cuộc cách mạng về hình thể: những trường nghệ thuật bị lãng quên của Cuba. Khi cuốn sách xuất hiện vào năm 1999, Castro công khai cam kết phục hồi những ngôi trường và cả ba kiến trúc sư được tái tập hợp ở Havana để lên kế hoạch phục hồi ngôi trường. Tuy nhiên, dự án này bị bỏ rơi trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2000.
150528_EYE_Loomis1.jpg.CROP.original-original[1]
Một bức ảnh trong Cuộc cách mạng về hình thể (ảnh cung cấp bởi John Loomis)
Kể từ đó, nhiều nỗ lực phục hồi khác đã được đề xuất và bị bỏ xó. Tuy nhiên, ngay cả trong tình trạng đổ nát hiện tại, kiến trúc của Instituto Superior de Arte vẫn gây ấn tượng sâu sắc. Đây là những ngôi trường không giống bất cứ công trình kiến trúc nào khác trên thế giới, vì chúng hiện thân cho Cuba: sản phẩm, nạn nhân và biểu tượng của một cuộc cách mạng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: