Truyện ngắn của Hồng Giang
Bây giờ, khó có
ai hình dung ra được nhà hàng kỳ lạ ấy nữa.
Người ta mở rộng thêm đường, cả dãy
nhà lùi sâu vào phía bên trong. Chỗ quán nước, quán ăn, chỗ cho thuê trọ đã
thành mặt đường.
Phía sâu bên trong là ngôi biệt thự xây theo kiểu Thái, vòm
mái cầu kỳ.. Bên ngoài dựng hàng rào gang đúc, cánh cửa theo kiểu pháo đài.
Đôi vợ chồng trẻ
bán hàng ngày trước giờ không biết đã lưu lạc nơi đâu? Chủ nhân mới của khu đất
này nghe nói đã về tay người khác. Một tay cai đầu dài, giờ gọi khác đi thành
“Giám đốc công ty TNHH”. Nghe nói của “Khánh Mũi Đỏ”, một tay trùm của ngành
xây dựng cầu đường của tỉnh biên cương này, một nhà thơ có một không hai thuộc
khu vực “Miền núi phía bắc” về tính cách độc đáo. Giờ đã ra người của muôn năm
cũ, người ta chỉ nhớ khi có ai đó đọc những vần thơ tha thiết một thời..
Đi
ngang qua đây, giờ này, hắn chỉ thoáng nghĩ thế thôi, chứ thực tình hắn không
mấy bận tâm.
Hắn nhớ lại câu chuyện khác.. Chuyện của năm hai ngàn, cách nay
vừa tròn con giáp.. Đó là một đêm rất đặc biệt trong cuộc đời.
Hắn, kẻ từng lưu
lạc không thiếu đâu, nhưng bước chân tới đây lần đầu vào đúng đêm bản lề giữa
hai kỷ nguyên nhiều ấn tượng và cũng nhiều câu hỏi còn bỏ ngỏ này..
Đâu đâu
người ta cũng bàn tán xôn xao về “cải cách mở cửa”, “những việc cần làm ngay”,
cả câu chuyện về “ngày tận thế” theo như lịch của thiên chúa giáo. Có nơi trên
hành tinh, người ta mổ hết bò, ngựa, ăn tiêu thả dàn cho bữa tiệc cuối cùng!
Nếu không có thay đổi nào, đêm này sẽ là đêm nhiều đô thành khắp thế giới bắn
pháo hoa chào mừng thế kỷ mới.. Tâm thế của người đương thời không nhiều thì ít
có chút thấp thỏm, lo âu.
Sau này mới biết đó chỉ là cái lo hão huyền bởi những
đồn đại huyễn hoặc.
Cái giá rét kinh người
của những ngày qua, câu chuyện vô tình đọc được qua mạng Internet nói về lời
tiên tri có từ nền văn hóa Maya, dự báo số phận hành tinh cuối năm con rồng sắp
tới..
Rốt cuộc, lời đồn đại vẫn chỉ là lời đồn đại. Trái đất vẫn xuay quanh mặt
trời, năm nào cũng tiết này là mưa dầm, gió bấc. Và hắn vẫn như ngày nào, vui buồn sướng khổ,
tâm trạng mê tơi không biết đâu là bến bờ..
Chỉ có những sự kiện xảy ra trong
đời là không bao giờ lặp lại. Cô gái hắn gặp tình cờ vào đêm cuối cùng của thế
kỷ hai mươi ấy không biết bây giờ nàng đi đâu? Ở đâu?
**
Chiều hôm ấy hắn ra chợ mua cái áo khoác. Khi từ Hà Nội lên đây, trời còn nóng bức, thoắt cái nhiệt độ xuống dưới mười độ. Nếu ở Nga, ở Séc nhiệt độ ấy chả là gì, người ta vẫn sinh hoạt bình thường. Nhưng ở đây, thời tiết như vậy rất bất thường. Rét tê cóng chân tay, rét nẻ môi, nẻ mũi. Hơi thở ra như là hơi khói bốc ra từ lỗ miệng, lỗ mũi..
Công việc vẫn
không đâu vào đâu, có khi còn phải ở thêm vài ngày chờ đợi mới xong được. Hắn
lại không ai quen biết ở thị xã này, một chỗ nghỉ chân không đơn giản, mà trời
đất lại như vậy. Mua cái áo và tìm chỗ trọ qua đêm là “Việc cần làm ngay” với
hắn lúc này.
Chợ xây theo mốt
“Thương nghiệp XHCN” mang tính kinh điển tập trung cao, độc nhất một khu nhà
rộng chia làm hai tầng. Tầng dưới đủ thứ hầm bà lằn, tầng trên dành riêng một
góc cho hàng may mặc và vải vóc. Lúc hắn từ tầng dưới đi lên, gặp cô gái trẻ
mặc cái áo khoác đỏ như lửa, trong tay xách một túi cam, những quả cam lăn ra
vì túi bị thủng. Hắn lấy chân chặn lại mấy quả đang rơi dọc cầu thang về phía
mình. Cô gái nhận lại cam, mặt ngẩn ra, không một lời cảm ơn. Những việc như
thế.. ngày nay quả thật đối với hắn quá đỗi bình thường. Nhiều việc to tát, lớn
lao hơn được người khác giúp vẫn thường bị người ta lờ đi như không, không có một
lời cảm ơn.. Nhặt giúp trái cam rơi có gì mà ghê gớm? Văn hóa “Cảm ơn” vẫn là
cái gì xa lạ đối với nhiều người. Cũng có thể cô gái trẻ này cả thẹn, chưa quen
tiếp xúc với người lạ trên đường? Cũng có thể cô ngờ ngợ mình với một ai đó?
vv.. Hắn chỉ thoáng nghĩ qua thế thôi, chứ không để tâm. Hờn giận một người qua
đường là một chuyện hết sức vớ vẩn, và để làm gì kia chứ?
Quầy hàng rộng,
giờ này vắng ngắt. Hắn đi dạo một vòng. Toàn hàng hóa từ bên kia mang tới, mẫu
mã chả khác hồi cách mạng văn hóa ở bên ấy bao nhiêu. Không biết bằng cách nào
người ta bán với giá rẻ như vậy? Có phải của rẻ là của ôi không? Hay còn có ngụ
ý gì? Muốn sao thì sao, cần thì cứ mua một chiếc. Đó là chiếc bludon lỗi mốt,
đằng sau ngắn hơn đằng trước. Mấy cái sau tình hình vẫn thế, không khá hơn. Đổi
đi đổi lại vài lần. Cuối cùng hắn đành chấp nhận. Thôi thì cho qua đêm lạnh lẽo
này. Nếu ngày mai giải quyết xong công việc hắn sẽ về, cái áo không mặc nữa có
thể cho bà cô họ ở gần nhà ngồi bán hàng. Bà lão đâu có cần xấu đẹp? Có cái mặc
ấm này chả mừng rối lên ấy chứ?!
Hắn trở về nhà
trọ, hết sức ngạc nhiên: Cô gái mặc áo khoác bằng len đỏ đang ngồi ở đó, trong
tay chẳng có hành lý gì ngoài túi cam hắn nhìn thấy khi nãy, hình như có vợi
bớt đi một số quả.
Bên cạnh quầy
nước kê bằng cái bàn thấp có đốt một đống lửa, có đến chục người ngồi quây xung
quanh. Tất cả đều chăm chú nhìn vào màn hình là cái ti vi màu đặt bên trong
quầy. Đêm nay là một đêm khá đặc biệt, ngày mai là ngày đầu tiên của thế kỷ
khác rồi. Người ta quan tâm đến tin tức xa gần là điều tất nhiên. Không ai để ý
đến hắn. Chỉ riêng cô né chút nhường chỗ cho hắn, vẻ thân thiện:
-
Chú
ngồi xuống đây, hơ cho đỡ giá!
Hắn suýt buột
miệng “ Thế mà lúc nãy tôi tưởng cô không biết nói!” Nhưng hắn kìm được ngay,
lẳng lặng ngồi xuống bên cạnh cô ta. Có lẽ do đi lâu ngoài trời lạnh, gặp lửa
thực ấm áp. Càng ấm hơn khi gần một cô gái trẻ, áo đỏ như thế này. Tự nhiên hắn
đỏ bừng mặt, định xê dịch ra một tý. Không hẳn hắn vờ vĩnh như thế, chỉ là thói
quen theo phản xạ tự nhiên. Gái lạ bao giờ cũng làm hắn lúng túng..
**
Quả nhiên cô áo
đỏ ngờ ngợ hắn với một ai đó thật, khi cô cứ nhìn trộm hắn mỗi lúc hắn quay
sang trò chuyện với người bên cạnh. Ông này là một phế binh, cụt nửa ống chân,
có cái chân giả tự làm lấy trông rất kỳ cục. Không ai hỏi, tự dưng ông nói nhà
nước có cấp cho ông bên chân bằng nhựa, nhưng không thích hợp với miền rừng. Cứ
dăm bữa nửa tháng lại bị vỡ. Ông tự đẽo lấy khúc chân này bằng gỗ sung, vừa
nhẹ, bền và chắc. Bây giờ ngồi đây, khúc chân ấy được tháo ra, dây rợ lằng
nhằng đặt ngay bên cạnh. Có mùi hoại tử bốc ra nặng mùi, nhưng vì tế nhị không
ai lấy làm khó chịu. Người ta đã hy sinh một phần thân thể để giữ vững biên
cương tổ quốc, có gì mà đáng cười, đáng khó chịu cơ chứ? Hỏi- Ông bảo nhà ông
cách đây mươi chục cây số. Lâu lâu ra tỉnh chơi thăm bạn đồng ngũ vài ngày. Sao
không ở nhà bạn để bạn tiếp đãi? Nói: Thích phong trần, chỗ đông vui, nghe được
nhiều chuyện – Tao ở vùng sâu vùng xa mà! Thế nhưng chỉ mình ông nói cho thiên
hạ nghe là nhiều. Lạ lắm, chuyện của ông cứ như tiếu lâm thời đổi mới, vừa bi
vừa hài. Cả những chuyện tục tĩu, chuyện cười, người viết to gan mấy cũng không
dám kể lại. Con người mất mát thiệt thòi ấy cười nói như không. Làm như mình
vẫn bình thường, chả mất mát, thua thiệt gì. Vẻ nhiên hậu của người thương binh
lây sang hắn, tự dưng hắn cảm thấy vui lây. Còn có bao nhiêu người trên thế
gian này khó khăn, khổ sở hơn hắn gấp trăm lần, người ta vẫn vui vẻ sống, hồi
hộp như đêm ba mươi tết, có vấn đề gì đâu? Cái tai ách nhỏ của hắn có là cái
gì?
Chợt, cú va chạm
nhẹ của áo đỏ làm hắn chú ý. Rõ ràng là cô ta cố tình! Hắn bắt đầu để ý nhìn cô
kỹ hơn. Hàng cúc giả kim của cô bắt ánh lửa làm hắn chú ý đến đầu tiên. Hình
như tất cả có năm cái thì phải. Hắn chỉ nhìn rõ ba cái phía trên, còn hai cái
nữa, hắn đoán thế, gấp khuất vào trong lòng lúc cô ngồi. hắn chưa từng thấy bộ
khuy áo nào kì dị như thế. Có thể là vuông. Là tròn. Là bầu dục..Chứ chưa thấy
kiểu này bao giờ. Bộ cúc giả kim nom như vàng thật, dập hình con bướm, nổi u
lên ở giữa. Áo đỏ bắt gặp cái nhìn của hắn, bạo dạn:
- Nhìn chú quen
quá..
- Cô gặp tôi ở
đâu, bao giờ?
- Hồi bố cháu còn sống, có một ông khách thường
hay đến nhà cháu chơi, rất giống chú..
- Người giống
người mà.. Nhưng nom tôi già lắm hay sao mà xưng chú ngọt sớt như thế?
- Dạ.. Cháu quen
miệng..
- Đấy lại cháu
rồi.. Nói thì nói vậy, gọi sao cũng được. Bằng chú, cô cũng đâu thiệt gì? Vậy cô
đi đâu đến đây?
Tự dưng cô đổi
cách xưng hô:
- Em đang tìm một
người quen. Người mà ban nãy cứ ngờ ngợ với ..với..chú.. à anh ấy. Chú í nghe nói đang làm giám đốc công ty ở trên
này..
“À thì ra thế, cái mặt hãm tài của mình cũng
có vẻ giống một tay giám đốc nào cơ đấy, bố khỉ”. Hắn tự rủa mình như thế. Mả
nhà hắn còn lâu mới thành giám đốc được. Còn phải học hỏi đường tu thêm mấy
kiếp. Tò mò, hắn hỏi:
- Sao người quen
lại không nhớ? Lại đi tìm vu vơ thế này?
Áo đỏ bẽn lẽn:
- Mấy năm trước
cháu còn bé. Khách chơi nhà lại đông. Các bác các chú đến nhà, nhiều người cháu
cũng không để ý. Trẻ con mà. Bây giờ mẹ cháu bảo có một chú đang ở trên này,
điều kiện lắm, cháu muốn tìm lên xin việc làm..
- Quan hệ của ông
ấy với nhà ta?
- Chú ấy nhận bố
cháu là anh em kết nghĩa mà. Với cả, bố cháu và chú ấy mê thơ lắm! Bố cháu làm
kiến trúc, học cùng trường nhưng khác khoa với chú ấy mà. Chỉ từ ngày bố cháu
mất, chú ấy mới ít đến. Mấy năm gần đây chú ấy chuyển lên trên này, mẹ cháu mới
được người ta cho biết tin..
Hắn định hỏi vì
sao bố áo đỏ mất? Nghĩ lại, thôi không hỏi. Ai lại tò mò như vậy làm gì chứ? Chuyện không vui của người ta, nếu người ta
không muốn nhắc đến, đừng nên hỏi làm gì. Một thằng như mình chả nhẽ việc tối
thiểu ấy không rõ sao? Hắn nghĩ thế. Hỏi sang việc khác:
- Đã cơm nước gì
chưa?
Áo đỏ cúi xuống,
không nói gì, cầm một mẩu củi vứt vào đống lửa đang cháy. Lúc này bụng hắn cũng
đang cộn cạo, nhắc hắn cần phải bỏ vào cái chỗ thân thiết, sâu kín nhất ấy của
lòng người thứ gì đó, nếu không bất ổn.
- Hay là ta kiếm
cái gì, tôi cũng chưa ăn, cô có biết quán nào gần đây không?
- Ở quán này cũng
có, nhưng chỉ có mì tôm thôi. Buổi sáng mới có phở. Nếu muốn cơm phải đi cách
đây một quãng.
- Vậy ta đi.
Áo đỏ không nói
không rằng, lặng lẽ đi theo hắn. Hai người đi qua con phố rộng, rẽ vào phố nhỏ,
chỗ có cái trụ của đài truyền hình bắc qua hai bên, đứng như người dạng háng.
Kỳ cục, chả rõ thằng ma toi nào lại có kiểu thiết kế công trình tục tĩu nhường
này?
***
Chủ quán mặt lợn,
da nhơn nhớt, lông mày nhẵn thịn đang ngồi đọc nhật báo. Thấy khách, mặt lợn
đon đả. Chào. Mời.. Giờ này quán vắng, lão rảnh. Gọi là “quán ăn dân tộc”,
nhưng rất ít món. Chỉ có thịt kho Tàu, cá và măng sào. Hắn cũng không cần gì
hơn. Vậy là tốt rồi. Mặt lợn ngoài cái miệng dẻo, khả năng thao tác khá nhanh.
Cá sông Lô, măng sào và canh bí đao nhoáng cái đã có đủ, bốc hơi nghi ngút.
Hắn ngồi uống bia,
thứ bia chai của nước láng giềng không lấy gì làm ngon. Loại bia thường dân
phía bên kia biên giới tự chế tạo. Áo đỏ không uống. Nàng xới cơm ăn ngon lành.
Hẳn là cô nàng đã đói khá lâu. Không biết nàng thuộc giai tầng nào trong xã
hội? Vẫn phảng phất dáng học trò lại có vẻ thành thạo không chút e dè trước
người lạ? Kiểu người rất khó đoán qua dáng vẻ bề ngoài. Nhưng nét mặt, cái
miệng, đôi mắt chắc chắn là con nhà lành, hoặc ít ra từng là con nhà lành.
Có mấy người mới đến lố nhố trước cửa. Áo đỏ tự nhiên đặt đũa, chạy vội vào toa let. Hắn cho rằng nàng ăn phải thứ gì, hoặc thức ăn có vấn đề? Gần đây tình trạng ngộ độc thực phẩm thường hay xảy ra. Nhất là ở những nhà hàng vắng vẻ như thế này.Thức ăn để lâu, giam mãi trong tủ lạnh, hoặc dùng thuốc hãm, dễ biến chất, trở nên độc.
Không biết áo đỏ làm gì trong đó khá lâu. Mấy người mới đến hình như tìm kiếm một ai đó. Họ hỏi câu gì đó với chủ quán. Hai bên nói nhỏ vừa đủ cho nhau nghe. Nhưng Hắn đoán có chuyện gì đó không bình thường đang xảy ra. Trong số mấy người đó có một tên đầu trọc, cao lớn, vạm vỡ, chân khuỳnh khuỳnh. Tên này có vẻ ráo riết nhất trong cả đám. Y nhìn trước nhìn sau, vào cả toa lét, mặt cau có. Không thấy gì. Cả bọn bỏ đi.
Hắn hỏi. Mặt lợn nói “Tìm người”, lão tỏ vẻ vô can, không thích dính vào những việc rắc rối không đâu. Thấy vậy hắn thôi không hỏi nữa, nhưng trong bụng ngờ ngợ hiểu ra phần nào..
Có mấy người mới đến lố nhố trước cửa. Áo đỏ tự nhiên đặt đũa, chạy vội vào toa let. Hắn cho rằng nàng ăn phải thứ gì, hoặc thức ăn có vấn đề? Gần đây tình trạng ngộ độc thực phẩm thường hay xảy ra. Nhất là ở những nhà hàng vắng vẻ như thế này.Thức ăn để lâu, giam mãi trong tủ lạnh, hoặc dùng thuốc hãm, dễ biến chất, trở nên độc.
Không biết áo đỏ làm gì trong đó khá lâu. Mấy người mới đến hình như tìm kiếm một ai đó. Họ hỏi câu gì đó với chủ quán. Hai bên nói nhỏ vừa đủ cho nhau nghe. Nhưng Hắn đoán có chuyện gì đó không bình thường đang xảy ra. Trong số mấy người đó có một tên đầu trọc, cao lớn, vạm vỡ, chân khuỳnh khuỳnh. Tên này có vẻ ráo riết nhất trong cả đám. Y nhìn trước nhìn sau, vào cả toa lét, mặt cau có. Không thấy gì. Cả bọn bỏ đi.
Hắn hỏi. Mặt lợn nói “Tìm người”, lão tỏ vẻ vô can, không thích dính vào những việc rắc rối không đâu. Thấy vậy hắn thôi không hỏi nữa, nhưng trong bụng ngờ ngợ hiểu ra phần nào..
Bấy giờ áo đỏ mới
ra, nét mặt như vừa trải qua một việc hãi hùng. Từ lúc ấy, cô ngồi ăn không còn
thấy vẻ ngon lành như lúc ban đầu.
Hắn hối hận vì đã mua chai bia có in hình con rồng xanh ngoài vỏ. Cũng không muốn đổi thứ khác. Áo đỏ đã xong, mắt chốc chốc ngó ra ngoài cửa. Rồi như không thể chờ hơn được nữa, nàng nói;
Hắn hối hận vì đã mua chai bia có in hình con rồng xanh ngoài vỏ. Cũng không muốn đổi thứ khác. Áo đỏ đã xong, mắt chốc chốc ngó ra ngoài cửa. Rồi như không thể chờ hơn được nữa, nàng nói;
- Em có việc ra
ngoài một tí. Anh về sau, lát nữa gặp lại ở nhà trọ ban nãy nhá!
Thoắt cái, áo đỏ
đã khuất bóng. Cô ta chả đả động gì đến chuyện tiền nong trả nhà hàng. Hoặc ít
ra cũng phải có lời nhờ mình trả giúp. Con nhà lành chẳng ai xử sự như thế cả.
Giả dụ cô có ở lại đợi hắn cùng về, đương nhiên trong trường hợp này hắn không thể
để cô phải thanh toán cơ mà? Có cái gì nghiễm nhiên, khó hiểu qua cách xử trí
của cô vừa rồi. Từ lúc bắt chuyện, ngồi cùng bàn, đến bây giờ hắn chưa kịp hỏi
tên cô là gì? Ít ra cũng phải biết lấy
cái tên tối thiểu làm quen chứ? Ấy vậy lại ra vẻ thân thiết, ăn, ngồi cùng
nhau..Chả nhẽ mình lại là kẻ dễ dãi, hoặc nói trắng ra là dại gái? Cũng may là
cuộc hội ngộ ngắn ngủi, kéo dài sẽ đi tới đâu? Hắn chỉ thoáng nghĩ và hơi phân vân một chút.
Coi như là có bạn cùng ngồi bàn cho vui, không nhẽ ngồi ăn một mình?
Trả tiền. Hắn lững thững đi về nhà trọ. Không biết hôm ở nhà ra đi bước chân nào ra cửa trước? Toàn những việc vớ vẩn không đâu vào đâu, mà trời càng mỗi lúc mỗi buốt, giá.
Trả tiền. Hắn lững thững đi về nhà trọ. Không biết hôm ở nhà ra đi bước chân nào ra cửa trước? Toàn những việc vớ vẩn không đâu vào đâu, mà trời càng mỗi lúc mỗi buốt, giá.
Chẳng lẽ đêm cuối
của thế kỷ này, lạnh lẽo và vơ vẩn như thế này sao? Còn ngày mai nữa, chả biết
công việc chầu trực mấy ngày nay liệu có kết quả gì không?
****
Lão cụt giờ này
ngồi im. Đống lửa đã gần lụi. Cái điếu đổ nghiêng bên cạnh. Sái thuốc lào vẫn
chưa xì ra khỏi nõ điếu ục. Không phải lão hết chuyện. Giằng co cương thổ gần
chục năm trời, biết bao nhiêu chuyện, máu và nước mắt, kể đến bao giờ nguôi?
Bao giờ hết? Nhưng kể mà không có người nghe ai còn muốn kể? Phần cái lạnh thấu
xương, không ai còn muốn ngồi vỉa hè, phần người đương thời đang hồi hộp chờ
đón điều gì đó mơ hồ khoảnh khắc giao thời của hai kỷ nguyên có khi còn cần
thiết hơn. Phần vì gió lạnh. Chỉ còn con người phế binh này không coi những thứ
xung quanh quan trọng nữa. Lão tựa lên đầu gối bên chân còn lành của mình mà
ngủ. Tiếng ngáy ò ò thật vô tư. Con người của chủ nghĩa lạc quan, chả coi cái
khổ, cái rét buốt ra gì.
Hắn lặng lẽ ngồi
bên cạnh lão, sợ lão thức giấc. Thì ngủ đi người ơi, ngủ để quên, hoặc là ngủ
để nhớ.. Tâm trạng hắn rỗng rễnh như chẳng có gì. Con người thường có những khi
như thế, không hẳn cố tình. Một lúc hắn đứng dậy, hỏi cô chủ nhà có phòng nào
còn chỗ?
Cô bảo còn một
phòng áp mái. Chỗ có kê một cái thùng phuy đựng nước. Bên trên dây phơi lủng
lẳng quần áo, thoạt nhìn giật cả mình. Nom như dãy dài những hình người treo
cổ. Chỗ này bụi bặm, lâu không có ai ở, nhưng được cái thoáng. Có một khoảng
sân hẹp, đứng đó có thể ngó ra bên ngoài. Nhờ cái áo ấm may lỗi mốt của người
Trung Hoa hắn có thể đứng đó ngắm phố phường một lát..
Mà đâu có gì nhiều để ngắm, để nhìn? Con đường lở lói dưới vỉa hè bên hiên dãy nhà manh mún, tạm bợ. Bến xe đỗ có vài ba chiếc. Toàn xe cũ nát, ọp ẹp. Cảnh tượng chả khác mấy hồi còn chiến tranh, dưới ánh đèn đường yếu đuối, đỏ quành quạch. Chiến tranh với bộ cánh của thần chết mới chỉ vừa rời khỏi vùng này mấy năm, còn để lại dấu vết rất dễ nhận ra của đời sống hàng ngày. Hắn chán nản định quay trở vào. Chợt hắn nhận ra áo đỏ đang đứng ở dưới đường chờ mua bắp nướng. Hồi chiều cô vội vã bỏ đi, ý hẳn còn đói bụng. Hắn cứ nghĩ sẽ không gặp cô nữa, vậy mà cô lại xuất hiện ở đây? Hay cô cũng trọ cùng chỗ này nhỉ? Cái nhà trọ bé như lỗ mũi này đã chật kín người, đâu có còn chỗ nào? Mà cô ta đi đâu về đâu có bận gì đến mình? Chẳng qua gặp gỡ trên đường. Đến cái tên còn chưa biết.. Cuộc hôn nhân vội vàng của hắn vừa chấm dứt hơn năm nay, khiến hắn cảnh giác. Làm gì có chuyện tình yêu sét đánh? Chẳng qua bọn nhà thơ dở người cứ véo von lên như vậy. Tình yêu là cả một công trình, một kiến trúc phải có sự hiểu biết, xây dựng và chăm bẵm lâu dài. Chỉ qua cảm tính vội vàng nảy sinh tình cảm là điều rất không nên. Lâu lắm rồi, hắn nghĩ và làm như thế. Không hẳn là thờ ơ, lãnh đạm, chỉ là không quá sốt sắng mặn mà những gặp gỡ ngẫu nhiên.
Nếu ngày mai lên công sở công việc trì trẫm vẫn như vậy, hắn sẽ về. Có thể mãi mãi không lên đây nữa. Có thể lời giới thiệu của người bạn muốn giúp hắn chỉ là lời xã giao. Đúng là ở đây đang thiếu người thật. Nơi sơn cùng thủy tận này, tìm được người như hắn hẳn không dễ. Ác cái là mình chẳng quen biết ai. Thời bây giờ đâu phải là thời vác gươm ngêu ngao hát ngang đường để minh chủ biết đến mình? Xã hội nhiều năm cào bằng, san phẳng đã để lại nếp quen thờ ơ tất cả. Nhiệt tình, thành tâm chả biết đang tránh rét ở rừng xanh, núi đỏ nào?
Mà đâu có gì nhiều để ngắm, để nhìn? Con đường lở lói dưới vỉa hè bên hiên dãy nhà manh mún, tạm bợ. Bến xe đỗ có vài ba chiếc. Toàn xe cũ nát, ọp ẹp. Cảnh tượng chả khác mấy hồi còn chiến tranh, dưới ánh đèn đường yếu đuối, đỏ quành quạch. Chiến tranh với bộ cánh của thần chết mới chỉ vừa rời khỏi vùng này mấy năm, còn để lại dấu vết rất dễ nhận ra của đời sống hàng ngày. Hắn chán nản định quay trở vào. Chợt hắn nhận ra áo đỏ đang đứng ở dưới đường chờ mua bắp nướng. Hồi chiều cô vội vã bỏ đi, ý hẳn còn đói bụng. Hắn cứ nghĩ sẽ không gặp cô nữa, vậy mà cô lại xuất hiện ở đây? Hay cô cũng trọ cùng chỗ này nhỉ? Cái nhà trọ bé như lỗ mũi này đã chật kín người, đâu có còn chỗ nào? Mà cô ta đi đâu về đâu có bận gì đến mình? Chẳng qua gặp gỡ trên đường. Đến cái tên còn chưa biết.. Cuộc hôn nhân vội vàng của hắn vừa chấm dứt hơn năm nay, khiến hắn cảnh giác. Làm gì có chuyện tình yêu sét đánh? Chẳng qua bọn nhà thơ dở người cứ véo von lên như vậy. Tình yêu là cả một công trình, một kiến trúc phải có sự hiểu biết, xây dựng và chăm bẵm lâu dài. Chỉ qua cảm tính vội vàng nảy sinh tình cảm là điều rất không nên. Lâu lắm rồi, hắn nghĩ và làm như thế. Không hẳn là thờ ơ, lãnh đạm, chỉ là không quá sốt sắng mặn mà những gặp gỡ ngẫu nhiên.
Nếu ngày mai lên công sở công việc trì trẫm vẫn như vậy, hắn sẽ về. Có thể mãi mãi không lên đây nữa. Có thể lời giới thiệu của người bạn muốn giúp hắn chỉ là lời xã giao. Đúng là ở đây đang thiếu người thật. Nơi sơn cùng thủy tận này, tìm được người như hắn hẳn không dễ. Ác cái là mình chẳng quen biết ai. Thời bây giờ đâu phải là thời vác gươm ngêu ngao hát ngang đường để minh chủ biết đến mình? Xã hội nhiều năm cào bằng, san phẳng đã để lại nếp quen thờ ơ tất cả. Nhiệt tình, thành tâm chả biết đang tránh rét ở rừng xanh, núi đỏ nào?
****
Hắn không biết em
chui vào chăn của mình tự lúc nào? Bằng cách nào? Gọi cho đúng tên của sự vật
nó chưa hẳn là cái chăn, chỉ là cái ruột chăn, không có vỏ. Rất có thể khi ngủ
dậy đầu tóc, quần áo hắn sẽ dính đầy sợi bông vụn vụn dây ra từ cái ruột chăn
rẻ tiền này. Hắn định chỉ ngả lưng một chút, chờ đến lúc giao thừa của năm
dương lịch xem bắn pháo hoa và nghe ngài chủ tịch đọc quốc thư đón chào năm
mới. Để rồi xem năm nay liệu có thay đổi gì? Hay lại cũng như mọi năm, sung
sướng, hồi hộp rồi nhạt dần đi? Nhưng mệt, hắn thiếp đi khi nào không biết. Hooc
môn sinh dục trong thằng đàn ông đã lâu không gần gũi đàn bà chi phối giấc mơ
của hắn. Hắn đang mơ lại giấc mơ của nhiều năm trước. Hồi hắn còn là chàng sinh
viên mới ra trường. Hôm đó cũng vào dịp tháng ba âm lịch như thế này. Hắn cùng
con người yêu đi hội chùa Thày. Một quả núi đứng lẻ loi giữa vùng đồng bằng
sông Hồng quê hương hắn. Hai đứa mải chơi, mãi đến lúc xẩm tối mới về. Xe cộ
ngoài đường đã vãn. Chờ mãi không có chuyến nào để về Hà Nội. May mà có nhà
người quen của con bồ. Nàng đã từng về đây thực tập nghề gõ đầu trẻ của nàng.
Chủ nhà cho mượn chiếc xe đạp và cây đèn pin. Trời mỗi lúc mỗi tối đen. Mưa
phùn mỗi lúc mỗi dầy. Ánh đèn pin chỉ đủ soi sáng một quãng rất ngắn trước mặt.
Chỉ thấy những gốc cây nhớt nhát hai ven đường và mặt đường ướt sũng. Lạnh và rét.
Đom đóm ở đâu bay ra rất nhiều. Có con to như thông phong đèn, lập lòe xanh
lạnh như ánh lân tinh. Người ta cho rằng đó là những oan hồn chưa siêu thoát,
đang lần mò lối lên thiên đàng trong đêm tối. Cõi âm rất kị ánh thái dương, ban
ngày đâu có dám xuất hiện? Hắn thoáng nghĩ như thế, không nói sợ nàng sợ hãi.
Ấn tượng về chuyến đi này sẽ bị xóa hết bởi câu nói vô duyên của mình vào lúc
này. Không biết nàng có cùng suy nghĩ như thế hay không? Nàng có vẻ sợ hãi thật
sự, cứ ôm riết lấy hắn. Ôm chặt đến nỗi hắn rất khó điều khiển xe mỗi lúc cần
tránh cái ổ gà. Tự dưng rầm một cái. Hình như xe bị gãy vành hay cổ phốt văng
ra ngoài. Hắn cảm thấy đau cứng vùng bụng dưới..và tỉnh hẳn người.
Thực và mơ vừa có
cuộc giao hoan, trộn vào nhau. Hắn bàng hoàng chưa kịp nhớ đây là chỗ nào. Lại
nghe giọng nói quen quen.. mới quen. Đúng là áo đỏ rồi. Cô ta đi đâu từ tối đến
giờ, bây giờ lại tự nhiên “Như người Hà Nội” chui vào chăn của mình thế này?
- Anh ngủ đi, bên
ngoài lạnh quá. Em chỉ nằm ghé bên cạnh anh thôi. Sáng ra em sẽ đi sớm, không
để anh bị nhà chủ rầy rà đâu..
Hắn lúng túng
chưa biết xử trí như thế nào. Hắn đã từng yêu, từng có vợ, từng gần gụi đàn bà
nhưng tình huống này là lần đầu tiên xảy ra trong đời đối với hắn. Từ chối cô
ta ư? Đồng ý như vậy nghĩa là như thế nào? Cho dù mình không chủ định, nhưng
mặc nhiên vẫn có cái gì hèn hèn. Bản tính lại không thích bất cứ thứ gì thụ
động, kể cả “Tình cho không biếu không”. Nhất là thời buổi ngày nay bệnh họa
quá nhiều. Bất cứ việc tắc trách, qua loa nào cũng mang lại hậu quả khôn lường.
Song, con quỷ nằm phía dưới thân thể hắn hình như cãi lại. Nó bảo “ Đừng có mà
sĩ hão. Thằng đàn ông nào lại từ chối nếu ở địa vị của mày? Mày có ép buộc cô
ta đâu. Tự nhiên mang đến cứ việc hưởng. Còn bệnh họa, chết chóc có số cả con
ạ. Nom ra xinh tươi thế kia chắc chả việc gì đâu..”. Con quỷ nói, rồi cười sằng
sặc. Hình như tiếng cười của nó chỉ mình hắn nghe được. Dưới ánh sáng của ngọn
đèn ngủ, hắn tuyệt nhiên không thấy biến đổi gì trên nét mặt người vừa cùng
chăn với hắn chui ra. Có lẽ con quỷ đó có giọng âm vi ba, người bình thường như
nàng khó mà nghe thấy.. Áo đỏ không có biểu hiện gì là sự đương nhiên..
Em bảo tên em là
“Miên Miên”, khi hắn hỏi. Chẳng biết khi đặt tên này cho em, mẹ có ý gì? Hắn
luận không ra. Một cái tên như trạng thái mơ hồ nào đó, rất khó cắt nghĩa. Miễn
là “có” để gọi, còn hơn nói trống không. Hắn nghĩ thế..
- Em làm cách nào
để vào được đây?
- Cửa này rất dễ
mở. Chỉ người không có hành lý đáng giá mới ngủ ở đây và thường chỗ này bỏ
không. Mấy đêm trước ngày nào vào giờ này em cũng vào đây mà chủ nhà không hay
biết. Hôm nay không ngờ lại có khách là anh thuê chỗ này nên mới mò lên..
- Ngủ lén à?
- Cũng gần như
thế, bần cùng thôi anh ạ!
Nàng lặng đi một
lúc.
Miên miên kể: “
Em ra trường, chạy mãi không có việc làm vì thiếu một số tiền, chưa biết xuoay
bằng cách nào? Vừa hay có người đến. Bà này có Shoop hàng bán hoa quả bên Trung
Quốc muốn thuê người bán hàng. Lương tháng rất cao so với ở Việt Nam .
Bà nói nếu đồng ý bà sẽ ứng trước cho ba tháng lương ( bằng số tiền cả nhà em
vất vả cả năm trời). Mẹ em lúc đầu còn ngần ngừ, về sau đồng ý. Còn em cũng
muốn bay nhảy một chuyến xem sao. Chuyện qua lại biên giới hai nước chắc không
cần kể lại. Tương đối đơn giản. Em theo bà ấy đến một thị trấn. Ngày cũng như
đêm treo rất nhiều đèn lồng. Trên tường các ngôi nhà dán đầy các bảng quảng cáo
nền đỏ. Lạ một cái có rất nhiều người bưng những cái tộ to tướng vừa đi vừa ăn,
vừa nói chuyện hay mua bán thứ gì đó. Cảnh tượng này ở bên mình không nơi nào
có. Đêm đầu tiên em ngủ cùng bốn năm đứa chạc tuổi đều là con gái. Sáng hôm sau
có xe đến đón mỗi đứa đi một nơi. Bà chủ nói đấy là các cơ sở của bà, công ty
bà rất nhiều cơ sở. Bà cộng tác với người Hoa cho dễ làm ăn. Thấy họ im lặng
hoặc chỉ nói tiếng Quan Hỏa em nghĩ bà nói thực, không nghi ngờ gì. Người đàn
ông dẫn đường cho em chừng ngoài năm mươi. Suốt dọc đường ông ta chỉ ra hiệu,
không ra lời. Ông ta không rời em nửa bước.. Đi thêm bốn giờ xe chạy nữa thì
đến nơi. Chả thấy cửa hàng cửa hiệu đâu cả..” Miên Miên thụt thịt khóc. Vẻ hồn
nhiên thơ ngây của cô biến mất.. Nghe đến đây, chừng hắn hiểu. Hắn bảo thôi
đừng kể nữa. Tò mò vào nỗi đau của người khác là hành hạ người ta. Hắn không
thích thế. Áo đỏ hình như cũng không muốn kể thêm. Kể làm gì cái đoạn ba bố con
người đàn ông kia chung nhau một người vợ mới mua về? Có lẽ trên khắp hành tinh này không đâu có
kiểu hôn nhân như thế. Một đất nước vĩ đại, có nền văn hóa năm ngàn năm chói
lọi, sao lại có kiểu quần hôn như súc vật rất lạ đời? Hiện tại, ăn ở xưng hô thế nào? Thế hệ cái
con truyền đời ra sao? Sẽ ra sao khi cha con, vợ chồng loạn luân, phi nhân như
thế?
Hắn đã nghe nhiều
chuyện tương tự, nhưng gặp “người trong cuộc” thì nay là lần đầu tiên.
- Bây giờ anh
hiểu vì sao em trốn chui lủi và phải ngủ lén như thế này rồi chứ?
- Sao không về
quê?
- Anh hỏi lạ! Về được
đến đây được em đâu còn đồng nào? Em không có gì để bán ngoài bản thân. Nếu anh
mua ngay bây giờ em cũng bán? – Miên miên cười như mếu.
- Tôi không còn
tiền. Nếu có tôi cũng không mua. Tình là cái không nên mua bằng tiền..
Tự nhiên Cô gái
cười sằng sặc. Hắn vội bưng miệng cô lại. Có thể, điều hắn vừa nói là điều cô
không tin. Hết thế kỷ cũ rồi, còn bao nhiêu người nghĩ như hắn?
*****
Có người nào đó
nói với hắn rằng: “ Bây giờ đang là thời âm thịnh, dương suy”. Hắn không tin. Bằng
chứng là rất nhiều nữ nhân tài sắc vẹn toàn, đức độ, tử tế, hẳn hoi hắn được
biết, rút cục số phận và cuộc sống chẳng ra gì. Cuộc gặp gỡ Miên Miên tình cờ,
duy nhất một lần, cứ ám ảnh hắn. Hơn mười năm qua đi, hình bóng của nàng phai dần
trong trí nhớ đã bắt đầu trở nên tệ của hắn. Hắn không ngờ có lần gặp lại nàng
vào sáng nay, một buổi sáng của thập kỷ thứ hai, thế kỷ 21 này.
Phó sở vừa đỗ xe
trước cổng cơ quan. Quý bà mơn mởn, đài các và lịch sự. Sau khi hắn đề đạt dự
án của mình, quý bà cứ nhìn hắn chăm chăm. Bà nói:
- Tỉnh rất hoan
nghênh các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học có công trình về bãi đá cổ. Nhưng
cho đến nay, chưa có công trình nào thực sự khoa học, thực sự sâu sắc về tính
chất, ý nghĩa của những di sản còn tồn lưu đến bây giờ. Phần nhiều vẫn nằm ở
dạng giả định, khái niệm và phỏng đoán chưa đủ sức thuyết phục. Dù rằng UNETCO
đã công nhận đó là di sản văn hóa thế giới, các tài liệu về bãi đá cổ của ta
vẫn chưa thực sự xứng tầm với nó..
Hắn biết với
giọng điệu này, công trình của hắn chả còn hy vọng gì. Tìm một sự hỗ trợ về tài
chính chỉ là điều không tưởng! Hơn nữa hắn là người ngoài tỉnh, việc đó lại
càng khó khăn hơn nhiều. Bao giờ người ta cũng dành ưu ái cho các tác giả địa
phương hơn. Hắn buồn bã và lịch sự cáo từ. Bước ra tới cửa, đột nhiên quý bà
kêu hắn dừng bước. Hắn nghĩ có thể hắn bỏ quên thứ gì đó, nhưng không phải..
- Xin lỗi, hình
như ta gặp nhau ở đâu rồi?
Ngay từ lúc đầu
hắn đã ngờ ngợ nhưng không dám hỏi. Bà ta có nét quen quen.. rất có thể là Miên
Miên, hoặc là chị em của nàng. Nhưng cảnh ngộ hai người một trời một vực, hắn
không dám nghĩ hai người là một, đang
hiện diện ngay trước mắt mình.
- Ở đây là cơ
quan, chuyện riêng nói không tiện. Nếu anh còn lưu lại thành phố này, chiều nay
mời anh đến..
Hắn không tin ở
tai mình nữa khi quý bà nói địa chỉ và quý danh của mình. Thật không thể tin
được địa chỉ ấy lại chính là chỗ có cái nhà hàng và quán trọ năm nào. Không
trách trái đất tròn là phải!
*****
Ngồi trong ngôi
biệt thự của nàng bên dòng sông bắt nguồn từ phía bắc chảy về, hắn thừ ra. Lúc
lâu hắn mới thốt ra như không phải nói với nàng, mà tự nói với mình:
- Cuộc đời chẳng
biết sao mà nói.. Sau cái đêm ấy một tháng, anh có quay trở lên đây tìm, nhưng
không ai biết em là ai, ở đâu cả. Có hàng trăm cô áo đỏ từng qua thành phố này.
Cả cái tên Miên Miên cũng là một cái tên họ chưa nghe bao giờ. Cứ như tên của
một bài thơ, hay là tên của lời nguyền vậy . Cuối cùng anh đành trở về.
Nàng cười chua
chát. Hẳn nàng không tin lời của hắn vừa rồi. Ai hơi đâu tìm bóng dáng của cuộc
tình thoảng qua một đêm kia chứ? Nhưng đó là sự thật. Nàng tin hay không là
quyền của nàng. Nhưng phần sau câu chuyện nàng chưa nói khúc quanh của nó ở
đâu?
“Đấy là đêm trăng
sáng lắm. Em quanh quẩn dọc bờ sông. Bụng đói có thể ăn được bất cứ thứ gì để
sống người. Thỉnh thoảng cũng có hàng quán hai bên đường, nhưng tiền không có
một xu. Cái ý định sẽ gặp may nếu cứ dọc đường mò về quê tiêu tan dần. Thỉnh
thoảng cũng có vài tên trai lơ đỗ xe máy dọc đường trêu chòng nhưng em không
nói gì. Giằng co không được chúng lầu bầu chửi tục rồi bỏ đi. Trời gần khuya,
trước mắt em đổ những vòng tròn man dại.. Không còn ánh trăng. Không còn tiếng
người, tiếng xe.. Tự nhiên cảm thấy người nhẹ hẫng, không còn trọng lượng..”
Người ta bảo với nhau: “Cô gái này tự tử vì
tình”; “ Người như cô ấy thiếu gì thằng theo, chết chi cho uổng?”. Nhưng đâu có
phải như vậy.. Chỉ là em hụt chân, ngay trước đền Thác Cái. Đúng là đền này
thiêng. Phải chỗ khác em đã mất mạng rồi. Cứu em chính là ông Khánh Mũi Đỏ,
người cả tỉnh này biết. Thiên hạ nói thế nào thì nói, với em ông ấy là một con
người tuyệt vời.. Em về công ty ông ấy làm mấy năm rồi các anh trên này xin em,
cất nhắc từ bấy đến nay..”
Hóa ra hắn biết
Khánh Mũi Đỏ chừng ấy năm giời, từng có lúc lên công ty Khánh nằm vạ vật hàng
tháng trời, mà sao không biết chuyện này? Vậy mà mình cứ nghĩ Khánh ruột để ngoài ra, biết hết rồi về Khánh, mà
thực ra không phải.
Con bệnh quái ác
đã mang nhà thơ trẻ ấy đi năm năm nay rồi! Nhiều người quen thân với anh ta cũng
còn chẳng mấy người còn nhớ đến. Ngay chính mình đây nếu không có chuyện liên
quan, mình cũng quên luôn huống chi người khác? Một sự lãng quên đáng phải áy
náy và ân hận.
Có lẽ dự án, dự
iếc không nên nói ra vào lúc này, nếu không mình sẽ tự xấu hổ vì nói ra không
đúng lúc, chút nào đó mang tính lợi dụng quan hệ cá nhân. Miên Miên bảo:
- Đêm nay anh ở
đây. Coi như em trả ơn cái đêm nào anh cho em ngủ cùng..- Nàng ngước nhìn hắn,
ánh mắt nài nỉ.
Hắn bảo : “Thế
sao tiện?” Ý chừng ngại chủ nhân chính thức của ngôi biệt thự này. Nàng hiểu ý
hắn “ Người ấy chính là anh Khánh đấy, anh không nhìn ra bức ảnh kia sao?”.
Hắn
nhìn lên tường. Đúng là Khánh thật rồi..
Khánh mũi đỏ đầu chải rất mượt, ngồi im
trên ban thờ, ánh mắt như cười cười, cảm thông, khuyến khích. Tự nhiên hắn thấy
lòng hoang mang, hay một trạng thái tương tự nào đấy mà lúc này hắn chưa kịp
nhận ra và gọi tên nó là gì??
===========================================
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét