Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 5 tháng 8, 2016

Lấy nét:


Chuyên gia: “Việt Nam sẽ rất bất bình nếu Nga quá thiên về Trung Quốc“

Nếu Nga bị xem là quá thiên về phía Trung Quốc, Việt Nam sẽ rất bất bình. Hiện thời đã có dư luận chính vì thái độ của Nga trên vấn đề Biển Đông mà Việt Nam đã quay sang Mỹ để tìm giúp đỡ về mặt an ninh và nới lỏng quan hệ với Nga, chuyên gia Shannon Tiezzi thuộc The Diplomat (Nhật Bản) nhận định.
An Công - 
Hải quân Nga và Trung Quốc tập trận ở biển Hoa ĐôngHải quân Nga và Trung Quốc tập trận ở biển Hoa Đông
Theo VOA, thông báo mới đây của Trung Quốc về việc tổ chức tập trận với Nga ở Biển Đông đã gây thắc mắc. Câu hỏi là cuộc diễn tập cụ sẽ diễn ra ở đâu trong khu vực rất nhạy cảm này? Bà Tiezzi, biên tập viên The Diplomat đã vạch rõ: «Địa điểm cụ thể của cuộc tập trận sẽ rất quan trọng để đánh giá ý nghĩa cuộc thao diễn».
Khi thông tin về cuộc tập trận hôm 28/7, Trung Quốc chỉ nói vắn tắt là cuộc tập trận sẽ diễn ra vào tháng 9 tới, mà không cho biết chi tiết. Đối với chuyên gia Tiezzi, có hai khả năng. Một là Bắc Kinh có thể tránh sự phẫn nộ của các láng giềng nếu tổ chức tập trận cùng với Nga ngoài khơi đảo Hải Nam. Theo bà Tiezzi, Trung Quốc đã nhiều lần tập trận rất gần Hải Nam, khu vực này lại không phải là vùng tranh chấp, và từ lâu nay là nơi Bắc Kinh đặt các căn cứ quân sự.
Tuy nhiên, nếu cuộc thao diễn hải quân Nga-Trung được tiến hành xa xuống phía nam, về phía quần đảo Trường Sa, và sử dụng một số cơ sở mới mà Trung Quốc vừa thiết lập ở đó, thì đó sẽ là một dấu hiệu đáng báo động đối với cộng đồng quốc tế.
Trung Quốc đã bồi đắp phi pháp các thực thể mà họ chiếm đóng trái phép ở Trường Sa thành đảo nhân tạo, xây dựng trên đó từ hải cảng đến các đường băng. Hành động này đã làm dấy lên phản đối từ các láng giềng có tranh chấp với Trung Quốc và từ phía Mỹ, cho dù Washington khẳng định không can dự vào cuộc tranh chấp và muốn đôi bên tìm giải pháp hòa bình.
Trong giả thuyết thứ hai này, nếu Bắc Kinh muốn tổ chức cuộc tập trận chung gần các quần đảo tranh chấp ở Biển Đông như Trường Sa hay Hoàng Sa, ẩn số là liệu Matxcơva có đồng ý hay không? Gần đây Trung Quốc đã khoe khoang điều mà họ cho là «Nga ủng hộ quan điểm Bắc Kinh về Biển Đông».
Hồi tháng 4/2016, Trung Quốc đã hoan nghênh ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khi ông chỉ trích một số chính quyền trong khu vực đã muốn quốc tế hóa cuộc tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Thế nhưng Nga, cũng như Mỹ, đã kêu gọi giải quyết vấn để tranh chấp ở Biển Đông qua con đường ngoại giao. Và phản ứng của Nga sau phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực La Haye rất chừng mực, không ngả theo Trung Quốc như mong đợi của Bắc Kinh.
Theo chuyên gia Tiezzi, nhân tố thứ hai có thể chi phối nước Nga trong vấn đè Biển Đông là Việt Nam, nước đã mua vũ khí của Nga từ thời chiến tranh lạnh. Bà Tiezzi nhận định: «Nếu Nga bị xem là quá thiên về phía Trung Quốc, thì Việt Nam sẽ rất bất bình». Bà Tiezzi nhận thấy là hiện thời đã có cảm nhận cho rằng chính vì thái độ của Nga trên vấn đề Biển Đông mà Việt Nam đã quay sang Mỹ để tìm giúp đỡ về mặt an ninh, và nới lỏng quan hệ với Nga.
Matxcơva cũng đứng trước sức ép là cần cho thấy quan hệ tốt với Trung Quốc, vì hai bên đã thắt chặt hợp tác trên mặt an ninh, tiến hành những cuộc thao diễn chung ở Địa Trung Hải, Hắc Hải và Biển Hoa Đông năm 2015.
Theo chuyên gia Tiezzi, con đường tối ưu đối với cả Nga lẫn Trung Quốc là tập trận gần Hải Nam vì «Điều đó có thể cho phép Trung Quốc nói rằng: "Nhìn đấy, chúng tôi đã tập trận chung với Nga ở Biển Đông’. Còn Nga có thể nói: "Đúng rồi, nhưng đó là ở vùng biển quốc tế không có tranh chấp… hay là vùng biển mà Trung Quốc kiểm soát».
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: