BLA: Bài này tôi viết theo đặt hàng của báo KTSG. Bài đăng chính thức trên báo được "biên tập" bỏ câu cuối cùng sau: "Tôi cho rằng sự tồn tại của điều 344 BLHS 2015 là không cần thiết. Vì thực chất là sự cản trở việc thực thi và bảo vệ một cách đầy đủ các quyền công dân, quyền con người được Hiến pháp quy định".
<- Sự tồn tại của điều 344 BLHS 2015 là không cần thiết vì thực chất là sự cản trở việc thực thi và bảo vệ một cách đầy đủ các quyền công dân, quyền con người được Hiến pháp quy định. Ảnh: Nguyễn Vinh. Báo KTSG.
(TBKTSG) - Bộ luật Hình sự 2015 (BLHS 2015), bên cạnh một số ít mặt tiến bộ và tích cực, so với luật cũ đã có sự hình sự hóa nhiều quan hệ, giao dịch mang tính hành chính, kinh tế hay dân sự. Chẳng hạn như “tội cung cấp dịch vụ trái phép trên mạng máy tính”, “tội vi phạm các quy định về xuất bản”... Những điều luật như vậy không mang lại lợi ích mà thậm chí cản trở tiến bộ xã hội, hạn chế quyền dân sự của người dân được Hiến pháp bảo hộ.
Hình phạt quá nghiêm khắc, độ “bao phủ” quá rộng
Điều 344 BLHS 2015 quy định về “Tội vi phạm các quy định về hoạt động xuất bản” thuộc nhóm các tội xâm phạm trật tự quản lý hành chính”. Đây là điều luật không phải là hoàn toàn mới, nó thay thế điều 271 BLHS 1999. Tuy nhiên về nội dung thì đã mở rộng và nghiêm khắc hơn rất nhiều.
Nếu như điều luật cũ chỉ quy định hành vi “vi phạm các quy định về xuất bản, phát hành sách, báo, đĩa âm thanh, băng âm thanh, đĩa hình, băng hình hoặc các ấn phẩm khác” - tức là việc xác định một người có phạm tội hay không phụ thuộc vào các luật chuyên ngành, luật trong xuất bản, và hình phạt tù cao nhất đến một năm, thì nay theo luật mới hình phạt tăng lên đến năm năm và quy định thêm rất nhiều tình huống trước đây có thể vi phạm mà không sao, nay có thể thành phạm tội, bị phạt tù.
Lấy ví dụ hai trường hợp sau:
Điểm b, khoản 1, điều 334: In trên 2.000 bản đối với từng xuất bản phẩm mà không có xác nhận đăng ký xuất bản, không có quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh; không có bản thảo đã được ký duyệt theo quy định của pháp luật;
Điểm c, khoản 1, điều 344: Xuất bản, in hoặc phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép với số lượng 500 bản trở lên đối với từng xuất bản phẩm.
Có thể thấy, những hành vi vi phạm như nêu ở trên, nếu không vì mục đích cố ý, có nội dung chống phá Nhà nước, thì chỉ thuần là hoạt động kinh tế, dân sự. Thế nhưng qua nội dung điều luật, cho thấy thuộc loại có cấu thành tội phạm kiểu “hình thức”. Tức là chỉ cần có dấu hiệu là bị kết tội, mà không xem xét đến yếu tố chủ quan, nguyên nhân khách quan.
Chính vì vậy, giả sử vì lý do lợi nhuận, một doanh nghiệp có thể in với số lượng nhiều hơn 2.000 bản trong tình huống như nêu trong điều luật, thì cho dù là xuất bản phẩm thuộc loại “lành mạnh” vẫn bị xử lý hình sự. Điều này có thực sự hợp lý và cần thiết?
Theo tôi, những vi phạm như trên chỉ nên xử lý hành chính. Chỉ xử lý hình sự đối với xuất bản phẩm có nội dung xấu, chống phá Nhà nước, hay có nội dung vi phạm thuần phong mỹ tục, lịch sử chẳng hạn.
Một ví dụ khác, điểm d, khoản 1, điều 334 quy định: “Đăng tải trên phương tiện điện tử xuất bản phẩm có nội dung bị cấm theo quy định của pháp luật hoặc không có xác nhận đăng ký xuất bản, không có quyết định xuất bản, không có bản thảo đã được ký duyệt mà xuất bản xuất bản phẩm đó”. Với quy định như thế này, bất kỳ ai cũng có thể vào tù hoặc bị phía cơ quan chức năng, hay công chức công quyền lạm dụng, gây khó khăn, yêu sách. Vì thế nào là “có nội dung bị cấm theo quy định của pháp luật”? Hay “phương tiện điện tử” là gì? Liệu có phải là mạng xã hội hay không?
Nếu cá nhân nào đó đăng trên Facebook của mình một status về một vấn đề nào đó mà “bị cấm” thì rõ ràng đã xâm phạm quyền tự do ngôn luận, quyền phát biểu chính kiến của công dân.
Xâm hại quyền dân sự nên để các bên tự giải quyết
Theo quan điểm của tôi, những vi phạm, xâm hại về bản quyền, xuất bản... cần để cho các bên đương sự tự thỏa thuận, giải quyết với nhau. Hoặc cao hơn thì cũng chỉ xử lý về mặt hành chính.
Vì rõ ràng các hành vi mà BLHS 2015 quy định rằng đó là “tội phạm” trong hoạt động xuất bản nếu loại trừ mục đích cố ý, chống phá Nhà nước thì không hề xâm hại đến tính mạng, sức khỏe. Còn nếu là hành vi xâm phạm hay làm ảnh hưởng về các quyền dân sự, kinh tế hay sở hữu trí tuệ..., thì bên bị xâm hại hoàn toàn có quyền chủ động khởi kiện dân sự, đòi bồi thường thiệt hại. Giải quyết theo hướng kiện dân sự nhiều khi còn hiệu quả hơn nhiều so với xử lý hình sự vì nguyên đơn có quyền tự mình thu thập chứng cứ, chứng minh thiệt hại...
Pháp luật hình sự có mục tiêu trừng trị và ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhưng đồng thời phải bảo đảm các quyền dân sự, quyền con người được Hiến pháp quy định. Đặc biệt là các quyền về kinh tế (tự do kinh doanh), tự do ngôn luận, tự do báo chí... Cho nên, việc BLHS 2015 lần này đã đưa ra những điều luật mới mang tính “bao vây” và quá “chặt”, hình sự hóa nhiều quan hệ dân sự, kinh tế như vậy theo tôi là không phù hợp với tinh thần của Hiến pháp và xu hướng tiến bộ xã hội - vốn đặt con người và các quyền con người vào vị trí trung tâm.
Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta “bỏ qua” các vi phạm trong xuất bản, ai muốn xuất bản gì cũng được.
Vì thực ra ngay trong BLHS đã có sẵn nhiều tội danh có thể vận dụng và xử lý đối với những trường hợp cố ý hay nghiêm trọng. Cụ thể trong phần các tội về an ninh quốc gia đã có những tội như: tội phản bội Tổ quốc, hay tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCNVN”...
Tôi cho rằng sự tồn tại của điều 344 BLHS 2015 là không cần thiết. Vì thực chất là sự cản trở việc thực thi và bảo vệ một cách đầy đủ các quyền công dân, quyền con người được Hiến pháp quy định. (Ghi chú: đoạn này không có trong bài đăng báo).
..............
Quy định tại Bộ luật hình sự 2015
Điều 344. Tội vi phạm các quy định về hoạt động xuất bản
1. Người nào vi phạm các quy định về hoạt động xuất bản thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Không tuân thủ quy định về biên tập và duyệt bản thảo nhưng vẫn xuất bản xuất bản phẩm, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm;
b) In trên 2.000 bản đối với từng xuất bản phẩm mà không có xác nhận đăng ký xuất bản, không có quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh; không có bản thảo đã được ký duyệt theo quy định của pháp luật;
c) Xuất bản, in hoặc phát hành xuất bản phẩm đã bị đình chỉ phát hành, bị thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, tiêu hủy hoặc nhập khẩu trái phép với số lượng 500 bản trở lên đối với từng xuất bản phẩm;
d) Đăng tải trên phương tiện điện tử xuất bản phẩm có nội dung bị cấm theo quy định của pháp luật hoặc không có xác nhận đăng ký xuất bản, không có quyết định xuất bản, không có bản thảo đã được ký duyệt mà xuất bản xuất bản phẩm đó;
đ) Phạm tội có số lượng xuất bản phẩm dưới mức quy định tại một trong các điểm b hoặc điểm c khoản này, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại điểm b và điểm c khoản này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
e) Không nộp xuất bản phẩm lưu chiểu nhưng vẫn phát hành xuất bản phẩm, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điều 117 của bộ luật này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Thay đổi, làm sai lệch nội dung bản thảo đã được ký duyệt hoặc bản thảo tài liệu không kinh doanh đã có dấu của cơ quan cấp giấy phép xuất bản để xuất bản có nội dung bị cấm theo quy định của Luật Xuất bản;
c) Phát hành xuất bản phẩm có nội dung bị cấm theo quy định của Luật Xuất bản.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
................
Hình sự
- Vụ bị cáo 15 tuổi Nguyễn Mai Trung Tuấn: Phải chăng tòa sơ thẩm đã xử nặng hơn quy định? (11/2015)
- Vụ 3 mẹ con chết ở Long An: Khởi tố và sự nguy hiểm của căn bệnh mang tên "trầm cảm" (11/2015)
- Vụ hai luật sư bị đánh: có dấu hiệu phạm tội và Ai chủ mưu? (11/2015)
- Băn khoăn việc Tổng biên tập báo Người Cao Tuổi về truy cứu hình sự do hành vi "duyệt cho đăng" bài báo (11/2015)
- Cô gái lỡ tay giết người tại vòng xoay Công trường Dân Chủ tối 24-10-2015 nên đầu thú để hưởng lượng khoan hồng (10/2015)
- Vì sao cần hoãn thi hành án tử hình đối với Lê Văn Mạnh? (10/2015)
- Vụ án con ruồi trong chai Number One: Yếu tố "uy hiếp tinh thần" xác định có phạm tội hay không (10/2015)
- Xung quanh tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" (9/2015)
- Công an bắn hạ kẻ dìm nước cháu bé - liệu đã thật sự không còn cách nào khác? (9/2015 - Kiên Giang)
- Rượt đánh, cướp máy ảnh của phóng viên: phạm tội gì? (6/2015)
- Vụ án Hồ Duy Hải: liệu có thực sự "đến đây là hết rồi, không còn cách nào khác"? (4/2015)
- Chứng cứ ngoại phạm của nguyên trưởng công an huyện và chứng cứ ngoại phạm của nghi can trong vụ án Hồ Duy Hải (8/2015)
- Bữa ăn 22 triệu đồng: phải gọi là "trộm cắp" (1/2015)
- Vụ cựu công an xã đánh chết học sinh: Phải xử tội giết người mới đúng! (11/2014)
- Phạm nhân Huỳnh Văn Nén được kháng nghị giải oan, sau 14 năm thụ hình án chung thân về tội giết người (11/2014)
- Vụ khởi tố thẩm phán xử vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn: ba ông quan tòa sao chỉ khởi tố một ông? (9/2014)
- Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn: Cơ quan nào cũng phải soi lại mình! (10/2014)
- Khi thẩm phán chỉ là người 'đọc' kết luận của cơ quan điều tra
- Vụ anh rể hiếp dâm em vợ: khung hình phạt quá rộng dẫn đến việc xử sao cũng ...đúng luật !? (9/2014)
- Nhiều tình tiết lạ trong vụ đôi nam nữ chết trong xe hơi Fortuner tại Bình Dương (8/2014)
- Dùng hung khí chém vào đâu trên cơ thể thì bị truy tố tội "giết người"?
- Thoát án tử về tội tham nhũng nếu bồi thường 5 tỉ đồng?
- Mua bán trinh: phạm tội gì? ai phạm tội?
- Bàn về vấn đề đồng phạm trong vụ án nhà báo Hoàng Hùng
- Con tự tử, cha mẹ có chịu trách nhiệm?
- Mẹ giết con rồi tự vẫn – phạm tội gì?
- Suy nghĩ xung quanh bản án tử hình dành cho "tướng cướp" Hồ Duy Trúc (3/2014)
- "Công an đánh chết nghi can là hành vi phạm tội giết người" (3/2014)
- Vụ xử 5 công an đánh chết người: cần truy tố về hành vi "bắt người trái pháp luật" và "giết người"
- Vụ án “hình xăm con rết” & vấn đề bãi nại trong tố tụng hình sự
- Trụ đèn rò điện gây chết người: Sẽ lại không có ai bị xử lý?
- Khoảng trống pháp luật & sự độc ác xung quanh cái chết của anh công nhân trốn trại Sơn Bồ Rót (7/2014)
- Đâu là chứng cứ xác định "mua dâm"?
- Hình ảnh "phòng the" là văn hóa phẩm đồi trụy?
- “Giết người” hay “đe dọa giết người”?
- Hành vi giết người của Nguyễn Đức Nghĩa không “man rợ” ?
- Nguyễn Đức Nghĩa đã giết người “man rợ”
- Thế nào là "tài liệu mật"? - qua vụ án phóng viên Lan Anh báo Tuổi Trẻ bị truy tố về tội "chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước" tại Bộ Y tế năm 2005
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét