Truyện ngắn của HG
Đêm đã thức khuya soạn bài,
nhưng sáng nào bà Huệ cũng dậy rất sớm. Ăn sáng qua loa, sắp xếp bài vở đến
trường. Có hôm còn kịp cho đàn gà ăn, nhưng thường thì không. Tất tất, tả tả
đến trường. Bà không muốn cô hiệu trưởng nói nặng nói nhẹ đến mình.
“Cô này khô chân, gân mặt,
tính khắt khe,chặt chẽ, soi mói đến từng cái lá rơi,sợi rơm vướng trước cửa lớp
nếu không may học sinh chưa kịp nhặt trước khi trống vào lớp.
Mà cũng kỳ lạ thực, nhà cô ta ở cách trường
đến hơn hai chục cây. Không biết cô ấy dậy từ khi nào mà chưa có giáo viên nào
đến, cô đã có mặt ở trường.
Chính sự ráo riết, khắt khe
này cô vẫn được trên người ta tín nhiệm, mặc dù không ít đơn thư tố cáo cô vi
phạm. Từ việc gây khó, ăn chặn giáo viên khi làm thủ tục bảo hiểm, hay hạch về
chuyên môn thiếu sót của một vài người, đến số tiền “những khoản chi khác”.
Đã từng có lần thanh tra
huyện, tỉnh, về làm việc. Thậm chí cả công an tỉnh về điều tra. Tai tiếng ồn ào
một dạo, rồi lại vẫn đâu vào đấy.
Chỉ khổ giáo viên trong
trường.
Thay vì môi trường cởi mở,
thân thiện, chan hòa tình đồng nghiệp, là không khí căng thẳng, bức bối, e ngại
với nhiều người.
Người ta bảo chính sự mẫn cán
hơi thái quá của cô mà được trên tín nhiệm.
Cũng có kẻ ác ý bảo cô là
“Con bà hàng bún, có chịu “bóp mới ra khoản”. Mới được những giáo viên non về
nghiệp vụ cung phụng, quà cáp”.
Cả trường chỉ có mỗi “bà thày”
được cô ưu ái. Bà này chuyên ngồi hầu đồng vào thứ bảy, chủ nhật, có tâm linh
gọi là món gọi hồn, xem vận hạn. Bà chưa nhận lễ lấy tiền của ai, có đặt lên
ban, xong quả lễ bà lại trả lại cho con nhang đệ tử.
Chưa ai nói ra nhưng bà Huệ
biết “bà thày” đang dọn đường, tìm thêm thu nhập cho lúc về hưu.
Bây giờ mà nhận tiền của
khách chắc không ổn. Quy định của ngành giáo dục đâu cho phép bà ta làm như
vậy? Không chừng còn bị kỷ luật, đuổi khỏi ngành cũng nên!
Bà thày cũng chạc tuổi bà.
Chỉ năm nay nữa thôi là cả hai nhận sổ hưu. Sao cùng tuổi nhau mà tích cách, cư
xử khác nhau như vậy? Một người bị xét nét hàng ngày, hở một tí là ghi vào sổ
theo dõi, một người lại trọng vọng, có làm kém, chuyên môn yếu vẫn được trọng
vọng, đề cao? Chỉ tai mình không có khoa bói toán, hay được ăn lộc thánh nên
thua kém người ta cũng là phải, bà Huệ tự an ủi mình như vậy. So bì làm gì cho
thêm mệt, mất tình cảm chị em. Người ta có nói thế nào, đối xử thế nào bà vẫn
chỉ cười. Bà không tự nhìn được cái cười của mình. Nếu nhìn thấy nụ cười của
mình chắc không khỏi đau lòng..
Tuy không thân, nhưng bà Huệ
chẳng bao giờ ghen tị. Dù chuyên môn của bà thày kém bà Huệ, nhưng năm nào cũng
được khen thưởng, được công nhận “thi đua tiên tiến”. Nhất là sau mấy lần trên
về thanh tra, bà thày cầu cạnh thần Phật thế nào đấy, tất cả đều tai qua nạn
khỏi, cái ghế hiệu trưởng của cô Hà không hề lung lay. Đã tín nhiệm bà thày
càng được thêm phần ưu ái, tín nhiệm. Mồng một ngày rằm nào bà thày cũng đều
đặn ra trường chính làm lễ thắp nhang, khấn vái xì xụp. Lúc đầu, ở nơi trường
học lập ban thờ nom cũng khó coi. Nhưng lâu dần cũng trở thành quen. Hôm nào
đúng phiên tuần, tiết bà ra muộn, người ta lại có ý ngóng đợi, hoặc thậm chí
cho người lên tận phân hiệu hai đón bà thầy, cho dù đường vào đó cực khó đi.
Phải tay lái lụa mới dám đi những con đường như vậy..”
Bà Huệ đã sắp xong cặp, buộc vào xe nhưng vẫn chưa đi ngay. Bà đang có ý đợi ai đó trước khi đến trường. Những ý nghĩ như trên thoáng qua trong đầu khiến bà sốt ruột, không muốn chờ đợi thêm.
Bà Huệ đã sắp xong cặp, buộc vào xe nhưng vẫn chưa đi ngay. Bà đang có ý đợi ai đó trước khi đến trường. Những ý nghĩ như trên thoáng qua trong đầu khiến bà sốt ruột, không muốn chờ đợi thêm.
Gần đây chắc ai đó thêm bớt
điều gì, bà thấy cô Hà hiệu trưởng có cái nhìn khang khác, để ý kỹ hơn mọi khi.
Bà không muốn chậm thêm phút
nào nữa. Sẽ là cái cớ để cho cô ta sài sẻ, làm mất mặt mình trước mọi người,
nhất là trước mặt cả đám học sinh. Cô này vừa chua vừa chát, mỗi lần cô ấy mắng
là bà Huệ mất ngủ đến vài đêm. “Tôi nói cho cái mặt bà biết..” Ai đời lãnh đạo
mà ăn nói như thế bao giờ? Cứ làm cái trường này là tiền của bố mẹ cô bỏ ra, cô
có đầy quyền uy, muốn nói ai thế nào cũng được?
Chả còn bao lâu nữa, đến lúc
nghỉ hưu, bà Huệ muốn không có điều tiếng gì trước khi, như chị em nói là: “Hạ
cánh an toàn”.
Bà đã dắt xe ra cổng.
Bà đã dắt xe ra cổng.
Chợt con chó mực xích ngoài
vườn sủa lên tràng dài. Người mà bà có ý chờ đang đứng ngoài ngõ, sợ chó cắn
chưa dám vào. Bà biết ngay là ai. Đúng là cái Hấn, con anh cu Tài rồi. Nó vừa
là học sinh, vừa là hàng xóm của bà..
**
**
Con bé vẫn mặc chiếc áo bò dài
tay, màu xanh nước biển cũ. Cái áo đứa con gái cô giáo Huệ cho nó, hồi chưa đi
đại học, còn ở nhà vì nó mặc đã chật. Nó đun bếp, củi lửa thế nào mà than bắn
vào, áo cháy mấy lỗ nhỏ ở hai cánh tay. Nhưng phải công nhận vải bò là thứ vải
may áo rất bền, gần chục năm rồi mà chưa sút chỉ, hơi ơn nơi cổ. Có điều chưa
hết mùa nóng nực thế này mà vận nó vào thì không hợp lắm. Mùa này người ta mặc
áo mỏng, cộc tay chứ không ai ăn mặc như nó. Nhưng nó đâu có được lựa chọn?
Hoàn cảnh nhà nó lúc này, có áo mặc là tốt rồi, nó đâu dám đòi hỏi hơn?
Con bé gầy và đen hơn mấy tháng trước. Suốt kỳ nghỉ hè vừa rồi nó đâu có nghỉ buổi nào? Không theo mẹ lên nương làm cỏ sắn thuê cho người ta nó cũng dãi nắng ở vườn ươm ở nhà Hoàn Mị.
Con bé gầy và đen hơn mấy tháng trước. Suốt kỳ nghỉ hè vừa rồi nó đâu có nghỉ buổi nào? Không theo mẹ lên nương làm cỏ sắn thuê cho người ta nó cũng dãi nắng ở vườn ươm ở nhà Hoàn Mị.
Lão chủ vườn ươm cây có tiếng
trai lơ ở vùng này. Người ta đồn lão “xơi” gần hết đám đàn bà con gái làm công
cho nhà mình. Mánh lới cũng thật đơn giản: Nhận lời lão đưa lên đồi. Ở đó lão
lão có cái chòi canh cây, để mặc lão muốn làm gì thì làm. Sau đó ngủ một giấc,
dậy ăn cơm.. công lão trả gấp đôi ngày thường.
Con bé mới mười ba tuổi lão
đã có ý nhòm ngó. Nó biết tỏng trò vớ vẩn của lão, nhất định không chịu. Lão
cười khẩy: “Đã nghèo lại còn sĩ”! Nó không “sĩ”, nhưng nó sợ. Điều đó là cái gì
khủng khiếp, ghê rợn đối với đứa con gái ở tuổi nó.
Từ hôm ấy, lão bảo đã đủ
người, không nhận nó vào làm nữa.
Không làm thì thôi, thiếu gì
việc?
Nó đi phát cỏ vườn, phun
thuốc diệt cỏ, thuốc sâu cho những trang trại trong vùng. Chỉ có điều công việc
bấp bênh, không ổn định, khi có, khi không..
Những việc đó bà giáo Huệ biết cả. bà thương nó mà chẳng thể giúp được gì. Nhìn chỏm tóc đuôi gà vàng hoe, chắc ít khi đụng tới cái lược của nó bà cảm thấy nhói trong lòng.
Những việc đó bà giáo Huệ biết cả. bà thương nó mà chẳng thể giúp được gì. Nhìn chỏm tóc đuôi gà vàng hoe, chắc ít khi đụng tới cái lược của nó bà cảm thấy nhói trong lòng.
Bà đã từng có một tuổi thơ
vất vả không kém gì nó.
Không phải ngẫu nhiên bà cử
nó làm lớp trưởng của lớp bà chủ nhiệm. Thông thường các lớp khác giáo viên
thường cắt cử con em cán bộ, hay những nhà khá giả làm chân này. Riêng bà thì
không.
Không phải chỉ vì ý thức bình
đẳng giữa người với người, không phân sang hèn. Không phải vì muốn thay đổi tập
tục: “Con vua rồi lại làm vua” hay muốn lấy lòng cán bộ, toa dập theo lề lối
phong kiến, mà nhiều người thời nay nhiễm phải và cảm thấy tự nhiên, không có
điều gì.
Chỉ đơn giản đó là cách khích
lệ, động viên để nó có thêm “dũng khí”, vượt qua hoàn cảnh bản thân..
Mọi sáng, dịp nghỉ hè, cũng tầm này nó đến gọi cổng. Hôm thì mớ ốc nó nhặt được ngoài suối, hôm món cá tép nhỏ bố nó lặn ngụm đêm hôm ngoài sông kiếm được.
Mọi sáng, dịp nghỉ hè, cũng tầm này nó đến gọi cổng. Hôm thì mớ ốc nó nhặt được ngoài suối, hôm món cá tép nhỏ bố nó lặn ngụm đêm hôm ngoài sông kiếm được.
Nó cũng biết “tiếp thị” ra
phết. Nó bảo: “Cô ạ cá của em là cá sạch, không phải cá nuôi tăng trọng”.
Bà chỉ cười, cái này thì bà
biết chứ. Nhưng tôm cá của nó lẫn lộn, nhiều sạn, lại quá nhỏ, nhặt rất mất
công. Thôi thì bà mua cho nó để nó khỏi phải ra chợ. Mỗi hôm vài ba lạng thế
này, đi chợ chả bõ.
Nhưng hôm nay nó đến không, tay cầm tờ giấy, nước mắt vòng quanh.
Nhưng hôm nay nó đến không, tay cầm tờ giấy, nước mắt vòng quanh.
Nó:
- Em thưa cô, em đến xin cô
cho nghỉ học. Từ ngày mai cô cử bạn khác làm lớp trưởng thay em. Nhà em hoàn
cảnh quá, có khi em phải đi làm kiếm tiền. Bố em dạo này kiếm không được cá.
Chả biết dưới sông cá đi đâu hết, đêm nào đến sáng bố em cũng về không. Mẹ em
lại mới ngã xe đạp, bị trẹo gân phải nghỉ ở nhà. Em không đi thì nhà không có
tiền mua gạo. Em biết cô rất thương em nên em đến đây xin phép cô cho em nghỉ..
Điều này thì bà giáo Huệ
biết, nó đã bỏ học cần gì phải phép tắc nữa? Nhưng nó là đứa sống có tình, nó
mới đến nói như vậy.
Sự việc xảy ra đột ngột,
khiến bà Huệ lúng túng không biết nói thế nào. Bà chỉ biết bảo nó phải cân
nhắc. Dù thế nào cũng không nên bỏ học ở tuổi nó. Mai sau không có kiến thức,
em sẽ làm gì để sống trong thời buổi văn minh, “kinh tế tri thức” này? Làm sao
để tồn tại trong xã hội cạnh tranh ngày càng khốc liệt về công ăn việc làm? Nó
bảo: “Em biết, nhưng nhà em khó thế, cô bảo biết làm sao?”. Nó cúi đầu “Em chào
cô”rồi vụt đi như chạy.
Chắc nó sợ cô giaó không cho
đi, hoặc nói nữa, nó sẽ khóc òa lên mất!
Trong đời dạy học của mình, bà giáo Huệ gặp không ít điều trớ trêu, phức tạp. Nhiều chuyện cảm động đến nao lòng.. Nhưng buổi sáng hôm nay là buổi bà cảm thấy sốc nhất.
Trong đời dạy học của mình, bà giáo Huệ gặp không ít điều trớ trêu, phức tạp. Nhiều chuyện cảm động đến nao lòng.. Nhưng buổi sáng hôm nay là buổi bà cảm thấy sốc nhất.
Đầu óc choáng váng, bà chạy
xe trên đường, suýt nữa thì va vào chiếc công nông đi ngược chiều.
Thật may hôm nay cô “hiệu” có
buổi họp hội gì dưới phòng. Nếu không cô ta sẽ nhắc lại điệp khúc: “ Có nói lại
kêu oan, chuyên môn đi muộn giờ, trang phục lại không chỉn chu như người ta. Bà
thử xem cái cổ áo bà để thế kia có được không? Có khác gì bà bán cá ở chợ? Có
mà oan Thị Mầu”!
Trống vào lớp, bà Huệ cảm
thấy như mình vừa mất đi một thứ gì quý giá và quan trọng. Lớp thiếu con bé
Huyền ban nãy như vắng hẳn đi. Con bé có
cái tên thật hay, tính nết ngoan ngoãn, học giỏi, sao nó lại vất vả thế không
biết?
Mắt bà cay cay, sợ học trò
nhìn thấy, bà quay vào trong, kín đáo lau dòng nước mắt tự nhiên nóng hổi trên
má mình.
**
Nhà anh Cu Tài là cái nhà bè dập dềnh ở bến sông, cùng xóm với nhà Bà Huệ, nhưng gần nhà xa ngõ. Muốn đến nhà anh phải đi vòng qua một lối hẹp đường bờ ruộng. Hai bên đường mọc đầy cây mắc cỡ và cỏ lông may. Đứng từ xa đã thấy cái xe máy cũ dựng trên bờ, đắp bằng mấy tàu lá cọ. Cái xe máy này bố cái Huyền mua được lần bán mảnh đất cuối cùng trên bờ, gần sát tỉnh lộ. ( Nhà nó từng có thời “khấm khá” gọi là có tiền. Nhưng bố lại là người vô lo và ham chơi. Có cô trong làng chồng chết tai nạn ngã giáo “đong” bố nó một thời gian. Mấy trăm triệu bạc chỉ chưa đầy một năm, cô này lột gần hết của bố nó. Thực thà mà nói bố nó không phải là người trai lơ như lão Hoàn Mị, “chết” cô này cái chính là thèm con trai. Nhà nó tất cả bốn chị em, đều là “bươm bướm bay” cả. Nên bố nó buồn, thường xuyên uống rượu giải khuây. Mà khi người ta để con ma men quyến rũ, lấy đâu ra tỉnh táo để lo làm lo ăn? ). Cái xe máy như vật kỷ niệm, lâu rồi bố nó không đụng đến để nghe người ta tấm tắc khen giỏi chạy xe ở quãng xuống nhà bè của nhà nó. Bây giờ có muốn xe cũng không chạy được vì nó hỏng quá nhiều thứ. Yên xe rách không kể, xăm lốp lòi ra cũng không kể luôn, những cái đó có thể thay dễ dàng. Chiếc xe hư nát, lọc xọc từ bên trong. Bây giờ muốn chữa lại có khi đắt gần bằng mua xe mới. Bố nó dựng trên bờ cả năm nay rồi. Dưới bè thì lại quá chật, không có chỗ để. Ngày xe còn tốt bố nó gửi nhà quen trên bờ. Giờ như cục sắt gỉ thế này cũng không cần gửi. Giá có gửi, bẩn nhà,chắc chả ai cho.
Ngay buổi chiều hôm cái Huyền bỏ học, hết giờ trên lớp bà giáo Huệ tìm đến nhà nó. Anh Cu Tài vẫn ngồi ôm cái điếu cày, mắt nhìn ngơ ngơ ra ngoài mặt sông. Mấy hôm nay mưa thượng nguồn, đập thủy điện xả nước nên nhà bè nổi hẳn lên, không lấp lim, ghếch vào bờ đất, nửa chìm nửa nổi như mọi khi.
Thấy bà Huệ đến bố cái Huyền lúng túng:
- Mời bà giáo ngồi, thông cảm nhà con chật chội. Ở nhà bè nên bàn ghế chẳng có. Con lại không uống nước chè, mời bà tạm cốc nước lọc. Nghèo thì nghèo, mỗi ngày con vẫn phải mua một bình trên chợ về cho cả nhà uống.
**
Nhà anh Cu Tài là cái nhà bè dập dềnh ở bến sông, cùng xóm với nhà Bà Huệ, nhưng gần nhà xa ngõ. Muốn đến nhà anh phải đi vòng qua một lối hẹp đường bờ ruộng. Hai bên đường mọc đầy cây mắc cỡ và cỏ lông may. Đứng từ xa đã thấy cái xe máy cũ dựng trên bờ, đắp bằng mấy tàu lá cọ. Cái xe máy này bố cái Huyền mua được lần bán mảnh đất cuối cùng trên bờ, gần sát tỉnh lộ. ( Nhà nó từng có thời “khấm khá” gọi là có tiền. Nhưng bố lại là người vô lo và ham chơi. Có cô trong làng chồng chết tai nạn ngã giáo “đong” bố nó một thời gian. Mấy trăm triệu bạc chỉ chưa đầy một năm, cô này lột gần hết của bố nó. Thực thà mà nói bố nó không phải là người trai lơ như lão Hoàn Mị, “chết” cô này cái chính là thèm con trai. Nhà nó tất cả bốn chị em, đều là “bươm bướm bay” cả. Nên bố nó buồn, thường xuyên uống rượu giải khuây. Mà khi người ta để con ma men quyến rũ, lấy đâu ra tỉnh táo để lo làm lo ăn? ). Cái xe máy như vật kỷ niệm, lâu rồi bố nó không đụng đến để nghe người ta tấm tắc khen giỏi chạy xe ở quãng xuống nhà bè của nhà nó. Bây giờ có muốn xe cũng không chạy được vì nó hỏng quá nhiều thứ. Yên xe rách không kể, xăm lốp lòi ra cũng không kể luôn, những cái đó có thể thay dễ dàng. Chiếc xe hư nát, lọc xọc từ bên trong. Bây giờ muốn chữa lại có khi đắt gần bằng mua xe mới. Bố nó dựng trên bờ cả năm nay rồi. Dưới bè thì lại quá chật, không có chỗ để. Ngày xe còn tốt bố nó gửi nhà quen trên bờ. Giờ như cục sắt gỉ thế này cũng không cần gửi. Giá có gửi, bẩn nhà,chắc chả ai cho.
Ngay buổi chiều hôm cái Huyền bỏ học, hết giờ trên lớp bà giáo Huệ tìm đến nhà nó. Anh Cu Tài vẫn ngồi ôm cái điếu cày, mắt nhìn ngơ ngơ ra ngoài mặt sông. Mấy hôm nay mưa thượng nguồn, đập thủy điện xả nước nên nhà bè nổi hẳn lên, không lấp lim, ghếch vào bờ đất, nửa chìm nửa nổi như mọi khi.
Thấy bà Huệ đến bố cái Huyền lúng túng:
- Mời bà giáo ngồi, thông cảm nhà con chật chội. Ở nhà bè nên bàn ghế chẳng có. Con lại không uống nước chè, mời bà tạm cốc nước lọc. Nghèo thì nghèo, mỗi ngày con vẫn phải mua một bình trên chợ về cho cả nhà uống.
-Có nước mới thế này chắc dễ
đánh cá nhỉ?
- Chả có đâu bà ạ. Cả đêm qua, người vẫn đang mệt, con cũng cố dò ra sông. Từ ngày có đập thủy điện đến giờ, tôm cá vợi hẳn đi. Nhất là mấy năm nay, vùng mình nhiều người làm bột đao đót, lại dùng hóa chất để tẩy bột, Bao nhiêu nước thải đổ hết ra suối, suối chảy về sông, tôm cá như tuyệt chủng rồi hay sao ấy. Mỗi đêm chỉ bắt được một ít, để ăn, không bõ đem bán.
Nói rồi anh thở dài thườn thượt, hút liền lúc mấy điếu thuốc lào, như để quên đi lời mình vừa nói.
Chỗ này trước còn là bến đò phụ. Người ta hay qua sông quãng này để khỏi vòng mãi lên bến thượng. Từ ngày bến trên người ta mở bến phà, lên xuống tiện lợi hơn, nên bến này chả còn ai đi. Đúng là anh Tài đen đủ đường. Cá tôm đã ít, ngay con đò nhỏ của mình cũng không còn cơ hội được dùng. Nếu không mỗi ngày cũng kiếm đủ gạo ăn.
- Em Huyền sáng nay đến gặp tôi, nó nói xin nghỉ học, tôi xuống đây gặp gia đình xem cụ thể thế nào? Nó còn non quá, nghỉ học sớm làm gì? Sau này lớn lên nó sẽ oán giận bố mẹ. Anh chị nên xem lại thế nào? Nhiều người hoàn cảnh còn khó khăn hơn, người ta vẫn cố gắng cho con đi học kia mà?
Anh Cu Tài gãi đầu, gãi tai, mặt đỏ bừng, có vẻ lúng túng:
- Chúng con cũng có muốn thế đâu. Có ai bắt nó phải nghỉ đâu. Chả qua nó thương bố mẹ mà nghĩ thế. Để vợ chồng con khuyên bảo cháu xem thế nào. Có gì con sẽ nói lại với bà giáo..
- Thế em ấy đi đâu từ sáng đến giờ?
Mẹ cái Huyền từ lúc bà giáo đến chỉ chào lí nhí rồi im không lên tiếng. Bên chân trái của chị ta đang buộc lá thuốc ở cổ chân. Thấy bà giáo hỏi, mới nói:
- Nó theo một chị người dưới thành phố lên. Hai chị em bảo đưa nhau xuống tỉnh từ sáng tới giờ chưa thấy về. Thấy bảo nhau đi mua sắm đồ gì đấy. Sau đấy sẽ đưa nó ra tỉnh, xếp cho một chỗ làm, hợp với sức vóc của nó. Còn hứa ứng trước cho nó tiền để mua chiếc điện thoại..Con bé mừng quá vội theo đi ngay..
Bà giáo Huệ giật mình.
Mấy ngày nay ngày nào ti vi cũng nói về nạn buôn bán người sang Trung Quốc. Những trò dụ dỗ phụ nữ trẻ em sao mà na ná như lời mẹ em Huyền vừa nói?
Chút nữa thì bà buột miệng nói ra suy nghĩ vừa thoáng qua của mình. Việc chưa rõ ra sao, nói ra có khi hai vợ chồng nhà này lại thêm lo lắng. Bố cái Huyền khi xưa cũng từng là học trò của bà. Anh ta quý bà gần như mẹ đẻ. Với ai thế nào thì bà không biết, với bà anh ta rất lễ phép tử tế, chưa một lần thất thố. Nhưng không nói không được. Cái điều không hay ấy rất có thể xảy ra. Nhưng nói như thế nào đây?
Một lúc lâu. Hoàng hôn đã buông xuống nhạt nhòa mặt sông. Mơ hồ sương khói phía núi xa, bầu trời đã có chỗ tím lịm ngả màu xám, rồi đen..
Bà Huệ không thể ngồi lâu, bà hỏi: “Anh chị có xem ti vi mấy hôm nay không?”
- Chả có đâu bà ạ. Cả đêm qua, người vẫn đang mệt, con cũng cố dò ra sông. Từ ngày có đập thủy điện đến giờ, tôm cá vợi hẳn đi. Nhất là mấy năm nay, vùng mình nhiều người làm bột đao đót, lại dùng hóa chất để tẩy bột, Bao nhiêu nước thải đổ hết ra suối, suối chảy về sông, tôm cá như tuyệt chủng rồi hay sao ấy. Mỗi đêm chỉ bắt được một ít, để ăn, không bõ đem bán.
Nói rồi anh thở dài thườn thượt, hút liền lúc mấy điếu thuốc lào, như để quên đi lời mình vừa nói.
Chỗ này trước còn là bến đò phụ. Người ta hay qua sông quãng này để khỏi vòng mãi lên bến thượng. Từ ngày bến trên người ta mở bến phà, lên xuống tiện lợi hơn, nên bến này chả còn ai đi. Đúng là anh Tài đen đủ đường. Cá tôm đã ít, ngay con đò nhỏ của mình cũng không còn cơ hội được dùng. Nếu không mỗi ngày cũng kiếm đủ gạo ăn.
- Em Huyền sáng nay đến gặp tôi, nó nói xin nghỉ học, tôi xuống đây gặp gia đình xem cụ thể thế nào? Nó còn non quá, nghỉ học sớm làm gì? Sau này lớn lên nó sẽ oán giận bố mẹ. Anh chị nên xem lại thế nào? Nhiều người hoàn cảnh còn khó khăn hơn, người ta vẫn cố gắng cho con đi học kia mà?
Anh Cu Tài gãi đầu, gãi tai, mặt đỏ bừng, có vẻ lúng túng:
- Chúng con cũng có muốn thế đâu. Có ai bắt nó phải nghỉ đâu. Chả qua nó thương bố mẹ mà nghĩ thế. Để vợ chồng con khuyên bảo cháu xem thế nào. Có gì con sẽ nói lại với bà giáo..
- Thế em ấy đi đâu từ sáng đến giờ?
Mẹ cái Huyền từ lúc bà giáo đến chỉ chào lí nhí rồi im không lên tiếng. Bên chân trái của chị ta đang buộc lá thuốc ở cổ chân. Thấy bà giáo hỏi, mới nói:
- Nó theo một chị người dưới thành phố lên. Hai chị em bảo đưa nhau xuống tỉnh từ sáng tới giờ chưa thấy về. Thấy bảo nhau đi mua sắm đồ gì đấy. Sau đấy sẽ đưa nó ra tỉnh, xếp cho một chỗ làm, hợp với sức vóc của nó. Còn hứa ứng trước cho nó tiền để mua chiếc điện thoại..Con bé mừng quá vội theo đi ngay..
Bà giáo Huệ giật mình.
Mấy ngày nay ngày nào ti vi cũng nói về nạn buôn bán người sang Trung Quốc. Những trò dụ dỗ phụ nữ trẻ em sao mà na ná như lời mẹ em Huyền vừa nói?
Chút nữa thì bà buột miệng nói ra suy nghĩ vừa thoáng qua của mình. Việc chưa rõ ra sao, nói ra có khi hai vợ chồng nhà này lại thêm lo lắng. Bố cái Huyền khi xưa cũng từng là học trò của bà. Anh ta quý bà gần như mẹ đẻ. Với ai thế nào thì bà không biết, với bà anh ta rất lễ phép tử tế, chưa một lần thất thố. Nhưng không nói không được. Cái điều không hay ấy rất có thể xảy ra. Nhưng nói như thế nào đây?
Một lúc lâu. Hoàng hôn đã buông xuống nhạt nhòa mặt sông. Mơ hồ sương khói phía núi xa, bầu trời đã có chỗ tím lịm ngả màu xám, rồi đen..
Bà Huệ không thể ngồi lâu, bà hỏi: “Anh chị có xem ti vi mấy hôm nay không?”
- Dạ nhà có cái ti vi cũ, hôm vừa rồi bị nhiễm
sét đánh từ xa, mang xuống thợ họ bảo cháy mất “bo mạch”. Con chưa lấy về..
- Đài báo người ta đang cảnh báo nạn buôn người, bắt cóc phụ nữ và trẻ em. Cái Huyền nhà mình anh chị phải để ý, đừng bắt thân làm quen với người lạ. Ngay cả quen cũng phải đề phòng, kẻo rồi lỡ xảy ra chuyện đáng tiếc. sáng nay Huyền nó đến xin nghỉ tôi đã áy náy chuyện này. Anh chị phải hết sức thận trọng. Dù rằng khó khăn, nhưng còn có làng xóm, xã hội ai để anh chị và các cháu đói đến nỗi phải bỏ học? Hôm nay cô hiệu trưởng đi vắng, tôi có nói chuyện với mấy cô cùng trường. Mọi người ai cũng ái ngại, tìm cách lo giúp cho cháu. Nhân tiện lãnh lương, mỗi cô một ít, tôi mang về đây đưa anh chị chế nóng. Rồi ra nhà trường sẽ có cách để giúp em sau. Còn hội đồng hươngNam Định mình nữa, ông nhà tôi là
hội trưởng, tôi sẽ nói với ông ấy giúp quỹ của hội cho gia đình ta vay. Anh chị
khỏe lên, làm trả sau. Nhất định không cho con cái nghỉ học, mình mới đáng làm
cha làm mẹ..
Bà để ý nét mặt anh Cu Tài, chừng như ái ngại, rơm rớm nước mắt:
- Đài báo người ta đang cảnh báo nạn buôn người, bắt cóc phụ nữ và trẻ em. Cái Huyền nhà mình anh chị phải để ý, đừng bắt thân làm quen với người lạ. Ngay cả quen cũng phải đề phòng, kẻo rồi lỡ xảy ra chuyện đáng tiếc. sáng nay Huyền nó đến xin nghỉ tôi đã áy náy chuyện này. Anh chị phải hết sức thận trọng. Dù rằng khó khăn, nhưng còn có làng xóm, xã hội ai để anh chị và các cháu đói đến nỗi phải bỏ học? Hôm nay cô hiệu trưởng đi vắng, tôi có nói chuyện với mấy cô cùng trường. Mọi người ai cũng ái ngại, tìm cách lo giúp cho cháu. Nhân tiện lãnh lương, mỗi cô một ít, tôi mang về đây đưa anh chị chế nóng. Rồi ra nhà trường sẽ có cách để giúp em sau. Còn hội đồng hương
Bà để ý nét mặt anh Cu Tài, chừng như ái ngại, rơm rớm nước mắt:
- Được như vậy con cảm ơn bà
giáo lắm. Nhất định chúng con không để phụ lòng. Để cháu về con sẽ bảo nó. Chắc
chả có chuyện nó bị người ta lừa đi bán đâu! Chị quen nó cũng là người họ hàng
xa nhà con mà!
- Anh chị đừng chủ quan. Cảnh giác vẫn hơn. Thôi tôi về.
Bà Huệ leo lên khỏi dốc. Chưa bao giờ bà thấy mỏi như lúc này. Bà đã già thật rồi, không còn được như xưa. Leo con dốc này không như ngày nào.
- Anh chị đừng chủ quan. Cảnh giác vẫn hơn. Thôi tôi về.
Bà Huệ leo lên khỏi dốc. Chưa bao giờ bà thấy mỏi như lúc này. Bà đã già thật rồi, không còn được như xưa. Leo con dốc này không như ngày nào.
Nhưng bà lại như trút được
gánh nặng trong lòng. Con bé sẽ lại tiếp tục đến trường. Cô hiệu trưởng tai
quái sẽ không còn có cớ để dằn vặt bà về cái tội “để mất học sinh”.
Nhưng liệu con bé tối nay có về nhà không như mẹ nó nói? Hay đã xảy ra với nó chuyện không hay gì rồi?
Vẫn có cái gì đó bồn chồn không yên. Bà về tới nhà,cả xóm đã lên đèn. Như mọi hôm tiếng nhạc, tiếng loa lại rộn ràng, như không có chuyện gì xảy ra!
Nhưng liệu con bé tối nay có về nhà không như mẹ nó nói? Hay đã xảy ra với nó chuyện không hay gì rồi?
Vẫn có cái gì đó bồn chồn không yên. Bà về tới nhà,cả xóm đã lên đèn. Như mọi hôm tiếng nhạc, tiếng loa lại rộn ràng, như không có chuyện gì xảy ra!
=======================
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét