Truyện
ngắn của HG
Tháng giêng là “tháng ăn chơi”. Ở Đâu không nói, chứ ở làng Tắc này, Khượm thấy hoàn toàn không phải như vậy.
Tháng giêng là “tháng ăn chơi”. Ở Đâu không nói, chứ ở làng Tắc này, Khượm thấy hoàn toàn không phải như vậy.
Mới ra đến mồng bốn, mồng năm
tết đã có người ra đồng. Người ta vội vội vàng vàng như sợ nếu không gấp ngay,
thì chả bao giờ được làm cái công việc ngàn đời, đã nên “nghiệp” của mình nữa.
Khác với mọi nơi, người ta
vẫn thong thả đi hội, thăm chùa, lễ đền có khi kéo dài sang đến tháng ba âm
lịch.
Nhưng ở làng Tắc này lại khác, nó có những nguyên do của nó.
Nhưng ở làng Tắc này lại khác, nó có những nguyên do của nó.
Đất bãi soi nổi giữa sông,
không làm sớm cho kịp vụ, đến lúc ngô chín, được thu trúng phải giữa vụ nước,
là coi như bỏ.
Nếu có kịp thu cũng vất vả
trăm bề.
Vác tải ngô nặng “vãi tinh
thần” từ giữa bãi xuống thuyền, lại phải
bơi thuyền, bơi mảng qua con ngòi nước sâu. Lại.. vác cái bao “tinh thần khốn
khổ” ( cách gọi của dân làng ) lên, từ bờ ngòi ngược dốc, lên bờ..
Xong vụ thu hoạch, người nào người đấy hốc hác, bơ phờ như vừa qua đận sốt rét rừng!
Như vừa trải qua trận dịch..
Từ ngày có đập thủy điện ở phía thượng lưu, cái nạn nước nôi mới dứt hẳn. Nhưng, bao nhiêu năm chịu mãi quen rồi, giờ không có nước ngập nữa, người ta vẫn quen thói canh tác ngày nào..Vẫn y như nguyễn mà làm!
Xong vụ thu hoạch, người nào người đấy hốc hác, bơ phờ như vừa qua đận sốt rét rừng!
Như vừa trải qua trận dịch..
Từ ngày có đập thủy điện ở phía thượng lưu, cái nạn nước nôi mới dứt hẳn. Nhưng, bao nhiêu năm chịu mãi quen rồi, giờ không có nước ngập nữa, người ta vẫn quen thói canh tác ngày nào..Vẫn y như nguyễn mà làm!
Cũng có cái lợi mỗi năm thêm
một vụ, nên người làng vẫn muốn giữ thói quen dù vất vả.
Tết xong, là hối hả cày bừa,
gieo cấy để chuyển sang làm việc khác.
Những anh nhà ít đất, qua tết lại khăn gói gió đưa, đi làm ăn xa. Đủ cả mọi nghề. Người thì vào Đắc Nông thuê đất làm khoai, anh vác thước, mang dao bay đi làm thợ hồ. Người đi buôn đường dài, vào nam ra bắc, sang cả bên Tàu, làm đủ thứ công việc. Ai thuê gì làm nấy, phần nhiều công việc nặng nhọc, bẩn tưởi người sở tại không muốn làm, vẫn OK, miễn là có tiền.
Những anh nhà ít đất, qua tết lại khăn gói gió đưa, đi làm ăn xa. Đủ cả mọi nghề. Người thì vào Đắc Nông thuê đất làm khoai, anh vác thước, mang dao bay đi làm thợ hồ. Người đi buôn đường dài, vào nam ra bắc, sang cả bên Tàu, làm đủ thứ công việc. Ai thuê gì làm nấy, phần nhiều công việc nặng nhọc, bẩn tưởi người sở tại không muốn làm, vẫn OK, miễn là có tiền.
Thời buổi khó khăn, có cơ hội
kiếm được đồng tiền, không ai nề hà.
Một làng có hơn trăm nóc nhà,
vậy mà đi đâu trong nam, ngoài bắc tỉnh nào cũng gặp.
Khượm nghĩ.. có khi sang tận Hoa Kỳ, sang Úc đại lợi cũng vẫn có thể gặp được “những người con yêu dấu” của làng này!
Chỉ riêng mấy anh, mấy chị có nghề riêng, bám ven đường quốc lộ phía bên kia làng này là trụ được ở nhà.
Khượm nghĩ.. có khi sang tận Hoa Kỳ, sang Úc đại lợi cũng vẫn có thể gặp được “những người con yêu dấu” của làng này!
Chỉ riêng mấy anh, mấy chị có nghề riêng, bám ven đường quốc lộ phía bên kia làng này là trụ được ở nhà.
Nhà thằng Côn là một trong
các trường hợp như vậy.
Thằng này môi trễ, mắt lồi, bản tính nhút nhát, giống như mẹ nó ngày xưa, lúc “Cô Ba Tí” còn sinh thời.
Thằng này môi trễ, mắt lồi, bản tính nhút nhát, giống như mẹ nó ngày xưa, lúc “Cô Ba Tí” còn sinh thời.
Nó tốt tính, ai nói gì cũng ư
hữ, không thấy cãi, nhưng hay bị động bạn bè.
Suốt ngày xưởng cửa kính
khung nhôm của nó đập choang choang, máy cắt sắt chạy è è đinh tai nhức óc. Tối
đến đám bạn vô công rồi nghề kéo đến tụ tập, hát hỏng .
Ca nhạc gì quanh đi quẩn lại
chỉ có mấy bài, vừa khê vừa nồng, lúc nhẽo nhẹt như khoai nát, lúc cứng còng
như sắn khô.. mà cả bọn cứ tưởng là hay.
Khượm là thiếu tá, sĩ quan về
hưu mới về làng hôm trước tết, chưa quen bầu không khí ở đây. Nhà anh ở đối
diện với nhà nó. Thấy nhóm thằng Côn vô lối quá, anh xem ra không bằng lòng.
Anh định sang nhà nó mắng cho
thằng Côn mấy mắng. Hát gì thì hát, phải có sự tôn trọng chung. Các nhà xung
quanh nói chuyện với nhau át hết cả tiếng, ti vi xem không nghe thấy gì là hát
kiểu gì?
Vợ anh bảo: “Nó hát chán mỏi mồm khác tự thôi, nói làm gì? Bọn trẻ bây giờ đâu có như
ngày xưa? Có đứa gặp người già cứ chống mắt lên, không thèm chào. Anh mà nói nó
lại càng trêu ngươi, phí lời!”. Khượm nghe vợ nói vậy mới thôi.
Anh bỏ ra đầu làng cho yên
tĩnh. Nhưng chơi đâu bây giờ? Khó chọn quá!
Làng Tắc này chín người mười
tỉnh, văn hóa làng chả giống làng nào. Vợ anh người làng này, Khượm theo vợ về
đây, anh thấy nó khác xa với làng anh ở đường xuôi/ Làng xóm gì mà quê chẳng ra
quê, tỉnh không ra tỉnh?
Ngày tết láng giềng chẳng ai
đến nhà ai, khách quanh quẩn toàn con cháu nhà, không thì người quen từ xa đến.
Láng giềng suốt mấy ngày tết
không lai vãng nhà nhau. Khỏi tết xong mới đến nhà hỏi mượn cái này, nhờ cái
kia, cứ làm như thân thiết lắm.
Có cái gì không ổn trong văn
hóa sống ở làng này, chả trách gọi là “làng Tắc” là phải!
Cái gì cũng bí rị, không
thông, chả thoáng tẹo nào!
Thực ra, Khượm không biết lai lịch của cái tên gọi là “Tắc” của làng này.
Thực ra, Khượm không biết lai lịch của cái tên gọi là “Tắc” của làng này.
“Tắc” là tên gọi con gà lạc
mẹ.
Khi ông Khanh móm, người đầu
tiên đến ở làng này.
Lúc ấy, nơi đây còn hoang
vắng. Ông bắt gặp chú gà con bị lạc trong bụi rậm nên gọi luôn chỗ ở của mình
là “chòm Gà tắc”.
Dần dà đông người lên, mới
thành làng như bây giờ. Riêng chuyện về con gà tắc ấy có rất nhiều giai thoại.
Có thể nó là con gà quạ tha đánh rơi xuống, cũng có thể nó tự sinh ra từ những
bụi lau rậm rạp ven sông, hoặc nở ra từ trứng bìm bịp, cuông cuốc mà thành..
Nhưng đó là đề tài của câu chuyện khác, chưa kể ở đây..
**
Một hôm sau rằm tháng giệng Thanh sứt sang nhà tôi chơi. Ngồi vãn một lúc, tự dưng hắn hỏi:
- Chú Khượm, có biết vì sao Hạnh dấm không chịu lấy vợ nữa không? Từ ngày vợ chết đã cả chục năm, ai giới thiệu, manh mối kiểu gì, chỗ nào cũng lắc đầu quầy quậy. Cứ như người ta sắp đeo vào cổ mình cục cối đá không bằng, lạ lắm..
- Bác hởi giữa giời như thế nhà em chịu. Vợ ai chả muốn có? Đàn ông đang tuổi, ai muốn ở một mình? Nhu cầu này nọ, em không nói, nhưng đã là gia đình, phải có vợ có chồng nó mới nên gia thất. Rồi ai chợ búa, cơm nước? Sinh hoạt nhiều cái bất tiện lắm.. Chắc cái nhà bác ấy có uẩn khúc làm sao mới sợ lấy vợ ấy chứ?
- Chú nói cũng phải! Cái đó vừa là bổn phận, vừa là quyền lợi, làm người ai cũng phải qua, phải có. Chỉ có thế nào mới..
Tự dưng hắn thấp giọng thì thầm:
- Chính cái sự này làm tôi suy nghĩ mãi, không tiện nói ra cùng ai.. Cái thằng kia liệu có phải con mình không, tôi vẫn hồ nghi. Nó thì chắc chắn không biết. Ai lại nói cho nó chuyện ấy bao giờ? Mẹ nó chắc còn sống chắc cũng không dám hé miệng. Ở gần nhau cái sự con hoang thời nay chả hiếm, nó không biết, không tôn trọng cũng được. Nhưng đằng này nó cứ như thể trêu ngươi, nghĩ hận lắm..
- Chuyện bác Hạnh không chịu lấy vợ thì liên quan gì đến chuyện này?
- Sao lại không liên quan? Tôi cam đoan với chú lão ấy thuộc dạng vô sinh, ba đứa con trong đấy có thằng Côn đều không phải con của lão. Đứa nào tôi không biết chứ thằng Côn đích thự là con tôi. Bây giờ mà lão lấy vợ nữa, chuyện sẽ lộ ra. Chả có chuyện gì bưng bít mãi được. Không phải ai cũng cư xử được như cô Ba Tí. Đắng cay ngậm cả trong lòng, người ngoài không ai biết cô ấy bất hạnh đến thế nào..Hồi ấy chú chưa về đây, có kể chú cũng chẳng tin..Nếu phải cô khác có ông chồng “bất lực” chả nhảy cỡn lên, phá cày, phá vạy ra rồi à?
Cô Ba Tí thì tôi biết. Đó là người đàn bà có dáng mạo đàn ông, chả có vẻ gì lẳng lơ nhăng nhít, làm gì có chuyện như hắn nói? Bà ấy lại mất cách đây khá lâu. Trong làng nhớn bé chưa thấy ai nói gì về tính giăng hoa, thiếu đứng đắn của bà.
Nhưng đó là đề tài của câu chuyện khác, chưa kể ở đây..
**
Một hôm sau rằm tháng giệng Thanh sứt sang nhà tôi chơi. Ngồi vãn một lúc, tự dưng hắn hỏi:
- Chú Khượm, có biết vì sao Hạnh dấm không chịu lấy vợ nữa không? Từ ngày vợ chết đã cả chục năm, ai giới thiệu, manh mối kiểu gì, chỗ nào cũng lắc đầu quầy quậy. Cứ như người ta sắp đeo vào cổ mình cục cối đá không bằng, lạ lắm..
- Bác hởi giữa giời như thế nhà em chịu. Vợ ai chả muốn có? Đàn ông đang tuổi, ai muốn ở một mình? Nhu cầu này nọ, em không nói, nhưng đã là gia đình, phải có vợ có chồng nó mới nên gia thất. Rồi ai chợ búa, cơm nước? Sinh hoạt nhiều cái bất tiện lắm.. Chắc cái nhà bác ấy có uẩn khúc làm sao mới sợ lấy vợ ấy chứ?
- Chú nói cũng phải! Cái đó vừa là bổn phận, vừa là quyền lợi, làm người ai cũng phải qua, phải có. Chỉ có thế nào mới..
Tự dưng hắn thấp giọng thì thầm:
- Chính cái sự này làm tôi suy nghĩ mãi, không tiện nói ra cùng ai.. Cái thằng kia liệu có phải con mình không, tôi vẫn hồ nghi. Nó thì chắc chắn không biết. Ai lại nói cho nó chuyện ấy bao giờ? Mẹ nó chắc còn sống chắc cũng không dám hé miệng. Ở gần nhau cái sự con hoang thời nay chả hiếm, nó không biết, không tôn trọng cũng được. Nhưng đằng này nó cứ như thể trêu ngươi, nghĩ hận lắm..
- Chuyện bác Hạnh không chịu lấy vợ thì liên quan gì đến chuyện này?
- Sao lại không liên quan? Tôi cam đoan với chú lão ấy thuộc dạng vô sinh, ba đứa con trong đấy có thằng Côn đều không phải con của lão. Đứa nào tôi không biết chứ thằng Côn đích thự là con tôi. Bây giờ mà lão lấy vợ nữa, chuyện sẽ lộ ra. Chả có chuyện gì bưng bít mãi được. Không phải ai cũng cư xử được như cô Ba Tí. Đắng cay ngậm cả trong lòng, người ngoài không ai biết cô ấy bất hạnh đến thế nào..Hồi ấy chú chưa về đây, có kể chú cũng chẳng tin..Nếu phải cô khác có ông chồng “bất lực” chả nhảy cỡn lên, phá cày, phá vạy ra rồi à?
Cô Ba Tí thì tôi biết. Đó là người đàn bà có dáng mạo đàn ông, chả có vẻ gì lẳng lơ nhăng nhít, làm gì có chuyện như hắn nói? Bà ấy lại mất cách đây khá lâu. Trong làng nhớn bé chưa thấy ai nói gì về tính giăng hoa, thiếu đứng đắn của bà.
Đành rằng cái thời tôi đang
sống có nhiều sự lạ, nhiều bí ẩn chưa có lời giải. Thậm chí nhiều ngừơi xuất
sinh từ nguồn gốc hoang đàng, con hoang con hủy vẫn thành công trong đời. Người
ta bảo những đứa con như thế sinh ra tính nết ranh quái, tinh ma, nhiều thủ đoạn
hơn người thường. Có kẻ về sau còn ngất ngưởng ngôi cao, hơn mọi chúng sinh..
Nhưng đấy là chuyện ngoài xã hội, ngoài đời chứ không ở làng. Một làng mà tính đố kị, ghen ghét vào hàng nhất nước. Người ta hay để ý, canh chừng nhau từ chuyện tỷ tì ti. Không có gì có thể giấu người làng được. Chính cái “đức tính” ấy mà “mở cửa”, “đổi mới” bao nhiêu năm rồi mà vẫn chưa mở mắt ra được, vẫn nghèo, vẫn trì trệ chả khác xưa là mấy.
Một làng như thế, đến con bê con, con muỗi què vào ngày nào, tháng nào cả làng còn biết, huống hồ chuyện ghê gớm, Hạnh sứt nói mà lại không ai biết gì?
***
Nhưng đấy là chuyện ngoài xã hội, ngoài đời chứ không ở làng. Một làng mà tính đố kị, ghen ghét vào hàng nhất nước. Người ta hay để ý, canh chừng nhau từ chuyện tỷ tì ti. Không có gì có thể giấu người làng được. Chính cái “đức tính” ấy mà “mở cửa”, “đổi mới” bao nhiêu năm rồi mà vẫn chưa mở mắt ra được, vẫn nghèo, vẫn trì trệ chả khác xưa là mấy.
Một làng như thế, đến con bê con, con muỗi què vào ngày nào, tháng nào cả làng còn biết, huống hồ chuyện ghê gớm, Hạnh sứt nói mà lại không ai biết gì?
***
Bảo rằng Khượm không biết cô
Ba Tí từ độ trước là không đúng, dù điều này Khượm chưa hề nói với ai. Đó là
hồi anh có chân trong ban chỉ huy quân sự tỉnh H, phụ trách khối “quân sự địa
phương”, chuyên trách dân quân tự vệ và
dân công phục vụ hỏa tuyến. Sau này nhiều người chỉ biết cuộc chiến tranh bảo
vệ biên giới phía bắc diễn ra và kết thúc thời gian rất ngắn. Thậm chí có người
còn chưa biết thực sự nó xảy ra khốc liệt như thế nào? Nó kéo dài, dai dẳng cả
chục năm trời, hy sinh mất, mát hơn cả cuộc kháng chiếng chống Pháp, được mệnh
danh là cuộc kháng chiến “trường kỳ”, có sự đóng góp công sức máu xương của
đồng bào và chiến sĩ cả nước.
Làng La Tinh quê anh, một làng “không xa kinh kỳ sáng chói” cũng có không ít người có mặt, tham gia cuộc chiến giữ biên cương. Ngoài các chiến binh gian khổ giữ chốt, anh còn biết thêm nhiều con trai, con gái quê mình cũng có mặt phía trước và cả phía sau, sát nách tuyến lửa.
Cô Ba Tí, Khượm gặp và biết trong dịp đó, một lần xuống phòng tuyến Bắc Mê, Khượm được giáp mặt lần đầu. Cô Ba Tí chả có gì nổi bật so với đám chị em, Khượm để ý vì khía cạnh khác. Chị có chân trong đội dân công hỏa tuyến lúc bấy giờ. Công việc hàng ngày là vừa mở thêm con đường chiến lược chuẩn bị kháng chiến lâu dài, nếu tình hình ngày càng xấu đi.
Làng La Tinh quê anh, một làng “không xa kinh kỳ sáng chói” cũng có không ít người có mặt, tham gia cuộc chiến giữ biên cương. Ngoài các chiến binh gian khổ giữ chốt, anh còn biết thêm nhiều con trai, con gái quê mình cũng có mặt phía trước và cả phía sau, sát nách tuyến lửa.
Cô Ba Tí, Khượm gặp và biết trong dịp đó, một lần xuống phòng tuyến Bắc Mê, Khượm được giáp mặt lần đầu. Cô Ba Tí chả có gì nổi bật so với đám chị em, Khượm để ý vì khía cạnh khác. Chị có chân trong đội dân công hỏa tuyến lúc bấy giờ. Công việc hàng ngày là vừa mở thêm con đường chiến lược chuẩn bị kháng chiến lâu dài, nếu tình hình ngày càng xấu đi.
Trong đội có người nói chị
quá lứa nhỡ thì, tuy không ở diện đi theo chỉ tiêu bắt buộc của địa phương, chị
tự nguyện làm đơn xin đi. Khượm thấy trước mặt mình là người phụ nữ đã cứng tuổi,
vẻ ngoài khô khan, ít nữ tính. Nhưng giọng nói riêng biệt của làng La Tinh thì
không trộn lẫn vào đâu được.
Bẵng đi một thời gian, Khượm không có điều kiện gặp lại. Có lúc nhớ câu chuyện làng, điều hiếm hoi xảy ra trong tâm trí anh thời tao loạn, Khượm có thoáng nhớ đến chị. Một phần chị cũng như bao người làng gặp nhau nơi xa quê thời chiến tranh, không có ấn tượng, hay kỷ niệm gì đặc biệt.
Anh cũng không ngờ sau này chị cũng lại về cùng sống nơi quê hương mới sau này của mình.
Bẵng đi một thời gian, Khượm không có điều kiện gặp lại. Có lúc nhớ câu chuyện làng, điều hiếm hoi xảy ra trong tâm trí anh thời tao loạn, Khượm có thoáng nhớ đến chị. Một phần chị cũng như bao người làng gặp nhau nơi xa quê thời chiến tranh, không có ấn tượng, hay kỷ niệm gì đặc biệt.
Anh cũng không ngờ sau này chị cũng lại về cùng sống nơi quê hương mới sau này của mình.
Lúc Khượm ra quân về quê vợ ở Tắc, Chị Ba Tí
đã lấy chồng, ở cùng làng như bây giờ.
Con gái làng anh giỏi bán buôn, đến nơi nào thích ứng cũng rất nhanh, cô Ba Tí cũng vậy. Hàng ngày cô cùng anh chồng vào các làng người thiểu số mua nông sản, thuê thuyền máy chở về xuôi bán cho các chủ hàng từ dưới xuối lên đón mua về. Khi thì ngô, khi thì đỗ.. Khi ngược thì mùa nào thức ấy, lại mua các hàng nhu yếu phẩm ngược lên bán cho đồng bào.
Con gái làng anh giỏi bán buôn, đến nơi nào thích ứng cũng rất nhanh, cô Ba Tí cũng vậy. Hàng ngày cô cùng anh chồng vào các làng người thiểu số mua nông sản, thuê thuyền máy chở về xuôi bán cho các chủ hàng từ dưới xuối lên đón mua về. Khi thì ngô, khi thì đỗ.. Khi ngược thì mùa nào thức ấy, lại mua các hàng nhu yếu phẩm ngược lên bán cho đồng bào.
Nói là thiểu số, nhưng người
dân tộc ở đây lại là số đông, đáng ra phải gọi là “đa số” ở chỗ này. Cô Ba tí
là một thương lái có tín nhiệm với họ. Giá cả lên xuống đã có thị trường, nhiều
người vẫn thích bán mua với cô ba có tiếng là ngay thẳng. Không ai nói cô “kẹo
cân”, hay dìm giá, nâng giá bao giờ. Cô học nhập tâm tiếng Thổ, tiếng Mán rất
nhanh, vì thế rất dễ giao dịch không ú ớ như thương lái vùng xuôi lên đây buôn
bán.
Anh Hạnh dấm, chồng cô kẽo kẹt cái xe trâu đi sau vợ một quãng.
Anh Hạnh dấm, chồng cô kẽo kẹt cái xe trâu đi sau vợ một quãng.
Cuộc tình của họ thật đơn
giản. Không thơ mộng như người ta hay ví
von khi viết về chuyện này.
Họ gặp nhau thời cùng làm dân
công, hết đợt là đưa nhau về làng.
Thực là ông trời có mắt và chuộng công bằng, chẳng để sót ai.
Anh Hạnh có hơi dở tính, nhà nghèo lại xấu trai cuối cùng cũng lấy được vợ. Trong nhà anh, cô Ba tí mới là người chủ trương, định đoạt mọi sự.
Thực là ông trời có mắt và chuộng công bằng, chẳng để sót ai.
Anh Hạnh có hơi dở tính, nhà nghèo lại xấu trai cuối cùng cũng lấy được vợ. Trong nhà anh, cô Ba tí mới là người chủ trương, định đoạt mọi sự.
Cũng đúng thôi, ai kiếm nhiều
tiền người đó nắm quyền lãnh đạo trong gia đình. Anh Hạnh không lấy đó làm khó
chịu, mà còn cảm thấy thinh thích.
Việc đã có người lo, bán mua
đắt rẻ không cần biết, cứ “cơm no bò cưỡi” là được rồi.
Ngay cái chuyện xấu đẹp, cũng không thành vấn đề.
Ngay cái chuyện xấu đẹp, cũng không thành vấn đề.
Đẹp có mài ra ăn được đâu?
Người ta chỉ quan trọng nó lúc đầu do đòi hỏi của của con mắt, chưa thấm nỗi lo
của cái dạ dày.
Người quê cần nhất là no cơm
ấm áo, sau đó mới tới thứ khác. Cái nhu cầu ấy, tưởng chừng đơn giản, bao đời nay
khát vọng chưa nguôi. Đó chính là thời mà nhan sắc chưa thành tài sản, chưa có
giá “gay go” như thời bây giờ..
Anh cứ thèn thẹn như con gái,
vợ mắng xơi xơi vì vụng về cũng chỉ gãi đầu gãi tai, nhe hàm răng bổ cuốc,
cười..
Cũng có người chê cô Ba thái quá. Gì thì gì đối xử với chồng như vậy là không được. Muốn gì thì muốn, người đàn ông vẫn là trụ cột, cây nóc trong gia đình. Nhưng tuyệt nhiên không thấy ai cho đến khi Cô Ba Tí lâm bệnh hiểm nghèo, thác đi, có xầm xì về đức hạnh của cô.
Cũng có người chê cô Ba thái quá. Gì thì gì đối xử với chồng như vậy là không được. Muốn gì thì muốn, người đàn ông vẫn là trụ cột, cây nóc trong gia đình. Nhưng tuyệt nhiên không thấy ai cho đến khi Cô Ba Tí lâm bệnh hiểm nghèo, thác đi, có xầm xì về đức hạnh của cô.
Nhan sắc không có, làm gì có
anh nào đưa đẩy, tán tỉnh, “đong” cô làm gì?
Khượm thật bất ngờ khi nghe
chuyện này. Theo khượm có nhẽ Thanh sứt bực tức thằng Côn điều gì nên nói như
vậy. Nó đập búa vang quá, hay dịp tết không chịu sang nhà sát ngay vách chúc
mừng năm mới, làm Thanh tự ái?
Khượm nghĩ không phải.
Khượm nghĩ không phải.
Những sự như cơm bữa ấy diễn
đi diễn lại nhiều năm nay rồi. Chín tỉnh, mười làng người ta quen cái nết thờ ơ
ấy với nhau rồi. Không thăm hỏi nhà nhau ngày tết hoặc ngày dưng cũng có cái
hay của thời “sống tốc độ”, như bọn trẻ hay kháo nhau, đỡ mất thì giờ, nhỡ
việc.
Mà cũng ai biết ma ăn cỗ,
khối anh đạo mạo bề ngoài, lừ đừ như ông từ vào đền còn có chuyện ái oăm. “Ban
ngày quan lớn như cha..”. Không nên kết luận sớm điều gì.
Mà thôi uẩn khúc đời người ai chả có, tò mò vẩn vơ làm gì cho mệt óc?!
Mà thôi uẩn khúc đời người ai chả có, tò mò vẩn vơ làm gì cho mệt óc?!
****
Ba ngày sau, tôi (Khượm) đang sửa lại chỗ tường bao vỡ, do xe tải đụng vào, thấy Thanh sứt vẻ mặt bí hiểm chạy sang. Hắn thì thào: “Chú sang anh nhờ chút..” Không biết hắn nhờ việc gì, không thể xử sự như bọn trẻ, lơ tít được, tôi buông dao xây sang xem chuyện gì. Thấy trên bàn nơi ngồi uống nước mọi khi nhà Thanh sứt đặt cái tộ thủy tinh. Cái tộ chứa lưng lửng nước màu hồng thẫm như pha máu gà. Thấy tôi chú ý, Thanh sứt nói ngay:
- Chuyện hôm trước nhỡ mồm, anh nói có khi không phải chú ạ?
Tôi nhớ ra chuyện gì, hỏi lại hắn:
- Bác căn cứ vào đâu để kết luận?
Thanh sứt cười hì hì:
Ba ngày sau, tôi (Khượm) đang sửa lại chỗ tường bao vỡ, do xe tải đụng vào, thấy Thanh sứt vẻ mặt bí hiểm chạy sang. Hắn thì thào: “Chú sang anh nhờ chút..” Không biết hắn nhờ việc gì, không thể xử sự như bọn trẻ, lơ tít được, tôi buông dao xây sang xem chuyện gì. Thấy trên bàn nơi ngồi uống nước mọi khi nhà Thanh sứt đặt cái tộ thủy tinh. Cái tộ chứa lưng lửng nước màu hồng thẫm như pha máu gà. Thấy tôi chú ý, Thanh sứt nói ngay:
- Chuyện hôm trước nhỡ mồm, anh nói có khi không phải chú ạ?
Tôi nhớ ra chuyện gì, hỏi lại hắn:
- Bác căn cứ vào đâu để kết luận?
Thanh sứt cười hì hì:
- À anh căn cứ kết quả thử
máu cổ truyền có từ thời các cụ ngày xưa. Sáng nay thằng Côn làm cố quá nên đổ
máu cam, nhờ anh cầm máu cho, do đấy mới có máu của nó..
Rồi hắn giơ ngón tay út của mình đưa tôi xem chỗ cắt máu đã được băng lại.
Rồi hắn giơ ngón tay út của mình đưa tôi xem chỗ cắt máu đã được băng lại.
Thì ra thế.
Chả biết hắn nghe ai bày, lại
thử máu kỳ quái như vậy?
Chỗ máu của thằng Côn được hòa vào tộ nước trong. Sau đấy Thanh sứt cắt máu của mình nhỏ vào, khuấy trộn lên. Hắn bảo nếu cùng huyết thống máu sẽ tụ lại kết vón lại thành cục!
Chỗ máu của thằng Côn được hòa vào tộ nước trong. Sau đấy Thanh sứt cắt máu của mình nhỏ vào, khuấy trộn lên. Hắn bảo nếu cùng huyết thống máu sẽ tụ lại kết vón lại thành cục!
Trần đời tôi chứa nghe hoặc
thấy ai thử AND kiểu này bao giờ!
Kết quả là chả có cục máu nào
tụ lại cả..
Vẻ mặt lão có vẻ suýt xoa
tiếc rẻ, kể lại cho tôi nghe chuyện Cô Ba Tí kín đáo xin giống má thế nào.
..Hôm ấy ở trên lõng Bốc, nhá
nhem mặt trời, Thanh sứt gặp Ba Tí vào làng đong Ngô. Ngang chỗ Thanh sứt lên
nương về thì gặp. Cô ấy gọi Thanh giọng hốt hoảng.
Hỏi chuyện gì?
Nói: “Có con gì đang bò sau
cổ, ngứa quá, nhờ anh bắt đi giúp”
Tìm đi tìm lại chả thấy con
gì.
Lật cả cổ áo, mở cả khuy cũng
chỉ thấy những thịt là thịt, trắng hếu. Chợt Thanh hiểu ra liền bảo: “Ở đây
không tiện, vào chòi của tôi, khác có cách bắt bọ cho..”
Tính ngày tính tháng thằng
Côn phải là của tôi mới phải”.
Tưởng gì, chỉ có thế mà nhận
con người thành con mình, thật quái quỷ.
Tôi không tin cách hắn thử,
nhưng qua lời hắn kể thì chả có lý do nào để tin như thế.
Một lần ấy chắc quái gì đã có
kết quả? Hắn nhầm chăng?
- Bác Thanh ạ, theo em muốn
xác định AND phải đến bệnh viện người ta có phương tiện mới biết được. Qua
nhiều khâu lắm, hiện đại đấy, mà còn có lúc nhầm, huống hồ cách thử của bác tin
làm sao được? Mà con ai cũng là con xã hội, cũng là con người. Bác nặng nghĩ
làm gì?
- Chú nói cũng phải. Chả hiểu sao tôi lại lẩn thẩn như thế. Đúng là “có lúc người không ra người”. May mà bà xã nhà tôi không biết chuyện này. Chú cũng đừng nói với ai nữa nha!
- Chú nói cũng phải. Chả hiểu sao tôi lại lẩn thẩn như thế. Đúng là “có lúc người không ra người”. May mà bà xã nhà tôi không biết chuyện này. Chú cũng đừng nói với ai nữa nha!
Tôi giữ lời, không nói với
ai.
Viết câu chuyện này tôi đã
phải đổi cả tên nhân vật và hoàn cảnh riêng của họ.
Nhỡ không may, bác “Thanh” có
đọc cũng đừng buồn tôi.
Bác cứ coi như chưa đọc, hoặc chuyện của ai ở đẩu đâu, không phải của mình!
Bác cứ coi như chưa đọc, hoặc chuyện của ai ở đẩu đâu, không phải của mình!
17/2/2016
HG
HG
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét