Truyện ngắn của HG
- Hôm
nào chú có việc ngang qua, vào nhà cháu chơi. Nhà cháu ngay bên này dốc
đèo Nàng, gần xóm người H’mông có lần
chú vào đấy chụp ảnh ấy. Có bộ “hai tấm một chiếu” đẹp lắm, chú thích cháu hỏi
cho.
Lại nói: “Bên kia đường đối diện
với nhà cháu có một cái thác nước đẹp, tuyệt vời luôn. Chỗ í mà quay vào phim á,
chả chỗ nào bằng được. Nhưng chú phải lên vào mùa mưa, nước ở thác ấy mới
nhiều. Ngày xưa thì có nước quanh năm. Bây giờ rừng còn ít, thác nước nó mới
thế..Còn có một bí mật nữa dưới đủng nước chân thác này chỉ cháu mới biết, cháu
cũng chưa nói với ai. Chú thiện chí, chú cháu kết hợp, có bạc tỷ chứ chả nói
chơi đâu chú ạ! Chả gì bố cháu với chú
ngày xưa cũng là chỗ quen thân. Không nhẽ ông chú đi qua nhà cháu không vào?”
- Cứ chuẩn bị rượu đi. Báo trước là chú không đi một mình. Thể nào cũng có đôi
ba ông đi cùng.
Nó cười, cái miệng rộng toác ra:
- Gì chứ rượu chỗ cháu đâu có thiếu? Ông trẻ thích loại nào cũng có
- Có thật không đấy? Chỗ ấy xa chợ, có lần tao vào nhà trưởng thôn, nhà ấy bắt
được con cầy. Có thịt mà không có rượu, phải ăn vã thịt đấy..Đừng có khoác.
- Xưa rồi chú ơi. Nhà cháu bây giờ rượu không thiếu. Còn cất bán cho dân bản,
men lá hẳn hoi. Chú uống được bao nhiêu mà lo?
Đấy là câu chuyện nó nói với
tôi hôm nó về ăn nhà mới người anh em họ
của nó, cùng làng với tôi. Cứ nghĩ có tí men, người ta hay nói mọi thứ đều vống
lên, không nhiều thì ít. Thú thực hôm ấy tôi cũng không để ý lắm. Cũng chỉ nghĩ
nó ba hoa chích chòe, phét tí chứ chắc gì có thật?
Tôi vốn là người xuê xoa, không cầu kì mấy đến đồ vật dụng. Đồ gỗ, đồ điện tử
cứ thứ nào dùng bền, chắc mà không quá đắt thì ưng.
Không giống ông anh con bà cô tôi ở gần nhà. Lão ấy dùng thứ nào ra thứ đấy.
Chỉ nội việc mấy bố con kỳ công lên tận Đồng Văn, Mèo Vạc tìm bộ xa lông đã đủ
biết ông cầu kỳ đến thế nào. Đó là bộ xa lông bằng ngọc am có nhẽ cả tỉnh này
cũng chỉ có vài ba bộ!
Ông ấy bảo đây là giống cây mọc ngầm dưới đất, gỗ nó quý chả kém gì vàng. Ngồi
lên bộ ghế ấy lâu ngày tự dưng khỏi gút, khỏi chứng viêm khớp, cao huyết áp tự
nhiên biến mất như chưa bị bao giờ.
Đặc biệt nữa trong phòng kê bộ bàn ghế này tuyệt nhiên không có ruồi muỗi. Nó
kỵ hay sao ấy mà không thấy con nào bén mảng?
Ông này vẫn còn một ao ước nữa là làm sao để được sở hữu bộ “hai tấm một chiếu”
như thằng Giỏi nói. Chứ với tôi dù có là một tấm rộng đủ một chiếu tôi cũng
không quan tâm.
Có lẽ hoàn cảnh khó nghèo nhiều năm trước không tạo cho tôi sở thích hay ham
muốn nhiều thứ như người ta. Chỉ mong những cái gì vừa sức mình, kiểu cá vừa
đĩa, chứ không ham cái viển vông.
Đấy cũng là thói quen con nhà nghèo, chưa bao giờ có tiền tỉ trong tay. Nếu
thằng Giỏi nói chuyện này với ông anh họ tôi, rất có thể ông ấy sẽ chú ý. Có
thể ngay sau đó ông ấy sẽ theo nó lên luôn chưa biết chừng?
Chẳng biết bí mật dưới chân thác
nó nói là bí mật thuộc loại nào? Nhưng phải công nhận cái thác đó đẹp. Dù có bí
mật nào hay không cũng không thành vấn đề. Với lại những chuyện bí mật thường
luôn đi theo với điều nguy hiểm. Mấy lần ông Hồ Thăng hẹn tôi lên thăm K mà
chưa đi được. Nhân thể chuyến này tôi dẫn ông đi một phen. Nhân thể tìm hiểu
câu chuyện nó nói là gì?
Chúng
tôi dừng xe ở chợ K, ngay ngã ba đường vào Khuổi Khít. Hai ông nghệ sĩ nhiếp
ảnh muốn vào trong đó tác nghiệp ở làng người H’ Mông cho đủ bộ ảnh sưu tập
“Nét văn hóa các dân tộc” của mình. Còn tôi, đi rồi sẽ tính, chưa có dự định cụ
thể gì.
Bí
mật mà chàng hàng xóm cũ của tôi nói muốn kết hợp với tôi có giá bạc tỉ thực
tình mà nói, tôi chả quan tâm. Chắc lại một hốc đá thạch anh hay một cây đinh
thối bị lấp sâu trong lòng đất chứ chẳng có chuyện gì khác. Còn chuyện hũ bạc
hũ vàng từ đời xửa đời xưa người ta chôn giấu trong vùng cũng chỉ là chuyện tào
phào. Ngay cái chuyện “hai tấm một chiếu” tôi cũng chẳng màng. Nhà cửa chật chội,
nếu có tiền mua được về cũng không có chỗ kê. Mà dính vào gỗ lạt là dính vào
xương thịt của rừng, ở đâu không nói, vùng tôi gần như là dính vào điều cấm kị.
Cho
dù rừng chả còn là mấy thì còn chừng nào cũng nên giữ gìn chừng nấy, chớ làm
hại thêm. Trồng một cái cây khác với chế tạo một cái xe, xây một ngôi nhà.
Không thể ngày một ngày hai mà có. Nó là thứ tài sản quý vô cùng vì cần rất
nhiều thời gian.
Một
thời thiếu thốn gian nan, con người hay mơ viển mơ vông các chuyện đại loại như
vậy. Nếu có đi lên chỗ Giỏi tôi chỉ cầu mong sao nhặt được câu chuyện hay,
không thể cứ ngồi nhà nghĩ, rồi nặn ra những câu chuyện lèo phèo,nhạt nhẽo. Gì
không nói, viết kị nhất trường hợp này. Nó vừa thiếu hơi thở nồng nàn của cuộc
sống, vừa thiếu cái “lý”của sự thật khách quan.
Đến
mình còn không chấp nhận được thì nói gì đến người khác đọc?
”Câu chuyện” may ra có thể tìm thấy không thể nói trước. Nhưng tôi tin, nếu chịu khó quan sát, chịu khó động não một chút, mình sẽ có thu hoạch, không chịu về không.
Hai chiếc xe bán tải đang đỗ ngay vệ đường. Một cái của ngành viễn thông, một cái của dịch vụ bán hàng lưu động. Hai cái loa tranh nhau quảng cáo, đến là vui tai.
”Câu chuyện” may ra có thể tìm thấy không thể nói trước. Nhưng tôi tin, nếu chịu khó quan sát, chịu khó động não một chút, mình sẽ có thu hoạch, không chịu về không.
Hai chiếc xe bán tải đang đỗ ngay vệ đường. Một cái của ngành viễn thông, một cái của dịch vụ bán hàng lưu động. Hai cái loa tranh nhau quảng cáo, đến là vui tai.
Nhưng
xem ra ít người chú ý, có lẽ cảnh tượng này không phải mới có lần đầu. Cách
tiếp thị này có lẽ đã diễn ra nhiều lần ở đây. Cái gì thường xuyên, liên lục lặp đi lặp lại
cũng dễ thành quen. Người ra vào chợ vẫn thản nhiên không để mắt đến.
Nhưng
hai ông nghệ sĩ vẫn thoăn thoắt, bấm máy liên tục. Trời không đến nỗi nắng nóng
lắm mà áo ông nào ông ấy xâm xấp mồ hôi.
Tôi
tìm vào một quán bên đường, ngắm người qua lại, nhộn nhịp, nhưng chưa tìm thấy
ý tứ gì cho mình trong chuyến đi này.
Có
lẽ bởi đối với tôi, chợ K là nơi qua lại nhiều lần, mà cái gì thành quen khó ra
cảm xúc.
Đằng
nào cũng phải đợi hai ông “nghệ” kia ra, thì thôi cứ quan sát, lắng nghe..
Mấy
ông người Tày trung trung tuổi đang phàn nàn với nhau về chuyện dạo này chuối
quả không có người mua. Có mua người ta cũng mua rẻ, chỉ bằng non nửa giá hồi
đầu năm. Một ông đi ủng cao gần tới gối, tay cầm dao đi rừng bảo định đi lên
nương lấy chuối, đang chín đỏ cả nương, chim ăn ác lắm..Nhưng chán chưa muốn
đi. Chả bõ khi người ta tranh nhau mua, vào tận lán trên nương, khác chặt, khác
mang về, mình chả phải động chân tay”.
Hỏi
thì ông nói nhà có ngót non ngàn khóm!
Tôi
hình dung ra vườn chuối nhà ông mà thất kinh. Hàng héc ta chứ không phải chuyện
đùa!
Chợt
nhớ hôm thằng Giỏi hàng xóm nhà tôi ngày xưa, bây giờ chuyển cư lên đây làm
kinh tế. Nó nói nhà nó vườn chuối tây
nếu đi thăm phải buổi sáng mới hết. Nếu vất mỗi khóm một viên sỏi để đếm
cho khỏi lẫn thì số sỏi mang theo phải cả bao mới đủ. Tôi cứ cho là nó nói
khoác, đất ở đâu mà trồng được nhiều thế? Giờ nghe người đàn ông này nói, tôi
mới biết là mình nhầm. Cứ như ông ta kể, vườn chuối hàng ngàn đã ăn thua gì?
Nhà Vị điếc mỗi đợt cắt chuối bán được cả mấy chục triệu đồng. “Chưa nhìn thấy
cái xe bốn chỗ màu đen của nhà nó cái Camry mua ngót cả tỷ à? Cũng từ chuối mà
ra đấy.Nhưng bây giờ chuối ế thế này chả biết nhà ý giải quyết ra sao nữa?”
Tôi nói với ông rằng: “Năm nào chả vậy? Tháng sáu, tháng bảy này là mùa có nhiều hoa quả nên chuối mới rẻ như vậy. Chắc chắn thời gian nữa giá sẽ lên trở lại”.
Tôi nói với ông rằng: “Năm nào chả vậy? Tháng sáu, tháng bảy này là mùa có nhiều hoa quả nên chuối mới rẻ như vậy. Chắc chắn thời gian nữa giá sẽ lên trở lại”.
Ông
ta cười gượng:
- Không phải thế đâu á! Cái món này xuất khẩu sang Tầu. Nó có “ăn” thì giá mới lên, chứ bán nội địa thì tiêu thụ được bao nhiêu? Năm ngoái cũng mùa này chuối vẫn giá hơn sáu mươi, bây giờ chỉ còn hai mấy thôi à!
- Không phải thế đâu á! Cái món này xuất khẩu sang Tầu. Nó có “ăn” thì giá mới lên, chứ bán nội địa thì tiêu thụ được bao nhiêu? Năm ngoái cũng mùa này chuối vẫn giá hơn sáu mươi, bây giờ chỉ còn hai mấy thôi à!
Điều
này không phải tôi không biết. Tôi từng chứng kiến những chiếc ô tô tải vừa dài
vừa cao như cả toa tàu hỏa chở chuối từ đây
lên cửa khẩu. Nhưng nói gì với ông khách vừa mới quen thế này bây giờ?
Hàng
nông sản Việt Nam
xuất khẩu là một câu chuyện dài. Không phải chốc nhát mà nói hết được. Nói
không đến đầu đến đũa dễ sai quan điểm, nhất là giữa lúc quan hệ giữa nước ta
và nước bạn đang có điều khó nói, nhất là khi nó đang nóng lên trong thời gian
gần đây.
Hơn
nữa đây mới chỉ là hiện tượng bề ngoài, mình hiểu chưa chắc chắn thì không nên
nói.
Ông ta thấy vậy cũng thôi không nói về chuyện này nữa, vớ cái điếu ục, làm hơi dài, tỏa khói mờ mịt.
Mấy ông người H’mông ngồi bàn bên cạnh đang uống nước mía. Nhìn vẻ mặt vô tư có pha chút hồn nhiên của người nương núi mà phát thèm. Hỏi, thì chỉ cười:” Đắt bán đắt đắt, rẻ bán rẻ lo gì? Mình làm ra mà, có phải đi buôn đâu, không sợ bị lỗ mà!”.
Ông ta thấy vậy cũng thôi không nói về chuyện này nữa, vớ cái điếu ục, làm hơi dài, tỏa khói mờ mịt.
Mấy ông người H’mông ngồi bàn bên cạnh đang uống nước mía. Nhìn vẻ mặt vô tư có pha chút hồn nhiên của người nương núi mà phát thèm. Hỏi, thì chỉ cười:” Đắt bán đắt đắt, rẻ bán rẻ lo gì? Mình làm ra mà, có phải đi buôn đâu, không sợ bị lỗ mà!”.
Rồi
một thanh niên tay vừa mân mê cái thẻ điện thoại vừa nói: “ chuối rẻ thì đã có
ngô, có gừng bù vào. Ông trời khác thương chả để đói..” Anh nói với tôi nhà cấy
được ngót tạ ngô giống!
Ây
dà, cái này lớn lắm, không đùa đâu. Nhưng anh mặt vẫn tỉnh bơ, vẫn bình thường.
Tôi
từng làm nương, tôi biết. Cấy một yến ngô nương đã rộng hàng ha rồi.Ngót một tạ
thì quả là núi đồi mênh mông!
Quả
thật thời bây giờ làm nương khác thời tôi đi làm. “Cơ giới hóa” nó khác, có máy
phát cây, máy làm cỏ chứ đâu cào bằng tay như hồi trước nữa?
Cấy
một tạ giống cũng là chuyện bình thường.
Anh
này còn kể: Nhà Giỏi Hường làm mới nhiều, hơn tạ kia chứ mình đáng gì!
Hóa ra thằng Giỏi hàng xóm cũ nhà tôi chả phải thằng vừa. Vậy mà đã có lúc tôi nghĩ chưa được đúng về nó. Đúng là sông có khúc, người có lúc. Nó đâu phải sinh ra để làm bực bội cho hàng xóm láng giền toàn những chuyện tai quái? Cũng không giống ông bố đẻ ra, chuyên cờ bạc rượu chè. Tính ngang ngạnh hay gây rối trong làng. Câu: “Cha nào con nấy” chưa hẳn đã đúng, nhất là trong trường hợp này!
Bên chân đèo, quán nhà Giỏi là quán thường xuyên vắng. Chỉ khi có xe lên “đong” hàng mới rộn rịp lên một chút.
Khi tôi đến có mấy thanh niên trong xóm người H’mông ra đang ngồi chơi xem đánh cờ.
Khung cảnh thật là yên tĩnh. Vừa mới mưa xong nên trời trong veo. Núi non như vừa được gột rửa sau đợt nắng nóng kéo dài.
Bộ dạng “ngan đực” của chủ quán như vừa thay đổi. Giỏi nom trắng béo hơn hôm về làng gặp tôi.
Hóa ra thằng Giỏi hàng xóm cũ nhà tôi chả phải thằng vừa. Vậy mà đã có lúc tôi nghĩ chưa được đúng về nó. Đúng là sông có khúc, người có lúc. Nó đâu phải sinh ra để làm bực bội cho hàng xóm láng giền toàn những chuyện tai quái? Cũng không giống ông bố đẻ ra, chuyên cờ bạc rượu chè. Tính ngang ngạnh hay gây rối trong làng. Câu: “Cha nào con nấy” chưa hẳn đã đúng, nhất là trong trường hợp này!
Bên chân đèo, quán nhà Giỏi là quán thường xuyên vắng. Chỉ khi có xe lên “đong” hàng mới rộn rịp lên một chút.
Khi tôi đến có mấy thanh niên trong xóm người H’mông ra đang ngồi chơi xem đánh cờ.
Khung cảnh thật là yên tĩnh. Vừa mới mưa xong nên trời trong veo. Núi non như vừa được gột rửa sau đợt nắng nóng kéo dài.
Bộ dạng “ngan đực” của chủ quán như vừa thay đổi. Giỏi nom trắng béo hơn hôm về làng gặp tôi.
Nó
bảo:
- Cháu vừa suýt chết đấy ông trẻ ạ!
Hỏi làm sao?
Giỏi vạch áo lên, dưới sát chỗ xương sườn cụt có lớp bông băng dán bằng băng dính. Rồi kể:
- Cháu vừa đi viện 103 Hà Nội về, sau cái hôm gặp chú ở dưới nhà mấy hôm cháu bị trâu vặc sừng cho một phát, may không dính xương sườn. Hôm ấy nó chỉ nhích lên một tí vào chỗ sườn này, dập phổi chắc cháu xanh cỏ rồi..
Gớm chết đi được, thằng này nói năng chả giữ mồm giữ miệng gì cả, vẫn như hồi nào lớp cha lớp chớp, không sửa được!
Nó dẫn tôi vào phía trong quán, nơi kê “hai tấm một chiếu” của nó. Bảo:
- Đây có phải cháu nói khoác đâu? Hai tấm này là gỗ sâng, ông trẻ ạ.
Tôi cứ nghĩ cây to như này bây giờ rất ít. Nếu có, người ta quản rất chặt, có tài thánh cũng chả lấy mon men được.
- Cháu vừa suýt chết đấy ông trẻ ạ!
Hỏi làm sao?
Giỏi vạch áo lên, dưới sát chỗ xương sườn cụt có lớp bông băng dán bằng băng dính. Rồi kể:
- Cháu vừa đi viện 103 Hà Nội về, sau cái hôm gặp chú ở dưới nhà mấy hôm cháu bị trâu vặc sừng cho một phát, may không dính xương sườn. Hôm ấy nó chỉ nhích lên một tí vào chỗ sườn này, dập phổi chắc cháu xanh cỏ rồi..
Gớm chết đi được, thằng này nói năng chả giữ mồm giữ miệng gì cả, vẫn như hồi nào lớp cha lớp chớp, không sửa được!
Nó dẫn tôi vào phía trong quán, nơi kê “hai tấm một chiếu” của nó. Bảo:
- Đây có phải cháu nói khoác đâu? Hai tấm này là gỗ sâng, ông trẻ ạ.
Tôi cứ nghĩ cây to như này bây giờ rất ít. Nếu có, người ta quản rất chặt, có tài thánh cũng chả lấy mon men được.
Hình
như nó đoán ra điều tôi nghĩ, bảo:
- Cây này nằm chênh vênh, lại gác giữa khe hai vách đá. Nếu người không biết cách sẽ không hạ được. Có cưa đứt gốc, ngọn nó sẽ gác lên vách bên kia, cây thì ngang lưng chừng giời, chả ai nghĩ sẽ có cách hạ được nó. Ở đất này ngoài cháu ra, đố anh nào chơi được đấy. Cũng có nhiều anh nhòm ngó, nhưng thấy khó quá, nản. Đến như kiểm lâm cũng chủ quan nghĩ không ai cắt nổi nên chả để mắt đến. Bây giờ cắt bằng cưa máy không vất như mọi khi, nhưng cũng phải có mẹo mới hạ được xuống.
- Cây này nằm chênh vênh, lại gác giữa khe hai vách đá. Nếu người không biết cách sẽ không hạ được. Có cưa đứt gốc, ngọn nó sẽ gác lên vách bên kia, cây thì ngang lưng chừng giời, chả ai nghĩ sẽ có cách hạ được nó. Ở đất này ngoài cháu ra, đố anh nào chơi được đấy. Cũng có nhiều anh nhòm ngó, nhưng thấy khó quá, nản. Đến như kiểm lâm cũng chủ quan nghĩ không ai cắt nổi nên chả để mắt đến. Bây giờ cắt bằng cưa máy không vất như mọi khi, nhưng cũng phải có mẹo mới hạ được xuống.
Giỏi
kéo tôi ra sân chỉ về phía sau nhà chỗ có cái khe núi nó vừa nói. Nó bảo: “Sau đấy kiểm lâm có đến, nhưng cháu đã đi
viện rồi. Vợ cháu thế mà được việc chú ạ. Nó trình với cán bộ rằng: “Cây cao
ngay sát nhà tôi, nếu không cắt bỏ, đổ xuống xập nhà, chết người các ông có chịu
trách nhiệm không?”.
Các
ông ấy bảo đến khi ấy sẽ hay. Cứ làm biên bản đi đã, khi nào anh ấy về chúng
tôi sẽ giải quyết. Từ hôm cháu về, chả thấy ông nào nói gì. Chiếu cố cháu đi
viện về hay vì lý lẽ của vợ cháu các ông ấy chấp thuận cháu cũng không biết
nữa. Nhưng số tiền đi viện của cháu có khi còn hơn cả tiền nếu bán được
gỗ..Đúng là của thiên giả địa. Biết thế cứ để yên cây chỗ đấy lại hay..”. Tôi
toan bảo nó:” Ăn của rừng rưng rưng nước mắt..” Nhưng thấy nó còn đang thương
tích thế kia lại thôi. Có những điều đừng nói ra lại có ích hơn là nói.
Vợ Giỏi xuống bếp mổ gà. Tôi ngồi xem đánh cờ, uống nước lọc mà đầu óc lại nghĩ chuyện xẩy ra đã lâu về vợ chồng nhà này
Vợ Giỏi xuống bếp mổ gà. Tôi ngồi xem đánh cờ, uống nước lọc mà đầu óc lại nghĩ chuyện xẩy ra đã lâu về vợ chồng nhà này
Bố
mẹ nó nghèo, lại đông con. Thứ tự: Tài, Giỏi, Nhất Nhị, Cường, Dương.. Đủ mười
“đồi” như bố nó hay bảo thế.
Ở
đâu không nói, ở vùng tôi nói đông con nên nghèo có nhiều người không nghe. “Mỗi
con mỗi của”, đông con mới có nhân lực trong lúc đất rộng như da giời. Bằng
chứng là nhiều nhà chín mười người con mà vẫn khá giả, thậm chí giàu có.
Nhà
nó nghèo vì nguyên nhân khác. Ông bố vừa lười vừa hoang tưởng. Suốt ngày ôm cái
điếu cày, trông bộ ấm chén “Suy nghĩ về đời”. Những câu ông nói vừa rất buồn
cười, ngộ ngĩnh lại vừa hay ho. Tôi vẫn nhớ những câu chuyện về ông, nhưng khi
người ta không còn trên thế gian này nữa thì không nên kể ra. Người ta chết là
hết, hay dở cũng một đời người. Có nhắc chỉ nên nhắc lại điều tốt đẹp.
Nhưng
chuyện về nó thì phải kể. Để biết hành trình của một người thường nơi thế gian.
Còn nhớ năm đó sắn đắt, chưa rẻ như bây giờ. Nương sắn nhà tôi cây nào như cây nấy, đất nứt khắp lượt quanh gốc. Đoán chắc thế nào cũng có vụ sắn kiếm ra tiền.
Còn nhớ năm đó sắn đắt, chưa rẻ như bây giờ. Nương sắn nhà tôi cây nào như cây nấy, đất nứt khắp lượt quanh gốc. Đoán chắc thế nào cũng có vụ sắn kiếm ra tiền.
Ai
ngờ đến lúc nhổ lên chỉ còn cây không!
Những
củ to đều có vết dao chặt, củ nhỏ mới sót lại. Cây lại trồng xuống y nguyên chỗ
cũ.
Có
lẽ sau vài trận mưa, trời đã xóa hết dấu vết.
Rồi
chuyện con gà mái ấp hơn chục trứng, hàng tháng không thấy gà con ló ổ. Xem ra,
quả trứng nào bên trong cũng toàn nước là nước. Không biết làm cách nào, lòng
trứng đã bị rút ra, bơm nước vào bít lại ngư cũ..
Những
chuyện đại loại như thế không ít. Không cần đoán cũng biết thủ phạm là ai.
Nhưng nếu nói ra y như rằng dính “chưởng” của nhà nó.
Vườn
rau bí đang xanh um bỗng nhiên héo lá hàng loạt. Xem ra gốc cây bị cắt ngọt từ
khi nào.
Có
hôm không mưa không gió, tự nhiên mái ngói động rào rào, vỡ rơi lả tả. Đuổi
cũng chả bắt được ai.
Đám
anh em nhà nó như ma như quái. “Có bắt được tận tay đâu mà nói?”.
Trắng
trợn như thế, tức mà không làm gì được.
Nhiều
lúc phải chiều lòng.
Mẹ
tôi khi cho nhà nó mớ khoai, lúc quả mít chín. Phải công nhận chiêu này của mẹ
tôi thật là tuyệt. Sau đấy một dạo yên ổn, không mất vặt nữa.
Bố mẹ nó qua đời, anh chị em đi làm ăn nơi khác. Chỉ còn mình nó trụ lại nhờ có người mai mối lấy cho con vợ.
Nói đến vợ nó, đến giờ người ta vẫn còn kinh.
Bố mẹ nó qua đời, anh chị em đi làm ăn nơi khác. Chỉ còn mình nó trụ lại nhờ có người mai mối lấy cho con vợ.
Nói đến vợ nó, đến giờ người ta vẫn còn kinh.
Nếu
nó tai quái một, vợ nó gấp hai ba lần. Vợ nó cao hơn nó hẳn cái đầu, da trắng
môi hồng, nhìn bề ngoài không đến nỗi nào.
Ả
không có tính tắt mắt như chồng nhưng tính trịch thượng, ưa võ nghệ. Thằng Giỏi
gấu thế mà sợ nó một vành.
Vợ
chồng đánh nhau vớ thứ gì phang thứ ấy bất kể có phải chồng hay không. Một hôm
nửa đêm hai vợ chồng nó ầm ĩ, dân làng xem như sự hàng ngày không ai để ý. Đến
lúc đèn đuốc sáng rực mới tá hỏa đi tìm. Có người nói thấy nó ra phía bờ sông,
có thể định tự vẫn? Mọi người kéo nhau ra bờ sông nhưng chả thấy dấu vết gì.
Lúc quay về ngang qua khu mả của bố mẹ nó thì thấy tiếng khóc dấm dứt. Người ta
tìm thấy vợ nó đầu tóc rũ rượi đang nằm
giữa hai ngôi mộ bố mẹ chồng đang ngất lịm.
Chả
ai tin nó bị bố hay mẹ chồng hành nó vì tội quá đáng với chồng, nhưng người ta
vẫn nghi hoặc. “Sống khôn thì thác mới thiêng, chắc chả phải bố mẹ chồng làm ra
sự này”.
Thực lòng mà nói, có hàng xóm như nhà Giỏi này quả thực là một tai vạ. Nên, năm nó bán nhà chuyển lên K, cả xóm ai cũng mừng..
Thực lòng mà nói, có hàng xóm như nhà Giỏi này quả thực là một tai vạ. Nên, năm nó bán nhà chuyển lên K, cả xóm ai cũng mừng..
Những chuyện cũ về nhà Giỏi cho đến lúc này tôi vẫn nhớ như in. Bây giờ thấy nó ăn nói từ tốn, lễ phép với người già tôi cứ thấy phân vân. Nhất là con vợ nó lại có vẻ đoan trang, thùy mị cứ y như người khác chứ không phải cô Hường, vợ anh Giỏi ngày nào. Nó lấy gói trà ngon, tráng nước rửa cẩn thận rồi mới pha trà:
- Con mời hai ông với anh uống nước!
Hai ông ở đây là tôi và ông Hồ Thăng, anh là nghệ sĩ Hùng cường.
Bây giờ thì nó đang hí húi dưới bếp. Không biết đang làm những món gì mà mùi thơm đưa lên ngào ngạt.
Ông Hồ Thăng bảo:
- Bọn tớ đi công việc, nhà có gì ăn qua loa, đừng bầy vẽ. Rau cỏ là được rồi!
- Chả mấy khi hai ông với anh lại chơi, cũng phải tươm tươm chút chứ? Còn ông thích rau, con sẽ có rau đặc biệt cho ông. Rau rớn nấu canh cua đá là được chứ gì?
Nó xoa hai tay vào nhau, đầu hơi cúi, nói giọng thành thực..Làm tôi ân hận.
Tôi nghiệm ra rằng cụ Mác cụ ấy nói rất đúng: “Thế giới luôn vận động”. Đừng bao giờ thành kiến, suy xét cố chấp với con người..
Tôi đang nghĩ vẩn vơ như thế thì nghệ sĩ gạo cội Hồ Thăng bảo:
- Có khi tay này làm gương điển hình làm ăn giỏi được đấy. Cậu viết bài đi, tớ ảnh minh họa cho!
Có lẽ ông nói thực lòng. Còn câu chuyện của tôi, hình như đã tìm thấy chút manh mối.
Viết
được hay không, còn tùy thuộc vào quan sát và suy nghĩ sau chuyến đi này.
Vì có phải chuyến nào đi, muốn viết là có thể làm được cả ngay đâu?
Vì có phải chuyến nào đi, muốn viết là có thể làm được cả ngay đâu?
========================
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét