Truyện
ngắn của HG.
Từ thượng du về dòng sông
chảy êm ả, bằng phẳng. Bỗng hẫng một cái.. dòng nước tụt sâu xuống, khỏng hơn
một mét.
Không hiểu tại sao?
Có nhẽ dòng sông đến chỗ này
bị gẫy, sụt xuống?
Tảng đá lớn bằng cả sân vận động
tự nhiên nứt làm đôi, tạo nên cái gềnh, khiến dòng nước thành chảy xiết, ào ạt,
tung bờm trắng xóa. Tạo nên cái hàm ếch rất sâu ở bên dưới, chưa ai biết nông
sâu thế nào?
Những người từng lặn xuống dưới
chân gềnh bảo thế. Bằng chứng là ở phía dưới chỗ đầu gềnh còn nhô lên một tảng
to bằng ba cái giường, màu nâu xám. ( Cũng vì lẽ ấy người ta gọi luôn chỗ gềnh
này là Gềnh Nâu ).
Ở chỗ hang, có người đã buộc thử quả cân bằng sắt vào sợi dây, thả thử xuống. Sợi dây hàng chục mét vẫn chưa tới đáy. Biết đâu đây là chỗ lòng sông thông với lòng đất, thông với bọng nước ngầm bên dưới cũng nên?
Ở chỗ hang, có người đã buộc thử quả cân bằng sắt vào sợi dây, thả thử xuống. Sợi dây hàng chục mét vẫn chưa tới đáy. Biết đâu đây là chỗ lòng sông thông với lòng đất, thông với bọng nước ngầm bên dưới cũng nên?
Làng bên này sông cũng được
gọi tên theo tên ghềnh là như thế. Kiểu như người ta gọi “Làng Chanh, bởi tại
làng đó có giống chanh hồng, thơm ngon rất lạ. Hay làng Gà Luộc do có nuôi
giống gà chỉ luộc lên, ăn mới thấy thơm ngon hơn là nướng, hay rang lên..
Năm Huân về Gềnh Nâu khúc
sông đó dân vạn chài hay câu được cá anh vũ, cá chiên.
Những giống cá quý, một thời chỉ để tiến vua, hay nhà giàu có mới dám ăn.
Những giống cá quý, một thời chỉ để tiến vua, hay nhà giàu có mới dám ăn.
Sau thập niên tám mươi, thế
kỷ trước là những năm loạn, đói khủng khiếp. Gần như cả nước nghèo, không còn
đủ sức, đủ mức để phân chia đẳng cấp. Là khoảng thời gian có nhiều sự ái oăm, có
lúc cá anh vũ, cá chiên anh nghèo cũng được ăn, dù ăn theo kiểu nấu cháo với củ
sắn. Thứ củ mà thời gian Huân sống ở trong nam, thấy người ta gọi bằng củ khoai
mì.
Huân gặp hắn ở một nơi như
thế. Lúc đó hắn không giống ai trong vùng về cách ăn mặc
Áo bỏ trong quần, mang đôi
dép Tiền Phong mầu trắng đục, cài quai hậu tử tế, trên đầu mũ cối xùm xụp, chóp
bọc giấy bạc. Miệng hắn phì phèo điếu thuốc lá dài ngoằng bằng nửa chiếc đũa ăn
cơm. Loại thuốc người ta vẫn gọi là “Mo de”. Ngửi thì rất thơm nhưng quả thật
Huân chưa hề cầm đến nó bao giờ. Chỉ nghe nói nó rất đắt. Mỗi điếu tương đương
nửa cân gạo.
Hắn đưa, Huân chưa hút ngay, định cài lên vành
tai. Hắn bảo:
- Hút đi. Đây vẫn còn, nếu
thích tí nữa qua nhà đây cho luôn hẳn bao, hút chơi. Chỉ là bao thuốc thôi mà,
có gì quan trọng?
Đây là loại thuốc lúc đó không hiếm nhưng đắt tiền. Anh chả là gì với hắn, sao hắn rộng rãi, xông xênh với mình thế chứ?
Như đoán được ý Huân, hắn tiếp:
- Lính với nhau cả, giữ ý con mẹ gì? Ông chưa biết tôi, chứ tôi thì biết ông từ hồi ông chưa về đây..Cái Nụ là em họ tôi đấy. Nó cho tôi xem ảnh và nói về ông rất nhiều. Người như tôi, như ông “có tý học” ở đất này không nhiều. Tôi không quý ông thì quý ai? Ở đâu cũng phải có bạn có bè, không thể sống một mình. Chỗ khác không nói, đất Ghềnh Nâu này mà đơn thương độc mã là chúng cho ăn cứt ngay! Ông có nghe nói: “Đánh nhau Yên Hạc, cờ bạc Ghềnh Nâu” chưa?
Không đợi Huân trả lời, hắn tiếp:
- Đất này đồng rừng, nhưng không đơn giản. Toàn chuột chạy cùng sào, anh hùng hảo hán đến đây cả đấy. Người ta bảo chỗ khúc sông này dữ lắm, xưa không có người đến ở. Thời đã lâu, chiến trận vùng này người chết rất nhiều. Đến nỗi nước sông đặc quánh xác chết, không chảy được. Đêm đêm, trên sông thỉnh thoảng còn nghe tiếng ngựa hí, quân reo. Nhiều bận thuyền bè qua đây, nước không sâu lắm, không phải mùa lũ mà tự nhiên vẫn bị chìm ngỉm, mất tích chả thấy tăm hơi..
Đây là loại thuốc lúc đó không hiếm nhưng đắt tiền. Anh chả là gì với hắn, sao hắn rộng rãi, xông xênh với mình thế chứ?
Như đoán được ý Huân, hắn tiếp:
- Lính với nhau cả, giữ ý con mẹ gì? Ông chưa biết tôi, chứ tôi thì biết ông từ hồi ông chưa về đây..Cái Nụ là em họ tôi đấy. Nó cho tôi xem ảnh và nói về ông rất nhiều. Người như tôi, như ông “có tý học” ở đất này không nhiều. Tôi không quý ông thì quý ai? Ở đâu cũng phải có bạn có bè, không thể sống một mình. Chỗ khác không nói, đất Ghềnh Nâu này mà đơn thương độc mã là chúng cho ăn cứt ngay! Ông có nghe nói: “Đánh nhau Yên Hạc, cờ bạc Ghềnh Nâu” chưa?
Không đợi Huân trả lời, hắn tiếp:
- Đất này đồng rừng, nhưng không đơn giản. Toàn chuột chạy cùng sào, anh hùng hảo hán đến đây cả đấy. Người ta bảo chỗ khúc sông này dữ lắm, xưa không có người đến ở. Thời đã lâu, chiến trận vùng này người chết rất nhiều. Đến nỗi nước sông đặc quánh xác chết, không chảy được. Đêm đêm, trên sông thỉnh thoảng còn nghe tiếng ngựa hí, quân reo. Nhiều bận thuyền bè qua đây, nước không sâu lắm, không phải mùa lũ mà tự nhiên vẫn bị chìm ngỉm, mất tích chả thấy tăm hơi..
Lần đầu gặp nhau, hắn nói hơi
nhiều. Người như thế dễ là kẻ ba hoa, phách lối. Nhưng dù sao hắn cũng tỏ ra là
kẻ hiểu biết. Có thể “có tí học” cũng nên. Gì chứ người hiểu biết ở cái nơi, u
u, mang mang này không phải là có nhiều, nên trân trọng. Huân nghĩ.
Anh chỉ chưa hiểu hắn ra đây làm gì vào lúc này?Tay
hắn vẫn còn xách xâu cá, chắc vừa mua của đám vạn chài câu được. ( Thời đó chưa
có đập thủy điện, sông nước chưa cạn khô như bây giờ và tôm cá chưa hề hiếm, dù
trên bờ có khi người có kẻ đói đến hoa mắt ).
Anh chỉ chưa hiểu hắn ra đây làm gì vào lúc này?
Như đoán được ý nghĩ trong
đầu Huân hắn nói:
- Hôm nay nhà tớ có khách. Mấy thằng bạn thợ lặn ở trong quê ra, định sớm mai thám hiểm cái hang hàm ếch dưới kia xem ở dưới có những gì? Chắc chắn ở dưới gỗ quý có nhiều. Bọn thợ bè thường giấu dưới gầm bè, đến chỗ này tụt xuống.. Bao nhiêu năm rồi có ai dòm ngó đến chỗ ấy đâu? Chắc hẳn không ít.. Không giấu đằng ấy. Giả như có ai biết cũng chả có cách nào xuống đó mà lấy được. Chính quyền cũng không ngại vì là thứ tận dụng, mày có hiểu không?
Cuối câu hắn đổi cách xưng hô. Những kẻ tự nhiên thay đổi cách xưng hô thường là những kẻ khó chơi, bài học bản thân nhắc Huân như thế. Anh vừa trải qua mấy năm khủng kiếp chỉ vì “tội liên quan”, do quan hệ bạn bè.
- Hôm nay nhà tớ có khách. Mấy thằng bạn thợ lặn ở trong quê ra, định sớm mai thám hiểm cái hang hàm ếch dưới kia xem ở dưới có những gì? Chắc chắn ở dưới gỗ quý có nhiều. Bọn thợ bè thường giấu dưới gầm bè, đến chỗ này tụt xuống.. Bao nhiêu năm rồi có ai dòm ngó đến chỗ ấy đâu? Chắc hẳn không ít.. Không giấu đằng ấy. Giả như có ai biết cũng chả có cách nào xuống đó mà lấy được. Chính quyền cũng không ngại vì là thứ tận dụng, mày có hiểu không?
Cuối câu hắn đổi cách xưng hô. Những kẻ tự nhiên thay đổi cách xưng hô thường là những kẻ khó chơi, bài học bản thân nhắc Huân như thế. Anh vừa trải qua mấy năm khủng kiếp chỉ vì “tội liên quan”, do quan hệ bạn bè.
Nên khi hắn mời ghé nhà hắn,
Huân đã từ chối. Mặc dù câu chuyện của hắn gây chút tò mò. Nhất là chuyện mấy
ông bạn xứ “ăn rau má, phá đường tàu”. Xứ ấy lắm người tài, nhưng cũng lắm kẻ
tệ hại. Nơi mà sừng tê giác, nhung hươu giả người ta có thể làm giống như thật.
Hắn cũng chả phải hạng “Tốt
đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”. Có lần sau này, hắn kể làng nhà hắn trong quê là
làng chẳng ra gì. Quanh năm cả làng đóng cửa đi ăn mày, có thẻ bài, chứng chỉ
hẳn hoi..
Đấy là lần đầu tiên Huân làm
quen với hắn từ khi về đất này. Sau hôm đấy, không hiểu bọn hắn có vớt được
khúc đinh thối nào từ dưới ghềnh đó không, việc này Huân không rõ, vì bọn này
chỉ làm vào ban đêm. Ngay đến người làng cũng không ai hay.
Gặp lại, thấy hắn khoe: “Cũng được mớ khơ khớ”! Huân cũng không quan tâm.
Gặp lại, thấy hắn khoe: “Cũng được mớ khơ khớ”! Huân cũng không quan tâm.
Thời người ta hay nói một
đằng, làm một nẻo, ai biết bọn đó thực ra làm những gì?
Nhà Huân gần đường. Tự buổi
quen nhau, qua lại hắn hay ghé vào. Hôm thì khoe sắp tới, hắn dự định sẽ nuôi năm
trăm con gà mái. Hôm thì bảo sẽ cho xây một cái ao rộng trên đỉnh đồi. Toàn
những chuyện khó tin vào thời đấy.
Nhưng dù sao những câu chuyện nghe như hoang
đường, nghe như rồ dại của hắn cũng làm anh đỡ buồn chút ít ở cái xứ khỉ ho, cò gáy có
khi đến nỗi tan nát lòng này..
**
( Còn nữa )
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét