Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Hồ Sơ Mật - Bên trong trí não của Hitler Phần 1/2

Phần nhận xét hiển thị trên trang

27 năm trước, đã xảy ra những việc bắt đầu như thế này. Đây là ý đồ của ai? Chắc mọi người chưa quên và đã rõ!

Hình ảnh xô xát tại biên giới Long An - Svay Rieng

 
Thợ Cạo
Lù móa, chúng ăn rồi kiếm chiện quài dzậy ta. Lão mà làm biên phòng dụ chúng vào sâu lãnh thổ, để mặc trai làng đập cho nằm ngay đơ cán cuốc vài tên, lần sau chúng mới tởn!
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Liệu có tái diễn kịch bản cũ?

Việt Nam yêu cầu Campuchia xử lý thỏa đáng vụ gây rối ở biên giới


Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình, ngày 30/6, khẳng định Việt Nam phê phán mạnh mẽ hành động bạo lực do một số phần tử quá khích người Campuchia gây ra ở khu vực biên giới hai nước hôm 28/6.
Ngày 28/6 vừa qua, một nhóm khoảng 250 người Campuchia với sự tham gia của một số nghị sỹ đảng đối lập Campuchia, CNRP đã tiến sâu vào khu vực mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc địa bàn tỉnh Long An.
Trước hành động sai trái này, lực lượng chức năng Việt Nam và một số người dân địa phương đã ra ngăn chặn, giải thích nhưng bị một số phần tử quá khích người Campuchia tấn công, khiến 7 người Việt Nam bị thương. Trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước sự việc này, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình khẳng định: “Chúng tôi phê phán mạnh mẽ hành động bạo lực do một số phần tử quá khích người Campuchia gây ra, vi phạm pháp luật của cả hai nước, các Hiệp ước, Hiệp định và thỏa thuận giữa Việt Nam và Campuchia, ảnh hưởng đến tiến trình phân giới cắm mốc cũng như quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam và Campuchia.

Việt Nam rất coi trọng quan hệ láng giềng hữu nghị hợp tác toàn diện với Campuchia, mong muốn phát triển đường biên giới Việt Nam-Campuchia hòa bình, hữu nghị."

Ông Lê Hải Bình nhấn mạnh: "Chúng tôi yêu cầu các cơ quan chức năng của Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc, không để những hành động tương tự tái diễn, bảo đảm cho công tác phân giới cắm mốc được tiến hành thuận lợi vì lợi ích chung của nhân dân hai nước”./._____________

Xô xát trên biên giới Việt-Campuchia 
BBC

Dân biểu Real Camerin (ngồi) nói ông bị dân Việt Nam đánh gây thương tích
Gần 20 người bị thương khi một nhóm vận động Campuchia ẩu đả với dân làng người Việt tại khu vực đường biên giữa hai nước.
Các nguồn tin nói vụ xô xát xảy ra hôm Chủ nhật 28/6 tại khu vực đường biên giữa tỉnh Long An của Việt Nam và tỉnh Svay Rieng của Campuchia, làm 10 người Campuchia và 8 người Việt Nam bị thương.

Lúc đó nhóm dân biểu đảng Cứu quốc đối lập của Campuchia đang dẫn đầu một đoàn khoảng 200 nhà hoạt động tới thị sát một con đường mà họ cho là chính quyền tỉnh Long An đã "xây dựng trái phép" trên đất Campuchia.
Chủ tịch đảng Cứu quốc Sam Rainsy nói với các nhà báo hôm thứ Hai 29/6 rằng dân làng Việt Nam đã "dùng gậy đánh đuổi các nhà hoạt động Campuchia".
Trong khi đó, chính quyền tỉnh Svay Rieng thì nói đoàn do đảng đối lập dẫn đầu đã "khuấy động tình hình gây bất ổn".

ĐÁNH BỊ THƯƠNG

Đảng đối lập cáo buộc dân biểu của họ - ông Real Camerin, và một số người khác đã bị đánh gây thương tích và phải đi cấp cứu.
Trong khi đó, chính quyền tỉnh thì nói đoàn này đã tự ý tới khu vực biên giới mà không thông báo cho nhà chức trách.
Chính quyền tỉnh Svay Rieng cũng bác bỏ trách nhiệm trong vụ mà họ nói là "đi ngược lại lập trường của chính phủ Campuchia".
Trong khi đó trợ lý của dân biểu Real Camerin, ông Tep Narin, mô tả khoảng 100 người Việt Nam cầm gậy gộc và có bộ đội đi hộ tống đã tấn công các nhà hoạt động Campuchia,
Đây có lẽ là vụ xô xát lớn nhất xảy ra trong năm nay trên đường biên giữa hai nước.
Campuchia và Việt Nam có 1.270km biên giới chung và bất đồng về đất đai lâu nay đã trở thành tâm điểm căng thẳng giữa hai bên.
Phía Campuchia, đặc biệt là đảng đối lập, thường xuyên cáo buộc Việt Nam "lấn đất".
Mới đây Bộ Ngoại giao Campuchia đã gửi ba công hàm phản đối Việt Nam vi phạm đất đai Campuchia.
Ba công hàm đề ngày 12/6, 14/6 và 17/6 nói về các hoạt động đào đất và làm mương thủy lợi của phía Việt Nam mà phía Campuchia nói là ở trên đất của họ.
Các công hàm này đều đã được gửi tới Đại sứ quán Việt Nam ở Phnom Penh nhưng chưa có phản hồi.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Đề nghị ngừng cho doanh nghiệp Trung Quốc thuê đất rừng


Q.Vinh 

(NLĐO) – Tỉnh Quảng Nam đang xem xét chấm dứt cho doanh nghiệp Trung Quốc thuê đất trồng rừng

Ngày 22-6, tin từ văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết vừa có văn bản báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, cho ý kiến chỉ đạo giải quyết việc cho Công ty TNHH MTV Innovgreen Quảng Nam (doanh nghiệp Trung Quốc) thuê đất thực hiện dự án trồng rừng nguyên liệu.

Trước đó, tháng 7-2008, UBND tỉnh Quảnh Nam đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Innovgreen (có trụ sở tại Hồng Kông - Trung Quốc) về việc đăng ký thành lập Công ty TNHH MTV Innovgreen Quảng Nam (gọi tắt là Công ty Innovgreen), để thực hiện dự án trồng rừng nguyên liệu tại 9 huyện: Đông Giang, Tây Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Quế Sơn, Hiệp Đức, Nam Trà My, Bắc Trà My, Tiên Phước với diện tích đất dự kiến sử dụng 30.000 ha. Trong đó, 20.000 ha thuê đất để công ty tự trồng, 10.000  ha hợp tác với người dân để trồng.

Đáng chú ý, ngoài việc được miễn tiền thuê đất trong vòng 7 năm ở huyện Quế Sơn, doanh nghiệp được miễn tiền thuê đất trong toàn bộ thời gian thực hiện dự án là 50 năm ở 8 huyện còn lại.

Tính đến nay, tỉnh Quảng Nam đã có quyết định cho Công ty Innovgreen thuê tổng cộng 1.002,68 ha. Tổng diện tích được tạm giao để công ty này trồng rừng là 329,05 ha. Tuy nhiên, Công ty Innovgreen chỉ trồng hơn 85 ha tại 2 huyện Nam Trà My và Tây Giang.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, tại cuộc họp Hội đồng tư vấn giải quyết việc cho thuê đất của Công ty Innovgreen vào ngày 1-6, tất cả các thành viên của Hội đồng tư vấn và 2 đơn vị là Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh đều thống nhất cao đề nghị UBND tỉnh chấm dứt việc cho thuê đất để trồng rừng nguyên liệu của Công ty Innovgreen.

Tỉnh Quảng Nam nhìn nhận việc cho một doanh nghiệp Trung Quốc thuê đất ở khu vực biên giới mang tính nhạy cảm, có khả năng ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Trung Quốc do thám phi pháp Việt Nam trên Biển Đông suốt 6 năm qua


HỒNG THỦY
(GDVN) - Đội Chim ưng biển do Trung Quốc lập ra chủ yếu nhằm do thám, thu thập thông tin về hoạt động của các giàn khoan dầu Việt Nam trên Biển Đông.

South China Morning Post ngày 30/6 đưa tin, hải quân Trung Quốc đã điều máy bay do thám (bất hợp pháp) hoạt động của các giàn khoan, tàu thuyền Việt Nam trên Biển Đông ít nhất 5 đến 6 năm qua. Thông tin này được chính tuần san Liêu Vọng, một phụ bản của Tân Hoa Xã số mới nhất công bố.

Lực lượng do thám thuộc biên chế hạm đội Bắc Hải sử dụng máy bay do thám Y-8 để xâm nhập (bất hợp pháp). Tuy nhiên, các phi công điều khiển Y-8 do thám Biển Đông vốn là phi công lái máy bay chiến đấu và chỉ được huấn luyện từ 3 đến 6 tháng trước khi được tung xuống Biển Đông. Đinh Gia Hòa, một viên Thượng tá, phi công tham gia do thám nói với Liêu Vọng rằng, hoạt động huấn luyện bay quá ngắn do "nhiệm vụ cấp bách".

Liêu Vọng cho biết các phi công tham gia bay do thám Biển Đông đều trải qua 6 tháng thực hiện các nhiệm vụ khác nhau mỗi năm, hoạt động bay do thám kéo dài 7 đến 8 giờ trong mỗi thời điểm. Đội do thám (bất hợp pháp) của Trung Quốc được đặt tên là Chim ưng biển là lực lượng chức năng duy nhất của Bắc Kinh có khả năng hoạt động cảnh báo sớm phòng không, chỉ huy và kiểm soát, truyền dữ liệu chiến thuật và chỉ thị mục tiêu từ xa, Liêu Vọng viết.

Đội Chim ưng biển do Trung Quốc lập ra chủ yếu nhằm do thám, thu thập thông tin về hoạt động của các giàn khoan dầu Việt Nam trên Biển Đông cũng như một số nước có yêu sách khác. Lực lượng do thám này cũng theo dõi hoạt động của tàu chiến nước ngoài trên Biển Đông.

Nhà quan sát quân sự Hồng Kông Leung Kwok-Leung bình luận, đây là lần đầu tiên truyền thông nhà nước Trung Quốc công bố chi tiết về những phát triển và hoạt động gần đây của lực lượng do thám đa năng của họ. Yang Zhiliang, Phó Chính ủy của lực lượng do thám này nói rằng đội Chim ưng biển được thành lập từ cuối những năm 1980, nhưng chỉ mới được phát triển mạnh mẽ sau khi Bắc Kinh đặt ra mục tiêu biến Trung Quốc thành cường quốc biển.

Tuy nhiên một số nhà phân tích quân sự lo ngại tai nạn có thể xảy ra khi lực lượng phi công do thám Trung Quốc được huấn luyện bay quá ít, trong khi hoạt động bay ở Biển Đông rất khó khăn và phức tạp. Mặt khác nguy cơ va chạm, đối đầu với máy bay quân sự các nước khác ở Biển Đông cũng rất cao.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

'Đã đàm phán nảy lửa về chủ quyền Biển Đông'?

Chủ tịch nước:

Trước ý kiến cử tri cho rằng Quốc hội "chưa phản ứng đủ liều" về vấn đề Biển Đông, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho biết, Việt Nam không chỉ có phản đối mà còn đàm phán nảy lửa với Trung Quốc.
Ngày 29/6, tại buổi tiếp xúc của đoàn đại biểu Quốc hội TP HCM với cử tri, ông Nguyễn Việt Hùng (quận 1) nêu, Đảng và Nhà nước luôn khẳng định bằng mọi giá phải giữ được chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông đang ảnh hưởng trực tiếp đến ngư dân đánh bắt hàng ngày trên vùng biển thuộc Hoàng Sa và Trường Sa.
"Ngư dân phải vay ngân hàng để đóng tàu nhưng ra đó bị Trung Quốc làm hỏng tàu. Đảng và Nhà nước ta có chính sách hỗ trợ bà con ngư dân ra sao?", cử tri Hùng đặt câu hỏi.
Cùng quan tâm vấn đề biển đảo, cử tri Hoàng Xuân Dương (quận 3) cho rằng, hai năm qua Trung Quốc liên tục xâm phạm chủ quyền nước ta. "Những nước ít liên quan hoặc không liên quan đã lên tiếng phản đối, còn ra hẳn Nghị quyết. Trong khi đó, Quốc hội Việt Nam là cơ quan đại diện cho tâm tư, nguyện vọng của dân mà vẫn chần chừ. Tại sao như vậy?", ông Dương đặt câu hỏi.
 
ctn2-1350-1435578080.jpg
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 1 và 3. Ảnh: H.C
Đồng tình, cử tri Nguyễn Hoài Nam (quận 1) cho rằng hành vi san lấp và xây đảo nhân tạo trái phép của Trung Quốc hết sức nguy hiểm, đề nghị Quốc hội phải ra nghị quyết về Biển Đông vào kỳ họp tới.
Trao đổi với các cử tri, Chủ tịch nước chia sẻ, bà con chưa hài lòng rằng Quốc hội phản ứng chưa đủ liều là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, Việt Nam không phải chỉ phản đối mà còn đàm phán nảy lửa với Trung Quốc về chủ quyền ở Biển Đông. "Song phương, đa phương cũng làm rất dữ. Lãnh đạo cấp cao cũng tham gia, không phải đơn giản chỉ là anh phát ngôn hàm vụ trưởng phát biểu thôi đâu, mà cả hệ thống chính trị cùng làm việc", Chủ tịch nước nói.
Theo Chủ tịch nước, việc hỗ trợ ngư dân Trung ương đã làm từ lâu, chăm lo đời sống cho ngư dân là một trong những trọng tâm lớn.
"Tôi đã đi thăm một số tỉnh ven biển, số tàu được đóng mới, được cải hóa tăng công suất mỗi năm mỗi tăng. Đây là điều đáng mừng. Chính phủ cũng bỏ ra mười mấy nghìn tỷ để hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu với lãi suất ưu đãi", Chủ tịch nước nói và cho biết tàu bè của ngư dân bị thiệt hại đều được giúp đỡ rất kịp thời từ phía Chính phủ, doanh nghiệp và địa phương.Không có trường hợp nào để ngư dân phải "tự bơi".
Một vấn đề khác trong buổi tiếp xúc cử tri, ông Nguyễn Hữu Vạn đề nghị các đại biểu hãy "vi hành" đến các quán cà phê, chợ để nghe và hiểu đời sống dân vì khoảng cách giữa đại biểu và người dân quá xa nhau. "Tôi đến Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội gửi đơn thì không nhận trực tiếp mà bảo về gửi qua bưu điện. Tôi gửi 3 lần, 6 tháng nhưng không thấy hồi âm. Làm như thế thì xa dân chứ còn gì?", ông Vạn nói.
Nói về khoảng cách giữa cử tri với đại biểu Quốc hội, Chủ tịch nước chia sẻ: "Mình cũng là dân chứ có gì đâu. Bỏ áo mũ cân đai thì là dân thôi mà. Có gì đâu xa cách". Theo Chủ tịch nước, mỗi khi tiếp xúc cử tri, đa phần là các bí thư chi bộ, trưởng khu phố, không thể 100% là người dân nhưng tại sao những người đại diện tổ dân phố, chi bộ của mình lại không mạnh dạn công khai những bức xúc của dân.
"Ngày xưa chiến đấu, địch tra tấn dã man cỡ nào ta không sợ, sao giờ ta với ta lại sợ. Đó là điều hết sức vô lý. Hay chăng có lợi ích gì đó, rồi chỉ cho cử tri phản ảnh những vấn đề tốt, chung chung. Hay sợ bị trù dập, mất ghế mà ém những chuyện xấu, không tốt ở địa phương?", Chủ tịch nước nói.
Hữu Công

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Dân làng chú ý: Mọi khởi sự đều bắt đất như thế này, không ngẫu nhiên đâu!

Báo đảng Trung Quốc lại xuyên tạc "Việt Nam cất quân xâm lược Trường Sa"


(GDVN) - Chính thể có thể khác nhau, nhưng Tổ quốc Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã thực thi đầy đủ...
Nhân cách và trí tuệ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khiến một số kẻ ở Trung Nam Hải khiếp sợ nên mới tìm cách bôi nhọ? Ảnh: The New York Times.
Thời báo Hoàn Cầu ngày 29/6 tiếp tục luận điệu chống phá Việt Nam quyết liệt hòng mưu đồ hỗ trợ âm mưu bành trướng của Bắc Kinh biến Biển Đông thành ao nhà của họ. Một trong những cơ quan ngôn luận hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc không chỉ bôi nhọ Việt Nam mà còn xấc xược xúc phạm anh linh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một trong những tâm hồn biểu tượng thiêng liêng của người Việt khi giật tít hỗn láo: "Năm 1975 Võ Nguyên Giáp từng chỉ huy hải quân Bắc Việt xâm chiếm Trường Sa, Trung Quốc".
Thực tế là Thời báo Hoàn Cầu xuất bản lại bài bình luận xuyên tạc bôi nhọ Việt Nam có tiêu đề xấc xược không kém: "Việt Nam lật mặt: Năm 1956 Thủ tướng Việt Nam từng thừa nhận các đảo ở Biển Đông thuộc về Trung Quốc" do tờ Nhân Dân nhật báo và chính Thời báo Hoàn Cầu đã xuất bản ngày 18/7/2011.
Bài báo của Tôn Lực Chu, một học giả Trung Quốc cổ súy cho tham vọng bành trướng bá quyền ở Biển Đông đã dùng những lời lẽ rác rưởi thậm tệ để mạt sát Việt Nam, bóp méo sự thật, xuyên tạc lịch sử đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.
Trung Quốc đánh tráo các khái niệm pháp ly hòng bôi nhọ Việt Nam
Cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc rêu rao rằng: "Trước năm 1974, bất luận là các cuộc họp, tuyên bố của chính phủ Việt Nam hay sách báo, bản đồ do nhà nước Việt Nam xuất bản đều thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc. Nhưng sau đó Việt Nam trở mặt, không chỉ xuất quân xâm chiếm  Trường Sa mà còn tìm mọi cách ngụy biện cho sự thay đổi thái độ của mình".
Ngay câu đầu tiên, học giả và truyền thông nhà nước Trung Quốc đã cố tình bóp méo các khái niệm pháp lý cơ bản hòng lập lờ đánh lận con đen.
Trao đổi nhanh với chúng tôi qua điện thoại, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho biết: "Lập luận này của phía Trung Quốc hoàn toàn vô giá trị trước ánh sáng công pháp quốc tế vì họ cố tình đánh tráo các khái niệm pháp lý cơ bản.
Thứ nhất, Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, liên tục, hòa bình và rõ ràng. 
Việt Nam hoàn toàn có cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để khẳng định và bảo vệ chủ quyền hợp pháp của mình, đáp ứng đủ những điều kiện của nguyên tắc chiếm hữu thật sự mà Luật pháp và thực tiễn quốc tế đã và đang có hiệu lực. Hoàng Sa và Trường Sa là những quần đảo của Việt Nam nằm giữa Biển Đông mà phạm vi của chúng đã được xác định trong các tài liệu chính thức của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. 

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Vấn đề sở hữu ở đất nước mình chưa ai dám thảo luận rộng, sâu.


TS Phạm Duy Nghĩa: “Nếu chúng ta nói rõ cái gì của ai thì đất nước đã khác”

(TBKTSG Online) - Tiến sỹ Phạm Duy Nghĩa đã có bài thảo luận về quyền sở hữu tại một hội thảo do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức vào ngày 25-6. Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online lược ghi.
Điều gì đã cản trở Việt Nam trong 20 năm vừa rồi không thể phát triển? Thực ra, trong 30 năm vừa rồi, mình cải cách nửa chừng, giúp đất nước phát triển, nhưng cũng làm đất nước vướng nhiều cái do mình làm không đến nơi đến chốn….
Nền kinh tế tư nhân chia thành hai loại. Một loại giàu lên rất nhanh. Ngay như điểm tin sáng nay cũng thấy, có đại gia ôm hàng trăm tỉ tiền mặt vào Phú Quốc mua đất. Sự giàu có của một bộ phận tư nhân gắn bó với sân sau, với những người có quyền phân chia đất. Như vậy, có một bộ phận tư nhân phát triển rất tốt, tốt một cách không tin được. Nhưng có một bộ phận tư nhân khác, tức hàng trăm, hàng ngàn doanh nghiệp tư nhân chết mà không chết được, teo tóp đi.
Tức là loại nào mà bám vào chính quyền, quan hệ tốt, trở thành sân sau thì phát triển rất tốt, còn loại không có được những quan hệ đó rất khó.
Còn về doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thì bao nhiêu năm nay vẫn không có gì mới. Chúng ta đã nói từ mấy chục năm nay rồi. Sở hữu không rõ, thành ra nhiều anh khai thác quyền của mình để kiếm được lợi tư từ khối DNNN.
Vì vậy, DNNN thích hợp với những ai nắm quyền quản trị, và can thiệp được vào khối tài sản này. Cũng có những DNNN thành công như Vinamilk, Viettel… Nhưng còn các DNNN khác thì cũng có nhiều khó khăn lắm. Những khó khăn này dẫn đến thoái vốn, bán tống bán tháo tài sản nhà nước đi. Rồi dưới chiêu bài xã hội hóa, công tư hợp doanh để phân phối tài sản công cho tư nhân cũng khá nguy hiểm.
Khu vực thứ 3 là doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) thì lại đang phát triển tốt, ngày càng tăng trưởng. Lập luận của chúng tôi là, hóa ra khu vực này nó không dùng luật Việt Nam mình. Tài lực, vật lực nó mang từ bên ngoài vào, thuê đất, nhân công của mình, lắp ráp ở mình rồi bán đi. Tài sản của họ ở mình thì có nhiều đâu. Nếu có tranh chấp thì họ có nhờ tòa mình xử đâu, họ mang ra nước ngoài.
Như vậy, thể chế của Việt Nam mình chỉ làm khổ dân mình thôi, chứ không làm khổ khu vực nước ngoài nhiều lắm. Chính vì vậy, họ vay mượn từ bên ngoài, họ vượt qua được thể chế của mình. Đó là lý do giải thích vì sao khu vực FDI có thể đóng góp vào xuất khẩu lớn với lý do không vướng vào những phiền nhiễu của chế độ sở hữu trong nước.
Bây giờ cải cách thế nào? Nếu mà đất nước nói rõ cái gì của ai thì đã khác. Chỉ đơn giản thế thôi chứ có gì đâu mà phải nghĩ ngợi cho nhiều. Chẳng hạn như lô đất này của VCCI, thì chủ của nó là VCCI. VCCI không thích thì bán, hay cho thuê. Như vậy sẽ rõ chủ sở hữu của mảnh đất là ai…
Hơn 10 năm trước, chúng tôi từng nói một ý rằng: sở hữu toàn dân là cái ý chí chính trị, nhưng khái niệm ấy không dùng được, không có ý nghĩa về pháp lý. Nó phải có chủ thể rõ ràng. Lấy ví dụ, Hà Nội hay TP.HCM là một pháp nhân. Là pháp nhân thì họ có đất, cây… khi cây đổ vào ô tô của tôi thì tôi có thể kiện chính quyền. Sở hữu toàn dân như là một vòng kim cô. Việt Nam mình phải làm như Trung Quốc năm 2007 khi ban hành luật về vật quyền.
Sở hữu toàn dân rất có lợi cho những người biến ao ruộng, miếng đất đáng giá thành bao nhiêu cây vàng. Cái lợi ấy chạy hết vào túi của những người đó, nhà nước chẳng thu được đồng thuế nào, vì phần lớn sẽ nằm trong tay những người có quyền quyết định đối với những lô đất đó. Vì thuộc về toàn dân, thuộc quyền nhà nước nên xảy ra nhũng nhiễu, hạnh họe người ta. Nếu sở hữu rõ ràng thì phải thương lượng. Vì không rõ sở hữu nên nay anh thu hồi, mai anh chuyển đổi. Những người đó giàu lên rất dữ nhưng nó làm cho doanh nghiệp không dám đầu tư lớn. Thể chế sở hữu không chắc chắn thì không ai dám đầu tư.
Rất nhiều đại gia Việt Nam bây giờ đang bán tài sản cho nước ngoài. Đây cũng là điều cảnh báo cho những nhà làm chính trị tại Việt Nam. Khi những đại gia này làm ăn đến mức nào đó … người ta bán đi.
Ngoài ra còn có những loại sở hữu thông qua hợp đồng. Chẳng hạn có người sở hữu biệt thự ở Vũng Tàu, cho thuê 2 tuần/lần. Người ta sẽ sáng tạo ra đủ thứ sở hữu. Đáng ra luật pháp phải đảm bảo sự tự do đó, và dùng hệ thống tòa án bảo vệ những điều đó.
Thứ 3, giả sử một người làm ăn tồi, vỡ nợ, thì tài sản đó phải nhanh chóng chuyển sang tay chủ nợ. Chẳng hạn một ngày đẹp trời, OceanBank, Ngân hàng Xây dựng sẽ chuyển sang cho anh khác. Nên luật phá sản là cái roi rất dữ đe nẹt những anh làm ăn dở. Nhưng mình chưa bảo vệ được những chủ nợ.
Nhưng vấn đề sở hữu ở đất nước mình chưa ai dám thảo luận rộng, sâu.
Giới nhà giàu có được quyền lợi từ cái đó cũng không muốn đổi, còn những thành phần khác muốn đổi thì tiếng nói không mạnh.
Bây giờ, nhà nước muốn lấy đất đai của dân thì khó hơn một chút, giá thì do nhà nước đề ra, dân mất đất thì có thể khiếu nại, tố cáo… Thế thì vòng vo tam quốc nhưng mình có chữa được luật đâu. Hôm nay mình nói mạnh hơn để cố gắng 20 năm sau con cháu mình nó có cái nhà của nó là của nó, không phải của nhà nước. Nhà nước muốn lấy, thu hồi thì phải thương lượng, mua với giá đàng hoàng, chứ không thể thu hồi không.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thứ Hai, 29 tháng 6, 2015

Những cú xoay chấn động thế giới 10 năm tới

Theo Stratfor, thế giới trong thập niên tới sẽ nguy hiểm hơn nhiều, với quyền lực của

Mỹ bị suy yếu và các quốc gia khác phải trải qua một giai đoạn hỗn loạn, tụt dốc.

Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ thành đồng minh thân thiết vì một lý do khó ngờ

Một số quốc gia Ảrập đang trong tình trạng rơi tự do và Stratfor dự đoán, tình trạng hỗn loạn hiện nay sẽ không sớm kết thúc. Được hưởng lợi lớn nhất sẽ là Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia mạnh, khá ổn định, có biên giới trải dài từ Biển Đen xuống Syria và Iraq.
dự báo, Stratfor, thay đổi, chấn động 
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không mấy tích cực can thiệp vào các xung đột gần biên giới, song sẽ không thể tránh được việc này, theo dự báo. Và khi sức mạnh, sự quyết đoán của Ankara lớn hơn các nước láng giềng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở thành một đối tác không thể thiếu của Mỹ.
Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ muốn một thứ gì đó, để đổi lại việc trở thành đối tác của Mỹ. Đó là một kế hoạch phòng thủ chống lại một cường quốc mạnh và có ý gây hấn ở phía bên kia Biển Đen, nhưng lại có căn cứ quân sự ở Armenia. Thổ Nhĩ Kỳ sẽ muốn Mỹ giúp đẩy Moscow khỏi sân sau của quốc gia này.

Trung Quốc đối mặt với vấn đề cực lớn
Trung Quốc có thể phải đối mặt với một thập niên đầy khó khăn, khi tốc độ phát triển kinh tế chậm lại.
dự báo, Stratfor, thay đổi, chấn động 
Bắc Kinh cũng đối mặt với những vấn đề khác, có thể là lớn hơn.
Sự phát triển của Trung Quốc không đồng đều tại các khu vực. Các thành phố duyên hải phát triển mạnh hơn, trong khi các khu vực bên trong ít được tiếp cận các thị trường quốc tế và sẽ nghèo hơn.
Vấn đề này sẽ trở nên trầm trọng hơn, khi Trung Quốc tiếp tục đô thị hóa và rạn nứt giữa khu vực duyên hải với các vùng bên trong sẽ lớn hơn.

Nhật sẽ là sức mạnh hải quân đang lên
Nhật có truyền thống lâu đời về hàng hải và là một quốc đảo dựa vào nhập khẩu. Trung Quốc đang xây dựng một hải quân mạnh và có thể trở nên hung hăng hơn trong việc kiểm soát các tuyến đường biển ở biển Hoa Đông, biển Đông và Ấn Độ Dương, những tuyến đường mà Nhật cũng có lợi ích. 
Nhật sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài thể hiện sức mạnh trong vùng để đối phó lại Trung Quốc và bảo vệ các tuyến đường quan trọng. Do quyền lực của Mỹ suy yếu dần, nước này phải tự mình làm mọi việc. 
dự báo, Stratfor, thay đổi, chấn động 
"Hiện giờ, Nhật vẫn dựa vào Mỹ để bảo đảm việc tiếp cận. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán, Mỹ sẽ cẩn trọng hơn khi tham gia các liên danh nước ngoài và vì Mỹ không dựa vào nhập khẩu nên độ tin cậy của Mỹ vẫn là một dấu hỏi. Do đó, Nhật sẽ phải tăng sức mạnh hải quân trong những năm tới".

Các đảo ở Biển Đông không phải là ngòi nổ chiến tranh
Các cường quốc khu vực sẽ quyết định rằng, các tranh chấp đảo ở biển Đông không đáng để dẫn đến sự leo thang quân sự lớn, nhưng chúng vẫn là biểu hiện của một động thái phô bày sức mạnh nguy hiểm.
dự báo, Stratfor, thay đổi, chấn động 
Động thái phô bày sức mạnh nguy hiểm đang trở lại Đông Á, cho dù nó không dẫn tới các cuộc xung đột vũ trang tại Biển Đông và biển Hoa Đông.

16 nền kinh tế khởi sắc, trong đó có Việt Nam
Kinh tế Trung Quốc sẽ chững lại và mức tăng trưởng của năng suất chỉ là một đường ngang. Đây không phải là tin tốt với một loạt quốc gia.
dự báo, Stratfor, thay đổi, chấn động 
Tuy nhiên, các nước gồm Mexico, Nicaragua, Cộng hòa Dominica, Peru, Ethiopia, Uganda, Kenya, Tanzania, Bangladesh, Myanmar, Sri Lanka, Lào, Việt Nam, Campuchia và Philippines, Indonesia có thể chứng kiến những khởi sắc về kinh tế trong thập niên tới, nhờ được tiếp nhận nhiều công việc liên quan tới sản xuất hơn.

Sức mạnh Mỹ suy giảm
Do thế giới ngày càng mất trật tự và là một nơi khó đoán trong 10 năm tới, Mỹ sẽ đối phó bằng cách trở nên thận trọng hơn về cách lựa chọn thách thức hơn là giữ vai trò lãnh đạo tích cực trong việc giải quyết các vấn đề của thế giới.
dự báo, Stratfor, thay đổi, chấn động 
Là một nền kinh tế phát triển, sản lượng năng lượng trong nước tăng vọt, xuất khẩu giảm và vẫn an toàn là một góc ổn định nhất của thế giới sẽ giúp Mỹ có thể tự bảo vệ mình trước các cuộc khủng hoảng của thế giới.
Tuy nhiên, những yếu tố đó có thể kiềm chế vai trò của Mỹ trong các vấn đề toàn cầu, khiến thế giới trở thành một nơi khó đoán hơn, và đó là một thực tế mà các quốc gia khác sẽ phải đương đầu.
"Mỹ sẽ tiếp tục là một cường quốc quân sự, chính trị, kinh tế lớn trên thế giới nhưng sẽ ít tham gia các vấn đề toàn cầu hơn trước", Stratfor dự báo. "Thế giới sẽ mất trật tự hơn, ở nhiều khu vực sẽ có sự thay đổi về người bảo vệ. Mỹ sẽ vẫn giữ vai trò anh cả, song ít rõ rệt hơn trong thập niên tới". 
  • Hoài Linh
     

Phần nhận xét hiển thị trên trang

DÂN LẦM THAN đã bắt đầu than!

BẢN CHẤT NGỖ NGƯỢC CỦA TRUNG QUỐC TRÊN BIỂN ĐÔNG


Cách đây không lâu trong cuộc thảo luận ở Nhà Trắng với nhóm các nhà lãnh đạo trẻ đến từ những quốc gia Đông Nam Á, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã đưa ra quan điểm của mình trước việc Trung Quốc tiến hành các hoạt động tranh chấp trên biển Đông cũng như các hoạt động nâng cấp, cải tạo đảo tại khu vực Trường Sa của Việt Nam. Theo đó, ông Obama khẳng định: “Các dự án cải tạo đảo của Trung Quốc ở Biển Đông không mang lại lợi ích gì cả, và Trung Quốc cần thiết nên chấm dứt các hoạt động cải tạo ở biển Đông”.
Cũng trong thời gian gần đây nhất vào ngày 26/6/2015, trong bài phát biểu tại Trung tâm an ninh Mỹ mới, có trụ sở tại Washington, Thứ trưởng Ngoại giao Antony Blinken đã tái khẳng định về vấn đề này. Ông cho rằng "Định hướng trước mắt đối với Trung Quốc và tất cả các bên là đóng băng những hoạt động cải tạo và giải quyết sự khác biệt theo quy định của luật pháp". Theo Ông Blinken những dự án cải tạo quy mô lớn của Trung Quốc ở Biển Đông là "mối đe dọa đến hòa bình và ổn định".
Thế nhưng, trong chính sách ngoại giao của mình, Trung Quốc bỏ ngoài tai tất cả những quan điểm đó. Thậm chí, không chí đối với Mỹ mà các quốc gia khác cũng vậy, đối với Trung Quốc những lời nói đó cũng chỉ là những lời nói mà thôi, nó không có giá trị thuyết phục hay mang tính định hướng gì cả. Ấy vậy mà, các hoạt động tranh chấp, cải tạo đảo ở biển Đông của Trung Quốc vẫn không ngừng gia tăng cả về số lượng lẫn quy mô, tính chất. Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông và cho rằng mình có quyền cải tạo, bồi đắp các đá ở đây thành đảo. Như lời của Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì sau cuộc hội đàm với Mỹ tuần trong tuần vừa rồi: “Tự do hàng hải ở Biển Đông, tuyến đường vận tải lượng hàng hóa trị giá 5 nghìn tỷ USD mỗi năm, vẫn được đảm bảo”.
Trung Quốc gia tăng các hoạt động cải tạo đảo trên biển Đông, ảnh: internet
Trên thực tế, Trung Quốc suốt nhiều tháng qua đã tăng tốc việc xây dựng và bồi đắp ở Biển Đông, mở rộng diện tích tại tiền đồn chiếm đóng gần 400 lần. Ngoài ra, chính quyền Bắc Kinh còn nêu ra khả năng sử dụng các cơ sở hạ tầng tại đây cho mục đích quân sự.
Rõ ràng, Trung Quốc luôn coi mình là một quốc gia hùng mạnh và trong chính sách ngoại giao của mình, có vẻ như Trung Quốc muốn chứng minh cho các cường quốc lớn trên thế giới thấy được điều đó. Tuy vậy với những gì đã thể hiện, Trung Quốc chỉ đang làm cho các quốc gia khác trên thế giới từ các nước lớn cho đến các nước trong khu vực Châu Á loại khỏi cuộc chơi trên chính trường thế giới mà thôi.

Tĩn tò@

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Rất nhỏ và rất lớn

Bloger ngominh
GS Tương Lai


 
GS Tương Lai
 
Rất nhỏ thì như đảo quốc Singapore. Diện tích chỉ cỡ huyện Cần Giờ của TP HCM, với dân số hơn 5,2 triệu người. Thế nhưng bình quân thu nhập tính trên đầu người của họ thì gấp 30 lần nước ta. Người ta đưa ra một con số thật chua chát rằng nếu họ cứ “kiên trì” đứng yên tại chỗ như ta kiên trì lập trường xã hội chủ nghĩa thì cũng phải 158 năm nữa nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ta mới đuổi kịp họ!
Nhưng đâu chỉ thu nhập đầu người! Nước có thu nhập đứng thứ ba thế giới này cũng là nước được xếp hạng cao trên các lĩnh vực giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và đặc biệt là sự minh bạch của guồng máy quản lý và tính cạnh tranh kinh tế! Vậy mà vào trước sau 1975, bình quân thu nhập của người dân quốc đảo này cũng thấp như dân mình buổi ấy!

Dõi theo lễ khai mạc rồi lễ bế mạc SEA Games do Singapore đăng cai mà báo chí trong, ngoài nước đều đồng thanh tán thưởng đây là kỳ SEA Games thành công nhất trong lịch sử những ngày hội thể thao các nước Đông Nam Á từng tổ chức, càng cảm phục đất nước của ông Lý Quang Diệu. Những người tham dự ngày hội thể thao này phải thốt lên hai tiếng “siêu việt” về trình độ tổ chức của nước chủ nhà. Không chỉ về ứng dụng những thành tựu khoa học và công nghệ cao mà thời đại đạt được, họ còn chu đáo đến từng chi tiết, thể hiện được bản sắc văn hoá trong những ứng xử nhuần nhuyễn và tế nhị.
Thật xúc động nghe phóng viên tác nghiệp tại Singapore nhắc đến một chi tiết: khi Ánh Viên vừa chạm đích thì đã nghe một giai điệu Việt Nam được tấu lên. Động thái tuyệt vời thể hiện được cái tầm văn hoá của người tổ chức được thực hiện đối với tất cả các vận động viên phá kỷ lục hoặc cán đích đầu tiên với bài hát quen thuộc của nước mình! Họ chu đáo từ các giải pháp vĩ mô với những sự việc ấn tượng như đặt máy điều hoà, mái che sân vận động cũng đồng thời là màn hình tivi… cho đến việc nhỏ như cái tăm xỉa răng được cẩn thận cài vào suất ăn của vận động viên Việt Nam.
Tại sao họ làm được vậy? Chẳng thấy họ nói đến một cái “kim chỉ nam” nào cả! Phải chăng vì họ không nô lệ sao chép và làm theo ai cả. Họ biết tiếp nhận một cách sáng tạo những thành tựu văn minh của thế giới, đồng thời biết khôn ngoan ứng xử với thế giới. Đảo quốc bé nhỏ này biết kết bạn với ai và cảnh giác với ai từ vị thế một nước nhỏ, rất nhỏ. Trong cái guồng máy tàn khốc “cá lớn nuốt cá bé”, nhất là khi quốc đảo này nằm trong đường cắt khúc 9 đoạn của cái lưỡi bò ghê tởm siêu cường Đại Hán đang thè ra định liếm trọn Biển Đông, họ biết cách làm thế nào để mình không bị nuốt.
Đó là, như lời ông Lý Quang Diệu, phải biết cách trở thành con cá bé rất độc mà cá lớn nuốt vào thì chết liền! Thế rồi, từ vai trò của một hải cảng trung chuyển họ trở thành một quốc gia có một vị trí quốc tế hấp dẫn. Vì thế mà nước họ rất nhỏ nhưng sức hấp dẫn của đảo quốc này thật đáng nể trong cái nhìn đầy thiện cảm của thế giới.
Điều này thì ngược hẳn với cái nhìn của khu vực và thế giới đối với một nước lớn, rất lớn với số dân hơn tỷ người đang nuôi mộng siêu cường. Nhưng là “siêu cường cưỡng bức” quen thói hung đồ như nhận định của nhật báo Le Monde của Pháp trong bài phân tích mang tựa đề Trung Quốc, siêu cường cưỡng bức.
Tác giả của bài báo lưu ý: Sự tích cực xúc tiến “mô hình Trung Quốc và nâng cao năng lực kinh tế là cơ sở cho một sự đô hộ mới. Và như vậy thì thế giới cần phải cân nhắc trước vai trò siêu cường Trung Quốc tương lai, cho một thế giới tốt đẹp hơn hoặc tệ hại đi khi Tập Cận Bình đeo đuổi tham vọng làm cho số phận của các quốc gia mới nổi dậy và thịnh vượng ở châu Á đang ngày càng tăng lên phải lệ thuộc vào Trung Quốc với tư cách đại cường. Một thứ đại cường “mang màu sắc Trung Quốc” mà điểm then chốt là duy trì quyền hành độc đảng.
Nhà nước độc đảng này chưa bao giờ đặt ra câu hỏi về giới hạn pháp luật và đạo đức cho hành động của họ. Bắc Kinh chỉ quan tâm đến kết quả, từ việc quản thúc các nhà tranh đấu, ngăn cản các nhà báo làm việc cho đến đóng cửa nhiều tổ chức phi chính phủ. Phân tích về hậu quả của chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc với tính chất toàn trị của chế độ này, Le Monde dẫn lời cựu Thủ tướng Úc Kevin Rudd, “hy vọng về dân chủ hóa Trung Quốc nhờ sự trỗi dậy của giai cấp trung lưu và toàn cầu hóa chỉ là hoang tưởng. Tập Cận Bình không cảm thấy rằng khi vừa dấn sâu vào cải cách thị trường để đạt được mục tiêu, đồng thời áp đặt thêm những hạn chế về tự do chính trị cá nhân, là một nghịch lý. Trên thực tế, ông ta còn coi đây là tinh túy của “mô hình Trung Hoa” trước tự do dân chủ phương Tây mà Tập cho là hoàn toàn không thích hợp. Vì vậy phải bằng mọi giá để bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa theo kiểu Trung Quốc, có nghĩa là duy trì quyền hành độc đảng.
Mục tiêu tối thượng này định ra các hành động của chế độ Bắc Kinh trong đối nội cũng như đối ngoại. Hai cột trụ cho tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc là dân tộc chủ nghĩa cực đoan với một Trung Quốc bất di bất dịch trong vấn đề chủ quyền và phát triển kinh tế được tăng cường với việc bành trướng ra khỏi biên giới về mọi phương diện. Để đạt mục tiêu đó, Trung Quốc bất chấp luật pháp và đạo đức.
Chiến dịch thanh toán đối thủ, một chiêu bài dễ tranh thủ được công luận, đã và đang diễn ra tàn khốc. Cuộc “đả hổ diệt ruồi” của Tập đã phơi bày trước thế giới sự thối nát đến tận gốc khi mà những kẻ mới hôm nao còn lừng lẫy trên cái quyền uy tối thượng của Đảng Cộng sản và của Nhà nước, những người được quy định trong bộ luật bất thành văn là không được chạm tới các “ông cốp” như cỡ Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị, thì nay đang hiện lên mặt báo như là những tội đồ lịch sử.
Chẳng hạn như Chu Vĩnh Khang với những chứng cứ về các tội tham nhũng cực lớn, sống đồi trụy với nhiều cô nhân tình, nghi án giết vợ, đặc biệt là vụ âm mưu chính biến chống Tập Cận Bình… đã bị phanh phui. Nhưng đâu chỉ có Chu. Tạp chí Động Hướng phân tích rằng vây cánh của Chu cũng chính là vây cánh của Giang ở Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Thượng Hải, Giang Tô. Phanh phui thế lực của Chu Vĩnh Khang đã giáng một đòn chí tử vào Giang Trạch Dân. Đến lượt Giang, từng là Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước, cha đẻ của thuyết “ba đại diện” từng một thời soi đường chỉ lối cho Đảng và là “kim chỉ nam” cho dân tộc Trung Hoa cuối thế kỷ XX bước sang thế kỷ XXI được hiện nguyên hình là một kẻ có cuộc sống truỵ lạc và tham nhũng. Nhưng tội lớn nhất là định lật đổ Tập Cận Bình. Chuyện này cũng chẳng có gì lạ.
Thanh toán một cách đẫm máu và tàn khốc đối với những người vừa hôm qua còn là đồng chí tin cậy cùng chung lý tưởng, cùng tôn thờ một ý thức hệ thì như cơm bữa ở cái quốc gia xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc này! Mao thanh toán Lưu Thiếu Kỳ là một ví dụ quá điển hình. Tiếp đó các nguyên lão của Đảng Cộng sản lật đổ “bè lũ bốn tên” trong đó có vợ Mao. Rồi cứ thế triền miên những cuộc thanh toán đẫm máu để tranh giành quyền lực trong giới chóp bu ở Trung Nam Hải nhầy nhụa “màu sắc Trung Quốc” cho đến thời Đặng, Giang, Hồ. Tập hiện nay. Nhưng man rợ và ghê tởm nhất của Giang và cả của Tập là tội ác thảm sát, tiêu diệt Pháp luân công và mổ cướp nội tạng của nạn nhân đang còn sống.
Cuốn sách Bloody Harvest (Thu hoạch đẫm máu) của David Matas  David Kilgour ước tính rằng mỗi năm có 8.000 học viên bị giết bởi thu hoạch nội tạng sốngSự kiện này đã làm kinh động công luận khắp thế giới. Quốc hội Mỹ đã phải thông qua Nghị quyết 281 lên án việc mổ cướp tạng sống. Nghị sĩ Ileana Ros-Lehtinen, người đảm nhiệm Nghị quyết 281, cho biết có một lượng lớn các bằng chứng cho thấy việc buôn bán các nội tạng được thu hoạch cưỡng bức, và tội ác cực kỳ ghê tởm này phải chấm dứt. Luật sư Han Zhiguang viết: “Thu hoạch nội tạng sống là một tội ác mà một số người không thể tin nổi vì đã không tận mắt chứng kiến; tôi khó có thể tin rằng tội ác này thực sự tồn tại bởi vì nó quá tàn nhẫn và khiến bất cứ ai cũng phẫn nộ”.
Dana Rohrabacher, nghị sĩ Quốc hội Mỹ, Chủ tịch của Tiểu ban Giám sát và Điều tra, thuộc Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ nói: “Sự tha hóa đạo đức đến mức mổ cưỡng bức lấy tạng nạn nhân để bán là một hiện tượng chưa từng có… Tập Cận Bình lo ngại sự sụp đổ của chính quyền Trung Quốc khi toàn dân và thế giới biết sự thật nên đã tiếp tục im lặng và tội ác vẫn đang tiếp diễn. Thật quá bi hài khi tội ác giết người mổ nội tạng, tra tấn dã man được xem là “tuyệt mật quốc gia””.  
Thật ra thì chuyện mổ thi thể người sống để cướp nội tạng không là chuyện lạ ở nước Tàu, chỉ có điều là nó chưa trở thành “tuyệt mật quốc gia” như thời Tập hôm nay. Người Việt đọc sách Tàu chắc không quên chuyện thời Đông Chu, Dịch Nha giết con trai lên ba để xào cho Tề Hoàn Công ăn khi nghe vua nói các giống điểu, thú, trùng, ngư đã nếm đủ, chỉ còn thiếu vị thịt người là chưa biết. Giới Tử Thôi cắt thịt đùi của mình nấu cháo cho Tấn Văn Công khi còn phải tha phương lánh nạn! Đấy là chuyện xưa. Vào thế kỷ XX, văn hào Lỗ Tấn quyết liệt phơi lên sách báo thời hiện đại vấn nạn khủng khiếp này để đánh thức lương tri người Trung Hoa. Trong Nhật ký người điênviết vào tháng 1 năm 1918, qua nhân vật Nguỵ Liên Thù, ngòi bút của ông rỉ máu: “Cổ lai, việc ăn thịt người thường lắm, mình cũng còn nhớ, nhưng không được thật rõ. Liền giở lịch sử ra tra cứu thử. Lịch sử không đề niên đại, có điều trang nào cũng có mấy chữ nhân, nghĩa, đạo đức viết lung tung tí mẹt. Trằn trọc không sao ngủ được, đành cầm đọc thật kỹ, mãi đến khuya mới thấy từ đầu chí cuối, ở giữa các hàng, ba chữ: “Ăn thịt người. … Không thể nghĩ được nữa… Bây giờ mới biết mình đã sống bao nhiêu năm ở một nơi mà người ta ăn thịt lẫn nhau từ bốn nghìn năm nay”.
Mà đâu chỉ Lỗ Tấn, Mạc Ngôn, người vừa được giải Nobel văn chương trong thế kỷ XXI này, tiếp tục đưa món thịt người mang “đặc sắc Trung Quốc” vào văn chương của mình trong nỗi ám ảnh khủng khiếp về người ăn thịt người của nền văn minh Trung Hoa.
Năm 1992, vợ chồng ký giả Nicholas D. Kristof và Sheryl Wudunn của tờ New York Times tìm được một số hồ sơ tiết lộ chi tiết về những vụ ăn thịt người tập thể trong giai đoạn Đại Cách mạng Văn hóa tại một số khu vực ở tỉnh Quảng Tây hồi cuối thập niên 60. Theo những tài liệu kể trên, đã có ít nhất 137 người đã bị ăn thịt, mỗi nạn nhân bị cả chục người cùng ăn. Hầu hết những người liên quan đến việc ăn thịt người tại tỉnh Quảng Tây chỉ bị phạt nhẹ sau khi kết thúc Đại Cách mạng Văn hóa.  
Xin dừng lại thôi. Tiếp tục phơi bày chuyện “rất lớn” của “người đồng chí cùng chung ý thức hệ” (...)thì hãi quá.
Mà “hãi quá hoá lú” thì còn “mênh mông thế sự”thế quái nào được nữa!
T. L.
Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thêm điểm cho anh Thăng!

Hoan hô bác Thăng; bác cứ làm như thế này sẽ để lại tiếng thơm muôn đời và phúc đức cho con cháu mai sau. 

Đọc đoạn này thấy buồn quá: “Cty Việt - Séc bị phá sản, NLĐ mất việc làm chỉ vì sự vô cảm và thiếu trách nhiệm của một số cá nhân và cơ quan Nhà nước, cụ thể là Cục Đăng kiểm VN và Cơ quan CSĐT Công an TPHCM. Người sáng lập Cty là ông Vũ Văn Đảo đang bị vướng vòng lao lý trong một vụ tai nạn mà nguyên nhân không liên quan gì đến chất lượng tàu thuyền, nhưng đã bị Cơ quan CSĐT Công an TPHCM quy chụp cho tội đưa công nghệ vật liệu mới PPC vào sản xuất tàu thuyền ở VN và bán tàu thuyền cho lực lượng vũ trang”.

Bộ trưởng Đinh La Thăng bất ngờ “phá” án oan
(LĐĐS) - Số 24 
ĐỖ VĂN - 
Bộ trưởng Đinh La Thăng đã bất ngờ tham gia “phá” án, làm sụp đổ kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT CA TPHCM lẫn cáo trạng của Viện KSND TPHCM. Vụ án “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn” giờ chỉ còn 2 cách giải quyết là: Đình chỉ vụ án hoặc tuyên các bị cáo vô tội.
Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng bất ngờ 
tham gia "phá" vụ án có dấu hiệu oan sai.
Từ một diễn biến tại phiên chất vấn của Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã có những quyết định kịp thời tháo gỡ khó khăn cho các DN sản xuất tàu thuyền từ vật liệu mới PPC. Ít ai ngờ, với những quyết định đó, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã tham gia “phá” một vụ án có dấu hiệu oan sai.
Diễn biến

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân sáng 12.6, đại biểu Lê Thị Công (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) phản ánh: “Bà Rịa - Vũng Tàu có DN sản xuất tàu thuyền bằng công nghệ tiên tiến, vật liệu mới PPC. Sản phẩm đã đoạt Cup vàng Techmart 2012 do Bộ KH&CN tặng, được Đăng kiểm quốc tế và Đăng kiểm Hải quân công nhận đảm bảo chất lượng. DN đã cung cấp cho quân đội hơn 10 tàu thuyền nhưng Cục Đăng kiểm VN lại từ chối đăng kiểm làm cho sản xuất của DN đình đốn. DN phải làm đơn gửi Thủ tướng Chính phủ”.

Trả lời đại biểu Lê Thị Công, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân xác nhận: “Đúng là tại Bà Rịa - Vũng Tàu có DN sản xuất tàu bằng vật liệu PPC, Đăng kiểm của CH Séc và Đăng kiểm Hải quân chấp nhận đăng kiểm nhưng Đăng kiểm của Bộ GTVT lại không chấp nhận đăng kiểm. Việc này sẽ được Bộ KH&CN trao đổi với Bộ GTVT làm rõ lý do.Tôi cũng được biết câu chuyện phía sau của vụ việc này là sản phẩm tàu của DN đã được chứng nhận là sản phẩm công nghệ cao, DN đã bán cho hải quân nhưng sau đó có gây tai nạn xảy ra chết người nên giám đốc DN bị truy tố”.

Ngay chiều 12.6, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã tham gia trả lời và hứa với Quốc hội là ngay trong tháng 6.2015, Bộ sẽ cho đăng kiểm tàu thuyền đóng bằng công nghệ vật liệu mới PPC.

Theo tìm hiểu của PV Báo Lao Động và Đời sống, ngày 18.5, Cty CP công nghệ Việt - Séc (BR-VT) đã có đơn kêu cứu gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ KH&CN, Bộ trưởng Bộ GTVT: “Cty Việt - Séc bị phá sản, NLĐ mất việc làm chỉ vì sự vô cảm và thiếu trách nhiệm của một số cá nhân và cơ quan Nhà nước, cụ thể là Cục Đăng kiểm VN và Cơ quan CSĐT Công an TPHCM. Người sáng lập Cty là ông Vũ Văn Đảo đang bị vướng vòng lao lý trong một vụ tai nạn mà nguyên nhân không liên quan gì đến chất lượng tàu thuyền, nhưng đã bị Cơ quan CSĐT Công an TPHCM quy chụp cho tội đưa công nghệ vật liệu mới PPC vào sản xuất tàu thuyền ở VN và bán tàu thuyền cho lực lượng vũ trang”.

Trong một diễn biến cực nhanh, ngay sáng 17.6, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã triệu tập và chủ trì cuộc họp giải quyết vướng mắc đối với việc đăng kiểm tàu thuyền bằng vật liệu mới PPC. Tại cuộc họp này, Bộ trưởng Đinh La Thăng nghiêm khắc phê bình các đơn vị, cá nhân liên quan đã gây nên sự chậm trễ, thiệt hại cho DN và chỉ đạo ngay trong ngày 18.6, Cục Đăng kiểm VN phải có văn bản công nhận kết quả Đăng kiểm Hải quân và Cty Đăng kiểm quốc tế CS Lloyd (CH Séc).

Nhà máy đóng tàu của Cty Việt - Séc phải đóng cửa 
ngay khi giám đốc DN bị khởi tố điều tra. 

Phá án oan…

Ngay trong ngày 18.6, khi Cục Đăng kiểm VN còn chưa kịp ra văn bản, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã kí CV số 7783/BGTVT-KHCN về việc ứng dụng vật liệu PPC trong đóng phương tiện thủy nội địa gửi Cục Đăng kiểm VN. Tại CV này, Bộ GTVT khẳng định: “Hiện nay, pháp luật không cấm việc đóng tàu bằng vật liệu mới nói chung và vật liệu PPC nói riêng với điều kiện phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người và phương tiện”.

“Bộ GTVT yêu cầu Cục Đăng kiểm VN công nhận kết quả Đăng kiểm CS Lloyd hoặc Đăng kiểm Hải quân hoặc bất cứ một tổ chức đăng kiểm nào khác thực hiện, trên cơ sở đó cấp các giấy chứng nhận an toàn kĩ thuật cho các phương tiện thủy nội địa vỏ PPC trong giai đoạn chưa ban hành “Quy chuẩn kĩ thuật quốc gia về quy phạm phân cấp và đóng phương tiện thủy nội địa vỏ PPC””.

Điều lí thú là với chỉ đạo này của Bộ GTVT, kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT CA TPHCM, cáo trạng của Viện KSND TPHCM đối với vụ án hình sự khởi tố, truy tố các bị can Vũ Văn Đảo (Giám đốc Cty Việt - Séc) và Đinh Văn Quyết (Giám đốc Cty CP Vũng Tàu Marina) về tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn” đã sụp đổ hoàn toàn. Tại sao lại như vậy?

Kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT CA TPHCM (số 372-25/KLĐT-PC44-Đ3) ngày 12.9.2014 do Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT CA TPHCM đại tá Nguyễn Minh Thông ký đã kết luận: “Hành vi sai phạm của bị can Vũ Văn Đảo thể hiện xuyên suốt qua ý thức chủ quan: Vũ Văn Đảo đưa công nghệ và vật liệu mới Polypropylen Copolymer (PPC) vào sản xuất tàu thuyền tại VN. Tuy nhiên, khi tổ chức sản xuất, Vũ Văn Đảo không tuân thủ các quy định của pháp luật VN về sản xuất phương tiện giao thông, không thực hiện những quy định về đăng kiểm nên Cục Đăng kiểm VN chưa giải quyết đăng kiểm cho tàu thuyền làm bằng PPC (trong đó có tàu BP 12-04-02 bị chìm ở biển Cần Giờ ngày 2.8.2013 làm 9 người chết). Khi tàu làm bằng PPC không thể đăng kiểm theo hệ dân sự, Vũ Văn Đảo đã chuyển hướng bán cho lực lượng vũ trang và kí hợp đồng với Đăng kiểm Hải quân để đưa tàu thuyền làm bằng PPC vào lưu thông”.
CV ngày 18.6.2015 do đích thân Bộ Trưởng Đinh La Thăng ký yêu cầu Cục Đăng kiểm VN công nhận ngay kết quả đăng kiểm của Đăng kiểm Hải quân.

“Bị can Vũ Văn Đảo là người sản xuất ra tàu BP 12-04-02 nên biết rõ về tình trạng kĩ thuật của các tàu trên, Đảo biết rõ cơ quan đăng kiểm chưa cho phép sử dụng nhưng vẫn tìm cách đưa tàu BP 12-04-02 vào sử dụng. Hành vi của bị can Vũ Văn Đảo đã cấu thành tội “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không đảm bảo an toàn”, quy định tại Điều 214 Bộ luật Hình sự”. Trên cơ sở kết luận điều tra, ngày 17.10.2014, Viện KSND TPHCM đã ra cáo trạng truy tố bị can Vũ Văn Đảo, Đinh Văn Quyết theo khoản 3 Điều 214 Bộ luật Hình sự.

Thế nhưng, đến nay, TAND TPHCM đã không thể đưa vụ án ra xét xử. TAND TPHCM còn trả lại hồ sơ cho Viện KSND yêu cầu: “Cần phải có kết luận giám định tàu ký hiệu BP 12-04-02 (do ông Phạm Duy Phúc điều khiển) không bảo đảm an toàn khi đưa vào sử dụng”; Thứ hai, các nguyên nhân dẫn đến chìm tàu BP 12-04-02 (tại biển Cần Giờ, TPHCM ngày 2.8.2013 làm chết 9 người) được cáo trạng viện dẫn “không có nguyên nhân nào liên quan đến việc chứng minh hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra là do “đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn” như cáo trạng truy tố”.

Với diễn biến mới nhất là Bộ GTVT yêu cầu Cục Đăng kiểm VN công nhận kết quả đăng kiểm của Đăng kiểm Hải quân đối với các tàu PPC do Cty Việt - Séc sản xuất, trong đó có tàu BP 12-04-02, thì sẽ không còn cơ quan nào có thể ra kết luận tàu BP 12-04-02 không bảo đảm an toàn khi đưa vào sử dụng(?!).

Bộ trưởng Đinh La Thăng đã bất ngờ tham gia “phá” án, làm sụp đổ kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT CA TPHCM lẫn cáo trạng của Viện KSND TPHCM. Vụ án “Đưa vào sử dụng các phương tiện giao thông đường thủy không bảo đảm an toàn” giờ chỉ còn 2 cách giải quyết là: Đình chỉ vụ án hoặc tuyên các bị cáo vô tội.

http://laodong.com.vn/phap-luat/bo-truong-dinh-la-thang-bat-ngo-pha-an-oan-345791.bld

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Nhà văn VN nghĩ gì về hiện tình đất nước?


KHI CHỦ QUYỀN ĐẤT NƯỚC TIẾP TỤC BỊ XÂM PHẠM

Nguyễn Khắc Phê


Trong báo cáo của Chính phủ trước kỳ họp Quốc hội đang diễn ra tại Hà Nội, khi đề cập đến an ninh quốc gia, có đoạn viết: “…chủ quyền được giữ vững…” . 5 chữ này cũng đã được lặp đi lặp lại nhiều lần trong các báo cáo quan trọng khác ở nhiều cấp, nhiều ngành.
Chúng ta đều biết, trong hoạch định chính sách, nếu nhận định tình hình sai thì không thể có giải pháp đúng. Và ai cũng biết tình hình ngày càng nóng bỏng ở Biển Đông, nhất là từ khi Trung Quốc ngang ngược bồi đắp các đảo chiếm giữ trái phép của Việt Nam ở Trường Sa để xây sân bay và các công trình kiên cố, coi khinh mọi lời phản đối của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam. Gần đây, họ còn trắng trợn ra lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông và chuyển cả pháo lên các “đảo” mà họ vừa bồi đắp một cách trái phép.
Chúng ta cũng đều biết, Đảng và Nhà nước ta - từ các vị lãnh đạo cao nhất cho đến các cơ quan chuyên môn - luôn khẳng định “Hoàng Sa - Trường Sa là của Việt Nam”, chứ không có một ai chấp thuận nhượng (bán) hai quần đảo đó cho Trung Quốc. Và như vậy, trước tình hình nói trên, khi đề cập đến vấn đề bảo vệ chủ quyền của đất nước, thì cần phải viết như sau mới chính xác: … “chủ quyền của đất nước tiếp tục bị xâm phạm một cách trắng trợn…”
Viết như thế là đúng với tinh thần mà Đảng đã khởi xướng từ Đại hội VI: “Phải nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật…”. Mà đây là một sự thật liên quan đến vấn đề thiêng liêng đối với tất cả những người dân yêu nước, chứ không phải là chuyện ngôn từ, nên không thể tránh né. Có nói đúng sự thật, mới quyết định được đối sách thích hợp. Trách nhiệm giải bài toán “hóc búa” này, trước hết thuộc về các vị lãnh đạo cao nhất và các cơ quan có quyền lực cao nhất nước đã long trọng nhận nhiệm vụ trước toàn dân. Tuy vậy, khi người dân thấy các “đối sách” đang thực thi vô hiệu quả thì có quyền đòi hỏi Chính phủ, Quốc hội phải tìm đối sách khác.
Mọi người đã biết, những năm qua, với tinh thần hòa hiếu, coi trọng tình hữu nghị giữa hai nước láng giềng, Đảng và Nhà nước ta đã tìm mọi cách giải quyết vấn đề phức tạp nói trên bằng con đường ngoại giao, bằng các cuộc tiếp xúc cấp cao…, nhưng một sự thật ai cũng biết là Trung Quốc cậy thế nước lớn, đã coi khinh tất cả mọi cố gắng đầy thiện chí của Việt Nam. Tình hình cũng tương tự như hồi Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “…Chúng ta càng nhân nhượng, kẻ dịch càng lấn tới…” Nói là “tương tự” vì có điều khác là trước mặt chúng ta chưa hẳn đã là “kẻ địch”, thậm chí không ít người còn cho là “đồng chí, anh em” và thời đại ngày nay, cả ta và Trung Quốc đều không muốn chiến tranh.
Cho dù vậy, một sự thật khác cũng phải thấy rõ: trên trường quốc tế cũng như trong nước, tuy là “đồng chí, anh em” vẫn xảy ra không ít “vụ” đánh nhau sứt đầu mẻ trán, hoặc phải kiện nhau ra tòa. Vì chủ quyền đất nước là thiêng liêng, chúng ta không thể bó tay, thì nhất định phải tìm đối sách khác. Trước sự bức xúc của cử tri mà Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân vừa báo cáo trước Quốc hội, thiết nghĩ, trước hết, Quốc hội tại kỳ họp này cần ra tuyên bố một cách thắng thắn, kiên quyết đề nghị Trung Quốc đình chỉ các hành động phi pháp trên Biển Đông, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế ủng hộ quyền lợi hợp pháp của Việt Nam bằng những phương thức thích hợp. Cử tri cả nước hy vọng sau phiên “họp kín” về tình hình Biển Đông tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, Quốc hội Việt Nam sẽ sớm lên tiếng chính thức về vấn đề hệ trọng nói trên, đáp ứng được ý nguyện và sự trông đợi của nhân dân. Đây cũng là dịp để thêm một lần nữa, chúng ta khẳng định các cơ sở pháp lý về chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bác bỏ và làm rõ những luận điệu sai trái, xuyên tạc những sự kiện liên quan đến vấn đề trên trong các giai đoạn lịch sử đã qua. Tuyên bố chính thức của cơ quan quyền lực cao nhất nước, chắc chắn có hiệu quả hơn nhiều những lời lẽ lặp đi lặp lại của người phát ngôn Bộ Ngoai giao vừa qua và như thế cộng đồng quốc tế sẽ có thêm cơ sở để ủng hộ Việt Nam một cách mạnh mẽ hơn nữa. Một điều thật dễ hiểu: Khi ngôi nhà đang bị một đội quân đông đúc, hung bạo dí lửa sát mái, chủ nhà có khẩn thiết kêu cứu thì hàng xóm mới chạy đến cứu! Ta kêu cứu vì sự sống còn của cả gia đình ta mà cũng không để lửa cháy lan cả xóm; và láng giềng cùng ta dập lửa cũng vì không muốn lửa thiêu cháy nhà họ. Nhân loại vừa long trọng kỷ niệm 70 năm chiến thắng Phát xít Đức. Bài học chiến tranh thế giới lần thứ hai dù đã qua hơn nửa thế kỷ vẫn còn nóng bỏng: Tham vọng của những kẻ vĩ cuồng là không giới hạn, nếu không sớm ngăn chặn, chúng có thể đốt cháy cả thế giới!
Mặc dù vậy, chúng ta vẫn hy vọng, trong thời đại hiện nay, khi nhân loại đã có kho vũ khí nguyên tử đủ sức hủy hoại cả địa cầu, các nước có chân trong Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc, đóng vai trò cường quốc có trách nhiệm với thế giới, sẽ tỉnh táo, biết dừng lại trước những bước đi nguy hiểm, nhất là khi hầu như cả thế giới đã lên tiếng cảnh báo những hành động phi pháp đó.
Việt Nam, trong vị thế éo le trên bàn cờ quốc tế hiện nay, khi “chủ quyền đất nước liên tục bị xâm phạm một cách trắng trợn”, không có con đường nào khác là phải dựa vào cộng đồng quốc tế, mạnh mẽ lên tiếng đấu tranh, dựa trên những cơ sở pháp lý đã được thế giới công nhận. Có thiện chí và chính nghĩa, không e sợ trước cường quyền, sức mạnh Việt Nam sẽ tăng lên gấp bội. Đó chính là bài học của Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ. Bài học đó vẫn có ý nghĩa trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước bằng các phương pháp hòa bình hiện nay…
Phần nhận xét hiển thị trên trang