LÊ ĐẠT
Tranh luận về tập thơ Việt Bắc:
Tranh luận về tập thơ Việt Bắc:
Giai cấp tính trong thơ Tố Hữu
Phê bình thơ Tố Hữu có phải để đánh giá một người không? Nếu thế thì chúng ta cũng chẳng phải tranh luận nhiều làm gì.
Yêu cầu của chúng ta lớn hơn. Chúng ta muốn nhân tập thơ Tố Hữu đề cập đến vấn đề hiện thực trong thơ, đến vấn đề đấu tranh cho chủ nghĩa hiện thực mới, nó là một vấn đề sống còn của văn nghệ hiện nay. Cán bộ chúng ta chịu trách nhiệm trước phong trào, cũng như trước quần chúng. Cho nên thích hay không thích cũng phải đứng trên yêu cầu đó. Trong những cái thích hay không thích lẫn lộn, nhiệm vụ của chúng ta là phải rút ra những nguyên tắc, những nhận định căn bản để hướng dẫn dư luận, hướng dẫn cái thích của quần chúng.
Một tác phẩm được hoan nghênh nhất định là có một giá trị nào. Nhưng hoan nghênh như thế không có nghĩa là đã hiện thực, đã tiêu biểu được cho cái mới.
Bây giờ không ai còn "bốc"như Xuân Diệu, ca tụng thơ Tố Hữu là tiêu biểu cho thời đại, là lá cờ dẫn đầu của thi ca Việt Nam nữa rồi. Người ta suy nghĩ chín chắn hơn và bắt đầu dè dặt.
Hoàng Cầm và một số anh em thấy thơ Tố Hữu buồn. Nhưng tại sao buồn? Thực chất của cái buồn đó như thế nào?
Hoàng Yến và một số anh em khác nhận xét tập Việt Bắc không hiện thực, không thể hiện được cuộc sống nhiều mặt của thực tế. Nhưng vì đâu mà không hiện thực?
Căn bản của vấn đề là ở đâu?
Nếu ta cứ trích từng bài hay từng câu, chẻ sợi tóc ra làm tư để phân tích, phê phán thì khó có thể dẫn đến kết quả mong muốn.
Tính chất hiện thực của một nhà thơ không phải chỉ nằm trong một câu hay một bài mà ở toàn bộ những bài thơ, không phải ở một vài chữ, một vài hình ảnh, một vài ý, mà ở toàn bộ điệu thơ nó là điệu tâm hồn của tác giả.
Mà nói đến hiện thực là phải nói đến giai cấp. Căn bản của vấn đề hiện thực là vấn đề giai cấp. Thực chất của cái buồn trong thơ Tố Hữu cũng là vấn đề giai cấp. Tách rời khỏi vấn đề giai cấp sẽ không thể nào bàn đến vấn đề hiện thực một cách sâu sắc và triệt để được. Tách rời khỏi vấn đề giai cấp thì cũng như thầy bói xem voi, người sờ được cái vòi, người sờ được cái tai, mà không hiểu được toàn thể con voi như thế nào.
Ði tìm tính chất giai cấp trong thơ Tố Hữu, ta thấy gì?
Ta thấy tác giả có nhiều cố gắng đi tới công nông, nhưng vì sự thâm nhập thực tế của tác giả còn thiếu sót nên trong thơ của Tố Hữu còn rơi rớt nhiều tính chất tiểu tư sản biểu hiện ở tính chất ngậm ngùi, buồn buồn, ít hành động, nó toát ra từ đại bộ phận những vần thơ của Tố Hữu, nó là cơ sở của điệu tâm hồn Tố Hữu. Cái điệu ngùi ngùi, heo hút ấy nó không phải là thực chất tâm hồn của công nông, tâm hồn yêu đời tự tin của những người chiến thắng, chiến thắng kẻ thù, chiến thắng hết thảy để xây dựng lại xã hội.
Người ta thường ca ngợi thơ Tố Hữu nhiều tình. Hình ảnh của những bà mẹ thật đằm thắm, nhưng ngùi ngùi làm sao! Bà mẹ giữa cảnh "heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn", "chân lội xuống bùn tay cấy mạ non" mong manh buồn tủi quá.
Nói đến bộ đội cũng thế, Tố Hữu nghĩ ngay đến
Người lính trường chinh áo mỏng manh
và
Bước run bước ngã, bước lầy, bước trơn
Lòng yêu của Tố Hữu làm người bộ đội bé hẳn lại. Tố Hữu mang cái ngậm ngùi, cô đơn tiểu tư sản của mình khoác cho thực tế.
Cái yêu mến của Tố Hữu còn nhiều rơi rớt xót xa của thời đại trước, cái xót xa của con người bất lực trước xã hội, con người chưa nhận thức được đầy đủ sức mạnh của tập thể, chưa khắc phục được cái buồn thương tiểu tư sản. Về bài “Việt Bắc” cũng thế, tác giả đã nhuộm bài thơ trong một màu ly biệt ảm đạm, heo hút:
Mình về rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng măng mai để già.
Ta thấy Việt Bắc nhỏ bé quá. Việt Bắc sướt mướt như một người đàn bà sợ bị tình phụ. Có người nói bài Việt Bắc âm điệu phong phú, hình ảnh đằm thắm nghe hay lắm.
Nhưng kết quả bài thơ dạy ta cái gì, cho ta cái gì? Ðọc xong bài thơ, thương nhớ ngậm ngùi tràn ngập lòng ta.
Bài thơ làm ta rung động. Nhưng thơ có phải chỉ là rung động thuần túy theo cảm tình đâu, thơ còn là tư tưởng, là hành động. Xét một tác phẩm không thể chiều theo những rung cảm chưa được giáo dục kỹ của mình.
Nói như thế không phải chúng ta không chủ trương nói buồn nói nhớ. Trong kháng chiến, trong cuộc đời mới lớn lên của chúng ta có bao nhiêu vui, buồn, nhớ, thương, giận, ghét, nếu bóc hết cả đi thì còn gì là đời sống con người nữa? Phải nói, nói hết, nhưng nói gì thì nói, kết quả cũng phải làm ta thêm yêu, thêm giận, thêm tin tưởng, thêm quyết tâm chiến đấu. Chúng ta chống là chống "tình cảm chủ nghĩa" tiểu tư sản, yếu ớt, cũng như chúng ta chống chủ nghĩa công thức bất cứ bài gì cũng phải nhét các thứ khẩu hiệu vào cho đủ mặt hàng.
Lại có người nói: "Bài ‘Việt Bắc’ phản ảnh được đúng sự nhớ thương của tôi khi tôi rời trên ấy về xuôi". Ðúng. Mới đầu tôi đọc tôi cũng thấy thế. Nhưng vấn đề là cái "tôi" nào? Trong mỗi người, ta không nên quên, đều có hai cái "tôi": cái "tôi" cũ và cái "tôi" mới. Nhiều lần ta cứ nhầm cho rằng cái "tôi" cũ, cái "tôi" tiểu tư sản, đại diện cho mình. Không! Cái "tôi" mới, cái "tôi" của thời đại, của Ðảng, mặc dầu sinh sau đẻ muộn, đôi khi còn non, nhưng cái "tôi" đó mới xứng đáng đại diện cho chúng ta.
Nhiệm vụ của văn nghệ là giáo dục những tình cảm lớn, giúp chế độ đào tạo thêm những anh hùng; nếu thấy gì viết thế, cảm xúc thế nào, viết thế ấy, sẽ rơi vào tự nhiên chủ nghĩa, không những không có lợi mà còn có hại.
Thơ Tố Hữu không những có nhiều rơi rớt tiểu tư sản mà còn nhiều rơi rớt phong kiến nữa.
Không thể quan niệm một cách quá giản đơn như Vũ Ðức Phúc, nhất định cho rằng "một người đã vào sinh ra tử bao nhiêu năm trời như Tố Hữu"... nhất định phải như thế này như thế khác. Suy luận như vậy rất dễ dẫn đến những nhận xét chủ quan sai lầm. Nếu thế thì cần gì phải xem thơ mới phê bình được, chỉ xem tên tác giả hay lý lịch tác giả có lẽ cũng quá đủ rồi.
Ðể dẫn chứng tôi xin phân tích một số tình cảm lớn của thời đại trong thơ Tố Hữu. Tôi sẽ không nói về tình cảm đối với Ðảng vắng mặt một cách quá rõ rệt trong tập thơ (ngoài mấy câu khô khan:
Buồm là Lao động Gió là Ðảng ta
in ở đầu tập thơ, tình cảm đối với Ðảng còn có gì trong suốt tập thơ?) và tình cảm đối với chế độ cụ thể trong tình cảm đối với nông dân chuyển mình trong cách mạng ruộng đất.
Tôi chỉ đề cập đến vấn đề tình cảm đối với lãnh tụ. Trước hết phải nói ngay trong những bài thơ ca ngợi lãnh tụ của chúng ta những bài thơ của Tố Hữu tương đối là những bài trội nhất.
Nhưng cũng cần phải phê bình nghiêm khắc, vì tôi cho tình cảm trong những bài đó chưa thật đúng với nhân sinh quan mới. Còn nhiều rơi rớt phong kiến quá, chưa thể hiện được đúng bản chất của lãnh tụ cách mạng.
Nói về Bác, Tố Hữu viết trong bài “Việt Bắc”:
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường Nhớ người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Ta thấy một ông già tiên phong đạo cốt, nhàn tản đi giữa một cảnh thần tiên, thong dong một cách rất Lão Trang. Từ một người chiến đấu cách mạng kết tinh đến cao độ cái phần sâu sắc nhất của triết học phương đông với cái hành động mau lẹ, sáng suốt, quyết liệt của một người Bôn-sê-vích, tác giả do cái thích thú chủ quan của mình, đã đẩy lùi hình ảnh lãnh tụ vào quá khứ. Một người mới nhất, đẹp nhất, cao quý nhất của dân tộc, qua cái nhìn không đúng của tác giả, trở thành một đạo sĩ tầm thường.
Về bài “Sáng tháng Năm” cũng vậy, trong những câu thơ
Bác ngồi đó lớn mênh mông Trời xanh biển rộng, ruộng đồng nước non... Trán mênh mông thanh thản một vùng trời
tác giả truyền cho ta một cảm giác nguy hiểm là ta thấy ta nhỏ bé quá. Hình ảnh lãnh tụ choán hết cả. Lãnh tụ là một trái núi mà ta chỉ là một con kiến nhỏ.
Theo ý kiến tôi, ở đây bài thơ cũng mắc phải cái bệnh tôn sùng lãnh tụ nhuốm nhiều màu sắc thần thánh hóa phong kiến còn rất phổ biến trong chúng ta.
Lãnh tụ của ta và lãnh tụ phong kiến là hai vấn đề khác nhau ở căn bản. Lãnh tụ phong kiến biệt lập với nhân dân quần chúng. Lãnh tụ phong kiến tự tạo cho mình một uy thế dị thường đè bẹp những con người quần chúng. Lãnh tụ là trời, nhân dân là cát bụi, lãnh tụ là tất cả, nhân dân là không cái gì. Còn lãnh tụ của ta khác. Khác một trời một vực. Lãnh tụ với nhân dân là một. Lãnh tụ là cha của dân tộc, nhưng đồng thời cũng là con của dân tộc. Hồ Chủ tịch lớn là do nơi đại diện cho những con người cũng lớn vì có đấu tranh cách mạng. Uy tín của Hồ Chủ tịch là uy tín của quần chúng. Cho nên đề cao Hồ Chủ tịch bằng cách xóa nhòa chúng ta đi, làm bé chúng ta đi, là thu nhỏ hình ảnh Hồ Chủ tịch lại.
Tôi lược dịch ra đây một đoạn thơ của Mai-a-kốp-ski nói về Lê-nin để so sánh cho dễ thấy điều đó.
Nếu trên đầu Lê-nin chúng đặt một vòng
Phê bình thơ Tố Hữu có phải để đánh giá một người không? Nếu thế thì chúng ta cũng chẳng phải tranh luận nhiều làm gì.
Yêu cầu của chúng ta lớn hơn. Chúng ta muốn nhân tập thơ Tố Hữu đề cập đến vấn đề hiện thực trong thơ, đến vấn đề đấu tranh cho chủ nghĩa hiện thực mới, nó là một vấn đề sống còn của văn nghệ hiện nay. Cán bộ chúng ta chịu trách nhiệm trước phong trào, cũng như trước quần chúng. Cho nên thích hay không thích cũng phải đứng trên yêu cầu đó. Trong những cái thích hay không thích lẫn lộn, nhiệm vụ của chúng ta là phải rút ra những nguyên tắc, những nhận định căn bản để hướng dẫn dư luận, hướng dẫn cái thích của quần chúng.
Một tác phẩm được hoan nghênh nhất định là có một giá trị nào. Nhưng hoan nghênh như thế không có nghĩa là đã hiện thực, đã tiêu biểu được cho cái mới.
Bây giờ không ai còn "bốc"như Xuân Diệu, ca tụng thơ Tố Hữu là tiêu biểu cho thời đại, là lá cờ dẫn đầu của thi ca Việt Nam nữa rồi. Người ta suy nghĩ chín chắn hơn và bắt đầu dè dặt.
Hoàng Cầm và một số anh em thấy thơ Tố Hữu buồn. Nhưng tại sao buồn? Thực chất của cái buồn đó như thế nào?
Hoàng Yến và một số anh em khác nhận xét tập Việt Bắc không hiện thực, không thể hiện được cuộc sống nhiều mặt của thực tế. Nhưng vì đâu mà không hiện thực?
Căn bản của vấn đề là ở đâu?
Nếu ta cứ trích từng bài hay từng câu, chẻ sợi tóc ra làm tư để phân tích, phê phán thì khó có thể dẫn đến kết quả mong muốn.
Tính chất hiện thực của một nhà thơ không phải chỉ nằm trong một câu hay một bài mà ở toàn bộ những bài thơ, không phải ở một vài chữ, một vài hình ảnh, một vài ý, mà ở toàn bộ điệu thơ nó là điệu tâm hồn của tác giả.
Mà nói đến hiện thực là phải nói đến giai cấp. Căn bản của vấn đề hiện thực là vấn đề giai cấp. Thực chất của cái buồn trong thơ Tố Hữu cũng là vấn đề giai cấp. Tách rời khỏi vấn đề giai cấp sẽ không thể nào bàn đến vấn đề hiện thực một cách sâu sắc và triệt để được. Tách rời khỏi vấn đề giai cấp thì cũng như thầy bói xem voi, người sờ được cái vòi, người sờ được cái tai, mà không hiểu được toàn thể con voi như thế nào.
Ði tìm tính chất giai cấp trong thơ Tố Hữu, ta thấy gì?
Ta thấy tác giả có nhiều cố gắng đi tới công nông, nhưng vì sự thâm nhập thực tế của tác giả còn thiếu sót nên trong thơ của Tố Hữu còn rơi rớt nhiều tính chất tiểu tư sản biểu hiện ở tính chất ngậm ngùi, buồn buồn, ít hành động, nó toát ra từ đại bộ phận những vần thơ của Tố Hữu, nó là cơ sở của điệu tâm hồn Tố Hữu. Cái điệu ngùi ngùi, heo hút ấy nó không phải là thực chất tâm hồn của công nông, tâm hồn yêu đời tự tin của những người chiến thắng, chiến thắng kẻ thù, chiến thắng hết thảy để xây dựng lại xã hội.
Người ta thường ca ngợi thơ Tố Hữu nhiều tình. Hình ảnh của những bà mẹ thật đằm thắm, nhưng ngùi ngùi làm sao! Bà mẹ giữa cảnh "heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn", "chân lội xuống bùn tay cấy mạ non" mong manh buồn tủi quá.
Nói đến bộ đội cũng thế, Tố Hữu nghĩ ngay đến
Người lính trường chinh áo mỏng manh
và
Bước run bước ngã, bước lầy, bước trơn
Lòng yêu của Tố Hữu làm người bộ đội bé hẳn lại. Tố Hữu mang cái ngậm ngùi, cô đơn tiểu tư sản của mình khoác cho thực tế.
Cái yêu mến của Tố Hữu còn nhiều rơi rớt xót xa của thời đại trước, cái xót xa của con người bất lực trước xã hội, con người chưa nhận thức được đầy đủ sức mạnh của tập thể, chưa khắc phục được cái buồn thương tiểu tư sản. Về bài “Việt Bắc” cũng thế, tác giả đã nhuộm bài thơ trong một màu ly biệt ảm đạm, heo hút:
Mình về rừng núi nhớ ai Trám bùi để rụng măng mai để già.
Ta thấy Việt Bắc nhỏ bé quá. Việt Bắc sướt mướt như một người đàn bà sợ bị tình phụ. Có người nói bài Việt Bắc âm điệu phong phú, hình ảnh đằm thắm nghe hay lắm.
Nhưng kết quả bài thơ dạy ta cái gì, cho ta cái gì? Ðọc xong bài thơ, thương nhớ ngậm ngùi tràn ngập lòng ta.
Bài thơ làm ta rung động. Nhưng thơ có phải chỉ là rung động thuần túy theo cảm tình đâu, thơ còn là tư tưởng, là hành động. Xét một tác phẩm không thể chiều theo những rung cảm chưa được giáo dục kỹ của mình.
Nói như thế không phải chúng ta không chủ trương nói buồn nói nhớ. Trong kháng chiến, trong cuộc đời mới lớn lên của chúng ta có bao nhiêu vui, buồn, nhớ, thương, giận, ghét, nếu bóc hết cả đi thì còn gì là đời sống con người nữa? Phải nói, nói hết, nhưng nói gì thì nói, kết quả cũng phải làm ta thêm yêu, thêm giận, thêm tin tưởng, thêm quyết tâm chiến đấu. Chúng ta chống là chống "tình cảm chủ nghĩa" tiểu tư sản, yếu ớt, cũng như chúng ta chống chủ nghĩa công thức bất cứ bài gì cũng phải nhét các thứ khẩu hiệu vào cho đủ mặt hàng.
Lại có người nói: "Bài ‘Việt Bắc’ phản ảnh được đúng sự nhớ thương của tôi khi tôi rời trên ấy về xuôi". Ðúng. Mới đầu tôi đọc tôi cũng thấy thế. Nhưng vấn đề là cái "tôi" nào? Trong mỗi người, ta không nên quên, đều có hai cái "tôi": cái "tôi" cũ và cái "tôi" mới. Nhiều lần ta cứ nhầm cho rằng cái "tôi" cũ, cái "tôi" tiểu tư sản, đại diện cho mình. Không! Cái "tôi" mới, cái "tôi" của thời đại, của Ðảng, mặc dầu sinh sau đẻ muộn, đôi khi còn non, nhưng cái "tôi" đó mới xứng đáng đại diện cho chúng ta.
Nhiệm vụ của văn nghệ là giáo dục những tình cảm lớn, giúp chế độ đào tạo thêm những anh hùng; nếu thấy gì viết thế, cảm xúc thế nào, viết thế ấy, sẽ rơi vào tự nhiên chủ nghĩa, không những không có lợi mà còn có hại.
Thơ Tố Hữu không những có nhiều rơi rớt tiểu tư sản mà còn nhiều rơi rớt phong kiến nữa.
Không thể quan niệm một cách quá giản đơn như Vũ Ðức Phúc, nhất định cho rằng "một người đã vào sinh ra tử bao nhiêu năm trời như Tố Hữu"... nhất định phải như thế này như thế khác. Suy luận như vậy rất dễ dẫn đến những nhận xét chủ quan sai lầm. Nếu thế thì cần gì phải xem thơ mới phê bình được, chỉ xem tên tác giả hay lý lịch tác giả có lẽ cũng quá đủ rồi.
Ðể dẫn chứng tôi xin phân tích một số tình cảm lớn của thời đại trong thơ Tố Hữu. Tôi sẽ không nói về tình cảm đối với Ðảng vắng mặt một cách quá rõ rệt trong tập thơ (ngoài mấy câu khô khan:
Buồm là Lao động Gió là Ðảng ta
in ở đầu tập thơ, tình cảm đối với Ðảng còn có gì trong suốt tập thơ?) và tình cảm đối với chế độ cụ thể trong tình cảm đối với nông dân chuyển mình trong cách mạng ruộng đất.
Tôi chỉ đề cập đến vấn đề tình cảm đối với lãnh tụ. Trước hết phải nói ngay trong những bài thơ ca ngợi lãnh tụ của chúng ta những bài thơ của Tố Hữu tương đối là những bài trội nhất.
Nhưng cũng cần phải phê bình nghiêm khắc, vì tôi cho tình cảm trong những bài đó chưa thật đúng với nhân sinh quan mới. Còn nhiều rơi rớt phong kiến quá, chưa thể hiện được đúng bản chất của lãnh tụ cách mạng.
Nói về Bác, Tố Hữu viết trong bài “Việt Bắc”:
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường Nhớ người những sáng tinh sương Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Ta thấy một ông già tiên phong đạo cốt, nhàn tản đi giữa một cảnh thần tiên, thong dong một cách rất Lão Trang. Từ một người chiến đấu cách mạng kết tinh đến cao độ cái phần sâu sắc nhất của triết học phương đông với cái hành động mau lẹ, sáng suốt, quyết liệt của một người Bôn-sê-vích, tác giả do cái thích thú chủ quan của mình, đã đẩy lùi hình ảnh lãnh tụ vào quá khứ. Một người mới nhất, đẹp nhất, cao quý nhất của dân tộc, qua cái nhìn không đúng của tác giả, trở thành một đạo sĩ tầm thường.
Về bài “Sáng tháng Năm” cũng vậy, trong những câu thơ
Bác ngồi đó lớn mênh mông Trời xanh biển rộng, ruộng đồng nước non... Trán mênh mông thanh thản một vùng trời
tác giả truyền cho ta một cảm giác nguy hiểm là ta thấy ta nhỏ bé quá. Hình ảnh lãnh tụ choán hết cả. Lãnh tụ là một trái núi mà ta chỉ là một con kiến nhỏ.
Theo ý kiến tôi, ở đây bài thơ cũng mắc phải cái bệnh tôn sùng lãnh tụ nhuốm nhiều màu sắc thần thánh hóa phong kiến còn rất phổ biến trong chúng ta.
Lãnh tụ của ta và lãnh tụ phong kiến là hai vấn đề khác nhau ở căn bản. Lãnh tụ phong kiến biệt lập với nhân dân quần chúng. Lãnh tụ phong kiến tự tạo cho mình một uy thế dị thường đè bẹp những con người quần chúng. Lãnh tụ là trời, nhân dân là cát bụi, lãnh tụ là tất cả, nhân dân là không cái gì. Còn lãnh tụ của ta khác. Khác một trời một vực. Lãnh tụ với nhân dân là một. Lãnh tụ là cha của dân tộc, nhưng đồng thời cũng là con của dân tộc. Hồ Chủ tịch lớn là do nơi đại diện cho những con người cũng lớn vì có đấu tranh cách mạng. Uy tín của Hồ Chủ tịch là uy tín của quần chúng. Cho nên đề cao Hồ Chủ tịch bằng cách xóa nhòa chúng ta đi, làm bé chúng ta đi, là thu nhỏ hình ảnh Hồ Chủ tịch lại.
Tôi lược dịch ra đây một đoạn thơ của Mai-a-kốp-ski nói về Lê-nin để so sánh cho dễ thấy điều đó.
Nếu trên đầu Lê-nin chúng đặt một vòng
hào quang
Tôi sợ chúng làm lấp mấtVầng trán thật của Lê-nin
Vầng trán rộng, nhân đạo và sáng suốt
Tôi sợ những đám rước, những đền đài
Lòng chiêm ngưỡng, những nghi lễ
Sẽ làm chết đuối trong nước phép
Lê-nin và tính giản dị của Người
Có thể nào quan niệm Lê-nin
Như một lãnh tụ nhờ phước lành của thượng đế
Nếu Lê-nin có vẻ vua chúa hay thần thánh
Vô cùng căm phẫn và không giữ gìn nữa
Tôi sẽ chặn ngang đám tang
Và vứt vào bọn chiêm ngưỡng mù quáng
Những lời nguyền rủa [1]
Khoẻ mạnh chân tình và tự hào bao nhiêu! Chúng ta tự hào vì lãnh tụ, nhưng lãnh tụ cũng tự hào vì chúng ta.
Tôi nói về một thiếu sót lớn nữa trong thơ Tố Hữu: tính chất xa thực tế, xa quần chúng.
Thơ Tố Hữu nhiều người thuộc thật đấy, dễ hiểu thật đấy nhưng vẫn xa quần chúng, vì quần chúng tính của một tác phẩm căn bản là có nói lên được đúng những băn khoăn mơ ước hàng ngày của quần chúng hay không. Thơ Tố Hữu mới chỉ một phần nào quần chúng ở hình thức. Nội dung của thơ Tố Hữu chưa theo sát được cuộc đời.
Thơ của Tố Hữu thiếu nhiều hình ảnh mới đương nẩy nở trong cuộc đời mới. Thơ Tố Hữu nhiều nhớ thương hơn là hành động. Thơ Tố Hữu ít hiện tại và ít tương lai. Những câu thơ có nhiều truyền cảm của Tố Hữu là những câu thơ buồn thương và nhớ.
Còn khi Tố Hữu đề cập đến những vấn đề hiện tại thì nhiều chỗ sượng và tầm thường:
Nắng trưa rực rỡ sao vàng
Trung ương, Chính phủ luận bàn việc công
...Giữ đê, phòng hạn, thu lương
Gửi dao miền ngược, thêm trường các khu
hay
Chúng bay chỉ một đường ra
Một là tiêu diệt hai là tù binh
và đoạn cuối của bài “Hoan hô chiến sĩ Ðiện Biên”:
Ở Việt Nam các anh nên nhớ
Chính nghĩa thật là đáng sợ...
Tính chất tiểu tư sản và thiếu thực tế còn ảnh hưởng cả đến hình thức những câu thơ. Lời thơ bàng bạc, đèm đẹp như ở một thời gian xa xa nào, những câu lục bát nhiều dáng dấp của Nguyễn Du hơn là của ca dao:
Trông nhau tủi tủi mừng mừng
Lời thề Ðộc lập vang lừng nước non
....................
Mười năm những mấy ngàn ngày
Nhớ không thấy mặt đợi rầy đợi mai
..................
Bao phen tan cửa nát nhà
Ðầu rơi máu chảy biết là mấy thân
Ðôi chỗ giống hệt những câu sáo nhất của thơ Tản Ðà:
Nước trôi nước có về nguồn,
Mây đi mây có cùng non trở về
Chính sự xa rời cuộc sống làm hơi thơ Tố Hữu càng ngày càng đuối. Tác giả phải tiêu dùng vào vốn cũ nhiều quá nên những bài sau (từ bài “Lại về” trở đi) hơi thơ yếu, điệu thơ và hình ảnh cũ lại xâm nhập vào rất mạnh.
Cứ so sánh những bài đầu tập thơ và những bài cuối tập thơ thì thấy rõ. Khi nào Tố Hữu chịu đi sát thực tế thì tính chất ngậm ngùi tiểu tư sản bớt đi, nhưng càng về sau càng xa thực tế, tính chất tiểu tư sản càng ùa vào. Con đường đi của tập thơ Việt Bắc có thể nói là đi từ chỗ tương đối thực tế, sa dần vào khái niệm trừu tượng. Hiện tại thụt chân vào trong dĩ vãng. Quá khứ tấn công mạnh vào thơ Tố Hữu. Nhiều khi ta thấy như thơ Tố Hữu bất lực trong việc diễn tả hiện tại.
Nói về mười năm trưởng thành của dân tộc, sau khi nhớ thương nhắc đến những ngày gian khổ đã qua trong những câu thơ tê tái xót xa:
Nhớ ngày súng mất đạn không
Mùa hè giặc quét mùa đông giặc về v.v...
Tố Hữu nhắc đến cái vĩ đại phấn khởi của hiện tại:
Lòng ta lại thấy ngày mai
Chân đi mỗi bước nở vài bông hoa
..................
Người đi thác chảy qua rừng
Hoa đâu về nở tưng bừng Thủ đô.
Sao mà vắng lặng và xưa cũ thế!
Nhất là bài “Quê mẹ” (chưa in trong tập Việt Bắc), từ ý thơ đến hình ảnh, đến âm điệu nhiều điểm cũ quá. Có những câu:
Mây núi hiu hiu chiều lẳng lặng
Mưa nguồn gió biển nắng xa khơi
Tiếng hát đâu mà nghe nhớ thương
Mái nhì man mác nước sông Hương
À ơi tiếng mẹ ru nhè nhẹ
Cay đắng bao nhiêu nỗi đoạn trường
..................
Lòng ta như nước Hương Giang ấy.
Ta tưởng đâu như thơ hồi 1936.
Tính chất tiểu tư sản và xa thực tế là hai khuyết điểm căn bản nó cản trở khả năng hiện thực của Tố Hữu. Nó là nguyên nhân của cái buồn, cái công thức, cái hời hợt rải rác trong tập thơ [2] .
Vì thiếu thực tế nên Tố Hữu phải suy luận. Suy luận lại không trải qua lao động sáng tác gian khổ nên bố cục lỏng lẻo, nhiều bài giống nhau, tham ý, tham lời, thiếu tính chất cô đọng sâu sắc và tổ chức chặt chẽ của một tác phẩm nghệ thuật (Xem “Hoan hô chiến sĩ Ðiện Biên”, “Lại về”, “Mười năm” và cả “Ta đi tới” nữa).
Thiếu thực tế, thiếu nghiền ngẫm suy nghĩ thật thấu đáo, không sống bài thơ mình một cách thật sâu sắc, không thể tạo được một bài thơ hay.
Chắc có bạn sẽ nói: "Làm thơ khó thế thì còn ai dám làm?"
Tôi thấy đã đến lúc có thể nói thẳng với nhau là làm thơ rất khó, khó và nhọc như bất cứ một công việc lương thiện nào ở trên đời.
Người ta phải học năm mười năm mới thành một người thợ, sao người ta lại muốn "vẩy bút" thành thi sĩ.
Chúng ta làm thơ cũng như người thợ sản xuất, người nông dân cày ruộng, người cán bộ làm chính trị.
Một số anh em làm thơ hay than phiền là bị một số cán bộ các ngành khác coi thường. Theo ý kiến tôi, lỗi tại các cán bộ kia một phần (vì còn mang nặng cái lối đánh giá của thời đại cũ) nhưng một phần cũng lỗi tại chúng ta. Chúng ta còn chưa thật coi trọng nghề nghiệp của mình.
Từ nãy đến giờ tôi nêu ra toàn những khuyết điểm. Tập thơ không có chút ưu điểm nào chăng?
Không phải. Việc tập thơ còn được một số đông trong quần chúng hoan nghênh đủ là một bảo đảm cho giá trị của nó trong giai đoạn hiện tại.
Thơ Tố Hữu, đứng về một phương diện nào mà nói, là thơ có ích. Tố Hữu có nhiều cố gắng phục vụ công tác chính trị. Tố Hữu hơn một số anh em làm thơ ở chỗ giải thích chính sách bằng thơ có rung cảm mặc dầu rung cảm còn vương vất tàn tích tiểu tư sản. Thơ Tố Hữu nhiều chỗ là những bài học về chính sách tốt.
Nhưng là những bài học về chính sách tốt không phải là đã hiện thực, đã công nông. Ý tốt, ý đúng không phải đã là toàn bộ vấn đề nội dung của Thơ. Vấn đề nội dung, tôi nhắc lại, căn bản là vấn đề điệu tâm hồn của tác giả [3] . Tôi thấy mức giá trị của thơ Tố Hữu, của điệu tâm hồn tác giả tỏa ra trong tập thơ là mức tiểu tư sản cách mạng [4] . Ưu điểm của Tố Hữu là ở đó, nhưng khuyết điểm của Tố Hữu cũng là ở đó.
Chắc các bạn cho là tôi đòi hỏi nhiều quá.
Nhiều và không nhiều.
Nếu bạn chỉ đòi hỏi tập thơ xem được, một tập thơ của một người yêu nước trong mặt trận dân tộc thống nhất và so sánh với một vài tập thơ khác để đánh giá thì quả là có nhiều.
Nhưng nếu các bạn muốn đòi hỏi hơn ở thơ Tố Hữu, một nhà thơ hoạt động cách mạng mà bạn tin là còn có nhiều khả năng đóng góp hơn nữa, nếu các bạn muốn đứng vững trên lập trường hiện thực xây dựng một nền thơ Việt Nam chân chính thì chẳng có gì là nhiều cả. Phê bình Tố Hữu cũng là tự phê bình, cũng là phê bình thơ hiện đại nói chung.
Viết đến đây, tôi không thể không nghĩ đến con người Tố Hữu, đến một nhà thơ tương đối được rèn dũa lâu năm trong Cách mạng, tha thiết muốn góp phần tâm hồn của mình vào nền thơ Việt Nam.
Và tôi thấy làm thơ thật là gian khổ. Có khi tư tưởng, trí tuệ mình đã chuyển rồi, mà tình cảm vẫn còn vướng víu ở những đâu! Những rơi rớt của con người cũ bám lấy chúng ta như những kẻ chết đuối vớ được cọc. Ðấu tranh chật vật và gian khổ. Nhưng chúng ta không sợ. Chúng ta là những người làm thơ có lý tưởng tha thiết với Cách mạng, với chủ nghĩa hiện thực như với hơi thở của mình. Và cũng như Cách mạng, hiện thực chính là vấn đề giai cấp, vấn đề công nông. Kiểm điểm lại, ta thấy nhiều khi ta quên mất điều đó trong sáng tác, chúng ta còn để buông ngòi bút chạy theo cảm hứng chủ quan của mình, chưa duyệt lại bản thân một cách nghiêm khắc, lấy tư tưởng, tình cảm của công nông làm một cái sàng, lọc những tình cảm yếu ớt tiểu tư sản ra ngoài. Công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi chúng ta nhiều cố gắng trau dồi tư tưởng, tình cảm, quyết tâm đi vào công nông, đồng cam cộng khổ với họ. Không phải một lúc đã có thể có những bài thơ hoàn toàn công nông ngay. Nhưng càng khó khăn, càng hăng hái, càng quyết tâm. Không phải khó khăn mà không dám làm thơ. Chúng ta sẽ còn làm thơ và làm thơ nhiều hơn trước. Qua mỗi bài thơ, ta sẽ tôi luyện tâm hồn của mình. Mỗi bài thơ sẽ là một bậc thang nâng chúng ta lên. Chóng hay chầy tùy khả năng, tùy cố gắng của từng người. Nhưng nhất định là tới, nhất định là xây dựng được một nền thơ hiện thực cống hiến cho Cách mạng. Ðó là lẽ sống của chúng ta.
Nguồn: Văn nghệ, số 68 (11.4.1955)
[1] Trích dịch bài Lê-nin, một bài thơ trên 3.000 câu của Mai-a-kốp-ski, nhà thơ mà Sta-lin đã cho là lớn nhất của thời đại Xô-viết (nguyên chú của Lê Đạt)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét