Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Ba, 28 tháng 10, 2014

Người Việt có câu "Gọi sao nên thế", hiện đại hơn là "Ký hiệu", cách chung mọi người thừa nhận thôi mừ! Công thư hay công hàm không quan trọng, cái quan trọng là hậu quả tốt xấu của nó thế nào? văn phạm thời @ lắm vấn đề lắm các bác ợ!

Lại về từ điển tiếng Việt : đố tìm được cuốn nào có từ CÔNG THƯ

Tại sao là CÔNG THƯ, thì có thể đọc lại ở đây.

Gần đây, nhiều cuốn từ điển liên quan đến tiếng mẹ đẻ của chúng ta được đưa ra luận bàn. Từ Nguyễn Lân, Nguyễn Cừ, Nguyễn Công Lý, rồi Vũ Chất, và mới đây nhất là tìm được cả một số "môn đệ" của Vũ Chất nữa. 

Chúng ta đi hết từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác. 


Ấy là chúng ta ngạc nhiên về những từ đã biết, đã có, và đã/đang được các nhà từ điển học thích nghĩa, cho ví dụ.

Bây giờ, thử đưa một từ chưa có, để chúng ta đi tìm. Đó là từ CÔNG THƯ. 

1. Đại khái, trong phạm vi từ điển tiếng Việt hiện đại phổ cập, thì thường dùng là Từ điển tiếng Việtcủa nhóm Hoàng Phê (Viện Ngôn ngữ học) biên soạn. Tạm chưa tính đến sách dạng chuyên ngành hẹp, chỉ dừng ở từ điển thông dụng đã.

Chẳng hạn, ở bản in năm 2003 của cuốn từ điển trên, ta không thấy có CÔNG THƯ. Chỉ có "công thổ" ở trước đó, và tiếp sau là "công thự" (dấu nặng).

trang 210

Trang bìa

2. Còn nhìn xéo sang tiếng Anh (với ý ngầm để tìm từ tương đương trong tiếng Việt), thì đã lâu, bạn Cu Nỡm đã chỉ ra rằng (trích từ một comment cho entry sau):

"


Ông luật sư của bạn vovinam2k7 xạo ke, công hàm là dịch từ khái niệm "diplomatic note" mà ra, đó là khái niệm quốc tế, đâu phải Trung Quốc muốn tùy tiện gọi sao cũng được. "Diplomatic note" hiểu theo nghĩa đen là các văn kiện ngoại giao chính thức nhằm giải quyết các công việc liên quan đến quan hệ giữa hai nước. 

Ngoài ra văn bản ngoại giao còn các loại hình khác như: tối hậu thư (ultimatum), bị vong lục(memorandum), sách trắng (white book), thư ngỏ (open letter), giác thư (diplomatic memorandum), hiệp định (agreement), hiệp ước (treaty), công ước (convention), nghị định thư(protocol), tuyên cáo lập trường (position paper). 

Tôi hoàn toàn không thấy có bất cứ văn kiện nào được gọi là công thư. Nếu coi công hàm Phạm Văn Đồng không phải là công hàm thì nó phải thuộc vào một trong các loại còn lại, song xét theo nội dung thì nó không thuộc bất cứ loại nào. Tóm lại công thư là khái niệm Việt Nam tự chế ra để làm giảm nhẹ tính chính thống của công hàm Phạm Văn Đồng. 

Nếu gọi văn bản thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi cho thủ tướng Trung Quốc là lá thư thì còn bậy bạ hơn nữa, vì trong ngoại giao không có khái niệm lá thư, gọi nó là lá thư tức là một văn bản trao đổi riêng giữa hai người không liên quan đến quan hệ giữa hai nước. Trong khi văn bản đó nêu rõ là chính phủ Việt Nam ghi nhận và tán thành tuyên bố về hải phận 12 hải lý của Trung Quốc, thủ tướng Phạm Văn Đồng là người đại diện ký tên. Đó là một cách lén lút phủ nhận giá trị ngoại giao của công hàm Phạm Văn Đồng, một trò vặt của đám học trò, tưởng là hay nhưng lại chỉ bày ra sự dốt nát của mình, khiến cho người ta càng thêm khinh rẻ mình.


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: