Đúng là Chí Phèo làng dịch!
>> Một ngày cứ thế trôi
>> 'Nếu không có sách dịch thì lấy đâu sách mà đọc!'
>> Dịch giả nên khiêm tốn và đứng trong bóng tối
>> Bác sĩ cần môn nào hơn cả Văn học?
>> "Bữa ăn thịt thối" cho học sinh và lời xác nhận của Phú Thành Quốc
FB Thiên Lương
Link tham khảo:
- http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/dich-gia-nen-khiem-ton-va-dung-trong-bong-toi-n20141029065441773.htm
- http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141028/neu-khong-co-sach-dich-thi-lay-dau-sach-ma-doc.aspx
Phần nhận xét hiển thị trên trang
>> 'Nếu không có sách dịch thì lấy đâu sách mà đọc!'
>> Dịch giả nên khiêm tốn và đứng trong bóng tối
>> Bác sĩ cần môn nào hơn cả Văn học?
>> "Bữa ăn thịt thối" cho học sinh và lời xác nhận của Phú Thành Quốc
FB Thiên Lương
Trước tiên phải cảm ơn em Mi Ly sáng ra đã cho bà con được đọc một bài viết rất hài hước, có thể thấy rõ là bút lực của em dạo này lên thấy rõ, chỉ bằng vài nét chấm phá mà lột tả được bản chất ngớ ngẩn của cái gọi là nền dịch thuật VN đương đại.
Hài hước nhất trong hội thảo dịch thuật này, có lẽ là phát biểu của bé Hường, vâng, thạc sĩ viện Văn:
Còn thạc sĩ Đỗ Thị Hường, người có tham luận về trường hợp Lolita của nhà văn Nga Vladimir Nabokov, cho rằng không có bản dịch nào là vô giá trị, kể cả khi có nhiều sai sót thì bản dịch đó vẫn là nền tảng hoặc động lực để dịch giả khác làm ra bản dịch tốt hơn.
Cứ theo quan điểm của thạc sĩ, thì có thể bị hiếp dâm cũng tốt, cũng không phải là "vô giá trị", vì nhờ đó mà sau này lấy chồng người ta sẽ biết là việc ấy ngoài đau đớn ra thì cũng có thể rất sướng!
Còn GS Lê Huy Bắc chắc không biết cổ nhân có câu: Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.
GS Lê Huy Bắc còn gọi nghề dịch văn là công việc “nản chí”. “Đây là công việc sáng tạo, nhưng chỉ sáng tạo một phần, tiền không nhiều và dễ trở thành đề tài mạt sát của người khác.
Chưa biết ai mạt sát ai, nhưng cho đến nay thì các dịch giả mạt sát độc giả khá nhiều. Nào là: "Nếu Lolita không gây được trận "cuồng phong" trong không khí đọc sách ở Việt Nam thì độc giả chỉ có thể tự trách chính mình", nào là: "Tôi từng nói với dịch giả Lê Hồng Sâm: “Mình ra bộ tiểu thuyết này quá chậm, những độc giả có thể thưởng thức Proust khéo chết cả rồi!", nào là bản dịch "chỉ dành cho một nhóm độc giả thiểu số." - toàn những tuyên bố tự mãn và mạt sát độc giả. Vả lại, nếu ông Bắc định ám chỉ tôi, thì cũng nên nói cho rõ, là tôi mạt sát chuyện đạo văn mà không chịu xin lỗi cho tử tế của ông DT, chứ tôi rất cảm thông với các lỗi dịch thê thảm của các ông các bà. Và tôi vẫn hằng nói rằng, nếu ai tự học tiếng Anh, Pháp, Nga, và có trình độ văn hóa cơ bản không được cao cho lắm, thì dịch sai là việc có thể thông cảm được.
Phát biểu của Phạm Xuân Nguyên, trên thanhnien, thì vẫn nhảm như mọi khi thôi, được cái thật thà:
Thậm chí dịch giả Phạm Xuân Nguyên còn cho biết: “Tôi dịch tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh đều do tự học. Các thứ tiếng này tôi dịch được nhưng không nói được. Tôi cũng dịch khi còn chưa đặt chân sang các nước đó. Phải rất lâu sau khi dịch tiếng Nga, xuất bản sách, tôi mới được đến nước Nga. Tôi sang Pháp dự hội thảo, viết báo cáo xong mà đọc thì ai cũng nghi liệu tôi có biết tiếng Pháp không”
Không nói được tiếng Anh là vì vốn từ không đủ và không hiểu cách tư duy, không biết cách dùng thành ngữ của người Anh/Mỹ. Vậy làm sao mà dịch chứ chưa nói dịch văn học? Sau hai năm ở Nga, cùng ăn cùng ở cùng ngủ, ba cùng với người Nga, mà tôi mới đọc được báo, và đến năm thứ ba mới đọc được truyện trinh thám, vậy mà ông bác này lọ mọ ngồi ở VN, lấy từ điển 2 Tôm ra dịch văn học Nga, đúng là Chí Phèo làng dịch!
Nói chung, cũng như mọi hội thảo văn chương khác, lần này cũng là cuộc tụ họp của một lũ dốt nát cố gắng bảo vệ cái dốt của mình, mà thôi.
***Link tham khảo:
- http://thethaovanhoa.vn/van-hoa-giai-tri/dich-gia-nen-khiem-ton-va-dung-trong-bong-toi-n20141029065441773.htm
- http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141028/neu-khong-co-sach-dich-thi-lay-dau-sach-ma-doc.aspx
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét