Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Ông Lại sai rồi. Theo tôi "Đèn cù" chỉ mang tố chất tư liệu với những ai bấy lâu thờ ơ hoặc ít được biết "thâm cung bí sử", tố chất Văn học như ông nói chả có mấy đâu!

'Đèn Cù mang nhiều tố chất văn học'

19 tháng 10 2014 Cập nhật lúc 18:58 ICT
Cuốn tự truyện "Đèn Cù" của Trần Đĩnh xuất bản tại Mỹ mới đây giàu 'tố chất văn học' và đem lại sự 'thích thú' cho người đọc vì những hồi ức 'chân thành, sinh động' của tác giả, theo một nhà phê bình và nghiên cứu văn học sử từ Hà Nội.
Trao đổi với BBC về cuốn sách đang thu hút sự chú ý của dư luận Việt Nam ở trong nước và hải ngoại, nhà phê bình Lại Nguyên Ân nói:
"Do những góc nhìn cá nhân, những trải nghiệm cá nhân cho nên nó rất sinh động.
"Theo tôi ở đây, bản thân cuốn sách mang nhiều tố chất văn học.
"Một cuốn hồi ký về phương diện có tính chất thuộc về lịch sử của một đất nước, hoạt trình hoạt động của rất nhiều lớp người, con người cụ thể, nhưng góc độ kể chuyện ở đây là trải nghiệm và ghi nhớ của một con người và nó, câu chuyện kể, có một màu sắc riêng."

'Soi sáng sự thật'

Theo nhà phê bình, cuốn 'Đèn Cù' cùng một số các cuốn sách khác được xuất bản ở hải ngoại đã góp phần cung cấp thêm ánh sáng rọi vào nhiều sự thực trong lịch sử của Việt Nam thời kỳ do Đảng Cộng sản lãnh đạo, vốn đã bị 'che dấu'.
Ông Lại Nguyên Ân nói: "Chỉ đến khi xuất hiện những cuốn sách tương tự như cuốn này, thì nhiều sự thật đã bị che dấu mới có thể được công chúng tiếp cận và bắt đầu thấy rằng nó có những vụ đó."
Nêu một ví dụ từ lời bình luận về cuốn 'Đèn Cù' của một nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử từ trong nước, ông Ân nói:
"Cuốn 'Đèn Cù' này, theo nhận định của ông (nhà văn) Nguyễn Xuân Khánh, là một cuốn sách lần đầu tiên cho thấy rõ ràng nhất về cái được gọi là Vụ án Nghị quyết 9 về chính trị ở trong đời sống của Việt Nam.
"Tôi thấy đánh giá ấy của ông Nguyễn Xuân Khánh là rất đáng lưu ý," nhà phê bình Lại Nguyên Ân nói với BBC.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: