>> Ông Nguyễn Bá Thanh xin vắng họp Quốc hội
>> Việt Nam áp chót xếp hạng "Quốc gia đáng sống" của LHQ
>> Nội Bài, Tân Sơn Nhất thuộc 10 sân bay tệ nhất châu Á
>> Câu chuyện khỏa thân muôn năm
>> Trung Quốc cách chức 5 uỷ viên trung ương đảng
FB Thiên Lương
>> Nội Bài, Tân Sơn Nhất thuộc 10 sân bay tệ nhất châu Á
>> Câu chuyện khỏa thân muôn năm
>> Trung Quốc cách chức 5 uỷ viên trung ương đảng
FB Thiên Lương
Tôi thấy ai sống ở nước ngoài đều có mong muốn được dịch một tác phẩm tâm đắc nào đó qua tiếng mẹ đẻ. Cũng như cụ mà ai cũng biết là ai đấy đang nằm ôm gạch đọc sách bỗng thấy mặt trời chân lý chói qua tim, giá có facebook là thế nào cũng lên làm một stt tag hết bạn bè vào. Nhưng, cơm áo gạo tiền không đùa với khách thơ. Chẳng mấy ai làm được việc mình từng muốn.
Đọc hiểu ngoại ngữ là một chuyện, ngồi dịch ra tiếng mẹ đẻ lại là một chuyện hoàn toàn khác. Khi đọc bản gốc, chúng ta có thể chấp nhận không hiểu khoảng 20%, thậm chí 30% số từ trong đó, nhưng vẫn nắm bắt được toàn bộ tác phẩm. Vì thực ra ở nước ngoài đến một thời gian đủ lâu nào đó, thì cũng chẳng ai quan tâm lắm đến việc tìm xem một từ nào đó có nghĩa gì trong tiếng mẹ đẻ, do chúng ta phải tư duy được bằng ngoại ngữ đó rồi thì mới tồn tại được ở nước họ.
Tôi cho rằng dấu hiệu đầu tiên của việc bạn làm chủ được một ngôn ngữ là bạn có thể "nghe" được TV, tức là bạn có thể đang ngồi trong WC nói chuyện điện thoại, chẳng hạn, mà nếu TV ở phòng khách nói gì đó bạn quan tâm, thì bạn ngay lập tức nắm bắt được thông tin. Và đã làm chủ được ngôn ngữ thì chẳng cần quan tâm nhiều đến việc tìm nghĩa tương đương của từ trong tiếng Việt.
Tuy nhiên, công việc của dịch giả gian khổ hơn rất nhiều so với độc giả bình thường. Muốn dịch thật tốt thì phải hiểu cả những điều mà tác giả có khi còn không hiểu, phải biết những cái mà độc giả chẳng quan tâm đến. Hiện nay, thật đáng tiếc, hầu hết dịch giả và dịch phẩm ở VN đang bị quăng vào chung một cái rọ, dù bạn dịch ngôn tình Tàu hay dịch Hegel thẳng từ tiếng Đức thì cũng từa tựa như nhau. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các dịch giả là vô cùng lớn. Đẳng cấp của người dịch truyện ngắn nhảm nhí tiếng Tàu khác đẳng cấp người dịch Hegel, Kant, JJ, Nabokov đến... hàng thế kỷ, công sức bỏ ra cho một đơn vị dịch của người dịch tiếng Anh nhiều hơn nhiều lần so với của người dịch tiếng Tàu, ngoài ra chất lượng của các bản dịch cũng khác nhau một trời một vực.
Đúng ra, những giải thưởng của các HNV cũng như các tổ chức xã hội dành cho dịch thuật phải góp phần vào việc đánh giá công sức và khả năng dịch giả (vì bản gốc nổi tiếng sẵn rồi, cần quái gì các ông đánh giá nữa?), nhưng hiện nay việc trao giải đang biến thành chỗ mua bán, quan hệ, lừa đảo. Nguyên nhân do chính những người có quyền trao giải hầu hết lại dốt ngoại ngữ, và quen sống trong môi trường làng xã ngu dốt, bè cánh và biến thái. Nhìn cái giải HNV HN vừa trao cho một bản dịch tiếng Ba Lan, là đủ thấy những kẻ đứng sau giải thưởng đó có tư cách hèn kém như thế nào rồi. Làm sao mà họ lại có thể trao giải cho một bản dịch mà họ không đọc được bản gốc? Còn nếu họ đã giao việc thẩm định bản dịch cho nhóm chuyên gia độc lập, thì nhóm đó là những ai, và tại sao lại có cơ chế bình chọn kỳ lạ như vậy được?
Phóng viên các báo lớn cũng có thể đóng góp phần nào vào việc tạo văn hóa đọc lành mạnh, nhưng từ phóng viên đến người phụ trách mảng văn hóa văn nghệ đều dốt ngoại ngữ hoặc lười đọc đến mức cả năm chẳng cầm được cuốn sách nào lên. Vậy thì làm sao họ đánh giá được bản dịch, ngoài việc viết theo quan hệ, viết vì tiền?
Thế nên độc giả hãy tự cứu lấy chính mình mà thôi.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét