Nhầm lẫn hữu ích của Trần Đĩnh trong Đèn Cù (2) : về Phan Đăng Lưu và Trường Chinh
Vẫn là trong liên quan với Phan Đăng Lưu. Dễ kiểm chứng đối với chúng tôi. Và cũng là hữu ích với chúng tôi.
Tuy nhiên, cũng nói luôn: có rất nhiều chi tiết nho nhỏ liên quan đến Phan Đăng Lưu (1902-1941) và cuộc đời hoạt động cách mạng của ông, sau nhiều tìm tòi, đến nay, chúng tôi vẫn chưa giải quyết được.
Tuy nhiên, cũng nói luôn: có rất nhiều chi tiết nho nhỏ liên quan đến Phan Đăng Lưu (1902-1941) và cuộc đời hoạt động cách mạng của ông, sau nhiều tìm tòi, đến nay, chúng tôi vẫn chưa giải quyết được.
Chẳng hạn, một chi tiết nhỏ, là lúc bị thực dân Pháp giam cầm ở Tây Nguyên, ông có biết tiếng Ê-đê và ra tờ báo bằng tiếng Ê-đê không ? Con cháu của nhiều người từng hoạt động với Phan Đăng Lưu đã kể và viết như vậy. Nhân một lần du lãng ở Tây Nguyên, chúng tôi đã bố trí đến gặp một cụ là thiếu tướng (người Ê-đê, đã nghỉ hưu lâu, lúc ây đã già lắm rồi, phải gần trăm tuổi). Vị thiếu tướng này vốn có bị nhốt ở cùng một nhà giam, và có tiếp tục "hoạt động" cùng Phan Đăng Lưu trong tù. Nhưng thiếu tướng trả lời rất rõ: cụ Phan chỉ biết một chút tiếng Ê-đê thôi, gọi là võ vẽ dăm ba câu vậy. Thiếu tướng cho phép ghi âm và chụp ảnh thoải mái. Lúc ra về, chúng tôi còn nhặt xoài xanh rơi trước cổng nhà thiếu tướng về làm kỉ niệm. Để ở chỗ bồn rửa tay trong khách sạn cả tuần vẫn xanh nguyên.
Hay là chuyện nhỏ nữa, là việc cụ Nguyễn Hải Thần giúp Phan Đăng Lưu vào học trường võ bị Hoàng Phố. Mật thám Pháp ghi rõ ngày tháng và địa điểm. Lúc du lãng ở Quảng Châu, tôi vào kho lưu trữ liên quan đến trường này, để lục lọi.
Hay là chuyện nhỏ nữa, là việc cụ Nguyễn Hải Thần giúp Phan Đăng Lưu vào học trường võ bị Hoàng Phố. Mật thám Pháp ghi rõ ngày tháng và địa điểm. Lúc du lãng ở Quảng Châu, tôi vào kho lưu trữ liên quan đến trường này, để lục lọi.
Bây giờ trở lại Trần Đĩnh, và trong quan hệ với Trường Chinh.
1. Có điểm rất thú vị là Trần Đĩnh vốn là fan của Trường Chinh, cũng có thể xem là học trò tương đối "chân truyền". Gần gũi cụ Trường Chinh lâu, rồi sau này, được nhờ viết hồi kí giúp.
Tất nhiên, sau này, hồi kí đó vẫn được nạp lên, nhưng không được in ra. Nhưng tư liệu mà Trần Đĩnh ghi lại từ lời kể của Trường Chinh thì có một số điểm làm chúng tôi chú ý. Chỉ hạn trong liên quan với cụ Phan thôi.
Tất nhiên, sau này, hồi kí đó vẫn được nạp lên, nhưng không được in ra. Nhưng tư liệu mà Trần Đĩnh ghi lại từ lời kể của Trường Chinh thì có một số điểm làm chúng tôi chú ý. Chỉ hạn trong liên quan với cụ Phan thôi.
2.
3.
(Đang viết tiếp, từ từ)
(Đang viết tiếp, từ từ)
---
Những entry liên quan đã đi trên blog này:
- Nhầm lẫn hữu ích của Trần Đĩnh trong Đèn Cù (2) : về Phan Đăng Lưu và Trường Chinh
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét