Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Nếu Hillary Clinton đắc cử tổng thống vào năm 2016, quan hệ Mỹ-Trung có thể bị ảnh hưởng bởi thái độ không thân thiện mà Trung Quốc dành cho bà.

Shannon Tiezzi, The Diplomat
Dịch bởi Minh Trung, CTV Phía Trước
Nếu Hillary Clinton đắc cử tổng thống vào năm 2016, quan hệ Mỹ-Trung có thể bị ảnh hưởng bởi thái độ không thân thiện mà Trung Quốc dành cho bà.
Nhiều người cho rằng Cựu ngoại trưởng Hillary Clinton sẽ là ứng cử viên nặng kí cho chiếc ghế tổng thống vào năm 2016, mặc dù cho đến nay bà vẫn không phủ nhận cũng chẳng xác nhận có ra tranh cử hay không. Theo nhà phân tích chính trị O’Hanlon thuộc Viện Brookings, nếu Hillary đắc cử tổng thống, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc (TQ) sẽ có nhiều điều đáng chú ý, nhất là do bà đặc biệt quan tâm đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương khi còn làm Ngoại trưởng.
Hillary Clinton được coi là một trong những kiến trúc sư của chính sách “trục châu Á”- còn gọi là chính sách “tái cân bằng”- trong chính quyền Obama. Là gương mặt nổi bật của chính sách này, bà thường xuyên công du đến Châu Á và xác định rõ vai trò của Mỹ đối với từng vấn đề trong khu vực. Nổi bật nhất là, trong diễn văn đọc ở Diễn đàn khu vực ASEAN 2010, bà tuyên bố lợi ích quốc gia của Mỹ ở Biển Đông đang bị đe dọa. Vai trò của bà trong chính sách trục châu Á lớn tới mức cây bút Elizabeth Economy, thuộc tạp chí Current History chuyên về các vấn đề quốc tế, cho rằng việc bà rời ghế ngoại trưởng là một trong những yếu tố chính gây trở ngại cho việc thực hiện chính sách này trong nhiệm kì thứ hai của Tổng thống Obama.
O’Hanlon chỉ ra thái độ “cứng rắn” trong những nhận xét của Hillary Clinton về chính quyền Bắc Kinh. Ông trích dẫn hồi kí của bà, trong chuyến thăm TQ năm 2009 tổng thống Obama đã được TQ đón tiếp với “thái độ lạnh nhạt”. Hillary nhấn mạnh đến các hành động khiêu khích quân sự của TQ, đặc biệt ở Biển Đông, và cho rằng “chúng ta đang ở trong giai đoạn mới của mối quan hệ với một TQ đang lên, có quan điểm cứng rắn và không còn dấu giếm sức mạnh kinh tế và quân sự ngày một nâng cao”. Với sự tôn trọng dành cho nền kinh tế đứng thứ hai thế giới và hiểu rõ rằng quan điểm cứng rắn của Bắc Kinh là mối đe dọa đối với Mỹ, bà sẽ xử lí tốt mối quan hệ với TQ nếu bà làm tổng thống.
Phản ứng trước thái độ “cứng rắn” của Hillary, TQ chẳng ưa gì bà. Bắc Kinh cho rằng Hillary là tác giả của chính sách ngoại giao thù hằn với TQ trong suốt nhiệm kì ngoại trưởng của mình, từ việc Mỹ can thiệp sâu hơn vào các vấn đề khu vực đến việc tố cáo Trung Quốc vi phạm nhân quyền. Những phát biểu “lung tung” của Hillary khi viếng thăm nước khác (như Mông Cổ năm 2012 và Tanzania năm 2013) càng làm cho TQ khó chịu hơn.

Khi Hillary rời ghế ngoại trưởng Mỹ, Bắc Kinh cảm thấy như cất được một gánh nặng. Tờ nhật báo China Daily đã so sánh Ngoại trưởng John Kerry với người tiền nhiệm như sau: “Hillary Clinton cứ thao thao bất tuyệt và tỏ vẻ không quan tâm đến người nghe. Ngược lại, Kerry thức thời hơn, sẵng sàng lắng nghe và trao đổi với người đối thoại”. Trong mắt nhiều nhà phân tích TQ, Hillary là biểu tượng cho chính sách đối ngoại xấu xa của Mỹ: đạo đức giả về nhân quyền và dân chủ, can thiệp vào các vấn đề khu vực, và quan trọng nhất là thái độ thiếu tôn trọng TQ và “lợi ích cốt lõi” của nước này.
Như vậy, quan hệ Mỹ-Trung sẽ như thế nào nếu bà Hillary đắc cử tổng thống ? Với nhiều người Mỹ, TQ ko ưa Hillary lại là điều tốt. Họ cho rằng, khi chơi với Bắc Kinh, thà bị Bắc Kinh sợ còn hơn là được Bắc Kinh thích. Ngoại trưởng Úc Julie Bishop như phụ họa thêm cho quan điểm này khi phát biểu trước báo giới “TQ không tôn trọng các nước nhỏ”. Bà hứa Úc sẽ “phản đối thái độ đó” bất chấp TQ có nổi giận hay không.
Nhiều người Mỹ cũng mong muốn chính quyền Washington phải tỏ thái độ như Úc. Bill Bishop, người lập ra trang website Sinocism Newsletter, cho rằng “Bắc Kinh ngày càng chứng tỏ họ không tôn trọng Obama và các quan chức hoạch định chính sách ngoại giao ở nhiệm kì hai của ông”. Những người cho rằng Obama không được TQ coi trọng thích bỏ phiếu cho Hillary vì quan điểm cứng rắn với TQ của bà. Chính quyền Bắc Kinh có thể không có thiện cảm với bà nhưng sẽ phải tôn trọng bà hơn – sự “tôn trọng” chỉ để làm giảm sức ép từ Mỹ.
Cần thiết lập quan hệ cá nhân tốt đẹp giữa hai lãnh đạo Mỹ-Trung trước chuyến thăm chính thức. Blogger Yang Hengjun cho biết, mối quan hệ khắng khít Nga-Trung dựa một phần trên quan hệ cá nhân giữa tổng thống Putin và chủ tịch Tập Cận Bình. Những khác biệt về địa chính trị giữa Washington và Bắc Kinh khiến cho quan hệ giữa hai nước sẽ không bao giờ tốt đẹp, nhưng quan hệ cá nhân giữa hai lãnh đạo lại có thể xóa bỏ sự ngờ vực vốn đang rất cao. Thực tế cho thấy, dù chính sách đối ngoại của tổng thống George W. Bush không được khen ngợi nhiều, nhưng mối quan hệ thân mật trong công việc giữa ông và Chủ tịch Hồ Cảm Đào đã giúp ổn định mối quan hệ Mỹ-Trung khi cả hai còn đương chức.
Tuy đã rất cố gắng nhưng Obama và thuộc cấp không có quan hệ thuận lợi với lãnh đạo Trung Quốc như hai bậc tiền nhiệm. Chính quyền Obama đã dành nhiều thời gian và công sức để tạo quan hệ với Tập Cận Bình từ khi ông còn là phó chủ tịch nước. Nhưng, cho đến nay, những nỗ lực đó có thể coi đã thất bại, điều này thể hiện ở việc Chủ tịch Tập Cận Bình muốn nhìn xa hơn mối quan hệ Mỹ-Trung trong việc lập chính sách đối ngoại. Nếu Hillary trúng cử, quan hệ cá nhân giữa lãnh đạo hai nước Mỹ-Trung.

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: