CCRĐ và CCĐĐ là hai từ đã được viết tắt trên blog này.
Hôm trước, bài viết Hơn nửa thế kỷ dân cày có ruộng đã công bố khoảng 10 năm trước của bác Dương Trung Quốc đã được Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đưa về trang chủ, với lời dẫn rất trang trọng rằng:
"Lời BBT:“Nửa thế kỷ dân cày có ruộng” được nhà sử học Dương Trung Quốc viết trong những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, hệ thống lại quan điểm, chính sách về ruộng đất, về nông dân của Đảng từ ngày thành lập (năm 1930) trở về sau này, trong đó tác giả đánh giá: Cải cách ruộng đất cũng là một cái mốc tượng trưng cho việc thực hiện mục tiêu lịch sử "người cày có ruộng". Bài viết đã được công bố cách đây gần chục năm, nhưng những nhận định, đánh giá một cách khách quan, khoa học và rất chân thực của một người làm sử về ý nghĩa cao cả của mục tiêu “Ruộng đất cho dân cày” vẫn còn nguyên giá trị. Nhân dịp BTLSQG tổ chức khai mạc Trưng bày chuyên đề: “Cải cách ruộng đất 1946-1957”, BBT xin trân trọng giới thiệu đến Quý độc giả bài viết rất có ý nghĩa này.".
Nhưng ngay sau đó, bài viết đã được gỡ bỏ khỏi trang chủ của chính Bảo tàng Lịch sử Quốc gia.
Hôm nay, thì nghe bác Quốc nói (cảm ơn Mr. Khoằm đã chỉ dẫn tư liệu; tư liệu vừa lên, mới có 61 lượt xem tính đến lúc này):
61 lượt xem
Xuất bản 18-09-2014
Nói chuyện với Đại biểu QHVN Dương Trung Quốc về triển lãm "Cải Cách Ruộng Đất 1947-1956": "Nếu chúng ta cứ đóng băng lại như thế, thì không bao giờ lịch sử tự nhiên hóa giải được đâu."
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét