CÁCH MẠNG THẬT-CÁCH MẠNG GIẢ
Có câu “không phải cái gì lấp lánh cũng là vàng”; câu này cho chúng ta biết sự khác biệt giữa hiện tượng và bản chất. Có những thứ bề ngoài giống nhau nhưng bản chất bên trong lại khác nhau. Người dân hay gọi đơn giản là hàng giả và hàng thật. Đến vàng còn có vàng giả, vàng thật. Suy rộng ra, ở đâu có hàng thật thì cũng có thể có hàng giả đi kèm. Cách mạng cũng vậy; có cách mạng thật và cách mạng giả.
Để có thể luận bàn vấn đề này, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về từ cách mạng. Theo trang wikipedia thì cách mạng là “là xóa bỏ cái cũ và thay thế cái mới tiến bộ hơn, là một thay đổi sâu sắc, thường là xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn”.
Chúng ta biết rằng, tiến trình phát triển của loài người là tiến trình giải phóng con người khỏi những áp bức, khỏi vấn nạn người hại người. Chúng ta nhìn thấy tiến trình đó thông qua lịch sử các trạng thái xã hội: chiếm hữu nô lệ, phong kiến,…Con người khốn khổ vì tệ nạn một nhóm người này áp bức, bóc lột, trục lợi trên nhóm người khác. Sự áp bức, trục lợi này có thể diễn ra trong nội bộ một dân tộc hoặc giữa các dân tộc với nhau.
Trong cảnh khốn cùng của nạn người hại người, cuộc cách mạng nổ ra để thay đổi tình thế. Trong lịch sử nhân loại, có đến hàng trăm cuộc cách mạng như thế. Bất cứ cuộc cách mạng nào khi mới nổ ra đều là niềm hân hoan của đám đông vì nó đáp ứng niềm mong mỏi bấy lâu nay của họ. Khi mọi chuyện lùi xa thì người ta thấy trong những cuộc cách mạng như vậy, chỉ có một số ít là giải quyết được nạn người hại người, làm cho xã hội thăng tiến còn đa số thì vẫn như cũ, tức là một nhóm mới hình thành sau cách mạng lại tiến hành cai trị, nô dịch nhân dân.
Tổng kết tiến trình đi đến văn minh của loài người, người ta thấy rằng, những cuộc cách mạng nào đưa đến kết quả bảo đảm quyền con người (nhân quyền) thì ý nghĩa cuộc cách mạng càng ngày càng khẳng định. Trong dòng chảy này chúng ta có thể thấy các cuộc cách mạng thúc đẩy văn minh nhân loại như: cách mạng tư sản anh, cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp,…Kết quả của các cuộc cách mạng trên là làm cho quyền của người dân được thừa nhận và củng cố. Ngoài mang lại nhân quyền, cuộc cách mạng còn mang thêm sự yêu thương, hóa giải hận thủ đến với dân chúng. Đây chính là những cuộc cách mạng thật.
Ngược lại cách mạng thật là những cuộc cách mạng giả. Những cuộc cách mạng này nó cũng có hình thức bên ngoài như những cuộc cách mạng thật: tức nó cũng diễn ra trong cảnh long trời lở đất, làm thay đổi thậm chí là đảo lộn mọi thứ. Nhưng thời gian qua đi thì mọi chuyện lại trở về như xã hội cũ trước đây. Nhân dân vẫn bị áp bức, bị mất tự do, các quyền của người dân không được bảo đảm. Nạn người hại người vẫn như xưa dù có thể nó diễn ra trong một hình thái khác. Chỉ có một điểm khác là xã hội thay thế nhóm cai trị này bằng nhóm cái trị khác
Một cuộc cách mạng như vậy dù có lẫy lừng đến đâu cũng chỉ là một cuộc cách mạng giả
Để có thể luận bàn vấn đề này, trước hết chúng ta cần tìm hiểu về từ cách mạng. Theo trang wikipedia thì cách mạng là “là xóa bỏ cái cũ và thay thế cái mới tiến bộ hơn, là một thay đổi sâu sắc, thường là xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn”.
Chúng ta biết rằng, tiến trình phát triển của loài người là tiến trình giải phóng con người khỏi những áp bức, khỏi vấn nạn người hại người. Chúng ta nhìn thấy tiến trình đó thông qua lịch sử các trạng thái xã hội: chiếm hữu nô lệ, phong kiến,…Con người khốn khổ vì tệ nạn một nhóm người này áp bức, bóc lột, trục lợi trên nhóm người khác. Sự áp bức, trục lợi này có thể diễn ra trong nội bộ một dân tộc hoặc giữa các dân tộc với nhau.
Trong cảnh khốn cùng của nạn người hại người, cuộc cách mạng nổ ra để thay đổi tình thế. Trong lịch sử nhân loại, có đến hàng trăm cuộc cách mạng như thế. Bất cứ cuộc cách mạng nào khi mới nổ ra đều là niềm hân hoan của đám đông vì nó đáp ứng niềm mong mỏi bấy lâu nay của họ. Khi mọi chuyện lùi xa thì người ta thấy trong những cuộc cách mạng như vậy, chỉ có một số ít là giải quyết được nạn người hại người, làm cho xã hội thăng tiến còn đa số thì vẫn như cũ, tức là một nhóm mới hình thành sau cách mạng lại tiến hành cai trị, nô dịch nhân dân.
Tổng kết tiến trình đi đến văn minh của loài người, người ta thấy rằng, những cuộc cách mạng nào đưa đến kết quả bảo đảm quyền con người (nhân quyền) thì ý nghĩa cuộc cách mạng càng ngày càng khẳng định. Trong dòng chảy này chúng ta có thể thấy các cuộc cách mạng thúc đẩy văn minh nhân loại như: cách mạng tư sản anh, cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp,…Kết quả của các cuộc cách mạng trên là làm cho quyền của người dân được thừa nhận và củng cố. Ngoài mang lại nhân quyền, cuộc cách mạng còn mang thêm sự yêu thương, hóa giải hận thủ đến với dân chúng. Đây chính là những cuộc cách mạng thật.
Ngược lại cách mạng thật là những cuộc cách mạng giả. Những cuộc cách mạng này nó cũng có hình thức bên ngoài như những cuộc cách mạng thật: tức nó cũng diễn ra trong cảnh long trời lở đất, làm thay đổi thậm chí là đảo lộn mọi thứ. Nhưng thời gian qua đi thì mọi chuyện lại trở về như xã hội cũ trước đây. Nhân dân vẫn bị áp bức, bị mất tự do, các quyền của người dân không được bảo đảm. Nạn người hại người vẫn như xưa dù có thể nó diễn ra trong một hình thái khác. Chỉ có một điểm khác là xã hội thay thế nhóm cai trị này bằng nhóm cái trị khác
Một cuộc cách mạng như vậy dù có lẫy lừng đến đâu cũng chỉ là một cuộc cách mạng giả
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét