MỘT TÝ VIẾT VỀ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT.
Bài này của đồng chí TA fb. CỰU
Còn nhớ,quãng năm 196x mỗi lần về quê, bố đứng giữa sân khoát tay chỉ:
- Ngày xưa chỗ đất này ( Bao gồm nhà ba ông bác ruột) xây tường hoa bao quanh cả , nhưng khi cải cách ruộng đất họ đập,lấy gạch chia cho những người khác hết.
Lần khác bố kể:
- Năm cải cách ruộng đất bố ở Điện Biên Phủ về đóng quân ở Hà Nội,(trừ bác cả là du kích bị pháp bắn chết năm 1950) bác hai làm thường vụ tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh, còn bác ba làm tỉnh đội tỉnh Hải Dương, đội cải cách triệu cả ba người về nhưng mỗi bác hai về, họ khai trừ đảng, bắt giam, bắt khai đử thứ, ai không khai họ bắt uống nước trong ống bơ ( cho cứt vào đấy khuấy lên).
Lúc ấy, nghe lời kể lại mà mắt tròn mắt dẹt, mặt xanh đít nhái, nghĩ bụng:
- Cộng sản mà cũng gớm như thế cơ á?
Sau này đọc những câu chuyện có viết về cải cách ruộng đất của Ngô Ngọc Bội, Tô Hoài biết là bố còn chưa kể hết, ngày đấy người ta bảo " Nhất Đội nhì Giời" có lần đến nhà một thằng bạn, ngồi đọc nhờ nó một quyển truyện cũ nhàu nát ố vàng, ngồi xem mấy trang biết được đó là câu chuyện của nhà văn Kim Lân viết về Cải cách ruộng đất có tựa đề " Ông lão Hàng Xóm" chuyện một anh bộ đội đi khánh chiến 9 năm về quê bị đội cải cách vu cho là Quốc dân đảng.
Nhà vợ, trước có bác ruột của vợ làm ở tỉnh ủy tình Bình Trị Thiên ( sau tách tỉnh bác ấy về Huế - Bác ấy mất nhiều năm nay rồi.) cách đây mấy chục năm khi vợ chồng bác ấy ra thăm Hà Nội, bà mẹ vợ rỉ tai con rể:
- Ngày cải cách ruộng đất, bác gái ( là con dâu) đứng lên tố bố chồng.
Mấy ngày bác ấy ở chơi, cháu rể biết vợ chồng bác ấy không có con, nghĩ thầm:
- Chắc là quả báo,vì nghe lời đội hỗn láo với gia đình nhà chồng, nên giời phạt không cho bác gái được có con và làm mẹ cũng nên?
Mấy hôm nay, đọc trên báo thấy các dòng tít " Tư liệu quí thời cải cách ruộng đất 1946-1957 " Họ bảo là để giúp công chúng có dịp hiểu rõ hơn về một thời kỳ lịch sử.( Thời kỳ lịch sử này bây giờ đã được ghi rõ trong sách giáo khoa cho học sinh và sinh viên học và dễ dàng tìm hiểu được qua trang http://vi.wikipedia.org) lại đọc ở đâu đó một bài thơ của nhạc sĩ Văn Cao viết năm 1956 mang nhan đề " Đồng chí của tôi" với dòng mở đầu như sau:
" Người ta các đồng chí của tôi
Treo tôi lên một cái cây..."
Rồi tự nhủ với mình:
- Trưng bày thì cứ trưng bày (chứ cái nhà bần cố nông trong ảnh ấy giờ ai lên Bảo Lâm Cao Bằng, sẽ nhận thấy nhiều người Hmong còn ở trong những ngôi nhà chống huyếnh hệt như thế, còn cái hiện vật nhà địa chủ kia giờ mà so với đồ của Ông Truyền TTCP về hưu thì thấm gì?) Giờ trên các mặt báo họ khua chiêng gõ mõ thật ghê là ghê ,mà xem ra ở đó chưa thấy có điều gì mới mẻ (ngoài những điều vẫn nghe vẫn biết từ ngày xưa) cả ?
- Ngày xưa chỗ đất này ( Bao gồm nhà ba ông bác ruột) xây tường hoa bao quanh cả , nhưng khi cải cách ruộng đất họ đập,lấy gạch chia cho những người khác hết.
Lần khác bố kể:
- Năm cải cách ruộng đất bố ở Điện Biên Phủ về đóng quân ở Hà Nội,(trừ bác cả là du kích bị pháp bắn chết năm 1950) bác hai làm thường vụ tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh, còn bác ba làm tỉnh đội tỉnh Hải Dương, đội cải cách triệu cả ba người về nhưng mỗi bác hai về, họ khai trừ đảng, bắt giam, bắt khai đử thứ, ai không khai họ bắt uống nước trong ống bơ ( cho cứt vào đấy khuấy lên).
Lúc ấy, nghe lời kể lại mà mắt tròn mắt dẹt, mặt xanh đít nhái, nghĩ bụng:
- Cộng sản mà cũng gớm như thế cơ á?
Sau này đọc những câu chuyện có viết về cải cách ruộng đất của Ngô Ngọc Bội, Tô Hoài biết là bố còn chưa kể hết, ngày đấy người ta bảo " Nhất Đội nhì Giời" có lần đến nhà một thằng bạn, ngồi đọc nhờ nó một quyển truyện cũ nhàu nát ố vàng, ngồi xem mấy trang biết được đó là câu chuyện của nhà văn Kim Lân viết về Cải cách ruộng đất có tựa đề " Ông lão Hàng Xóm" chuyện một anh bộ đội đi khánh chiến 9 năm về quê bị đội cải cách vu cho là Quốc dân đảng.
Nhà vợ, trước có bác ruột của vợ làm ở tỉnh ủy tình Bình Trị Thiên ( sau tách tỉnh bác ấy về Huế - Bác ấy mất nhiều năm nay rồi.) cách đây mấy chục năm khi vợ chồng bác ấy ra thăm Hà Nội, bà mẹ vợ rỉ tai con rể:
- Ngày cải cách ruộng đất, bác gái ( là con dâu) đứng lên tố bố chồng.
Mấy ngày bác ấy ở chơi, cháu rể biết vợ chồng bác ấy không có con, nghĩ thầm:
- Chắc là quả báo,vì nghe lời đội hỗn láo với gia đình nhà chồng, nên giời phạt không cho bác gái được có con và làm mẹ cũng nên?
Mấy hôm nay, đọc trên báo thấy các dòng tít " Tư liệu quí thời cải cách ruộng đất 1946-1957 " Họ bảo là để giúp công chúng có dịp hiểu rõ hơn về một thời kỳ lịch sử.( Thời kỳ lịch sử này bây giờ đã được ghi rõ trong sách giáo khoa cho học sinh và sinh viên học và dễ dàng tìm hiểu được qua trang http://vi.wikipedia.org) lại đọc ở đâu đó một bài thơ của nhạc sĩ Văn Cao viết năm 1956 mang nhan đề " Đồng chí của tôi" với dòng mở đầu như sau:
" Người ta các đồng chí của tôi
Treo tôi lên một cái cây..."
Rồi tự nhủ với mình:
- Trưng bày thì cứ trưng bày (chứ cái nhà bần cố nông trong ảnh ấy giờ ai lên Bảo Lâm Cao Bằng, sẽ nhận thấy nhiều người Hmong còn ở trong những ngôi nhà chống huyếnh hệt như thế, còn cái hiện vật nhà địa chủ kia giờ mà so với đồ của Ông Truyền TTCP về hưu thì thấm gì?) Giờ trên các mặt báo họ khua chiêng gõ mõ thật ghê là ghê ,mà xem ra ở đó chưa thấy có điều gì mới mẻ (ngoài những điều vẫn nghe vẫn biết từ ngày xưa) cả ?
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét