-
Trung Quốc đã từ chối tham gia quá trình phân xử do chính phủ Philippines khởi kiện lên Tòa án Công lý quốc tế hồi năm ngoái.
Hôm nay (4.6), các quan chức Philippines đã kêu gọi Trung Quốc tham gia quá trình phân xử tại tòa án quốc tế như một giải pháp hòa bình và bền vững cho các tranh chấp lãnh thổ kéo dài, và bùng lên dữ dội trong những năm gần đây, gây ra căng thẳng ở châu Á và cả khu vực Thái Bình Dương.
Trung Quốc gây bất ổn tại khu vực với những hành động hung hăng |
Đặc biệt trong tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã gây sóng gió trong khu vực khi đơn phương đặt giàn khoan Hải Dương (Haiyang Shiyou) 981 trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam và đâm chìm thuyền ngư dân Việt Nam. Bất chấp việc bị các nước trên thế giới lên án nhưng Trung Quốc vẫn tỏ ra ngang ngược, bất chấp lý lẽ.
Tòa án tại The Hague đã ra hạn chót cho Trung Quốc vào ngày 15.12 để trình lên lập luận bằng văn bản và bằng chứng phản bác lại các khiếu nại của Philippines.
Đặc biệt, trong đó có câu hỏi về hiệu lực của cái gọi là "đường chín đoạn" mà Trung Quốc tuyên bố. Đường lưỡi bò này là yêu sách lãnh thổ chính thức của Trung Quốc bao phủ gần như toàn bộ Biển Đông và đè lên cả vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế của các nước trong khu vực Đông Nam Á được LHQ công nhận.
Sau khi nộp đơn khiếu nại hồi năm ngoái, Philippines đã gửi lên tòa án các văn bản và bằng chứng chống lại tuyên bố của Trung Quốc ngày 30.3. Năm thẩm phán tại tòa án Công lý quốc tế đã yêu cầu Trung Quốc trả lời, nhưng cho biết chính phủ Trung Quốc đã gửi một thông báo hồi tháng trước nhắc lại rằng "không chấp nhận tham gia cuộc phân xử do Philippines khởi xướng" và rằng Trung Quốc không chấp nhận tham gia tố tụng.
Thế giới không công nhận đường lưỡi bò của Trung Quốc |
Trước sự bất hợp tác của Trung Quốc, Tòa án đề nghị sẽ tiếp tục nghe các khiếu nại Philippines kể cả không có sự tham gia của Trung Quốc.
"Hội đồng trọng tài quyết định sẽ thực hiện quá trình tiếp theo của thủ tục tố tụng”, tòa án Hague thông báo. Nếu Trung Quốc không nộp các lý lẽ và bằng chứng thì tòa án Hague có thể tự thu thập bằng chứng khác. Tuy nhiên, thái độ bất hợp tác của Trung Quốc có thể khiến họ dễ bị xử thua hơn nhiều.
Trong bối cảnh Trung Quốc đặt giàn khoan trên vùng biển Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cũng tuyên bố cân nhắc khả năng dùng pháp lý với Trung Quốc để chứng minh vùng biển chủ quyền của Việt Nam. Thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản cũng lên tiếng thách thức Trung Quốc nộp đơn ra tòa án quốc tế nếu không chấp nhập thực tế rằng quần đảo Senkaku thuộc chủ quyền Nhật Bản.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét