Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

Không vì lợi ích người dân, mọi cuộc cải tổ sẽ thành vô ích và chẳng thể thành công!

Tại sao các cuộc cải tổ của Trung Quốc đều thất bại?

Yang Hengjun, The Diplomat, 30-5-2014
 Trần Ngọc Cư dịch
Vương An Thạch
Suốt chiều dài lịch sử, các nhà cải cách Trung Quốc không đi đến đích và cuối cùng thường gặp kết cục thê thảm. Tại sao họ luôn luôn thất bại?

So với “các cuộc cách mạng” (nổi dậy của nông dân, binh biến, đảo chánh cung đình, v.v.) lật đổ các vương triều trong lịch sử Trung Quốc, thì mục tiêu của “cải tổ” mang một ý nghĩa ngược lại: duy trì vĩnh viễn vương triều đang cai trị. 


Người dân bình thường gần như có chung một cảm tưởng, là coi “cách mạng” và “cải tổ” như công cụ của “sự thay đổi.” Nhưng trên thực tế, trong 2000 năm lịch sử Trung Quốc, cải tổ chỉ có một mục đích duy nhất: tránh thay đổi. Cải tổ được sử dụng để duy trì hệ thống [chính tri] hiện hữu. Trong lịch sử Trung Quốc, “cải tổ” và “cách mạng” thay phiên nhau diễn ra qua thời gian. Các cuộc cách mạng thường thành công, do đó Trung Quốc đã trở nên nước có nhiều cuộc nổi dậy của nông dân và nhiều cuộc thay đổi vương triều nhất thế giới. Nhưng cải tổ lại ít khi thành công.

Từ một quan điểm hiện đại, gần như tất cả những cuộc cải tổ trong lịch sử Trung Quốc có thể được xếp loại là “thất bại”: từ những cải cách của Thương Ưởng tại nước Tần đến các triều Văn Đế và Cảnh Đế nhà Hán; từ việc tiếm quyền của Vương Mãng đến các cải tổ của Vương An Thạch trong triều đại nhà Tống; từ quyết định bế quan tỏa cảng của nhà Minh và nhà Thanh đến phong trào Tây hóa vào cuối nhà Thanh… Không có lấy một phong trào nào trong số này có thể gọi là thực sự thành công. Tồi tệ hơn nữa, chính bản thân những nhà cải tổ thường gặp kết cục bi thảm.

Tại sao vậy? Nói giản dị, có ba yếu tố chung. Một là, khác hẳn các cuộc cải tổ khác được ghi lại trong lịch sử thế giới, gần như tất cả các cuộc cải tổ của Trung Quốc được thực hiện thuần túy vì lợi ích của người cai trị (hoàng đế). Các cuộc cải tổ này chỉ điều chỉnh chính sách về cách trị dân của vị hoàng đế, làm thế nào để quản lý bốn giai cấp xã hội (sĩ, nông, công, thương), làm thế nào để khai thác đất đai của nông dân, và làm thế nào để chất đầy ngân khố bằng tiền thuế của dân. Không một cải tổ nào đả động đến triết lý cầm quyền, hay phương pháp quản trị quốc gia, lại càng không đặt trọng tâm vào lợi ích công.

Các nhà cải tổ Trung Quốc lấy lợi ích của người dân bình thường làm đối tượng cải tổ, chứ không cải tổ chế độ để mang lại lợi ích cho người dân. Do đó, những cải tổ này không bao giờ đụng đến vương triều đang ngự trị, mà chỉ tạo ra các cuộc tranh giành quyền lực giữa các nhóm lợi ích liên hệ. So với các cuộc cách mạng (hoặc được người dân ưa thích hoặc bị người dân sợ hãi), người dân thường dửng dưng với “cải tổ.” Và các cải tổ không được dân chúng hậu thuẫn sẽ hoàn toàn thất bại một khi chúng gặp phải sức phản công từ các nhóm lợi ích hay từ các phe phái đối lập. Đối với người dân bình thường, thất bại của các cuộc cải tổ này không phải là chuyện đáng than khóc.

Hai là, nhiều cải cách mạnh mẽ trong lịch sử Trung Quốc có một điểm chung: Những nhà cải cách không phải là kẻ thống trị cao nhất (hoàng đế). Nhiều nhân tài lúc đầu được hoàng đế (tạm thời) tuyển chọn đi tiên phong trong các cuộc cải tổ – nhưng về sau lại bị đem ra làm vật tế thần khi cải tổ thất bại. Những nhà cải cách như Thương Ưởng, Vương An Thạch và trường phái Tây hóa cuối đời nhà Thanh đều chịu chung số phận. Những người giữ quyền lực tối cao thường cai trị từ đằng sau hậu trường. Họ giữ một khoảng cách nhất định đối với công cuộc cải cách, thủ đoạn này giúp họ rộng đường điều động nhân sự. Nếu cải cách thành công, những người nắm quyền sẽ giành lấy công lao; nếu công cuộc đổi mới thất bại, họ hi sinh những nhà cải cách. Trong những tình huống này, các cuộc cải cách vốn đã mang tính nửa vời ngay từ đầu – các cuộc cải tổ “từ trên ban lệnh cho bên dưới” thường là như vậy. Trái lại, loạt cải tổ do Hán Vũ Đế và các hoàng đế đời Đường đích thân tiến hành lại đạt nhiều hiệu quả hơn.

Ba là, tất cả các cuộc cải cách trong lịch sử Trung Quốc đều có mục đích kéo dài vô hạn hệ thống cai trị đương thời, chứ không thay đổi chế độ đang có. Một số cải cách gặp phải thất bại, khiến những nhà cải cách chịu cảnh phanh thây xẻo thịt (như Thương Ưởng) hay chết trong tủi nhục (như Vương An Thạch). Nhưng thậm chí vào thời điểm đó, các hoàng đế vẫn giữ lại những bộ phận của chính sách cải tổ có khả năng giúp duy trì hệ thống cai trị hiện hữu, biến những phần này thành những con đinh ốc trong bộ máy độc đoán.

Những biện pháp cải tổ nhằm củng cố chính quyền trung ương thông thường là dễ thành công. Chẳng hạn, các công ty độc quyền của triều đình [nhà nước] về muối và sắt do Quản Trọng tổ chức vào thế kỷ 7 trước công nguyên có sự tương đồng với công ty độc quyền nhà nước về dầu lửa ngày nay. Tuy nhiên, những ý kiến như phân quyền và phân phối đồng đều của cải quốc gia (điều mà người dân bình thường quan tâm hơn) lại thường bị các nhóm lợi ích tranh đoạt hay bị nhà vua đình chỉ lập tức. Do đó, các phong trào cải tổ mạnh mẽ tại Trung Quốc, bất luận dù chính sách của chúng có ý nghĩa như thế nào vào buổi đầu, dần dà đều trở nên mai một. Sau một vài thập kỷ, các cải tổ này chỉ còn là những công cụ giúp nhà cầm quyền bóc lột nhân dân và kiểm soát công luận.

Dĩ nhiên, vấn đề lớn nhất mà các phong trào cải tổ Trung Quốc gặp phải là người ta không tìm ra phương cách nào để thay đổi chính bản thân cái hệ thống, và vấn đề này đã kéo dài cả 2000 năm nay. Tất cả những gì mà người ta có thể làm được là giúp cho hệ thống đó trở nên hoàn chỉnh hơn, tinh vi hơn – thâm độc hơn. Trong ý nghĩa này, tất cả mọi cải tổ trong 2000 năm lịch sử Trung Quốc đều không có cơ may thành công, và chúng ta phải cảm ơn Trời Đất vì chúng đã thất bại.

Ngày nay, nhiều học giả cho rằng nếu Tôn Dật Tiên không vội làm cách mạng, thì cuộc cải tổ hiến pháp của nhà Thanh có thể đã thành công. Những vị này có trí tưởng tượng học thuật quá phong phú, mà thiếu trí mất trí tưởng tượng văn chương: bạn có thể tưởng tượng nỗi một kịch bản trong đó, kể từ nhà Tần đến nhà Thanh, có cải tổ cơ chế nào thành công hay không? Nếu nó thành công, thì ngày nay chắc hẳn  mọi người Trung Quốc đều để tóc “đuôi lợn của đàn ông Mãn Châu” và mỗi buổi sáng đều khấu đầu hô to khẩu hiệu “dòng họ Ái Tân Giác La vạn tuế! Vạn vạn tuế!” [Ái Tân Giác La là họ của các hoàng đế nhà Thanh. Búi tóc đuôi lợn là kiểu tóc của đàn ông Mãn Châu; nhà Thanh có luật lệ buộc người Trung Hoa phải để tóc kiểu này – ND.]

Các cải tổ có thể thành công hay không là do hệ thống chính trị có thể thay đổi hay không và nhà cầm quyền có chịu thay đổi hệ thống để theo đuổi một mục tiêu cao cả hơn hay không… Nếu nhìn vào những cải tổ hiện nay của Trung Quốc theo góc nhìn từ lịch sử Trung Quốc, chúng ta có lý do để bi quan. Nhưng chúng ta không nên cho rằng tình thế là hoàn toàn tuyệt vọng hay không còn con đường tiến lên phía trước. Những nhà cải tổ cần phải học hỏi từ lịch sử Trung Quốc. Cải tổ cần phải đi “từ trên xuống dưới” [từ trung ương đến địa phương] và phải được hậu thuẫn bằng quyết tâm mạnh mẽ của giới lãnh đạo nòng cốt. Đồng thời, những nhà cải tổ phải bắt đầu bằng việc lấy lợi ích của nhân dân, tương lai của đất nước và an ninh quốc gia làm mục tiêu cao nhất. Họ phải tránh thái độ chỉ biết chăm lo lợi ích của giới cầm quyền hay phục vụ các quan tâm của những nhóm lợi ích.

Những điều này chính là những gì các nhà cải tổ trong lịch sử Trung Quốc đã không làm, và không muốn làm. Nếu trong thế kỷ 21 này, các nhà lãnh đạo vẫn còn giữ nguyên tư duy và sáng kiến của những nhà cải tổ trong lịch sử Trung Quốc. Nếu họ không táo bạo tìm cách cải tổ hệ thống vì lợi ích của quốc gia và nhân dân mà chỉ cố gắng duy trì hệ thống hiện hữu, thì họ cũng đừng nên cố gắng cải tổ làm chi. Bằng không, dù các cải tổ của họ không thất bại đi nữa, chúng cũng sẽ mang lại hỗn loạn, và có thể nhanh chóng đưa đến cách mạng.

Bài viết này xuất hiện đầu tiên bằng tiếng Trung trên blog của Yang Hengjun.

Yang Hengjun là một nhà nghiên cứu Trung Quốc độc lập, một tiểu thuyết gia, và là một blogger. Ông từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc và từng là một nhà nghiên cứu thâm niên tại Atlantic Council ở Thủ đô Washington. Yang nhận bằng Tiến sĩ từ Đại học Công nghệ, tại Sydney, Australia. Trang blog tiếng Trung của ông trình bày các vấn đề Trung Quốc quan trọng hiện nay và các cổng điện tử về quan hệ quốc tế. Các bài viết của ông nhận hàng triệu lượt truy cập. Địa chỉ blog của Yang:www.yanghengjun.com.

改革为什么失败了?

排行榜 收藏 打印 发给朋友 举报来源: 杨恒均的独立博客 发布者:杨恒均
热度285票 【共26条评论】【我要评论时间:2014年4月25日 01:35
同中国历史上起到改朝换代作用的“革命”——农民起义、武装叛乱、宫廷政变等相比,“改革”的目标正好同革命相反,是为了延续朝代。我们一般人印象中“革命”与“改革”都是为了“变化”,但中国两千年历史上的改革却只有一个目标:不变——维护体制不变的改革。中国历史上“改革”与“革命”相互辉映,一路赛跑。革命往往能够成事,中国因此成为世界各国中发生最多农民起义与朝代更迭的国家,改革却鲜有成功。

从现代文明的角度与尺度来判断,中国历史上的改革几乎都可以归类为“失败”,从春秋战国时期各国为了生存而做的改变,经过商鞅变法、文景之治、王莽篡权、王安石变法、明清停止不前的“闭关锁国”到洋务运动等等,几乎没有一个可以称为成功,更有甚者,改革者的下场也都挺悲催的。

为什么会这样呢?简单概括三条共性:第一,与世界各国有历史记载的“改革”相比,中国历史上的改革几乎都是纯粹站在执政者(皇帝)立场上,对统治者如何控制民众、如何管理士农工商、如何剥削农民土地、如何征税充实国库的政策调整,几乎没有一次改革涉及到执政理念与执政者管理方式方法的,更无从民众利益出发的改革。

正因为历次改革都是以老百姓的利益为改革对象,而不是为了老百姓的利益去改变自己改革政权,从来不触及王权,牵涉到利益集团时也多因为权斗,所以相对于让一些人爱一些人怕的革命来说,老百姓对“改革”基本都保持了不冷不热的态度。没有民众支持的改革,一旦遭到利益集团与反对派的反击,也就立马一败涂地了。对于民众来说,历史上的历次改革,死不足惜。

第二,中国历史上轰轰烈烈的改革都有一个特点,那就是改革者都不是最高执政者(皇帝),很多是被皇帝(临时)看重用来做改革的急先锋与失败后的替罪羊的,例如商鞅、王安石和洋务派等。掌握最高权力的“皇帝们”几乎都手持大权垂帘听政,同改革保持一定的距离,改革效果不错,成绩是他们的,改革不好,就牺牲掉改革者,进退自如。这使得所有类似的改革从一开始就三心二意,更不用说“顶层设计”了 。与此相反的是汉武帝与唐朝皇帝亲自掌管的一系列改革,成效也相对显著。

第三,中国历史上所有的改革都是为了维系现有体制的“改革”,而不是改变现有体制的变革。有些改革即便失败,改革者被车裂(商鞅)与冷落致死(王安石),那些能够维系现有体制运转的措施也都被保留下来,为集权专制机器添加螺丝钉与润滑油。

以巩固专制集权为主的改革措施,往往会取得成功,例如管仲的盐铁专卖就延续至今,只不过变为“石油垄断”而已,但“分权让利与均富”等民间更期待的改革就常常被利益集团劫持或者被皇帝拦腰斩断。这使得历史上几场轰轰烈烈的改革,不管当初一些措施如何具有进步意义,十几年、几十年下来,改革的遗产就只剩下一些有利于剥削民众与控制国民大脑的糟粕了。

当然,中国历史上历次改革遇到的最大问题是延续了两千年的这个体制本身是根本无法改革与改变的,你能做的就是使之更加完善、更加精致,也更加邪恶。从这个意义上说,中国两千年历史上的那些改革是不可能成功,也不应该成功的。

现在很多学者研究说如果孙中山不急于把革命搞成功了,清朝的立宪改革就有可能成功了。这些人学术想象力太丰富,却缺乏了文学想象力:你能想像秦朝到清朝的制度改革成功,我们今天每个人脑袋后都拖着一条大辫子,每天早上起来跪在地上跷着屁股对满人爱新觉罗氏跪拜且高呼万岁?期盼微服私访的皇帝弄大几个民女的肚子造几个“还珠格格”博得小民们由衷的爱戴?

改革是否成功同体制能否改变,当局是否愿意改变体制来追寻更高的目标有很大的关系。对于当今中国的改革者来说,除了历史这面镜子之外,地球上同我们有相同政治体制的前苏联、东欧的改革历程也可以借鉴。苏联、东欧的改革都走在中国前面,但都没有逃脱改革被革命取代的命运,改革者失去了改革的主动权,给后来的改革者留下教训,但社会主义国家里唯一拒绝任何改革与改变而延续至今的也只有朝鲜,目前几乎成为地球上的孤儿……

从中国历史与周边国家的改革看中国今天的深化改革,有理由感到忧虑与悲观,但并不是说没有希望与出路。改革既要顺应历史潮流,也要有“顶层设计”,还要有一把手亲抓的决心与坚强的领导核心。改革者必须以人民利益、民族前途与国家安全为最高目标,避免仅仅从执政者利益出发,更不能为利益集团服务。

这一点恰恰是中国历史上所有的改革者都没有做到,也不想做到的。如果进入21世纪的今天,执政者还抱着历史上那些改革者的思想与思路,不是为了民族与民众的利益去大胆地改变、改革体制,而是竭力去维护现有体制,那还不如不做,否则,改革即便不失败,也会带来混乱,最终会加速革命的到来。

杨恒均 2014.4.24  (路边谈话:根据422日深圳部分聊天记录整理)

 推荐:
 这两本书大家买了没有?没买的快点买吧。链接:




如果你喜欢这个文章,就一起来分享吧!请点击>>分享家:Addthis中文版
TAG: 印象 中国历史 武装

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: