Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Giành ngôi cường quốc thế giới: Trung Quốc chống Hoa Kỳ

“Các nhà chiến lược của cả hai nước đều lập kế hoạch với khả năng của một cuộc chiến Hoa Kỳ – Trung Quốc.” Gideon Rachman, bình luận trưởng của Financial Times.

Trong lịch sử thế giới, bao giờ cũng có cường quốc đến và cường quốc đi. Robert Gilpin gọi đó là “Chu kỳ bá chủ”. Thế giới – nhà chính trị học người Mỹ nói như vậy – phải chịu lời nguyền của một cuộc cạnh tranh liên tục giữa các cường quốc. Lúc nào cũng có người bảo vệ quyền lực và kẻ thách thức đứng chống nhau. Đã như thế rồi ngay từ trong nước Hy Lạp cổ xưa, khi Sparta đứng dậy chống Athena. Và ngày nay cũng thế, khi Trung Quốc tấn công vị thế của Hoa kỳ như là cường quốc đứng đầu thế giới.
Thường – và đó là điều nguy hiểm ở tình huống này – thì những lần chuyển đổi quyền lực như thế này được đi kèm bởi xung đột quân sự. Vì vậy mà hiện nay nhiều nhà quan sát tình hình thế giới đưa ra câu hỏi đầy lo lắng: Lần tranh giành quyền lực này giữa cường quốc thế giới cũ và mới, giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, có diễn ra trong hòa bình hay không?
Nếu hỏi những người đang nắm quyền lực của hai cường quốc thì người ta sẽ nghe được những từ ngữ giận dữ. “Trung Quốc không bao giờ hướng tới quyền bá chủ”, Tập Cận Bình, sếp Đảng và nhà nước mới tuyên bố khi ông lần đầu tiên gặp khách nước ngoài sau khi lên ngôi vào đầu tháng Mười Hai 2012. “Chúng tôi không phải là một mối đe dọa quân sự cho Trung Quốc”, theo chính phủ Obama.
Cả hai tuyên bố có thể là nghiêm túc, nhưng chúng không nhận ra rằng cả hai quốc gia này đã bị giam giữ trong một tình thế tiến thoái lưỡng nan kinh điển. Ai cũng tin rằng những cố gắng về mặt quân sự của mình chỉ thuần túy là để tự vệ, nhưng người kia thì lại cảm nhận chúng như là một sự công kích. Josef Braml từ Hội Đức về Chính sách Đối ngoại (Deutsche Gesellschaft für Auswärtige Politik – DGAP) nói: “Khi chúng ta nhìn Trung Quốc như là một mối đe dọa về quân sự thì nó sẽ trở thành một mới đe dọa.” Hiện tượng này có tên là self-fulfilling prophecy.
Từ Trung Quốc cũng như từ Hoa Kỳ, mới nguy hiểm của sự leo thang này bị phớt lờ một cách ngang ngạnh. Họ cứ tiếp tục đường lối đối đầu của họ. Trung Quốc vẫn tiếp tục vươn tới vị thế bá quyền trong khu vực, tức là đi theo một học thuyết Monroe không được nói ra. Người Trung Quốc muốn là ông chủ trong ngôi nhà châu Á. Trong lúc đó, người Mỹ hiện đang sống cùng xem họ như là những người đang xâm nhập vào, những người không thuộc vào trong đó. Vì vậy mà họ cố gắng, ngay cả khi họ không nói ra điều đó, giữ không cho người Mỹ vào ít nhất là phần phía Tây của Thái Bình Dương và phát triển những vũ khí tương ứng để đạt tới điều đó.
Hoa Kỳ chống lại việc đó. Họ không muốn và cũng sẽ không rời bỏ vùng phía Tây của Hawaii một cách hòa bình. Còn ngược lại là đàng khắc: Sau khi chấm dứt những cuộc phiêu lưu về quân sự ở Cận Đông hay không bao lâu nữa sẽ chấm dứt, họ lại quay lại với vùng Thái Bình Dương nhiều hơn. Khẩu hiệu của Obama: Viễn Đông thay vì Cận Đông.
Hải quân Hoa kỳ ở Thái Bình Dương sẽ được tăng cường trong những năm tới đây. Ngoài ra, Hoa Kỳ liên minh với những bãn bè cũ và mới xung quanh Trung Quốc, để cho giới lãnh đạo của nước này có ấn tượng bị nước Mỹ bao vây.
Đó là một sự phát triển nguy hiểm, cái đang diễn ra trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nếu cuộc Chiến tranh Lạnh thứ nhì trở thành một cuộc chiến tranh nóng thì nó sẽ xảy ra ở trong vùng này. Ngoại trừ trường hợp các đối thủ nhớ lại lịch sử, cái có sẵn và đầy đủ các ví dụ xấu cho những lần chuyển tiếp đầy khó khăn từ cường quốc thế giới cũ sang cường quốc thế giới mới.
Wolfgang Hirn
Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen” ["Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp - Trung Quốc chống Phương Tây"]

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: