Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 21 tháng 6, 2014

Có thể VN học được bài này:


Chấm dứt sự tự cô lập

Thứ Bảy, 21/06/2014 22:18

Đối mặt sự trỗi dậy hung hăng của Trung Quốc ở khu vực, Nhật Bản đang từng bước chấm dứt sự cô lập về quân sự mà họ tự áp đặt trong hơn nửa thế kỷ qua.

  • Không lâu sau khi lệnh cấm xuất khẩu vũ khí được nới lỏng, 13 công ty Nhật lần đầu tiên tham gia triển lãm công nghệ quân sự hàng đầu thế giới Eurosatory, diễn ra ở Pháp trong tuần này, trong đó có những tên tuổi như Fujitsu, Kawasaki Heavy Industries, Mitsubishi Heavy Industries, Toshiba... với kỳ vọng tiếp cận những loại vũ khí mới và tinh vi hơn của thế giới.
Một bước đột phá khác đến từ thỏa thuận phát triển công nghệ tàu ngầm tàng hình giữa Nhật Bản và Úc mới đây. Thông qua thỏa thuận này, Thủ tướng Nhật Shinzo Abe hy vọng đạt được 3 mục tiêu: tăng cường hợp tác an ninh với nhiều nước hơn nữa, mở cánh cửa để Tokyo gia nhập cộng đồng quốc phòng toàn cầu và củng cố sức mạnh để làm đối trọng với Bắc Kinh ở khu vực.
Không những thế, Tokyo còn muốn phát đi thông điệp sẵn sàng xuất khẩu vũ khí đến những nước đang đối đầu với Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông.


Một công ty Nhật tham gia Triển lãm công nghệ quân sự Eurosatory ở Pháp vào đầu tuần nàyẢnh: The Yomiuri Shimbun
Một công ty Nhật tham gia Triển lãm công nghệ quân sự Eurosatory ở Pháp vào đầu tuần này
Ảnh: The Yomiuri Shimbun

Những động thái nói trên được thúc đẩy bởi các thay đổi của môi trường an ninh trong và ngoài Nhật Bản. Với khoảng 240.000 binh sĩ, 3 khu trục hạm trực thăng, hơn 40 tàu khu trục, 300 chiến đấu cơ và khả năng bắn hạ tên lửa đạn đạo, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đủ sức bảo vệ đất nước.
Tuy nhiên, hiến pháp hòa bình ngăn cản JSDF thể hiện sức mạnh bên ngoài biên giới. Hơn nữa, lệnh cấm xuất khẩu vũ khí còn khiến Tokyo gần như bị cô lập khỏi sự phát triển và sản xuất công nghệ quốc phòng toàn cầu. Điều này không chỉ làm tăng chi phí quốc phòng mà còn khiến Nhật Bản để lỡ nhiều cơ hội tiếp cận công nghệ vũ khí mới.
Trong khi đó, môi trường an ninh xung quanh Nhật Bản trở nên phức tạp hơn. Triều Tiên là mối đe dọa tức thì với 3 lần thử hạt nhân, đồng thời không ngừng nỗ lực nghiên cứu tên lửa đạn đạo. Nga cũng tăng cường lực lượng gần Nhật Bản và quần đảo tranh chấp giữa 2 nước.
Mối đe dọa lớn nhất đến từ Trung Quốc, quốc gia không ngừng tăng ngân sách quốc phòng cũng như ngày càng hung hăng tại vùng biển xung quanh quần đảo Senkaku do Tokyo kiểm soát. Vì thế, có thể dễ dàng nhận thấy kiềm chế Trung Quốc là mục tiêu hàng đầu dù không phải là duy nhất của Nhật Bản trong thời gian tới.
Ở phạm vi rộng hơn, ông Abe muốn biến Tokyo thành một phần không thể thiếu của sự hợp tác về chính trị, an ninh và công nghệ tại khu vực và trên thế giới. Để làm được điều này, ông Abe đi thêm nước cờ quan trọng khác là tìm cách dỡ bỏ lệnh cấm thực thi quyền phòng vệ tập thể - tức cho phép JSDF ra tay bảo vệ đồng minh trước một cuộc tấn công vũ trang.
Giới truyền thông Trung Quốc ngay lập tức gọi những bước đi trên là mối đe dọa nghiêm trọng. Họ lập luận rằng ngành công nghiệp quốc phòng Nhật Bản giờ đây đã được phép kiếm tiền bằng cách thúc đẩy chiến tranh và xung đột khắp thế giới. Thế nhưng, những chỉ trích này không thể che giấu được nỗi lo của Bắc Kinh về một đối trọng Tokyo có thể mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Phương Võ

Khu trục hạm đa năng lớp Izumo
Với chiều dài khoảng 244 m và trọng lượng tải đầy đủ 27.000 tấn, khu trục hạm có sân đỗ trực thăng lớp Izumo là tàu hải quân lớn nhất được Nhật Bản xây dựng sau Thế chiến hai. Nó chính thức là một tàu khu trục đa năng, được chế tạo tại xưởng đóng tàu Marine United ở thành phố Yokohama và dự kiến​​ gia nhập hạm đội vào tháng 3-2015.
Izumo có chiều dài sàn đáp rộng rãi cùng khu chứa máy bay riêng biệt. Mỗi chiếc Izumo có thể đáp ứng cùng lúc 14 máy bay trực thăng. Mang trên mình những chiếc trực thăng chống ngầm SH-60, Izumo có thể trở thành nỗi kinh hoàng đối với các loại tàu ngầm của đối phương đang nhăm nhe ý định xâm phạm lãnh hải Nhật Bản. Ngoài ra, phạm vi hoạt động của Izumo cực kỳ rộng lớn.

Khu trục hạm đa năng lớp Izumo. Ảnh: Wikipedia
Khu trục hạm đa năng lớp Izumo. Ảnh: Wikipedia

Bên cạnh đó, với khả năng hoạt động “đa nhiệm”, Izumo đủ sức đảm đương cả vai trò đổ bộ. Việc vận chuyển một tiểu đoàn bộ binh trên biển thông qua máy bay trực thăng đỗ trên tàu không phải là vấn đề nan giải đối với khu trục hạm lớp Izumo.
Nhiều thông tin cho rằng trong tương lai, Izumo sẽ được sử dụng để làm nơi cất và hạ cánh của loại máy bay chiến đấu F-35B. Dù đây được xem là một động thái tốn kém và nguy hiểm nhưng cần thiết để bảo vệ khu vực quần đảo Senkaku và Ryukyu.
Quân đội Mỹ
Có lẽ mọi người sẽ tỏ ra bất ngờ khi liệt kê quân đội Mỹ là một trong năm loại vũ khí nguy hiểm nhất của Nhật Bản khiến Trung Quốc phải khiếp sợ. Tuy nhiên, điều này có lý do riêng của nó.
Hiệp ước hợp tác an ninh Mỹ - Nhật được ký kết đồng nghĩa với việc Nhật Bản có một lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới hậu thuẫn. Sự tham gia của quân đội Mỹ vào bất kỳ cuộc xung đột nào có mặt Nhật Bản cũng có thể làm cho “gió đổi chiều”, trong trường hợp Tokyo là nạn nhân một cuộc tấn công vũ trang và yêu cầu trợ giúp về quân sự từ phía Washington.

Lực lượng quân đội Mỹ hùng hậu chống lưng cho Nhật Bản. Ảnh: Nairaland
Lực lượng quân đội Mỹ hùng hậu chống lưng cho Nhật Bản. Ảnh: Nairaland

Một khi hiệp ước an ninh thực thi vai trò, toàn bộ quân đội và trang thiết bị quân sự của Mỹ sẽ nhảy vào cuộc chiến. Từ các tàu ngầm tấn công hạt nhân tại đảo Guam cho đến máy bay ném bom B-2 đóng tại căn cứ bang Missouri, tất cả sẽ thay mặt Nhật Bản tuyên chiến với kẻ thù và không khó để nhận thấy lợi thế rõ ràng nghiêng về Tokyo.
Liên minh hoàn hảo này ban đầu được tạo ra nhằm chống lại Liên Xô trong một cuộc chiến tranh toàn diện. Nhưng nay, với căng thẳng Trung - Nhật leo thang, đồng minh quân sự “khủng” của Nhật Bản vẫn là một mối đe dọa không thể xem thường đối với Trung Quốc.
Phạm Nghĩa (Theo National Interest)



Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: