Đối với nhà văn việc viết không quan trọng bằng việc được nhìn nhận. Nếu tác phẩm anh viết ra nhưng xếp vào một xó không được phép xuất bản không được đánh giá đúng, bị vùi dập bị các nhà phê bình văn học đánh đập, chụp mũ thế này thế kia, thậm chí nhiều khi các nhà phê bình văn học còn bỏ qua thì các điều đó làm cho nhà văn cảm thấy mình không có chỗ trong đời sống văn học.
Anh có thể lên trang của Trang Hạ và thấy rằng tại sao cho tới ngày hôm nay có khoảng 290 nghìn độc giả thích Trang Hạ thế nhưng không có một nhà phê bình văn học nào tại Việt Nam viết về Trang Hạ cả và diều đó làm Trang Hạ thấy rằng ở Việt Nam đang có một vấn đề gì đó xảy ra. Cái gì đó trong đời sống văn học rất mất bình thường. Nó không lành mạnh, nó không hỗ trợ những nhà văn có độc giả như Trang Hạ.
Dù ít dù nhiều thì Trang Hạ tin rằng 290 ngàn độc giả không phải là con số không và chắc chắn nó cũng tương đương với tấm thẻ của Hội Nhà văn Việt Nam. Vì thế Trang Hạ hy vọng rằng mình có một động thái nào đó để nhìn nhận rằng mình là nhà văn thật sự.
Thứ nhất tôi có tâm huyết, có độc giả và công chúng. Thứ hai tôi hy vọng là được nhìn nhận như một người có tư cách công dân và tư cách một người viết. Thứ ba nữa là một điểu rất quan trọng: các nhà văn Việt Nam từ xưa tới nay dường như không nhấn mạnh tới giá trị lập ngôn của một nhà văn.
Chúng ta nhìn nhận nhà văn là cỗ máy để sản xuất ra tác phẩm và chúng ta hoàn toàn không coi những lập ngôn của nhà văn như trả lời phỏng vần, như tương tác với đám đông, như nói lên tiếng nói của mình đối với thời cuộc đối với hiện tượng xã hội đối với thân phận phụ nữ trong xã hội, đối với hạnh phúc gia đình thậm chí đối với “cái tôi”. Việc lập ngôn của nhà văn đã bị lãng quên.”
Trang Hạ
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét