Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Châu Á trước thềm cuộc khủng hoảng tên lửa mới


Châu Á trước thềm cuộc khủng hoảng tên lửa mới

Châu Á đang đứng trước một cuộc khủng hoảng hạt nhân mới.

Châu Á đang đứng trước một cuộc khủng hoảng hạt nhân mới. Bắc Triều Tiên cảnh báo những kẻ thù tiềm năng rằng trong trường hợp tấn công xâm lược, họ sẽ không thể thoát khỏi tên lửa tầm xa của Bình Nhưỡng. Nằm trong phạm vi đó không chỉ có Hàn Quốc với các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ, mà còn có Nhật Bản và ngay cả Hoa Kỳ.
Đó là phản ứng của Bình Nhưỡng đối với tuyên bố của Seoul về ý định chế tạo tên lửa đạn đạo phạm vi lên đến 800 km. Ông Alexander Vorontsov, chuyên gia Viện Nghiên cứu phương Đông thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết rằng tên lửa như vậy của Hàn Quốc có thể đạt được bất kỳ điểm nào của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên: “Đây là động thái hữu hình cụ thể hướng tới nâng cao tiềm năng tấn công quân sự của Hàn Quốc. Dĩ nhiên, điều này khiến Bình Nhưỡng lo lắng và quan tâm. Bình Nhưỡng cũng chỉ ra sự gia tăng cường độ các cuộc diễn tập quân sự chung của Hàn Quốc và Hoa Kỳ và đánh giá là họ đang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh. Phản ứng của Bắc Triều Tiên là khá thích ứng. Đáng tiếc là có những cơ sở cho phản ứng như vậy.”
Bằng cách chứng minh rằng tên lửa của CHDCND Triều Tiên không phải là "con hổ giấy", phát ngôn viên quân sự còn cho biết cả vị trí của chúng. Đó là quận Kangdong gần Bình Nhưỡng. Tại đó có trụ sở tên lửa chiến lược mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã đến thăm vào ngày 3 tháng Ba năm nay.
Đây là lần đầu tiên Bình Nhưỡng đã tuyên bố thông tin về tiềm năng quân sự của mình. Bằng cách đó, Bình Nhưỡng cho thấy rằng họ coi thỏa thuận tên lửa mới giữa Mỹ và Hàn Quốc như là sự chuẩn bị chiến tranh. Trước đó, theo thỏa thuận giữa Mỹ và Hàn Quốc, tên lửa tầm xa của Hàn Quốc đã được giới hạn ở 300 km. Ông Alexander Vorontsov cho biết, sửa đổi thỏa thuận này gây mất ổn định khu vực: “Không phải ngẫu nhiên mà trong một thời gian dài Mỹ ngần ngại chấp nhận đề nghị kiên trì của Hàn Quốc yêu cầu được nâng tên lửa đạn đạo lên đến tầm xa 800 km. Và Washington hiểu rằng phản ứng gay gắt của Bắc Triều Tiên là điều không thể tránh khỏi.”
Washington đã thực hiện thỏa thuận với Seoul, bất chấp thực tế rằng điều đó vi phạm chế độ quốc tế về hạn chế công nghệ tên lửa. Hiện nay, 34 quốc gia đã tham gia chế độ này. Họ cam kết sẽ giới hạn phạm vi tên lửa trong vòng 300 km. Kích động cuộc chạy đua tên lửa mới trên bán đảo Triều Tiên, rõ ràng là Mỹ đang khởi xướng cuộc chơi. Cho phép Seoul tăng phạm vi tên lửa, Mỹ đồng thời thực hiện động thái chống Trung Quốc. Bởi vì tên lửa mới của Hàn Quốc đã có thể vươn tới các khu vực trung tâm của Trung Quốc.
Hoa Kỳ cũng tỏ rõ rằng họ có ý định cung cấp cho hệ thống phòng không Hàn Quốc các dữ liệu thu được bởi các vệ tinh và máy bay không người lái của Mỹ. Và trong thực tế, đây là một bước tiến tới sự hình thành hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ở phía Đông. Đe dọa tên lửa Bắc Triều Tiên chỉ là cái cớ để thành lập hệ thống này. Mục tiêu chủ yếu của nó chủ yếu là kiềm chế và vô hiệu hóa tiềm năng tên lửa của Trung Quốc.
Theo: TiengnoinuocNga

Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2012_10_09/90691498/

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: