Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 26 tháng 4, 2014

Tốt xấu chưa bàn, đọc để biết vì có nhiều tranh cãi:

TRAO ĐỔI VỚI TIẾN SĨ NGUYỄN HƯNG QUỐC CÙNG BẠN ĐỌC VỀ MỘT BÀI VIẾT
 
 
Với bạn đọc:
       Thưa các bạn!
       Tôi là một độc giả mới của Triết Học Đường Phố và rất yêu mến trang của những cây viết tự do này. Mấy ngày trước tôi đọc được một bài đăng trên Triết Học Đường Phố ngày 08-02-2014 với tiêu đề dễ làm nhiều người Việt Nam giật mình: "Những điểm giống nhau giữa chủ nghĩa Phát-xít và chủ nghĩa Cộng sản" (link tại đây). Tác giả của bài viết này là tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc. Thật ra tên gốc bài viết là "Chủ nghĩa Phát-xít và chủ nghĩa Cộng sản" (link tại đây), đường link nguồn của bài viết này dẫn tới blog của Nguyễn Hưng Quốc trên VOA Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ. Qua những bình luận của độc giả Triết Học Đường Phố, tôi thấy có những người không hài lòng và có những người lo lắng về việc một bài viết như thế lại đăng trên Triết Học Đường Phố, vì rằng bài viết ấy viết về chính trị và nó có vẻ... phản động.
       Tôi thấy sự cảnh giác của bạn đọc là có lý do, nhưng tôi cho rằng chúng ta không cần quá lo ngại mà nên thấy đó là cơ hội để học hỏi khi gặp một vấn đề làm ta phải suy nghĩ. Hôm nay tôi sẽ trao đổi cách nhìn của tôi đối với bài viết của ông Nguyễn Hưng Quốc.
 
Với ông Nguyễn Hưng Quốc:
       Thưa tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc!
       Tôi mới có hân hạnh được đọc bài viết "Chủ nghĩa Phát-xít và chủ nghĩa Cộng sản" đăng ngày 07-4-2013 trên blog cá nhân của ông và đăng ngày 08-02-2014 trên trang Triết Học Đường Phố với tiêu đề "Những điểm giống nhau giữa chủ nghĩa Phát xít và chủ nghĩa Cộng sản". Bài viết của ông đã gây nên những dư luận trái chiều, có những ý kiến đồng tình ủng hộ, có những ý kiến phản đối gay gắt. Là một người được sinh ra sau năm 1975 và lớn lên trong đất nước do Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo, tôi muốn trao đổi với ông với tư cách một cá nhân tự do, trên lập trường quan điểm của riêng bản thân tôi.
       Một người Việt Nam có kinh nghiệm viết là ông Hồ Chí Minh có chia sẻ với những người cầm bút rằng khi đặt bút, cần xác định rõ vài điều: viết cho ai, viết để làm gì, viết cái gì, cách viết thế nào. Những điều ấy rất mạch lạc và dễ hiểu, nên tôi sẽ dựa vào đó để phân tích chất lượng bài viết của ông.
       Ba điều đầu tiên: Ông viết cho ai, viết cái gì và viết để làm gì. Tôi xin trích dẫn đoạn cuối bài viết của ông:
       "Trong khi chủ nghĩa Phát-xít chỉ kéo dài hơn một thập niên, chủ nghĩa Cộng sản kéo đến hơn bảy thập niên; trong khi hầu như mọi người đều nhận ra tội ác của chủ nghĩa Phát-xít, không ít người vẫn còn ảo tưởng về chủ nghĩa Cộng sản; trong khi chủ nghĩa Phát-xít đã trở thành quá khứ, chủ nghĩa Cộng sản vẫn ở trong thì hiện tại, ít nhất là ở năm nước: Trung Quốc, Lào, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam.
       Chữ “Việt Nam”, xuất hiện trong ngữ cảnh ấy, quả là một điều đau đớn.
       Lý do chính khiến tôi viết bài này là vì tôi biết, ở Việt Nam hiện nay, có không ít người, kể cả trong giới trí thức, chưa nhận ra chủ nghĩa Cộng sản, tự bản chất, rất gần với chủ nghĩa Phát-xít, điều mà họ luôn luôn nguyền rủa".
       Như vậy là ông viết cho những người Việt đang sống ở Việt Nam, viết để giúp cho những người mà theo ông thì họ còn mê muội nên chưa nhận ra một chân lý mà ông đã nhận ra. Điều này rất tốt, rất thiện chí, thưa ông! Ông viết cái gì? Viết về nỗi đau đớn rằng chủ nghĩa Cộng sản vẫn còn đất sống tại Việt Nam. Thưa ông, tôi biết có một bộ phận không nhỏ người Việt ở nước ngoài là những người mà quyền lợi cá nhân của họ bị thiệt hại nặng nề, thậm chí nhân phẩm bị xúc phạm sau mùa xuân năm 1975, khi Miền Nam Việt Nam về tay những người theo chủ nghĩa cộng sản. Họ có lý do để đau đớn khi nghe nhắc tới bốn chữ "chủ nghĩa cộng sản", và ông có lý do để đau đớn cùng họ. Đó là hậu quả khó tránh khỏi của những cuộc binh biến xưa nay, ở bất cứ nơi nào có chiến tranh trên thế giới. Về điểm này, cá nhân tôi có thể thông cảm và chia sẻ cùng ông, và tôi tin rằng nhiều người có thể đồng cảm với ông.
       Thế thì lý do gì mà có những bạn đọc cho rằng bài viết của ông "lá cải" và "phản động"? Tôi thấy sự trục trặc đã xảy ra ở điều thứ bốn: Ông đã viết như thế nào.
       Mở đầu bài viết, ông kể một câu chuyện "vui" với phong cách "buôn dưa lê" về một người nông dân Việt Nam lẫn lộn giữa hai từ "mác-xít" và "phát-xít", và về mấy sinh viên Miền Nam không lẫn lộn nhưng nói thì thầm với nhau rằng "Thì Mác-xít hay Phát-xít cũng vậy thôi!" Đó là câu chuyện mà theo ông đã xảy ra hơn 35 năm về trước, nay ông kể lại làm quà cho bạn đọc trước khi dắt họ sang những câu chuyện khác.
       Những câu chuyện khác trong bài viết của ông là chuyện gì? Thật đáng ngạc nhiên, để chứng minh rằng chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát-xít giống nhau, trong bài viết không dài của mình (bài viết của ông có tổng cộng 1937 từ), ông đã dẫn đến tên sáu cuốn sách và ý kiến của mười ba tác giả khác nhau, và tôi không tìm thấy những ý nào nói lên quan điểm của riêng cá nhân ông và thể hiện trí tuệ của ông. Đến nỗi tôi phải tự đặt ra câu hỏi rằng có phải ông thiếu tự tin về hiểu biết của bản thân nên mới phải viện dẫn đến quá nhiều những ý kiến của người khác hay không? Làm như vậy, bài viết của ông nó có vẻ giống như một bài điểm sách.
       Với những độc giả am hiểu xã hội và nghiên cứu triết học, họ không cần đọc bài viết của ông để thu được hiểu biết về chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa phát-xít. Còn với những độc giả tự thấy mình thiếu hiểu biết nên mới cần tìm hiểu ý kiến của những người mang học vị tiến sĩ như ông, họ sẽ thấy hoang mang, vì để nắm được sự thật nào đấy thông qua bài viết của ông, họ sẽ phải đọc sách của hơn chục tác giả khác mà ông nêu tên trước đã, và tôi tin chắc rằng họ sẽ bỏ cuộc. Vậy thì bài viết của ông giúp được gì cho họ ngoài một nhận định áp đặt rằng chủ nghĩa cộng sản giống chủ nghĩa phát-xít? Nếu họ căm ghét cộng sản thì tự họ có thể có nhận định ấy mà không cần đến ông. Họ đọc bài viết của một học giả là mong có được những phân tích khách quan đưa họ đến một cái nhìn mới mẻ hoặc giúp họ khẳng định hay bảo vệ những quan điểm cũ. Đặt mình vào cương vị những độc giả ấy, tôi thấy thất vọng về bài viết của ông.
       Để cho bài viết của mình thêm vẻ hùng hồn, ông đưa ra vài con số: "Trong hơn mười năm (1933-1945), chủ nghĩa Phát-xít giết hại khoảng 25 triệu người và trong vòng hơn 70 năm (1917-1990), chủ nghĩa Cộng sản giết hại khoảng từ 80 đến 100 triệu người". Những con số thường hấp dẫn, vì chúng có thể nói sự thật với ta hoặc đánh lừa ta. Những con số ông nêu ở đây, tôi không xét đến chuyện những ai là người thống kê và họ thống kê theo tiêu chuẩn nào, nhưng tôi thấy rất hàm hồ khi gắn chúng với những "chủ nghĩa". Những người chết được thống kê phải là những con người thật, chết trong những sự kiện có thật được nhiều người chứng kiến, và những sự kiện ấy luôn rất phức tạp với bao mối liên hệ chằng chịt. Còn chủ nghĩa, dù là chủ nghĩa gì đi chăng nữa, cũng là đối tượng vô hình mà chúng ta không thể đem ra một tòa án công khai để xét xử. Nếu buộc số người chết vào một chủ nghĩa nào đó như cách làm của ông, rất có thể rồi chúng ta sẽ được đọc những bài viết kiểu như "Sự giống nhau giữa chủ nghĩa khủng bố và tai nạn giao thông". Như thế thì quả là hài hước! Và nhiều bạn đọc sẽ không bằng lòng khi thấy ông khôi hài trong một chủ đề rất đỗi nghiêm túc.
       Ngoài những điều tôi kể ra ở trên, tôi đã cố gắng nhưng cũng không tìm được đoạn văn nào khách quan tỉnh táo giúp tôi học hỏi được điều gì đó. Toàn bài viết chỉ còn đọng lại trong tôi là thái độ của ông căm ghét chủ nghĩa cộng sản và muốn thủ tiêu nó. Tôi hiểu được và rất thông cảm nguyện vọng ấy của ông, thưa ông! Cá nhân tôi còn muốn thủ tiêu tất cả những chủ nghĩa đã từng tồn tại trên đời, vì chúng làm cho nhân loại bị chia rẽ một cách sâu sắc, gây nên bao cuộc chiến tranh làm tổn hại cả thể xác lẫn tinh thần con người dưới mọi hình thức.
       Ông nói rằng chủ nghĩa cộng sản, thông qua "một thứ văn học nghệ thuật Cộng sản", đã "dung dưỡng các ảo tưởng". Riêng điều này thì tôi đồng ý với ông. Nhưng tôi cho rằng đó chính là ưu điểm của chủ nghĩa cộng sản, và những giấc mơ tươi đẹp tự bản thân nó không thể gây nên thảm họa. Chúng ta cần chấp nhận một sự thật rằng con người luôn sống với những ảo tưởng, luôn được dẫn dắt bởi những ảo tưởng có tên gọi là ước mơ. Sai lầm đem đến thất bại của những người theo chủ nghĩa cộng sản không phải là họ đã mơ ước, mà là có những người không trung thực, khi họ biết họ không đủ sức và trong tâm họ đã từ bỏ chủ nghĩa cộng sản nhưng họ lại nói dối những người khác, nói dối dân chúng, họ chỉ còn là những kẻ đội lốt mà thôi. Sự dối trá là sai lầm của con người từng xảy ra ở mọi nơi, mọi chủ nghĩa, mọi tôn giáo, mọi thời đại, chứ không phải chỉ có ở những người nằm trong Đảng Cộng Sản.
       Chúng ta không có lý do để đòi giết chết những ước mơ tươi đẹp của con người, mặc dù có những khi chúng mang những hình thức mà ta không hiểu nổi. Tuy các nhà khoa học chưa bao giờ chứng minh được là một người phụ nữ đồng trinh có thể mang thai và sinh nở, nhưng hình tượng Đức Mẹ Maria trong đạo Thiên Chúa vẫn sưởi ấm trái tim rất nhiều người, kể cả những người không theo tôn giáo ấy. Còn hình tượng Phật Bà Quán Âm vẫn chiếm được niềm tin của rất nhiều tín đồ đạo Phật. Những người mà họ, hoặc thế hệ cha ông họ đã chiến đấu vì lý tưởng cộng sản, và hiện tại trong tâm họ vẫn trung thành với lý tưởng ấy, làm sao mà ông có thể đòi họ chấp nhận rằng chủ nghĩa cộng sản giống và thậm chí còn nguy hiểm hơn chủ nghĩa phát-xít, trong khi họ được trang bị cả một học thuyết Marx - Lenin đã được xây dựng bài bản và nhân loại đến nay vẫn còn chưa thôi nghiên cứu? Chỉ những người căm ghét cộng sản mới hoan nghênh bài viết của ông mà thôi. Như vậy, bài viết của ông không những không đạt được mục đích giúp người dân Việt Nam nhận ra một điều cần thiết nào đó, mà nó còn gây chia rẽ lòng người.
       Thưa ông, mặc dù tôi có thiện cảm về việc ông có lòng quan tâm đến quê hương Việt Nam, nhưng tôi không thể bao biện được cho ông về việc ông đã viết một bài viết rất tồi. Nhân vì bài viết của ông nói đến vấn đề ảo tưởng, tôi cũng muốn nhắc lại một điều không mới rằng dù chúng ta nhiệt tình yêu quê hương đất nước, nhưng khi làm việc thì chúng ta phải dùng đến năng lực thực sự. Song với một việc chưa lớn như là viết một bài viết mà ông còn làm một cách cẩu thả bừa bãi như thế, thì e rằng tình yêu của ông chỉ dừng lại ở chót lưỡi đầu môi, ở câu chữ múa may huê dạng chứ chưa giúp ích được điều gì thực tế cho dân tộc cả. Vì ông lấy việc viết lách làm nghề nghiệp, nên tôi mong ông từ nay hãy cẩn trọng hơn với ngòi bút, để có thể viết ra những bài viết thực tế hơn đóng góp cho đất nước cho dân tộc, không tự làm mất uy tín với cái tên Hưng Quốc của ông!
 
Với bạn đọc:
       Thưa các bạn!
       Chúng ta vẫn hằng mong muốn đạt được tự do ngôn luận thật sự trên đất nước Việt Nam, vậy thì thay cho việc ngăn người khác nói, chúng ta hãy học cách chấp nhận ngôn luận của họ đồng thời rèn luyện cho mình cách nói, viết sao cho những người khác cũng chấp nhận được ngôn luận của chúng ta. Khi chúng ta lên án sai lầm của người khác, rất có thể chúng ta sẽ lặp lại sai lầm của họ. Vì thế, thái độ trung dung là điều mấu chốt giúp đầu óc tỉnh táo khi nhìn nhận sự việc cũng như giữ được sự bình đẳng trong tranh luận. Tôi mong các bạn đọc dù không đồng tình với quan điểm trong bài viết của ông Nguyễn Hưng Quốc thì vẫn giữ thiện chí với con người ông ấy, còn các bạn đọc đồng tình với quan điểm bài viết của ông Nguyễn Hưng Quốc thì cũng có thể chấp nhận cách nhìn trong bài viết của tôi với thái độ trung dung.
                                                                                        ÁI NỮ
 
Với bạn đọc của Blog Việt:
       Tôi không có cơ hội được biết bạn đọc của Triết Học Đường Phố có chấp nhận bài viết của tôi với "thái độ trung dung" hay không, vì sau khi tôi gửi đăng vào ngày 10-3-2014, biên tập viên của Triết Học Đường Phố đã gửi email tới tôi để thông báo: "Chào bạn, mình là biên tập viên của Triết Học Đường Phố. Bài "Trao đổi với tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc cùng bạn đọc về một bài viết" của bạn không được xét duyệt vì lý luận thiếu logic".
       Chao ôi, tôi được một phen "ngã ngửa" ra với với cái gọi là "Nơi hội tụ của những ngòi viết tự do" này. Bài của tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là do admin của họ sưu tầm chọn đăng, họ cũng đăng những bài kiểu như "Học thuyết Karl Marx - Lenin đã không còn giá trị nữa", "Chủ nghĩa xã hội vẫn là mùa xuân của nhân loại?"... Quả thật họ cũng đã đăng một bài viết phản biện cho bài "Học thuyết Karl Marx - Lenin đã không còn giá trị nữa", nhưng có thể thấy rằng những bài phản biện kiểu như thế không gây được sự chú ý, độc giả chỉ còn nghe thấy những cái "tít" tạo dư âm trái chiều với sự tuyên truyền của hệ thống chính trị Việt Nam mà thôi.
       Tôi cũng biết rằng bài viết của tôi "thiếu logic", nhưng tôi nghĩ chính vì thế mà họ nên đăng để cân bằng với những bài "thừa logic" như của ông Nguyễn Hưng Quốc mới phải. Hóa ra họ cho rằng từ trước đến nay trang của họ chỉ đăng toàn những bài tuyệt hảo và thuyết phục. Họ chấp nhận "lá cải" mà dứt khoát không chấp nhận "củ cải", thế thì hỏi làm sao mà "hội tụ" được? Trên trang Triết Học Đường Phố có những cây bút trẻ rất đáng yêu, nhưng cái người đứng đằng sau trang này thì quả là yêu không dễ.
       Tôi không thuộc đảng phái nào, và tôi không có nhiệm vụ bao biện cho những đảng viên của Đảng Cộng Sản Việt Nam về những gì họ chưa làm được. Tôi cũng muốn ủng hộ những người tìm lối đi mới cho dân cho nước, nhưng đó phải là những người chân chính tạo được uy tín đối với tôi. Một người nông dân ít chữ không phân biệt được hai từ "Mác-xít" và "Phát-xít" không thể gây ra những sai lầm nguy hiểm bằng một người mang danh trí thức dùng xảo ngôn để kích động quần chúng. "Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa". Những người trẻ tuổi nên nghe ai bây giờ?
 
 
        Chú thích:  www.triethocduongpho.com là một trang mạng mới ra đời vào tháng 8 - 2013, với tiền thân là một trang trên Facebook, có rất nhiều bạn đọc trẻ tuổi, chỉ đến thời điểm hiện tại đã có trên 76 nghìn lượt "like", được đánh giá là một trang có rất nhiều tiềm năng.
   Email   
    
 

Cảm nhận:

1. Cảm nhận từ: haiau156 [Blogger] Email 11.03.14@16:21
Em gái mở hàng chị ạ.
1-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 11.03.14@16:24
Mới mở nhưng chưa kịp... dùng, nhỉ!
2. Cảm nhận từ: haiau156 [Blogger] Email 11.03.14@17:18
Em đọc, chỉ dám tìm hiểu 4 điều : viết cho ai, viết để làm gì, viết cái gì, cách viết thế nào. Các vấn đề khác em chưa hiểu lắm.
Chúc chị luôn tươi trẻ cùng blog xóm ta.
2-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 11.03.14@17:25
Ối chà, ghê gớm quá!
3. Cảm nhận từ: Ái Nữ [Blogger] Email 11.03.14@18:54
Tôi đã gửi đường link bài viết này đến cho ông Nguyễn Hưng Quốc. Hiện ông ấy đang mê mải trong việc giúp bạn đọc nhìn vào cuộc xung đột ở U-crai-na và thấy Putin giống với... Hít-le.
4. Cảm nhận từ: ray [Bạn đọc] Email 11.03.14@22:01
Hồi trẻ, nghe rỉ tai về chủ nghĩa cộng sản … Cô thấy xã hội chủ nghĩa sao hay thế,. Giống như một thiên đường: “Làm theo năng lực hưởng theo năng lực” tiến tới “Làm theo năng lực nhưng được hưởng theo nhu cầu”. Một xã hội không có người bóc lột người … Bây giờ, sống trong lòng chủ nghĩa xã hội, cô ngộ ra rằng đó chỉ là ước mơ. Mà ước mơ thì mãi mãi là ước mơ thôi vì xã hội nào cũng vậy (cộng sản hay tư bản) người thiệt thòi bị áp bức nhiều nhất vẫn là người dân đen nghèo khổ. ..

Nhìn cuộc xung đột ở Thái Lan và U-crai-na cô nhớ đến thời trẻ của cô, sao dại dột thế! Xuống đường ủng hộ một “nhóm người” … Đến lúc họ “đạt được” tham vọng thì những người xuống đường đó có khi số phận còn khổ hơn … Đúng là “Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa”.
4-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 11.03.14@22:26
Nhưng khi đó, liệu cô Ray có thể làm gì khôn ngoan hơn? Mọi sự đều có Trời ở trong. Rất có thể là Ái Nữ sẽ viết một bài viết khác về vấn đề chủ nghĩa để mọi người tham khảo, thuộc loại "củ cải" thôi chứ không phải triết học đâu.
Nhưng mà nhắc đến "chủ nghĩa" không có hứng chút nào. Không nên viết.
4-2. Phản hồi từ: Vu vu ca ca [Bạn đọc] Email27.03.14@23:36
có lè ta nên hỏi tự mình đã làm gì và nên làm gì để thực hiện ước mơ mà mình quan tâm .nào ai đã lên tới thiên đàng mà 'thiên chúa giáo hôm nay trên thế giới không ít người cầu nguyện .ai đã thấy niết bàn mà nay khắp á âu .mỹ đạo phật cũng nhiều người tu nhân tích đức vậy sao ta ước mơ lại hiềm khích ước mơ của kẻ khác .chỉ có điều kẻ ước mơ có dấn thân thực sự hay không
5. Cảm nhận từ: nguyenduemai [Blogger] Email11.03.14@22:50
DM luôn theo theo dõi các bài viết của blog Ái Nữ và thật sự nể phục bạn về nhiều khía cạnh.
5-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 11.03.14@23:17
Bạn nói thế chỉ để làm tôi thêm buồn. Một người được người khác "thật sự nể phục" ư? Tôi đang dừng lại tất cả mọi việc không làm gì nữa cả, vì không biết phải làm gì, vì mọi việc tôi làm theo chỉ đạo của người khác đều không đưa đến sự tiến bộ nào, nhưng tôi cũng chẳng muốn lãnh đạo ai, vì tôi biết nếu tôi làm thế tôi sẽ gặp thất bại.
Có người nói câu này tôi nghe rất chí lý: Muốn trở thành người có ích thì trước tiên hãy bớt làm những việc vô ích đi. Bây giờ tôi ngồi yên.
6. Cảm nhận từ: nguyenlandung [Blogger] Email12.03.14@00:30
Đừng ngồi yên. Cứ viết tiếp những bài như thế này, sắc sảo lắm, có lý lắm, và theo tôi là cũng có ích nhiều lắm trong tình hình hiện nay!
6-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 12.03.14@02:04
Ái chà, giáo sư Nguyễn Lân Dũng đây rồi! Bác không cần phải cổ vũ, vì phản biện xã hội hình như là việc bé tẹo, nói chung là không cần thiết gì lắm. Tôi suy ra như thế từ chuyện sắp đặt công việc của những nhà lãnh đạo đất nước này.
Bác có kinh nghiệm với công việc của Mặt Trận Tổ Quốc phải không? Mới đây cái gọi là Mặt Trận Tổ Quốc ấy được lãnh đạo đất nước trao cho việc giám sát phản biện xã hội. Mà người ta công khai thừa nhận rằng cán bộ của Mặt Trận Tổ Quốc là kém nhất, vừa dốt nhất vừa... già yếu nhất, lý do nghe rất dễ thương là không có trường đào tạo riêng, cán bộ cứ sắp về hưu thì bố trí vào Mặt Trận. Cái này là tôi nghe tivi "lề phải" nói hẳn hoi nhé!
Hình như ngày xưa không có ai phụ trách phản biện, hoặc không được phép phản biện? Bây giờ thì đẻ ra "phản biện xã hội" cho nó có, chắc là làm theo kiểu hình thức thôi, cho nên mới giao cho "con ngựa già" Mặt Trận Tổ Quốc đảm nhiệm?
Đấy là tôi đoán già đoán non như thế thôi nhé. Còn ai biết rõ hơn bác để giải thích cho tôi? Bác nói xem nào!
6-2. Phản hồi từ: nguyenlandung [Blogger] Email12.03.14@09:29
AN thân mến,
Có lẽ chuyện này đúng với một số địa phương thôi. Sinh hoạt tại MTTQ ở trung ương thì khác hẳn. Các hội thảo rất dân chủ, không ai ngăn cản bất kỳ ý kiến nào và lãnh đạo có ý thức lắng nghe. Hội đồng tư vấn Khoa học- Giáo dục của chúng tôi đóng góp được khá nhiều ý kiến xác đáng và đi khảo sát được nhiều nơi để rút kinh nghiệm. Dù sao cũng cần lưu ý đến ý kiến của NA để đẩy lùi căn bệnh hình thức vừa tốn kém , vừa vô bổ và... vô duyên !
6-3. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 12.03.14@19:06
"Có lẽ chuyện này đúng với một số địa phương thôi".
Nếu đúng như thế thì dễ quá, sao người ta lại có thể viện lý do là do không có trường đào tạo? Nếu chỉ có "một số" thôi thì điểm mặt chỉ tên dễ quá và khắc phục dễ quá. Cứ mỗi một việc lại đòi có cả một trường để đào tạo thì cán bộ của ta suốt ngày chỉ có đi học, làm gì có thời gian mà phục vụ nhân dân nữa? Vấn đề là người ta không sử dụng những người có năng lực vào những việc phù hợp.
Bác Nguyễn Lân Dũng thì chẳng ai dám nói là... dốt hay yếu, nhưng bác cứ tươi cười lạc quan ở mọi nơi, làm như xã hội này tràn ngập những điều tốt đẹp, cái xấu chỉ có "một số" thôi. Nói như bác thì lúc nào cũng đúng, nhưng chỉ là cái đúng một chiều, và đó chính là cái mà các nhà lãnh đạo mong muốn để làm yên lòng dân, làm thủ tiêu mọi ý muốn đấu tranh của họ.
6-4. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 13.03.14@15:49
À hôm nay xem tivi thì tôi biết rõ hơn là trong "một số địa phương" mà bác Nguyễn Lân Dũng nói đến có thủ đô Hà Nội. Đồng thời tôi cũng biết thêm là phản biện xã hội không phải là việc bé tẹo. Khi không chối bỏ được thực trạng là Mặt Trận Tổ Quốc có quá nhiều những "con ngựa già", người ta đang thực hiện "trẻ hóa" đội ngũ cán bộ, bổ sung thêm những người trẻ tuổi "vừa hồng vừa chuyên". Tôi e rằng phen này thì cả "lá cải" lẫn "củ cải" đều ra rìa hết, chỉ còn... "hoa cải" là được chấp nhận mà thôi.
Chúng ta cùng chờ xem thực tế sẽ diễn ra như thế nào.
7. Cảm nhận từ: hairachgia [Blogger] Email 12.03.14@07:05
Những bài như thế này đọc nặng ái đầu quá AN ơi. Chẳng có một thứ chủ nghĩa nào ra hồn cả. Toàn là bố láo không. Cứ đưa ra ba cái lý luận lôm côm rồi nhân danh nó mà mua bán máu xương.
Khoái nhất là cái còm 6.1 của AN

AN hãy thật vui cho đến ngày "móm mém" cười như HRG nhé.
7-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 12.03.14@19:09
"Cứ đưa ra ba cái lý luận lôm côm rồi nhân danh nó..."
Rất đáng tiếc là trong câu này lại có sự thật, mặc dù tôi không muốn thế.
8. Cảm nhận từ: saumietvuon [Blogger] Email 12.03.14@07:11
"Sự giống nhau giữa chủ nghĩa khủng bố và tai nạn giao thông"
-Mình nhận thấy dường như có sự khập khiển ở đây! Có thể gọi là chủ nghĩa khủng bố vì những cái chết do "ý thức hệ" này gây ra là có "chủ đích" còn tai nạn giao thông thì ko.
-Với mình những học thuyết mà hô hào bạo lực để thay đổi thế giới đều là bất nhân.
Trên chỉ là ý riêng của mình và chỉ có thế.
8-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 12.03.14@19:31
Đúng là có sự khập khiễng, vì từ sự khập khiễng này đẻ ra sự khập khiễng khác. Khi tôi so sánh chủ nghĩa khủng bố với chủ nghĩa giao thông thì ai cũng nhìn thấy rõ sự khập khiễng, nhưng nếu chỉ nói đến số người chết chứ không xét đến "chủ đích" thì nó không khập khiễng. Ông Nguyễn Hưng Quốc đã láu cá ở chỗ này, vì phát-xít và cộng sản có chung chữ "chủ nghĩa", rồi ông ấy đem ghép vào với số người chết...

Để thay đổi thế giới thì chắc chắn là phải có động lực, phải có đà, và nhiều người sẽ có nhiều phương pháp khác nhau. Không cần học thuyết nào thì người ta đã giết nhau rồi. Nếu không giết người nhưng giết chết mọi động lực phát triển của họ, làm cho họ u mê tăm tối thì hỏi rằng có "bất nhân" không? Nếu chúng ta ngồi yên mà phán xét người khác là "bất nhân" thì dễ lắm. Hỏi đã có được bao nhiêu Con Người thật sự?

Tôi không dám nhận là trong bài viết của tôi không hề dùng đến "xảo ngôn", nhưng tôi muốn mọi người nhìn vào động cơ của người cầm bút.
Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh lại đặt "viết cho ai, viết để làm gì" lên trước "viết cái gì, cách viết thế nào".Bởi lẽ ngôn từ là phương tiện giả dối, nhưng thông qua nó người ta có thể nhìn thấy động cơ ẩn ở bên trong.
8-2. Phản hồi từ: Vu vu ca ca [Bạn đọc] Email27.03.14@23:40
bác miệt vườn ơi sao triều đại nhà trần ban đầu rạng rỡ thế sau lại tàn lụi nhỉ ?
9. Cảm nhận từ: thanhnguyenhn [Blogger] Email12.03.14@19:42
Chị vẫn giữ ý định mở nốt cánh cửa ở Hà Nội đấy chứ? Cuối tháng em lại về Chị ạ! Bài này của Chị thiết thực lắm, em rất tâm đắc đấy thưa Chị!
9-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 12.03.14@20:35
Nếu có cái cánh cửa nào liên quan đến bạn thì bạn lo mà mở, chứ tôi đâu có biết ở Hà Nội có bao nhiêu "cửa" để mà mở hay đóng? 

Tôi cũng tin là bài viết này "thiết thực", vì hình như Triết Học Đường Phố đã "cạch" tôi rồi. Lần đầu tiên tôi gửi đăng một bài thơ, thấy bài của mình hiện lên rất nhanh. Khi tôi gửi bài viết này họ không cho đăng nhưng cũng trả lời rất nhanh. Sau khi đăng bài viết ở đây và gửi đường link cho ông Nguyễn Hưng Quốc, tôi thử gửi thêm một bài thơ lên Triết Học Đường Phố xem sao nhưng không thấy bài hiện lên trong khi các bài gửi sau tôi đã lên cả rồi, cũng không thấy biên tập viên phản hồi gì nữa.
Tôi không muốn giữ định kiến với trang mạng này, vì tôi đã học hỏi được ở họ những điều hay và tích cực. Tôi sẽ chờ xem với "lá cải" thì Triết Học Đường Phố sẽ đi xa được đến đâu.
9-2. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 13.03.14@20:47
Tôi vô cùng xin lỗi Triết Học Đường Phố vì câu "hình như Triết Học Đường Phố đã "cạch" tôi rồi". Tôi đã thấy bằng chứng họ không "cạch" tôi khi "Bài ca tự do" của tôi hiện ra trên trang của họ, mặc dù họ đã khéo léo xóa đường link dẫn tới trang blog này mà tôi cố tình cài vào cái tên Ái Nữ. Nếu họ không đăng bài ấy thì tôi rất ngạc nhiên. Như vậy là tôi và họ vẫn có thể cộng tác với nhau ở mảng "Đường Phố", còn mảng "Triết Học" có vẻ như quá tầm của họ.
Ai bảo trong tôi có nhiều linh hồn cơ chứ!
Chúng ta hãy cứ yêu thương nhau trước đã. 
9-3. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 16.03.14@12:56
Ồ, đúng là yêu thương không dễ! Đến thời điểm này thì họ "cạch" tôi thật rồi. Họ đã dỡ bỏ hai bài thơ tôi đăng trên trang của họ mà không thèm gửi email thông báo gì nữa.
10. Cảm nhận từ: thaixuannguyen [Blogger] Email12.03.14@21:28
Thưa ông, mặc dù tôi có thiện cảm về việc ông có lòng quan tâm đến quê hương Việt Nam, nhưng tôi không thể bao biện được cho ông về việc ông đã viết một bài viết rất tồi. Nhân vì bài viết của ông nói đến vấn đề ảo tưởng, tôi cũng muốn nhắc lại một điều không mới rằng dù chúng ta nhiệt tình yêu quê hương đất nước, nhưng khi làm việc thì chúng ta phải dùng đến năng lực thực sự. Song với một việc chưa lớn như là viết một bài viết mà ông còn làm một cách cẩu thả bừa bãi như thế, thì e rằng tình yêu của ông chỉ dừng lại ở chót lưỡi đầu môi, ở câu chữ múa may huê dạng chứ chưa giúp ích được điều gì thực tế cho dân tộc cả. Vì ông lấy việc viết lách làm nghề nghiệp, nên tôi mong ông từ nay hãy cẩn trọng hơn với ngòi bút, để có thể viết ra những bài viết thực tế hơn đóng góp cho đất nước cho dân tộc, không tự làm mất uy tín với cái tên Hưng Quốc của ông!
Cách đánh giá thật sắc.
10-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 13.03.14@01:17
Cái biểu tượng ấy có nghĩa là "cầu chúc".
Anh cầu chúc cái gì ở đây?
10-2. Phản hồi từ: thaixuannguyen [Blogger] Email18.03.14@14:44
Anh không cầu chúc gì ở đây cả. Anh chỉ muốn nói một ý nhỏ rằng: Người ta chỉ nghe bạn nói khi bạn nói có cơ sở;và, người ta chỉ tin bạn nói khi bạn đưa ra được bằng chứng. Anh nhớ người xưa có câu:"Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe".
10-3. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 18.03.14@20:18
Nhưng ông Lão Tử lại bảo:
"Biết thì không nói
Nói thì không biết".
10-4. Phản hồi từ: thaixuannguyen [Blogger] Email19.03.14@00:59
Nguyễn Trường Tộ lại nói:"Biết mà không nói là bất nhân, nói mà không nói hết là bất nghĩa"
10-5. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 19.03.14@01:36
Nghe cũng hay nhỉ! Nhưng hình như anh "nói mà không nói hết" rồi. Câu ấy của Nguyễn Trường Tộ phải đặt trên điều kiện "biết" cái gì và "nói" cái gì chứ. Giả sử em biết anh... ngoại tình, em sẽ không mách vợ anh đâu. 
10-6. Phản hồi từ: thaixuannguyen [Blogger] Email19.03.14@21:33
Em không có ý định tống tiền anh đấy chứ?
11. Cảm nhận từ: Long Ẩn [Bạn đọc] Email · http://yume13.03.14@03:55
Bài này của AN không bỏ đi được một câu nào.Rất hay! Đáng tiếc chỉ thiếu hai từ "Chủ Tịch". Tôi thích bình luận của Ray.
Các bạn hãy ngẫm lại đi: cách làm như Liên minh châu Âu hiện nay, có phải là họ đang đặt nền móng cho bước đi đầu tiên của thế giới tiến tới CNCS không? - Mác luôn luôn đúng.
11-1. Phản hồi từ: nguoiquansat [Bạn đọc] Email13.03.14@14:27
Vậy mà Ngày 25 tháng 1 năm 2006, tại thành phố Strasburg (Pháp), Hội đồng châu Âu (tiếng Anh: Parliamentary Assembly of the Council of Europe; tiếng Pháp: Assemblée parlementaire du Conseil de l'Europe), một cơ quan dân cử của 46 quốc gia châu Âu, đã có cuộc họp thường niên (bốn lần trong một năm) bỏ phiếu và thông qua (99 phiếu thuận, 42 phiếu chống) Nghị quyết 1481 (2006) [1] với các điều khoản lên án chủ nghĩa cộng sản và đồng nhất chủ nghĩa này với tội ác chống lại loài người.
**Đúng là Cái Bọn Nghị Viện Châu Âu ngu ngốc!!!?? CHỦ NGHĨA MACLÉ-NIN VÔ Đ..Ị...CH MUÔN NĂM....HAAAAAAA.
11-2. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 13.03.14@17:13
@ Long Ẩn
"Bài này của AN không bỏ đi được một câu nào. Rất hay!"
Tôi nghĩ rằng lời khen này của bác là do thiên vị, vì bác có cảm tình với ông Mác mà thôi. Ông Mác luôn luôn đúng với ông ấy và những người phải dựa vào học thuyết của ông ấy để biện minh cho hành động của mình, chứ không dám nhân danh chính mình. Chứ còn triết học Mác, theo tôi là đã mắc mớ ngay từ chỗ nói đến mối liên hệ giữa vật chất và tinh thần rồi. Nhưng triết học Mác dựa trên các thành tựu khoa học chung của nhân loại, mà khoa học thì còn hạn chế, cho nên cũng không thể trách ông ấy được. Ông ấy có chỗ thiếu sót không có nghĩa là những gì ông ấy để lại mất hết giá trị.

Bác rất tinh ý khi thấy tôi không dùng hai chữ "chủ tịch". Tôi không dùng nó để ghép vào tên Hồ Chí Minh, vì sợ nó gây ra thái độ "chuyên chế" cho bài viết, quan trọng là điều tôi trích dẫn có giá trị, mà nó là của Hồ Chí Minh có thể chỉ là sự tình cờ. Nhưng tôi lại nhắc đến học vị tiến sĩ của ông Nguyễn Hưng Quốc, vì tôi thấy người phương Tây có vẻ coi trọng học vị trong xưng hô. Những người tinh ý sẽ nhận ra là tôi thiên vị cho ông Nguyễn Hưng Quốc và cố tình "nâng điểm" cho ông ấy ở nhiều tình tiết. Tôi làm thế là vì tôi thấy bản lĩnh cá nhân của ông ấy quá yếu, có thể làm suy giảm giá trị bài viết của tôi. Tôi không có động cơ giúp ông Nguyễn Hưng Quốc vì điều này vượt tầm khả năng của tôi, ông ấy còn đang muốn giúp cho người dân Việt Nam tỉnh thức kia mà, trong khi tôi lại không có hoài bão to lớn như thế. Tôi chỉ muốn đặt ra một vấn đề với những người bạn trẻ. Nếu Triết Học Đường Phố đăng bài viết này thì tôi không hề có ý định đăng lại nó ở đây. Tôi không muốn dùng blog của tôi để cãi nhau về các chủ nghĩa vì tôi thấy đó không phải là việc cần thiết.

@ Người Quan Sát
Chào đón bạn đặt chân đến căn nhà nhỏ này!
Tôi rất thích comment của bạn. Lâu nay tôi không quan sát những diễn biến chính trị nên không biết những nước có tiếng văn minh như các nước Châu Âu lại làm những việc ngu ngốc như thế. Chủ nghĩa là một thứ vô hình và như tôi đã nói, không thể điệu cổ nó ra tòa được. Bây giờ có những người làm một việc "ngu ngốc" là gán "tội ác chống lại loài người" vào chủ nghĩa cộng sản, có phải là vì họ muốn khi họ thôn tính được các nước theo chủ nghĩa cộng sản, họ sẽ dễ dàng biện minh cho việc trừ khử những người tham gia vào Đảng Cộng Sản hay không? Cứ như thế thì tức là chủ nghĩa phát-xít trên thực tế không phải là đã thuộc về quá khứ như ông Nguyễn Hưng Quốc nói. Đấy chỉ là giả định của tôi thôi, chứ tôi luôn tin là các nhà lãnh đạo châu Âu muốn giúp đỡ các nước theo chủ nghĩa cộng sản tiến bộ. Nếu họ văn minh thì cả thế giới nhìn thấy, cần gì phải lập ra màn kịch "bỏ phiếu" để hạ uy tín của chủ nghĩa cộng sản.

Chủ nghĩa Marx - Lenin không phải là "vô địch", dựa vào tình thế nhãn tiền hiện tại. Cho nên các quốc gia Châu Âu phải vào hùa với nhau để bỏ phiếu vùi dập nó thì có phải vô tình đã chứng minh rằng sức mạnh của nó là có thật không? Đúng là ngu ngốc thật! Ha ha ha...
12. Cảm nhận từ: vomtroirieng [Blogger] Email 13.03.14@08:15
Nhờ AN mà chị mới biết có Triết Hoc Đường Phố đó.
AN đã nghe về GS Ngô Bảo Châu ? Trong 1 lần về nước,có buổi hop báo
Phóng viên:có 1 câu hỏi tế nhị,xin GS cho biết GS theo lề trái hay lề phải?
GS Châu: Theo lề trái hay lề phải là việc của con cừu,không phải là việc của người tự do.
Mà chị là fan của GS đó AN.
12-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 13.03.14@17:26
Ái Nữ đã nghe rằng ông Ngô Bảo Châu đóng góp vào quá trình "làm phẳng thế giới" trong toán học với công trình về "Bổ đề cơ bản". Tìm trong wikipedia thì thấy ông Ngô Bảo Châu có nói câu này:
"Người Đức có lẽ hiểu rất rõ rằng thức ăn cho tâm hồn con người chính là sự thật. Những dân tộc quen nấu sự dối trá cho mình ăn, sẽ dần dần quen với sự bạc nhược, sự đớn hèn của chính mình. Thế nhưng người ta vẫn thích nấu sự dối trá cho mình ăn. Vì sự thật nhiều khi không có lợi, hoặc là cứng quá, không tốt cho lợi".
13. Cảm nhận từ: dizikimi [Blogger] Email 13.03.14@22:15
AN đã đụng chạm một vấn đề mà bây giờ người ta sính gọi là "nhạy cảm".Không phải bây giờg người ta mới bàn về CNPX và CNCS.Song so sánh như ông NHQ chỉ lấy số người chết của hai bên để đánh đồng CNPX và CNCS thì thật là điều kệch cỡm !Bao nhiêu thứ chủ nghĩa mà chủ nghĩa nào cũng đều gây ra chết người cả.Ngay CÁI ĐẸP nói chung và NGƯỜI ĐEP nói riêng (có thể nâng lên thành CHỦ NGHĨA CÁI ĐẸP chăng ?)cũng gây ra chết chóc bao nhiêu người.Ngày xưa các vua chúa tranh giành gây ra chiến tranh cũng vì người đẹp và làm chết bao nhiêu người! Cứ cái đà này với lý luận của ông NHQ thì CHỦ NGHĨA CÁI ĐẸP sẽ lại được đánh đồng với CHPX và CNCS !
13-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 13.03.14@22:30
Bài viết của ông Nguyễn Hưng Quốc, tôi không muốn chê thêm đâu, nhưng vì tôi thấy ông ấy lên giọng kẻ cả quá, mà các bạn đọc trẻ lại bực mình nên tôi mới viết. Nếu cứ "nhạy cảm" mà không động vào thì lâu ngày nó thành "chai" hết.
Bình luận của bác Dizikimi thật hay! Mấy người đẹp cực kỳ chuyên chế, cực kỳ độc tài. Những bà vợ chưa đẹp còn như vậy rồi, huống chi là đẹp! 
14. Cảm nhận từ: Tran Minh Tuan [Bạn đọc] Email14.03.14@00:18
Em gái có bài viết khá hay với lập luận tương đối chặt tuy nhiên theo anh chủ nghĩa cộng sản không chỉ là ước mơ đâu mà nó đã làm thay đổi cả thế giới đấy, chính những người dân lao động ở các nước tư bản cũng đã được hưởng lợi nhiều từ chủ nghĩa cộng sản. Cái ông Hưng quốc hay Phục quốc này có lẽ chẳng hiểu nổi khái niệm từ "Chủ nghĩa" thì phải.Anh rất thích câu hài hước của em "Sự giống nhau giữa chủ nghĩa khủng bố và tai nạn giao thông" một sự đả kích rất sáng tạo, anh rất thích đoạn em viết về niềm tin tôn giáo, coi "chủ nghĩa" như một thứ tôn giáo.
Anh vẫn theo dõi sự tiến bộ và hy vọng nhiều.
14-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 14.03.14@00:44
"... chủ nghĩa cộng sản không chỉ là ước mơ đâu".
Điều này thì em đồng ý với anh, đằng sau nó là cả một học thuyết mà các nước tư bản cũng phải nghiên cứu.
Tuy nhiên ở bài viết này em không tranh luận với ông Nguyễn Hưng Quốc về các chủ nghĩa, em chỉ muốn bạn đọc nhìn nhận về tác dụng của một bài viết mà thôi. Nếu chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có bị sụp đổ thì không thể là vì những bài viết "lá cải" như thế. Người dân mất lòng tin không phải vì nghe "đài địch".
14-2. Phản hồi từ: nguyenlandung [Blogger] Email17.03.14@06:26
Lâu lắm mới thấy Ái Nữ ... Xưng Em !
14-3. Phản hồi từ: Người Hà Nội [Bạn đọc] 19.03.14@15:03
@ Bác Tran Minh Tuan
Ở các nước tư bản, ai cũng phải lao động (Ngoài lề. Ở một số nước tư bản phát triển cao, quỹ phúc lợi xã hội từ thu thuế lớn, giáo giục phổ thông, y tế miẽn phí, những người thu nhập thấp được trợ cấp đủ sống...). Ớ các nước tư bản, người lao động chiếm đại đa số (có lẽ ở CNXH cũng vậy). Ớ các nước tư bản, đảng cộng sản được tự do hoạt động, nhưng hầu như chẳng có ai theo. Người ta không theo, bởi vì nó không đem lợi ích thiết thực cho người ta. Như tôi đã còm 26, ở các nuớc tư bản người ta không quan tâm đến các chủ nghĩa này nọ. Chủ nghĩa cộng sản chưa hề tồn tại ở các nước tư bản.
Vậy lời bác "chính những người dân lao động ở các nước tư bản cũng đã được hưởng lợi nhiều từ chủ nghĩa cộng sản."là sai!
14-4. Phản hồi từ: Tran Minh Tuan [Bạn đọc] Email30.03.14@14:31
Chưa hiểu ý của tôi, ý của tôi là ví dụ như khi người chồng có người phụ nữ đẹp hơn vợ thích thì cô vợ buộc phải chiều chồng hơn thôi vì sợ mất chồng mà.
14-5. Phản hồi từ: trần hạnh [Bạn đọc] Email02.04.14@14:50
Rất cảm ơn khi đọc phản hồi này ,vì những năm lâu lắm rồi tôi thấy cuộc sống rất đáng yêu , hạnh phúc dù còn thiếu thốn, khó khăn ...Người dân mất lòng tin không phải vì nghe " đài địch "- mất lòng tin là mất tất cả và sẽ dẫn đến những mất thật nhiều những điều tốt đẹp đã có những ngày xa xưa của lớp người " xưa nay hiếm " .
14-6. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 02.04.14@15:14
Rất cảm ơn sự chia sẻ của bác Trần Hạnh!
14-7. Phản hồi từ: Người Hà Nội [Bạn đọc] 03.04.14@16:34
@ Bác Trần Hạnh
Tôi ko rõ bác vừa ý với re-còm nào. Ở các nước, nơi mà phái yếu như phụ nữ, trẻ con... được pháp luật thực sự ưu đãi và bảo vệ, nếu tin vào re-còm 14-4 thì chắc chắn mất cả chì lẫn chài.
15. Cảm nhận từ: Hương [Bạn đọc] 14.03.14@07:15
Muốn xây dựng chủ nghĩa cộng sản thì phải có con người cộng sản chủ nghĩa.
Cũng giống như Thiên Chúa giáo và Phật giáo mãi mãi trường tồn vì có những tu sĩ sẵn sàng từ bỏ tất cả những ham muốn vật chất để phụng sự cho tôn giáo.
Còn những người mang danh cộng sản nhưng trong tay có khối tài sản riêng đồ sộ thì việc xây dựng chủ nghĩa cộng sản mãi mãi chỉ là ước mơ!
15-1. Phản hồi từ: Công Tâm [Bạn đọc] Email14.03.14@10:46
CHUẨN! Rất đồng tình với CM của bạn. Like, like,like...
15-2. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 14.03.14@19:31
Bạn Hương chạm vào đúng vấn đề cơ bản rồi đấy!
16. Cảm nhận từ: nguyenvanvui58 [Blogger] Email14.03.14@09:50
Có một câu chuyện hài hước rằng. Có bốn ông nọ ở một làng kia.Một hôm nổi hứng,họ hẹn hò nhau để đàm thiên luận địa.Nhưng chả lẽ lại đàm xuông luận chay. Họ đặt ra cái lệ, mỗi ông khi đến đều phải mang theo một chai rượu.
Ông thứ nhất nghĩ: Bốn người bốn chai rượu! có vẻ hơi nhiều.Mình cứ mang chai nước lã.
Ông thứ hai cũng băn khoăn: Bốn người chỉ uống ba chai là say bét nhè. Mà đã say rồi thì uống gì chả ngon.Mình góp chai nước lã.
Ông thứ ba tủm tỉm: Mỗi thằng mỗi chai.Mình cứ nhẩn nha uống chai của mình,chúng nó có biết chó.Và cũng mang một chai nước lã.
Ông thứ tư sâu sắc: Rượu vào thì nóng,mà đàm luận thì phải nóng nó mới phọt ra cái tư tưởng mới. Chỉ e thái quá bất cập,rồi lại nghị trường ra chiến trường thì khổ. Mình nên mang chai nước lã để lúc cần có thể làm dịu những cái đầu nóng lại.
Thế rồi cuộc cao đàm khoát luận vẫn diễn ra như ý muốn trong những tiếng cụng ly tán thưởng...Cho tới khi cả bốn ông đều không thể ngồi ngay ngắn vì những cái bàng quang căng tức.

Thế đấy,khi người ta chưa chính danh thì tốt nhất là không nên bàn luận. "Nước loạn,nhà ta ta phải giữ cho trị. Nhà loạn,thân ta ta phải giữ cho minh"Ái Nữ thân mến ạ.
16-1. Phản hồi từ: nguoiquansat [Bạn đọc] Email14.03.14@13:08
Dường như trong đây có còm này là hay nhất đây!
16-2. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 14.03.14@19:22
Bác Vui nói rất phải.
Nhưng Ái Nữ chính danh là một diễn viên.
Đâu có gì là không nên khi diễn một vai chèo "đắt khách"!
16-3. Phản hồi từ: nguyenvanvui58 [Blogger] Email14.03.14@20:09
Vai trò của một diễn viên là thể hiện vai diễn đúng với ý đồ của ông Bầu.Vai diễn ấy ,dù nhiều hay ít đều phải có những lớp lang cởi thắt mang yếu tố kịch.Nó phản ảnh thực tế đời sống xã hội và đồng thời khơi mở cho người xem(Nghe)những kỹ năng ứng xử phù hợp với các quy tắc xã hội,góp phần cải tạo xã hội theo một ý đồ định sẵn.
Người diễn viên phải hội đủ"Thanh,sắc,thục,tinh,khí,thần"để đảm nhiệm thành công vai diễn. Lúc ấy mới được gọi là chính danh,dù vẫn còn khiêm cưỡng.
Dưới ánh đèn mầu và những sự cổ vũ nghèo nàn,người diễn viên đôi khi bị mắc chứng ảo giác. Cũng là điều khó tránh.
16-4. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 14.03.14@20:31
Tôi thấy quan điểm của bác thiếu cởi mở do cái thuyết "chính danh" của ông Khổng Tử. Quan niệm về thanh sắc, về sân khấu, về diễn viên, về khán giả... giờ đã khác hơn xưa. Làm người mà không biết đến ảo giác thì gặp ma dễ lại tưởng nhầm là phật. Nếu chúng ta chỉ muốn nhận lấy cái hay cái đẹp thì cái xấu cái dở dành cho ai?
Thượng Đế là một ông bầu, một đạo diễn chẳng bao giờ cho ta biết trước ý đồ vở diễn, cũng chẳng biết lớp lang ra làm sao, thậm chí không biết trước mình phải diễn cùng ai nữa. Tôi chấp nhận để cho cái "ảo" dẫn đường.
16-5. Phản hồi từ: nguyenvanvui58 [Blogger] Email14.03.14@20:59
Thật xấu hổ với hai từ "Quan điểm"! Tôi không có quan điểm.Tôi chỉ đứng ở chỗ số đông đồng loại,có chín khiếu trời sinh và có bẩy tình đã được chắt lọc.
Cái thuyết "Chính danh của ông Khổng Tử"Là do người đời ngộ nhận mà trao cho ông bản quyền tác giả.Thật ra không phải,Ông chỉ có công biên tập lại từ thực tiễn khách quan trong mối cộng sinh của thế giới vật chất.
Nếu Thượng Đế là một ông bầu thì người diễn viên thực sự cũng không nên làm một đồng cô. Tôi nghĩ,nếu Thượng Đế có thật,chắc lòng Người cũng chỉ hướng tới cõi nhân sinh vì nếu không thế thì những lời cầu nguyện phỏng có nghĩa gì.
Tôi có bị cái "ảo" dẫn dụ không? Có chứ,nhiều là khác. Vì tôi yêu quý và kỳ vọng ở con người.
16-6. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 14.03.14@21:08
"Tôi không có quan điểm. Tôi chỉ đứng ở chỗ số đông đồng loại".
Tôi chẳng thấy bác thể hiện giống như bác nói tí nào. Bác làm sao có thể đứng ở chỗ số đông nếu không chịu "nhảy múa"? Khi bác phê phán sai lầm của người khác, bác sẽ lặp lại sai lầm của họ mà không kịp nhận ra. Tôi rất có kinh nghiệm với điều này, "cậu" ơi!
16-7. Phản hồi từ: nguyenvanvui58 [Blogger] Email16.03.14@10:02
Tức cười,chợt nhớ tới chuyện Tôn Ngộ Không lấy nước đái đánh dấu vào ngón tay Phật tổ.Lậy"Hồn"
16-8. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 16.03.14@11:30
Bác phải lạy "Hồn", vậy chứ hồn ấy là hồn nào? Là Phật Tổ chăng?
Phật Tổ trong phim truyện Tây Du Ký thật ra là hình tượng Thượng Đế. Còn tổ đạo Phật thật sự là cái ông mà cung vàng điện ngọc cũng chẳng ở nổi, tu được bản lĩnh đáng nể là dám cầm bát đi khất thực, nghe người ta chửi chẳng bận lòng. Ông ấy không có bản lĩnh của Thượng Đế như Phật Tổ trong phim truyện Tây Du Ký mà dương oai.
Có bản lĩnh "đái" được vào tay Thượng Đế như Tôn Ngộ Không thì đã là Thánh rồi, dễ có mấy người làm được!
Tôi chẳng dám chê Tôn Ngộ Không.
Nếu bác muốn cười bãi nước đái của Tôn Ngộ Không thì nên đọc lại truyện ngắn "Nhân Sứ" của Hòa Vang. Ha ha ha...
16-9. Phản hồi từ: buithison [Blogger] Email21.03.14@18:35
Tôi thích ý kiến này của bạn Nguyễn Văn Vui !
17. Cảm nhận từ: Ái Nữ [Blogger] Email 14.03.14@20:59
Nguyễn Hoàng Huy, nhân vật "trụ trì" trang Triết Học Đường Phố đã hiện ra qua comment để trao đổi với tôi, khiến tôi hiện tại không nghi ngờ gì về sự "chuyên chế" chính trị của trang Triết Học Đường Phố. Các bạn có thể theo dõi tranh luận của chúng tôi dưới "Bài ca tự do" ở đường link này.
17-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 16.03.14@12:58
Đường link mà tôi dẫn ở comment 17 đến giờ phút này không còn giá trị gì nữa. Họ đã xóa hoàn toàn "Bài ca tự do" cùng những comment tranh luận. Bài thơ tôi đăng trước đó cũng bị "xóa sổ" luôn. Họ đã "cạch" tôi.
18. Cảm nhận từ: HOÀNG HƯƠNG LAN [Blogger] Email14.03.14@22:15
Tôi không cho rằng Ái Nữ viết bài này để bảo vệ CNCS mà là phê bình cách viết của ông Tiến sĩ. Và tôi thích bài viết này của bạn!
18-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 14.03.14@22:36
Ồ, chị nói đúng! Tôi không cần phải bảo vệ cho chủ nghĩa nào cả. Những lý tưởng tốt đẹp là của chung nhân loại, đã là con người thì ai cũng ước mơ về những điều đẹp đẽ, và trái tim sẽ mách bảo họ về lẽ phải.
Phê bình nghiêm túc con người cụ thể và hành động cụ thể giúp ta rút ra bài học thực tế, còn đả kích hay bảo vệ chủ nghĩa nào đó thì... mơ hồ lắm.
19. Cảm nhận từ: ngovanhanh [Blogger] Email 14.03.14@22:34
Bài viết của Ái Nữ dí dỏm mà sâu sắc.Chẳng cần phải triết lý dài dòng cũng đủ cho ông tiến sĩ NHQ một bài học.Ông ta chỉ là một kẻ hợm hĩnh muốn lên mặt dậy đời ,nhưng tri thức nào dã hơn ai.
19-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 14.03.14@22:40
Tôi e rằng vì bài viết của ông ta nghe rất cao siêu nên Triết Học Đường Phố đã cho đăng, còn bài viết của tôi thì... dễ đọc quá, cho nên họ đã từ chối. 
20. Cảm nhận từ: hatrongdam [Blogger] Email 15.03.14@21:29
Qua đọc, đọc kỹ các cảm nhận.
Tôi không có điều gì nói thêm bởi khả năng của tôi chưa có nhiều hiều biết về chính trị.

Tôi đã đọc và thấy nói chủ nghĩa Máclenin là học thuyết mở.

Xã hội chủ nghĩa có thể rất tốt nhưng lòng người thì điêu bạc mới gây ra những bức xúc cho cộng đồng.

Nếu cán bộ thực sự là những người vì dân, không chuyên quyền, không sách nhiễu, không lợi dụng, không tham ô lãng phí...thì cuộc sống công bằng, dân chủ và văn minh lắm chứ.

Xã hội nào cũng có những điểm tốt và điểm chưa tốt. Những điều chưa tốt sẽ ít đi nếu bộ máy điều hành xã hội ấy có kỷ cương có trách nhiệm thực sự với dân tộc và nhân dân.

Qua đọc, chúc chủ bút Ái Nữ sức khỏe và niềm vui.
20-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 16.03.14@11:43
Một người không thể nói là chưa có tuổi tác như bác mà "chưa có nhiều hiểu biết về chính trị" thì người như tôi đây hiểu được bao nhiêu?
Tôi hiểu nôm na như thế này: "Chính trị" nghĩa là mọi sự được "trị" bằng con đường "chính", con đường "chính" là con đường thẳng, con đường thẳng tức là sự thật, mà sự thật thì lòng người phải hiểu được.
Nay cả bác và tôi đều không hiểu được bao nhiêu, thì có lẽ chính trị ở ta là cái chưa được "chính".
21. Cảm nhận từ: Ái Nữ [Blogger] Email 16.03.14@12:31
MỘT SỰ BÊNH VỰC CHO ÔNG NGUYỄN HƯNG QUỐC

Thưa các bạn, tôi thấy những ý kiến phía trên phần nhiều đều thiên vị cho tôi mà vẫn chưa được "trung dung" cho lắm. Vì thế tôi đăng thêm ở đây những ý kiến đóng góp của anh Khung K, một blogger bên Blogspot. Sau đây là cuộc trao đổi của chúng tôi:

Khung K (00:24 Ngày 12 tháng 03 năm 2014)

Xin góp với bạn mấy ý.

1. với những độc giả tự thấy mình thiếu hiểu biết nên mới cần tìm hiểu ý kiến của những người mang học vị tiến sĩ như ông, họ sẽ thấy hoang mang, vì để nắm được sự thật nào đấy thông qua bài viết của ông, họ sẽ phải đọc sách của hơn chục tác giả khác mà ông nêu tên trước đã, và tôi tin chắc rằng họ sẽ bỏ cuộc.

Tôi thì thú thật, nếu NHQ cố gắng chứng minh rằng Marxism = Facism tôi mới hoang mang. Như tôi cũng sẽ hoang mang khi nghe một anh kĩ sư lí giải về bệnh lý vậy. NHQ là nhà phê bình văn học. Với sử học xã hội học triết học anh ta là người ngoại đạo, nếu anh ta viết về những thứ ấy thì có họa điên mới đọc :d. Nhưng anh ta có thể đọc hiểu, đánh giá được đúng/sai các lập luận của các sử gia, nhà xh học theo những hiểu biết của anh ta - như chúng ta đánh giá chiên lược chiến thuật của các cầu thủ í - và sau đó giới thiệu các tác phẩm mà anh ta cho là OK. Ai dễ tính thì tin luôn các trích dẫn của anh ta, ai khó tính hoặc muốn hiểu sâu hơn thì tìm nguyên tác mà đọc. Thế thôi.

2. Chúng ta cần chấp nhận một sự thật rằng con người luôn sống với những ảo tưởng, luôn được dẫn dắt bởi những ảo tưởng có tên gọi là ước mơ.
Nhiều khi ước mơ của chúng ta là ảo tưởng trong mắt người khác, hoặc khi ở một giai đoạn nào đó ta nhìn lại .. Nhưng ảo tưởng thì thường ko thể là ước mơ. Một gnười bình thương chả ai ước mơ một cái ảo tưởng cả.

3. Đoạn bạn trích đầu tiên (chữ đỏ) cho thấy theo NHQ, anh ta viết là vì có người "chưa nhận ra chủ nghĩa Cộng sản, tự bản chất, rất gần với chủ nghĩa Phát-xít,"
Còn bạn thì cho là: "Ông viết cái gì? Viết về nỗi đau đớn rằng chủ nghĩa Cộng sản vẫn còn đất sống tại Việt Nam." và lí do ông ta viết thế vì ông ta thuộc bộ phận ko nhỏ bị CS xúc phạm sau 1975 .. Tóm lại là anh ta viết cho hả giận

Hihi, cái anỳ có mà cãi nhau đến mồng thất ..


Ái Nữ (03:00 Ngày 12 tháng 03 năm 2014)

Cảm ơn anh! Anh quả là tinh ý!

1. Đúng như anh nói, thế thì tôi mới nói bài viết của ông ta giống như bài điểm sách. Nhưng tôi không tin anh thuộc loại độc giả cần đến những bài viết như của Nguyễn Hưng Quốc để hiểu về chủ nghĩa nọ kia, cho nên anh sẽ "hoang mang" về những chuyện khác với những độc giả ấy.

2. Cái gì chưa thành sự thật thì nó vẫn còn là "ảo". Tâm lý người ta không muốn ước mơ của mình chỉ là ảo tưởng, nhưng sự thật là như vậy, cho đến khi cái ảo biến thành cái thật.

3. Đoạn bạn trích đầu tiên (chữ đỏ) cho thấy theo NHQ, anh ta viết là vì có người "chưa nhận ra chủ nghĩa Cộng sản, tự bản chất, rất gần với chủ nghĩa Phát-xít,"
Cái này thì tôi đã chấm điểm vào chỗ ông ta viết để làm gì rồi, và cho điểm thiện chí, ông ta đâu có bị thiệt.
"chủ nghĩa Cộng sản vẫn ở trong thì hiện tại, ít nhất là ở năm nước: Trung Quốc, Lào, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam.
Chữ “Việt Nam”, xuất hiện trong ngữ cảnh ấy, quả là một điều đau đớn."

Và chẳng phải ông ta đã muốn độc giả thấy cộng sản giống phát-xít để thấy cộng sản còn là đau đớn đó sao?

Vấn đề bài viết của Nguyễn Hưng Quốc chính là thái độ, cho nên tôi mới đáp lại bằng thái độ. Tôi "mặc định" rằng ông ta viết với thái độ căm giận chả phải độc giả sẽ thiện cảm với ông ta hơn rằng ông ta viết vì tiền hay sao? Nếu không thì vì động cơ nào mà nhà phê bình văn học lại liên tục hò hét trên diễn đàn về triết học và chính trị? Còn nếu chỉ vì tình yêu nước (tôi cũng "mặc định" luôn là ông ta viết vì yêu nước yêu dân Việt Nam như đoạn cuối bài ông ta thể hiện) thì cũng không thể phủ nhận rằng bài viết ấy rất tồi (chất lượng kém không đạt được mục đích).

Nói chung, tôi đã cố gắng nâng ông ta hết mức rồi nhưng chỉ được thế thôi.
Điều thiếu logic ở đây chính là đáng lẽ tôi không động đến những bài viết kiểu như thế cho mất thời gian, tôi không có động cơ giúp ông Nguyễn Hưng Quốc vì điều ấy vượt tầm khả năng của tôi, ông ấy đang muốn giúp người dân Việt Nam kia mà! Tôi chỉ muốn đặt ra vấn đề với những người bạn trẻ.


Ái Nữ (00:06 Ngày 14 tháng 03 năm 2014)

"NHQ là nhà phê bình văn học. Với sử học xã hội học triết học anh ta là người ngoại đạo, nếu anh ta viết về những thứ ấy thì có họa điên mới đọc".
Tôi không đồng ý với anh Khung K ở điểm này. Dù ông Nguyễn Hưng Quốc không phải là "nhà" gì đi nữa thì ông ấy cũng vẫn có thể viết về mọi đề tài. Kiến thức là của chung nhân loại nên không có ai là người "ngoại đạo". Tôi không phản đối ông ấy viết, nhưng chính vì thế mà ông ấy cần chịu trách nhiệm về bài viết của mình.

Khung K(12:08 Ngày 15 tháng 03 năm 2014)

Oh, có lẻ tôi vắn tắt quá nên bạn chưa hiểu đúng ý tôi. Xin được trình bày rõ hơn như sau:

1. Với tư cách là một trí thức, ông NHQ có quyền và cả nghĩa vụ có ý kiến về mọi vấn đề liên quan đến tình hình đất nước, phù thế giáo một vài câu thanh nghị - cụ Uy Viễn viết từ mấy trăm năm trước. Trí thức thoái thác chỉ lo chuyên môn đã có tên gọi rồi: trí thức trùm chăn

2. Để có thể có ý kiến, thì phải có thông tin. Thông tin về sử thì lấy ở nhà sử học, thông tin về xã hội thì lấy từ những khảo sát của nhà Xh học, các số liệu thống kê thì tìm hỏi nhà thống kê .. Đây là các lĩnh vực chuyên môn sâu, ko fai ai cũng có thể làm. Nên tôi đùa, nếu NHQ mà viết về sử, về Xh thì mới đáng băn khoăn.

3. Tất nhiên thông tin về sử ko chỉ có một nguồn. Muốn sử dụng thì phải biết đánh giá. Ta ko hát được, nhưng có thể đánh giá được người này hát hay, người kia hát dỡ (tất nhiên nếu ko thể đánh giá thì dựa cột mà nghe, đừng nói). NHQ khi sử dụng nguồn tin nào đó, để làm cơ sở lí luận thì dĩ nhiên phải chịu trách nhiệm về sự chọn lựa của mình.

4. Tôi đã đọc bài của NHQ, và cách viết của ông là đứng đắn: mỗi ý ko phải của ông đều dẫn nguồn rõ ràng, để thứ nhất, là tỏ rõ sự liêm khiết trí thức, ko đạo văn; thứ hai là để người đọc ai muốn check lại xem ông trích dẫn đúng hay xuyên tạc thì dễ dàng kiểm tra, ai muốn tìm hiểu sâu hơn thì dễ dàng tìm đọc.
Nhân đây cũng nói thêm người Việt ta rất ưa cầm nhầm ý người khác, trích dẫn ko ghi nguồn. Ai ghi nguồn thì lại dè bĩu khoe chữ, khoe đọc nhiều, hàn lâm quá đại khái thế.

5. Trên đây tôi chỉ nhận xét về kỷ thuật trình bày của NHQ thôi. Còn về nội dung, tất nhiên nếu ko ok ta có quyền phản bác. Nhưng tôi nghĩ phản bác thì nhắm vào các lí lẻ a, b, c của ông ta, lập luận logic chỉ ra từng điểm sai ở đâu, tránh những phê phán mang tính cách cảm tính, những suy đoán chủ quan. Có như thế mới thuyết phục được người đọc.


Ái Nữ (12:13 Ngày 16 tháng 03 năm 2014)

Cảm ơn anh! Những comment của anh luôn có giá trị.
Về những ý 1, 2, 3, 4 thì tôi đồng ý với anh.
Về ý thứ 5: Bài viết của tôi không nhằm mục đích phản bác những lý lẽ của Nguyễn Hưng Quốc để bảo rằng ông ta sai, vì tôi thấy việc tranh cãi sai đúng về các chủ nghĩa là không thực tế và không có lợi ích. Tôi chỉ đưa ra cách nhìn của tôi về bài viết của Nguyễn Hưng Quốc để nói rằng ông ta chưa đủ sức để tạo uy tín với tôi. Tôi không hề thuyết phục người đọc rằng chủ nghĩa cộng sản không có điểm nào giống chủ nghĩa phát-xít. Tôi chỉ nói rằng bài viết của ông Nguyễn Hưng Quốc không những không có ích lợi mà còn gây chia rẽ lòng người.
Nếu các nhà trí thức không để ý đến những điều thiết thực là "viết cho ai, viết để làm gì" mà cứ "tỏ rõ sự liêm khiết trí thức" để dùng vào việc "viết cái gì" thì dễ sa bẫy chiến thuật tâm lý. Những diễn đàn như của ông Nguyễn Hưng Quốc theo nhận xét chủ quan của tôi là nhằm mục đích tạo nên "không khí chống cộng", nếu cứ sa vào việc phản bác qua lại những lý lẽ của ông ta thì tức là giúp ông ta đạt được mục đích của mình. Theo tôi, "chống cộng" không phải là giải pháp thực tế với chính trị Việt Nam, nó sẽ dẫn đến "vơ đũa cả nắm". Đã mắc bẫy để người ta lợi dụng rồi thì dù "cách viết thế nào" cũng vậy thôi.
21-1. Phản hồi từ: Long Ẩn [Bạn đọc] Email · http://yume16.03.14@21:51
Tôi rất đồng ý với ý kiến của AN: mục đích bài viết của NHQ là tạo nên "không khí chống Cộng". NHQ dù có trích dẫn, tham khảo "nát vạn quyển sách", dù có đi đến "nát vạn dặm đường", nhưng sai hướng, thì cuối cùng cũng không đạt được mục đích chống Cộng. Kiểu chống này rất cũ,không đạt yêu cầu, tôi muốn ông NHQ tìm ra kiểu chống Cộng khác thuyết phục hơn.
22. Cảm nhận từ: THỢ ĐÓNG GẠCH [Blogger] Email16.03.14@13:11
Ái Nữ ơi cổ nhân có câu " là cú thì khoác áo công vẫn cú " mà....may mà kiếp này tôi chọn nghề THỢ ĐÓNG GẠCH không làm quan , chẳng làm giáo sư cũng chẳng làm tiến sỹ. Lên đọc bài viết bị vô cảm ....hjhj.....
22-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 17.03.14@12:52
Nhưng bác vẫn thể hiện sự "vô cảm" đó là tốt rồi. Hì hì...
23. Cảm nhận từ: Hoàng Trọng Muôn [Blogger] Email ·http://hoangtrongmuon.blogtiengviet.net 16.03.14@15:26
Đã đọc cả bài của AN và các comment. Nói chung thì Gớt luôn đúng vì tất cả lí thuyết chỉ là màu xám còn cây đời mãi mãi xanh tươi.

chúc vui!
23-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 17.03.14@12:55
Tôi cũng không ưa các lý thuyết. Hãy xem còm 24 phía dưới. Có những cây đời không "xanh tươi" mà lại... "khủng khiếp".
24. Cảm nhận từ: Long Ẩn [Bạn đọc] Email · http://yume17.03.14@03:41
HTM
NHưng một khi lí luận đã thâm nhập được vào quần chúng, nó sẽ trở thành cây đời khổng lồ, khủng khiếp đấy bạn ơi.
24-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 17.03.14@12:58
Cá nhân tôi thì không tin là lý luận "thâm nhập được vào quần chúng". Quần chúng là số đông, nhưng những người như bác Long Ẩn thì có vẻ... không đông. 
24-2. Phản hồi từ: Long Ẩn [Bạn đọc] Email · http://yume18.03.14@04:05
AN ơi, đã có lần tôi nói với bạn về quần chúng rồi mà: Quần chúng là gì? Quần chúng là một đám đông ngu xuẩn.
24-3. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 18.03.14@04:33
Nhưng tôi cũng ở trong đám đông ấy đấy. Hì hì...
25. Cảm nhận từ: ray [Bạn đọc] Email 17.03.14@06:02
AN
Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược theo cô là cuộc chiến giữa hai ý thức hệ: CSCN và TBCN. Miền Bắc, cũng nhờ hậu thuẩn của Liên Xô và Trung Quốc nhưng không đưa quân sang tham chiến. Còn miền Nam, lồ lộ, nhan nhãn ở đâu cũng thấy quân đội nước ngoài (quân đội Mỹ là chính). Cái tài của Bác Hồ ở khâu chiến tranh tâm lý còn chính quyền miền Nam bất tài ở chỗ tất cả dựa vào Mỹ. Khi Mỹ rút quân, họ không tự đứng trên đôi chân mình được, kết quả: THUA. Bây giờ gạo đã nấu thành cơm rồi, Ta đang sống trong lòng CNXH, những người thua trận đã lên hàng lão (có khi đã die rồi) còn trông mong gì mà níu kéo họ? Vậy chỉ nên đấu tranh cho cái tiêu cực hiện tại, chỉ mặt những kẻ lợi dụng xương máu ông cha, cho rằng mình có công; tha hóa … bóc lột, cướp bóc … sống trên xương máu, mồ hôi nước mắt của dân đen khốn khổ. Đây là ý riêng thô thiển của cô…

Cô chúc AN vui.
25-1. Phản hồi từ: saumietvuon [Blogger] Email17.03.14@06:45
Em đồng ý phần đầu ý kiến của chị Ray. Nhưng phần đấu tranh chống tiêu cực hiện tại ko chỉ có tha hoá;bốc lột;cướp bóc đâu chị ạ mà do "lổi hệ thống" nếu các lảnh đạo chịu sửa thì phải mất một thế hệ nếu bắt đầu ngay bây giờ.
25-2. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 17.03.14@13:54
@ Cô Ray
Theo Ái Nữ thì mọi chuyện không hề đơn giản như vậy. Ngay cái gọi là "tư tưởng Hồ Chí Minh" cũng không đơn thuần chỉ là tư tưởng. Tâm lý chiến trên thực tế không thể lập nên kỳ tích, bởi vì tâm lý chiến dù với động cơ tốt hay xấu thì nó cũng là giả, không dễ dùng nó để chinh phục lòng người. Người dân Việt Nam tuy mang tiếng dốt nát nhưng họ không dễ bị lừa.
Nước Việt Nam đặc biệt được bảo vệ bởi các năng lực tâm linh, bởi "Các Đấng Thiêng Liêng Cao Cả", bởi "Thượng Đế", nên vào những thời điểm cam go đều có các nhân tài xuất chúng đứng lên hành động. Năng lực tự học hỏi của những "người trời" này không phải do những trường đại học nổi tiếng thế giới đào tạo, nhưng họ nhanh chóng hòa nhập và tranh thủ được sự ủng hộ của quốc tế ("Thượng Đế" là băng tần năng lượng tổng hợp có giá trị toàn cầu). Những người hành động theo sự dẫn dắt vô hình của "Thượng Đế" sẽ được ủng hộ và đạt được thành công. Qua thời điểm đó rồi, "Thượng Đế" không còn tập trung mạnh mẽ nữa, những "người trời" cũng biến mất hoặc bị vô hiệu hóa, những người đã từng đấu tranh vì chân lý quay trở về mức tiến hóa riêng của bản thân họ. "Sông có khúc, người có lúc". Nếu thay vào đó là những người khác cũng chẳng khá hơn đâu, cho nên người dân Việt Nam không cần phải hối tiếc điều gì cả.
Cuộc đấu tranh mới là bài học mới của dân tộc Việt Nam, họ sẽ tiếp tục được ủng hộ, dù có muốn thì họ cũng không thể cô đơn. Việt Nam càng ngày càng có vị thế đặc biệt trên trường quốc tế, là một điểm vô cùng nhạy cảm.
25-3. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 17.03.14@14:12
@ Bác Sáu Miệt Vườn
Không cần phải "bắt đầu ngay bây giờ", vì các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tìm cách sửa từ lâu lắm rồi, nhưng cái cũ không hợp thời thì càng sửa càng hỏng. "Hệ thống" này trên thực tế nằm ngoài tầm kiểm soát của cá nhân những nhà lãnh đạo, cho nên chờ các nhà lãnh đạo sửa là rất ảo tưởng, vì bản thân họ chắc chắn đã loay hoay chán chê. Mỗi người dân Việt Nam tốt nhất hãy làm lãnh đạo của chính mình, nếu tự thấy có khả năng và trách nhiệm thì hướng dẫn một số người khác có cơ duyên với mình, nếu đi đúng đường thì "Thượng Đế" sẽ ủng hộ. Những người thất bại chưa chắc đã là những người sai, mà là họ "lót đường" cho những người tiếp bước. Cứ ngồi chờ những nhà lãnh đạo cũ hay mới mang đến một thế giới tốt đẹp hơn thì không thực tế đâu.
Đấu tranh cứ đấu tranh, nhưng đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế mới giúp Việt Nam bước vào "toàn cầu hóa" một cách an toàn.
25-4. Phản hồi từ: Long Ẩn [Bạn đọc] Email · http://yume18.03.14@16:15
Tôi rất đồng ý với ý kiến của bạn Ray. Vấn đề bây giờ là ta lại phải đấu tranh với chính người thắng cuộc. Người thắng cuộc là ta đấy bạn Ray ơi!
26. Cảm nhận từ: Người Hà Nội [Bạn đọc] 17.03.14@06:55
Do công việc nên vợ chồng chúng tôi quen với nhiều người bản xứ trên mức xã giao bình thường, đủ mọi tầng lớp, trong đó có cả bà chủ tịch một quận của thủ đô, có cả vợ bộ trưởng. Tôi thấy người ta không quan tâm đến các vấn đề chính trị xa vời về chủ nghĩa không tưởng như Ái Nữ và Triết Học Đường Phố tranh luận, nếu có quan tâm thì chủ yếu là đảng nào đáp ứng và bảo vệ quyền lợi cho họ, nếu họ thấy thất vọng thì lần sau chọn đảng khác hoặc phản ứng bằng cách không bầu ai nữa. Mỗi lần về VN tôi thấy dân Việt cũng không quan tâm đến chính trị, lại càng không quan tâm đến các khái niệm chính trị do mấy ông Tây nghĩ cách đây gần 200 năm về trước, có chăng là bức xúc với các vấn đề tiêu cực của xã hội. Ông Nguyễn Hưng Quốc xếp CNCS giống CNPX chỉ là mượn gió bẻ măng, chủ yếu là để nói xấu chính phủ VN. Xét cho cùng nguyên nhân xâu xa là vết thương chia cắt giữa người Việt sau gần 40 năm thống nhất đất nước vẫn chưa lành.
Tôi rất tâm dắc với chủ trương hòa giải của ông nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt, một nhà cải cách, người tập hợp sức mạnh của trí thức, nghĩa sĩ và hiền tài:
“ Tổ quốc là của mình, dân tộc là của mình, quốc gia là của mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng của người cộng sản hay của bất cứ tôn giáo hay phe phái nào cả”
“Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào.”
"Không ai chọn cửa mà sinh ra"
“Thành phố soi thấy tương lai rất sáng của mình trên vầng trán các em.”
“Một sự kiện liên quan đến chiến tranh khi nhắc lại, có hàng triệu người vui, mà cũng có hàng triệu người buồn”

Xem thêm bài viết Số phận bài báo “triệu người vui, triệu người buồn”… 
Tình hình phức tạp ở Biển Đông đưa người Việt lại gần với nhau hơn, chẳng hạn như Ngày 10.3.2014, trên trang nhất của báo Lao Động, ông Đặng Ngọc Tùng -Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam- kêu gọi ủng hộ “Chương trình Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”: Xóa dần những khoảng cách - mong lắm thay"Trong lời kêu gọi, không chỉ tri ân với liệt sĩ Trường Sa, mà còn trân trọng sự hy sinh của những người lính Việt Nam Cộng hòa: “Máu của những người con đất Việt dù trong các hoàn cảnh lịch sử khác nhau đã đổ xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc Việt Nam yêu dấu."
Hy vọng chẳng bao lâu nữa những người như ông Nguyễn Hưng Quốc hết bạn đọc.
Xem qua các bài của Triết Học Đường Phố. Chọn bài có cái tít hấp dẫn "Luận bàn về tình dục" của Đời Thừa -tác giả tích cực tại Triết Học Đường Phố, Yêu minh triết- thiết nghĩ tìm được bài tiêu biểu cho trang Web này. Đọc dến đoạn: "Chiến tranh thật nghiệt ngã, nhưng cũng đủ thấy chiến tranh cũng một phần để thỏa mãn nhu cầu tình dục rất cao của con người. Ngày nay cũng vậy, hình thức tuy khác nhưng mục đích của đa số con người vẫn chủ yếu là như vậy.", thì chán hẳn, té ra đây là bài viết của một người chưa hết tuổi trưởng thành, chưa biết kiềm chế và giải phóng nhục vọng. Các bài khác cũng cho thấy người đọc và người viết còn rất trẻ. Tốt nhất cứ để họ tự phát triển. Tranh cãi vô ích.
-------
Nguồn: LINK được hiển thị bằng màu đỏ

26-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 17.03.14@14:51
Xem còm 18-1:
"Phê bình nghiêm túc con người cụ thể và hành động cụ thể giúp ta rút ra bài học thực tế, còn đả kích hay bảo vệ chủ nghĩa nào đó thì... mơ hồ lắm."
Mặc dù tôi không quan tâm đến các vấn đề chủ nghĩa, nhưng tôi phê bình ai, đóng góp ý kiến cho ai cũng đều là do có cơ duyên. Cũng như Người Hà Nội đóng góp các comment cho blog "Hơi Thở Của Vũ Trụ" mà không để mặc nó "tự phát triển"
Nghe tham vọng của Nguyễn Hoàng Huy có vẻ lớn và đẹp nên tôi muốn ủng hộ thôi, chẳng gì thì anh ta cũng hai mươi mấy tuổi đầu rồi chứ đâu phải là chưa lớn hết. Anh đừng coi thường những người trẻ tuổi, nhiều người trẻ tuổi đã trở thành anh hùng trên đất nước Việt Nam. Nếu họ không viết ra những suy nghĩ của họ thì làm sao chúng ta biết được họ đã "lớn" đến đâu? Những người trẻ có tầm tư duy vượt lên trên sẽ không thích hợp với Triết Học Đường Phố và không chọn nó.
Như vậy là nhiều người dễ dàng nhận ra động cơ của Nguyễn Hưng Quốc chứ đó không phải chỉ là cái nhìn chủ quan của cá nhân tôi. Theo tôi thì Nguyễn Hưng Quốc sẽ vẫn còn bạn đọc trong thời gian dài, nhưng đó chính là điểm bất lợi cho ông ta, vì ông ta sẽ khó tiến bộ được nếu không chịu thay đổi tư tưởng và hành động.
26-2. Phản hồi từ: Long Ẩn [Bạn đọc] Email · http://yume18.03.14@03:51
Tôi rất đồng ý với lời bình này của Người Hà Nội. Ở nước người ta đa đảng thì nó khác, nước mình có mỗi một đảng nó lại càng khác ông ạ. NHưng, một đảng mà lãnh đạo tài, thì cần gì đến đảng thứ hai... Theo ông, ở VN hiện nay đảng ta lãnh đạo đã tài chưa?
26-3. Phản hồi từ: Người Hà Nội [Bạn đọc] 18.03.14@05:25
-Theo ông, ở VN hiện nay đảng ta lãnh đạo đã tài chưa? 
- Tôi xin chịu, không biết câu trả lời, bởi vì tôi không phải là công dân VN. Chắc chắn chủ nhà biết rõ hơn tôi.
26-4. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 18.03.14@20:15
@ Long Ẩn
Tôi đã từng nói: Chúng ta chỉ cần thay đổi cách làm việc, giao trọng trách cho những người có năng lực và tâm huyết chứ không phải chỉ là cho đảng viên, nếu làm được đúng như thế thì một đảng đã là thừa chứ cần gì phải đa đảng, còn nếu không làm được như thế thì dù có bao nhiêu đảng đi nữa nước Việt Nam cũng không thể nào đi lên được.

@ Người Hà Nội
Với câu hỏi của Long Ẩn thì thú thật là tôi... chịu chết. Bởi vì tôi thậm chí còn không biết "đảng" là ai. Tôi vẫn nghe người ta nói "ý đảng lòng dân" nhưng tôi không sao hiểu được. Mặc dù có học hỏi về tâm linh, nhưng lòng tôi chưa bao giờ cảm nhận được "ý đảng". Bố tôi và anh trai tôi là đảng viên, nhưng tôi chỉ có thể cảm nhận được tâm ý của bố tôi hay của anh trai tôi mà chưa bao giờ "bắt sóng" được với cái gọi là "ý đảng" trong những người ấy. Còn với những lãnh đạo cao cấp? Một đứa cháu họ là sinh viên khoa sử của đại học sư phạm có lần thắc mắc với tôi: "Ai là người lãnh đạo cao nhất của nước ta? Là tổng bí thư hay chủ tịch nước, hay là thủ tướng?" Tôi trợn tròn mắt lên, cứ tưởng nó được học hành bài bản hơn tôi thì nó biết. Đứa bạn thân của tôi đến chơi nghe chuyện liền giảng giải cho đứa cháu tôi một hồi rằng tổng bí thư làm gì, chủ tịch nước làm gì, thủ tướng làm gì... Nghe xong đứa cháu tôi càng ngơ ngác hơn, nó vẫn không sao hiểu được rốt cục thì ai là người chịu trách nhiệm lãnh đạo đất nước. À, chịu trách nhiệm phải là "đảng" chứ. Nhưng "đảng" là ai? Chắc chắn không phải bố tôi hay anh trai tôi rồi.
Dù không phải là công dân nước Nga nhưng tôi vẫn biết ông Putin hiện nay chịu trách nhiệm lãnh đạo nước ấy, dù không phải công dân nước Mỹ nhưng tôi vẫn biết lãnh đạo cao nhất của Mỹ hiện tại là ông Obama, không cần phải biết các ông ấy thuộc đảng nào. Nhưng là công dân Việt Nam, tôi lại chẳng hiểu biết gì hơn đứa cháu tôi. Tôi chỉ biết là "đảng" lãnh đạo, nhưng "đảng" là ai thì tôi lại không biết. Thế cho nên tôi không thể trả lời được câu hỏi của Long Ản.
27. Cảm nhận từ: Ái Nữ [Blogger] Email 18.03.14@04:11
TIẾP TỤC CUỘC TRAO ĐỔI VỚI ANH KHUNG K

Khung K (23:56 Ngày 17 tháng 03 năm 2014)

Tôi tiếp tục góp ý với bạn nhé.

1. Tôi chỉ đưa ra cách nhìn của tôi về bài viết của Nguyễn Hưng Quốc để nói rằng ông ta chưa đủ sức để tạo uy tín với tôi (..) Tôi chỉ nói rằng bài viết của ông Nguyễn Hưng Quốc không những không có ích lợi mà còn gây chia rẽ lòng người.
OK, bạn nghĩ như nào vể ông ta là quyền của bạn. Nhưng nếu bạn muốn người đọc đồng cảm với bạn là ông ta chả có uy tín gì, ông ta chỉ nói bậy bạ để gây chia rẽ v. v thì bạn cần có lí lẻ chứng minh điều mình nói. Tất nhiên nếu bạn ko có ý thuyết phục người khác thì việc ch/m ko cần.

2. Những diễn đàn như của ông Nguyễn Hưng Quốc theo nhận xét chủ quan của tôi là nhằm mục đích tạo nên "không khí chống cộng", nếu cứ sa vào việc phản bác qua lại những lý lẽ của ông ta thì tức là giúp ông ta đạt được mục đích của mình.
Cụm từ Những diễn đàn như của ông Nguyễn Hưng Quốc dùng trong đoạn trên tôi ko hiểu cụ thể ý bạn nói về dđ nào nên ko bình luận. Riêng bản thân NHQ thì ko khó gì để thấy ông ta là người chống cộng - ông nói rõ từ đầu, từ lâu, còn gì phải đoán :). Trước những bài viết chống cộng của ông, tất nhiên mỗi người có những cách hành xử riêng. Có người đồng ý, vổ tay. Có người thắc mắc, chủ nghĩa CS tốt thế cơ mà, vì sao ổng lại chống, và tìm hiểu xem ông nói bậy như nào để dạy cho ông ta một bài học. Có người cho ông ta nói bậy, và chửi cho ông ta sợ mà chừa (dưới bài của ông số người chưởi ổng hình như cũng ko ít - tôi đọc lướt mấy hôm trước, ko đếm). Nghĩ như bạn, tẩy chay bài ổng, ko thèm đọc rồi phản bác qua lại để khỏi mắc mưu cũng là một cách. Nhưng nếu như bạn muốn thueyt phục gnười khác cũng tẩy chay như bạn, thì bạn cần chứng tỏ suy nghĩ của mình là đúng đắn bằng lí lẻ, chứ nếu nói khơi khơi cảm tính thì tôi e rằng ko mấy người nghe theo.

3. Nếu các nhà trí thức không để ý đến những điều thiết thực là "viết cho ai, viết để làm gì" mà cứ "tỏ rõ sự liêm khiết trí thức" để dùng vào việc "viết cái gì" thì dễ sa bẫy chiến thuật tâm lý.
Thú thật tôi ko hiểu hàm ý đoạn này lắm.
- dễ sa vào bẫy chiến thuật tâm lý: bạn có lo xa quá ko, trí thức hay "cục phân" (mượn từ của bác Mao) mà dễ bị mắc bẫy chiến thuật tâm lí thế nhỉ ?
- Nếu các nhà trí thức ko để ý đến những điều thiết thực là viết cho ai, viết để làm gì .. Bạn muốn ám chỉ ai ? Nếu là NHQ thì ko đúng: ông ta biết rõ ông viết để làm gì, viết cho ai đấy. Nói thật, đọc bài và còm của bạn, tôi e rằng bạn mắc chính lỗi này thì có. Này nhé:
i) trong bài bạn ghi rõ "Với ông NHQ: Thưa TS NHQ .." => là bạn muốn đối thoại với ông ta, còn gì ?.
ii) ở đoạn cuối - với bạn đọc, bạn kêu gọi mọi người dù ko đồng tình/đồng tình với quan điểm trong bài viết của ông NHQ thì vẫn nên có thái độ trung dung, tỉnh táo v.v .. => Thái độ muốn đối thoại được lập lại, ko những thế còn kêu gọi người đọc bày tỏ ý kiến với các quan điểm của ông ta
iii) Nhưng trong còm vừa rồi, bạn lại bảo việc qua lại phản bác với ông ta là sập bẫy gì đấy.
Thế là thế nào ? nên tìm hiểu quan điểm của ông ta để phản bác các sai lầm hay ko ?
Và bạn có nghĩ rằng do bài viết của bạn mà nhiều blog friend của bạn tìm đọc bài của ông ta, vô tình bị sập bẩy gì đấy ko?

Ái Nữ (03:35 Ngày 18 tháng 03 năm 2014)

Tôi đã nói rất rõ: "Khi chúng ta lên án sai lầm của người khác, rất có thể chúng ta sẽ lặp lại sai lầm của họ". Tôi chấp nhận rằng tôi có thể sai lầm, vì tôi biết tôi không thể làm đúng mọi nhẽ. Bài viết của tôi thì có vẻ không trung dung, bởi vì tôi đứng từ một cực khác nhìn lại. Một sự cực đoan đối lại với một sự cực đoan. Tôi đã nói là tôi đưa ra một cách nhìn khác, và vì thế tôi sẽ có cơ hội quan sát thái độ của bạn đọc. Nhờ vậy tôi đã có cơ hội biết anh là người có thể tỏ thái độ trung dung.

"Nhưng nếu như bạn muốn thuyết phục người khác cũng tẩy chay như bạn, thì bạn cần chứng tỏ suy nghĩ của mình là đúng đắn bằng lí lẻ, chứ nếu nói khơi khơi cảm tính thì tôi e rằng ko mấy người nghe theo."
Tôi không đề cập đến vấn đề "tẩy chay" ở đây, vì điều đó là không cần thiết. Người ta nếu không đọc những bài của ông Nguyễn Hưng Quốc thì vẫn sẽ đọc những dạng tương tự. Nhưng tôi muốn được thấy thái độ của bạn đọc với bài viết của tôi, khi tôi công kích ông Nguyễn Hưng Quốc. Ông Nguyễn Hưng Quốc có những bạn đọc của ông ấy, còn tôi thì có những bạn đọc khác, nhưng sẽ có những người đọc cả hai. Tôi có thể quan sát các comment và nhìn nhận những đặc điểm riêng chung.
Các bạn đọc không nghe theo ông Nguyễn Hưng Quốc cũng không nghe theo tôi, mà họ nghe chính họ. Cái mà họ cần ở những bài viết này chính là "cảm tính". Có những người mượn bài viết của ông Nguyễn Hưng Quốc để bày tỏ thái độ, có những người lại mượn bài viết của tôi, họ cảm thấy được sự ủng hộ từ bài viết nào thì họ sẽ tìm thấy những lý lẽ trong bài viết đó.

Nếu anh cứ đi tìm những lý lẽ trong bài viết của tôi thì cuối cùng sẽ không tìm thấy lý lẽ nào cần thiết cả, cũng như tôi hoàn toàn có thể khiến cho nhiều bạn đọc ủng hộ rằng những lý lẽ của ông Nguyễn Hưng Quốc rất vớ vẩn. Ngay như ông Marx bài bản vậy mà còn không đủ lý để thuyết phục tất cả mọi người, huống gì mấy người nhỏ bé như chúng tôi? Nhưng động cơ nào để chúng tôi thực hiện những vai diễn như vậy? Những người quan sát sẽ có những nhận định của riêng họ chứ họ không đơn thuần là tin vào lời của chúng tôi. Ngay cả bản thân chúng tôi cũng chưa chắc đã tự biết hết chứ chưa nói là diễn tả bằng lời.

Dù trong lòng chúng ta không thiên vị, nhưng trên thực tế có nhiều khi chúng ta không có cơ hội đứng trung lập ở những tình thế trong đời sống. Bởi vì sự trung dung của một cá nhân không đáng kể gì so với sự trung dung của trời đất. Khi vào cuộc nhiều lúc chúng ta không có thời gian để lý luận, thậm chí lý luận cũng không có giá trị gì, chúng ta bị (hay được) xô đẩy. Hiểu biết cá nhân của chúng ta không khi nào là đủ.

Tại sao tôi luôn nói tôi là một "diễn viên"? Bởi vì diễn viên nói theo vai diễn chứ không nói theo chân lý. Tôi chấp nhận những phản bác của anh đối với bài viết cũng như các comment phía trên của tôi là đúng đắn và chính trực, đồng thời cũng coi đó là sự bênh vực thích đáng cho ông Nguyễn Hưng Quốc.

Ông Nguyễn Hưng Quốc không "chống cộng", ông ấy chỉ đang thực hiện những phương cách mà ông ấy biết và đủ sức làm để sinh tồn và chống lại những lực cản chặn đường tiến lên của ông ấy theo đúng hiểu biết của bản thân. Đối với mỗi cá nhân thì điều đó luôn chính đáng. Chúng ta có thể mặc sức bình luận, nhưng không ai trong chúng ta có đủ tư cách để phán xét con người ông Nguyễn Hưng Quốc cũng như bất kỳ người nào khác.

Tôi đang ấp ủ một tác phẩm dài, trong đó tôi và các bạn tôi đã phê phán những sai lầm của người khác, và không phải "rất có thể" mà là thường xuyên, thậm chí luôn luôn lặp lại những sai lầm tương tự của họ. Còn đây chỉ là một vai diễn nhỏ.
Vô cùng cảm ơn những đóng góp của anh Khung K! Trò chuyện cùng anh luôn làm tôi cảm thấy thú vị.
27-1. Phản hồi từ: tranquoctrung78 [Blogger] Email19.03.14@01:05
Đồng ý với bạn Ái Nữ, bài viết của bác Tiến Sĩ này có vài điểm không sai nhưng xét tổng thể thì vẫn là vớ vẩn. Nếu muốn so sánh "Những điểm giống nhau giữa chủ nghĩa Phát-xít và chủ nghĩa Cộng sản"? Thì -Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất phải định nghĩa được vài cái gạch đầu dòng sau đây:
-Thế nào là Chủ Nghĩa Cộng Sản và [Chủ Nghĩa Phát Xít]?
-Chủ Nghĩa Cộng Sản [và Chủ Nghĩa Phát Xít] được xây dựng trên nền tảng nào?
-Chủ Nghĩa Cộng Sản và [CNPX] được phát triển trên cơ sở nào? Quá trình ấy diễn biến ra sao?
Nhưng thôi đây là mấy thứ kiến thức có vẻ hàn lâm nên mình cũng không bàn nữa.

[ngoài lề chút cho vui]
Nếu như Hy Lạp vẫn tự hào là nơi khởi nguồn của Triết Học [hình như thế] thì nước Đức là quê hương của những kẻ biết tư duy. Chẳng có gì là quá lời nếu nói 3/4 tư tưởng của thế giới được sinh ra từ nước Đức. Điều này -Là mỉa mai: Khi nước Đức từ chối nhập quốc tịch cho Karl Marx. Và: Đừng quên -Tượng bác Lê đã bị đạp đổ trên khắp Châu Âu. Bản chất của một chế độ độc tài là tự phá hủy chính nó. Bởi: "Nền tảng của mọi sự phá cũng chính là cơ sở để phá hủy nền tảng ấy". Theo Nietzsche thì nền tảng của sự phá hủy tạo nên hố thẳm và căn tính của hố thẳm chính là phá hủy. Phá hủy sự phá hủy không có nghĩa là phá hủy hố thẳm.
Phá hủy diễn biến -Tự diễn biến
Phá hủy tự diễn biến -Suy thoái tư tưởng
Ắp đặt tư tưởng -Suy đồi tiếp diễn
Có chính thể nào phát triển vững mạnh trên một nền tảng suy đồi?
27-2. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 19.03.14@01:52
Tội nghiệp những bức tượng! Các nhà điêu khắc là tác giả chắc buồn lắm. Đó là bài học về "thần tượng" của loài người. Nếu không muốn bị đạp đổ thì đừng dựng tượng lên nữa là xong.
Vui một chút: Tôi thấy ở một số địa phương nước ta có lễ "hô thần nhập tượng". Tức là họ tạo ra cái tượng rồi, sau đó họ hô gọi vị thần nhập vào bức tượng đó, xong mới rước vào đình đền để thờ. Tại sao họ lại phải thờ cái mà họ điều khiển được nhỉ?
27-3. Phản hồi từ: tranquoctrung78 [Blogger] Email19.03.14@05:30
Theo quan niệm của mình:
- "Thần" [nếu có] thì nay đã chết nên mọi chân lý đều sụp đổ.
- "Tượng" [đang có] thì nay chỉ còn là cái bóng rất mờ đang tiếp tục lụi tàn và chắc chắn sẽ biết mất.
27-4. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 19.03.14@17:06
Tôi thì nghĩ khác: Chân lý không phải là "thần" hay "tượng" nên không thể sụp đổ được. Chỉ có những ảo tưởng của con người rằng mình đã nắm được chân lý là sụp đổ mà thôi.
28. Cảm nhận từ: Long Ẩn [Bạn đọc] Email · http://yume19.03.14@16:08
Trần Quốc Trung nói đúng: muốn so sánh CNCS và CNPX thì trước hết, anh phải hiểu rõ hai khái niệm này. Chưa hiểu rõ về nó mà đã vội kết luận là giống nhau, thì như các cụ nhà ta vẫn nói: "ăn ốc nói mò". Tôi gọi là vu cáo.
Nhưng bạn lại sai ở thông tin: tượng bác Lê bị đạp đổ ở khắp châu Âu (?). Ở chỗ tôi, ngay bên cạnh tòa nhà công sở của thành phố, một bức tượng Lê Nin được xây từ thời Tiệp Khắc, giờ vẫn còn. Tượng Các Mác và Ph.Ăng ghen giờ vẫn còn ngay trong thành phố đã mang tên ông ở Đức. Berlin giờ vẫn còn nguyên đại lộ Mác-Ăng ghen. NHiều gia đình ở Séc, hay Đức vẫn treo ảnh các ông. Rất nhiều thanh niên châu Âu đeo huy hiệu Chê trên mũ hay áo... Vì sao vậy? Vì họ đã hiểu rõ bản chất của CNCS. Chỉ những ai hiểu lơ tơ mơ về CNCS, giờ mới dài mỏ ra chửi CNCS.
28-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 19.03.14@17:13
Những nhân vật ấy dù sao cũng là những người có tầm ảnh hưởng rất lớn mà lịch sử đã ghi nhận. Dù có đập tượng các ông ấy thì cũng không thay đổi được lịch sử.
Những người chửi chủ nghĩa cộng sản thì chắc không liên quan gì đến hiểu biết của họ về chủ nghĩa ấy, mà là họ có động cơ riêng, hoặc chửi theo một đám người nào đó để... xả stress.
29. Cảm nhận từ: ANNA [Blogger] Email 19.03.14@21:03
Thăm Ái Nữ thôi chứ chưa có thời gian đọc hết nha Ái nữ.Mong Ái nữ thông cảm nghen.
Chúc một tối ngon giấc.
29-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 20.03.14@07:32
Đề tài không hợp "khẩu vị" thì không cần đọc làm gì cho mệt. Cái này cũng không hợp "khẩu vị" của Ái Nữ, có người ngạc nhiên ở commment phía dưới rồi kìa!
30. Cảm nhận từ: tranquoctrung78 [Blogger] Email20.03.14@02:48
Mình hiểu nôm na thế này, triết học cũng là một hình thái ý thức của xã hội [đúng không nhi?]. Nó phản ánh khách quan [hoặc chủ quan] một phương pháp, một hệ tư tưởng, một chủ nghĩa nào đó, của một ai đó, của một thời đại nào đó. Triết học cũng là phương tiện giáo dục sâu sắc những bản chất của cuộc sống, truyền đạt những tư tưởng, chính tri, đạo đức, thẩm mỹ...vv
Hình như, chủ nghĩa Lê đã khẳng định các hình thái ý thức tư tưởng trong đời sống xã hội phải lệ thuộc vào hình thái ý thức chính trị. Vì rằng "khi một giai cấp mới thay thế một giai cấp lên nắm quyền thống trị, thì điều đầu tiên bắt buộc là phải đạt được mục đích của mình. Giai cấp đó phải làm cho tư tưởng của họ trở thành điều duy nhất hợp lý, là duy nhất có giá trị phổ quát". Tức có nghĩa, giai cấp nào đang thống trị xã hội về mặt vật chất thì cũng là thế lực thống trị về mặt tinh thần. [phần trong "..." trích "Bút ký triết học", t/g là bác Lê]. Tư tưởng này của bác Lê phải chăng là độc tài?
Trong cuốn "Chủ Nghĩa xã hội và những vấn đề ở Việt Nam", bác Trường Chinh có viết: "Những giá trị văn hoá tinh hoa chính là chân lý thuần tuý nhất, kết tinh từ những tư tưởng cao quý nhất, nó vượt lên trên mọi giai cấp, mọi khuynh hướng chính trị, chỉ duy nhất phục vụ cho loài người, cho lý tưởng con người". Điều này, hiển nhiên, là không thể sai. Nhưng có thể không? chân lý đứng ngoài "giai cấp".
Bắt nguồn từ những [tình cảm] và tư tưởng chủ nghĩa xã hội, ở xứ mình, người ta luôn khẳng định: "Việt Nam đang xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, vững mạnh tiến lên chủ nghĩa xã hội". [phần trong "..." được truyền tải không ngừng trên báo đảng]. Điều này là khẳng định VN đang "tiến lên" bằng chủ nghĩa duy vật biện chứng. Tức có nghĩa là thừa nhận xã hội chỉ có thể phát triển thông sự đấu tranh của những tư tưởng đối lập,  những mâu thuẫn khác nhau trong xã hội. Theo Marx thì: "Thay đổi chính là tồn sinh". Do đó, hiện thực khách quan phải được phản ánh một cách độc lập và khách quan, phải căn cứ vào thực tiễn đời sống để khẳng định lập trường riêng biệt. Bởi bất cứ hệ tư tưởng nào cũng chỉ phản ánh ý thức của giai cấp chính mình.
Xã hội là sự biểu hiện cho một thể thống nhất, đời sống luôn là sự đấu tranh giữa những mặt đối lập. Cái tích cực đối lập với cái tiêu cực, cái mới tiến bộ thay thế cái cũ lạc hậu, cái đúng phủ định cái sai, cái thiện đối ngược cái ác...vv. Đời sống thực tiễn phải biện chứng sự đối lập của những mặt mâu thuẫn phù hợp với những quy luật của cuộc sống. Để từ đó hình thành những giá trị toàn diện đích thực. Muốn làm được điều này, đời sống phải không ngừng nhận thức, nghiên cứu, phải tìm rõ quy luật phát triển của đời sống và xã hội, chọn lọc đúng đắn những tư tưởng tiến bộ để tạo ra những giá trị chuẩn mực. Bởi sự mâu thuẫn là muôn màu, muôn vẻ, trong đó, cái hiện tượng và bản chất, nguyên nhất và kết quả, cái phổ quát và cái đơn nhất, không phải lúc nào cũng phân biệt được ngay. Nhưng, lẩn tránh những vấn đề gay cấn của cuộc sống, tránh né hoặc làm ngơ trước những mâu thuẫn cản đường phát triển của xã hội,  chính là biểu hiện của những tư tưởng phiến diện, suy đồi, tiêu cực. Làm rõ một số khái niệm của chủ nghĩa xã hội, ta có thể khẳng định: Nhận thức đúng đắn của đời sống luôn là không ngừng đấu tranh với những ý thức lỗi thời và không còn phù hợp. Phải không ngừng đả kích những tư tưởng đồi bại của lũ người suy đồi gieo rắc những ảo tưởng tự do siêu hình phi luân lý. Phải không ngừng lên án lũ người đốn mạt mạo danh Mác-xít đang nhai thứ luân lý giẻ rách giáo điều, truyền bá văn hoá, văn nghệ nô dịch, những ý niệm ngu dân, mị dân, bịp bợm đời sống bằng thuyết định mệnh... Phải không ngừng phản kháng lại sự áp bức và bóc lột. Nhưng đồng thời, phải cổ vũ cho tinh thần sáng tạo tích cực, phải nhận thức và phát huy những tư tưởng đúng đắn, phải phát huy tinh thần tinh dân tộc. Tuy nhiên, những khuynh hướng trên chỉ là một phần của căn bệnh ngu xuẩn và ấu trĩ chưa thể triệt tiêu ngay được. Nhưng ta cũng có thể thấy, mọi hình thái tư tưởng trong xã hội đều có tính đặc thù riêng biệt của chúng. Tính đặc thù ấy đang phản ánh hiện thực khách quan [hoặc chủ quan] đều cần phải được đánh giá thông qua nội dung tư tưởng chứ không phải tâm lý hình tượng. Than ôi! Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội tiếp tục tiến lên - Đến bao giờ mới đến ngày viên mãn. Trước những thách thức và khó khăn...

Mình thì chắc chắn không phải tiến sĩ rồi, nhưng rất mong bạn Ái Nữ góp ý cho  bài viết mới này của mình. Chẳng mấy khi thấy bạn Ái Nữ có hứng với triết học. 
30-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 20.03.14@09:02
Chẳng nhẽ hết nam nhi để bạn bàn chuyện triết học rồi hay sao? Tôi đâu có nghiên cứu triết học. Như bài viết ở trên tôi cũng đâu đòi làm cho ra nhẽ rằng ông tiến sĩ đúng hay sai về triết học, tôi chỉ bảo rằng bài viết của ông ấy không những không ích lợi mà còn gây hiềm khích mà thôi.
Đoạn văn trên của bạn ẩn chứa một logic nào đấy, nhưng do tôi chưa từng nghiên cứu những tài liệu mà bạn dẫn nên không đủ hiểu biết để góp ý cho bài viết của bạn.
"Trường Chinh có viết: "Những giá trị văn hoá tinh hoa chính là chân lý thuần tuý nhất, kết tinh từ những tư tưởng cao quý nhất, nó vượt lên trên mọi giai cấp, mọi khuynh hướng chính trị, chỉ duy nhất phục vụ cho loài người, cho lý tưởng con người". Điều này, hiển nhiên, là không thể sai. Nhưng có thể không? chân lý đứng ngoài "giai cấp".
Ồ, câu hỏi này của bạn rất hay. Trong những bản lý lịch mà tôi từng khai, tôi phải bỏ trống mục "thành phần giai cấp", vì theo hướng dẫn của họ thì tôi không thuộc thành phần nào. "Vô sản" thì chắc chắn rồi, vì có lần cơ quan phát tờ công khai tài sản, theo những tiêu chuẩn đề ra thì tôi không hề sở hữu thứ gì thuộc loại phải khai vào đó. Từ thực tế này tôi cho rằng hiện nay giai cấp "vô sản" không hề lãnh đạo ở Việt Nam, vì các quan chức lãnh đạo đều "hữu sản", người "vô sản" như tôi không thể "lãnh đạo" ai ngoài bản thân mình. Ở Việt Nam hiện nay, công nhân không phải là lãnh đạo, nông dân cũng không phải là lãnh đạo, cho nên những lý luận gì gì đấy về xã hội của các bác Mác Lê tôi không tìm đọc, vì nó không giải thích được thực tế cuộc sống mà tôi đang sống. Các bác khác tôi cũng không đọc, vì tôi không thích triết học.
Tôi chẳng tự xếp tôi vào giai cấp nào, nhưng đã là con người thì ai cũng có quyền tự do học hỏi chân lý. Chân Lý là một khái niệm trừu tượng nên tôi không thể luận bàn tỉ mỉ, mỗi bạn đọc ở đây đều có nhận định riêng và chúng ta không cần phải thống nhất về "định nghĩa chân lý". Còn những người "lớn tiếng" ngoài xã hội, nói những điều mà người khác nghe không "lọt tai" nhưng vì "thấp cổ bé họng" nên không thể cãi, cái đó người ta gọi là chân lý của kẻ mạnh.
Tôi không hiểu triết học để có thể luận bàn với bạn. Lý lẽ của tôi là lý sự "củ cải". Muốn nói Lý thì phải có Chân.
Củ cải không có chân, nó chỉ có... rễ.
30-2. Phản hồi từ: tranquoctrung78 [Blogger] Email20.03.14@11:24
Ôi. Bạn Ái Nữ hiểu nhầm rồi. Bài viết của mình có ý luận bàn triết học. Chỉ là, không hiểu, tại sao mọi người lại tranh luận quá sôi nổi về một bài viết vớ vẩn [của một bác có học vị tiến sĩ cơ đấy]. Thế nên, mới bạo gan viết vu vơ mấy điều, gần gũi với thực tế, nhờ bạn Ái Nữ nhận xét cho vui. Ví như "ừ bài này tạm ổn" hoặc "cũng chưa hay lắm". Biết đâu lại có nhiều người tham gia góp ý cho vui. Mình cũng đã bao giờ nghiên cứu về triết học đâu. Đọc qua cho vui
30-3. Phản hồi từ: tranquoctrung78 [Blogger] Email20.03.14@11:25
Bài viết của mình ko có ý luận bàn triết học.
30-4. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 20.03.14@12:14
Nhận xét cho vui: Comment 30 của bạn không ngắn nhưng tôi chỉ phát hiện được một lỗi đánh máy, tức là không "ẩu" hơn vài lần khác. Còn comment 30-2 của bạn cũng không ẩu, nếu bạn không thêm ý chữa ở comment 30-3 thì tôi chưa chắc đã phát hiện ra được ngoài chuyện không có dấu chấm cuối cùng.
Comment 32 thì tôi không dám nhận xét, không biết góp ý ở comment 31 có làm bạn vui không, vì đó mới chỉ là một người thôi chứ chưa phải nhiều người. Hic hic...
30-5. Phản hồi từ: tranquoctrung78 [Blogger] Email20.03.14@15:17
Trời ơi :) Còn ngàn tỉ chuyện đáng để vui buồn. Cái CM 31 không khiến nảy xinh cảm giác vui hay buồn. Nhưng có 2 điều làm mình khó chịu. Tất nhiên là khó chiụ phần lớn với chính bản thân mình thôi.

1/ Mình cực kì khó chịu vì những hành động kiểu như thế sẽ khiến mình phải khinh bỉ đến tận cùng con người. Hình như bạn Ái Nữ đã có lần nói hãy mở lòng với cuộc sống. OK điều này là ko sai. Nhưng cuộc sống mà như thế có mở lòng được không? Lại phải coi thường nó.
2/ Đã bất tài mà lại có dã tâm thì đây là vô năng, sở đoạn, trí hèn, điều này khiến mình coi thường đến tận cùng con người. Khốn nỗi là sự coi thường này không dừng lại ở đấy. Bởi tính dây chuyền nên sẽ khiến mình coi thường thêm rất nhiều điều khác.
Mình là người vô luân lý, tức có nghĩa là không phải quân tử, không phải đạo đức, cũng không tử tế lắm. Tại sao luôn có những hành vi khiến mình bỉ và coi thường đến tận cùng con người. Và bạn Ái Nữ tin mình đi, mình rất muốn tôn trọng họ.
Nếu đơn giản chỉ vì mục đích thì nói một câu là xong. Tại sao lại cứ phải vẽ trò...hay trò ấy mình không biết nhỉ. Chán thế đấy
31. Cảm nhận từ: Long Ẩn [Bạn đọc] Email · http://yume20.03.14@03:22
TQT 78.
NHững dòng đầu tiên, bạn hiểu sai cơ bản về triết học.
Những phần giữa trích bác Trường Trinh: nên hiểu rằng, "giá trị văn hóa tinh hoa" đó là của chung nhân loại. Một khi đã là của chung, thì mỗi giai cấp đều được soi vào và thấy mình trong đó.
Phần cuối, bạn hô hào chung chung quá. Vấn đề bây giờ là phải chống cái gì, chống ai, nhóm nào...phải cụ thể ra. Triết học chỉ ra những quy luật chung nhất, nhưng đấu tranh XH phải cụ thể.
32. Cảm nhận từ: tranquoctrung78 [Blogger] Email20.03.14@07:11
Sự thật là mình không muốn tiếp nhờ Long Ẩn. Nhưng thôi, bạn hãy hiểu đây là mình phá lệ. Nếu bạn Long Ẩn không thể viết ra những điều tỏ vẻ [chỉ là tỏ vẻ] có một ít tí tẹo tèo teo trí tuệ thì rất mong bạn đừng lảm nhảm những thứ vớ vẩn với mình. Cám ơn bạn trước và rất mong bạn hiểu.

Thứ Nhất: "Những giá trị văn hoá tinh hoa chính là chân lý thuần tuý nhất, kết tinh từ những tư tưởng cao quý nhất, nó vượt lên trên mọi giai cấp, mọi khuynh hướng chính trị, chỉ duy nhất phục vụ cho loài người, cho lý tưởng con người". Điều này tức có nghĩa là khẳng định giá trị của Con Người là cao nhất chứ không phải "giai cấp". Bởi chính Con Người là Phả Hệ của Chân Lý. Và ai cũng biết "giai cấp" chưa chắc đã là chân lý.
Thứ 2: Mình chưa bao giờ "hô hào chống cái gì, chống ai, nhóm nào...". Bạn Long Ẩn Bỏ Cái Lối Đặt Điều Vớ Vẩn Này Đi Nhé. Đấy là khái niệm cơ bản của phép biện chứng duy vật [được khẳng định trong lý thuyết chủ nghĩa xã hội]. Sự đối lập của những mặt mâu thuẫn là nền tảng tạo ra tư tưởng mới, chân lý mới, Marx gọi đó là "Sự biện chứng của tự nhiên". Xây dựng XHCH là phải loại bỏ "những ý thức lỗi thời", "những tư tưởng đồi bại"...như đã viết ở trên. Nếu bạn Long Ẩn không có khả năng đọc hiểu, tự tìm hiểu, thì vẫn còn một cách, là gửi thư đến mục "Ý kiến bạn xem truyền hình" trên TV.

Theo lời: GS Nguyễn Lân Dũng thì "Khinh đồng bào" là một trong vài tính xấu của người Việt. Quả thực, cháu rất muốn hỏi GS là đồng bào như bạn Long Ẩn thì có đáng khinh không.
33. Cảm nhận từ: tranquoctrung78 [Blogger] Email20.03.14@15:47
:) Có thể coi đây là một tiểu luận triết học [cho tỏ vẻ hàn lâm] hoặc cũng thể là gì cũng được. Bạn Ái Nữ gửi hộ mình tới cái trang Triết Học Đường Phố nhé, xem có ai ném đá không :). CM 31 là động lực để có bài viết này

Hữu Thể và Hư Vô
Nhân, Sinh, Quan - Khởi Nguồn Từ Bi Kịch

Quả thực, phải viễn du vào vùng trời viễn mộng của lớp người "tri thức" đang làm "văn nghệ" ở quanh ta, ta mới thấy bản chất của đời sống đang hiện dần sáng rõ. Trong cõi mộng mơ này, ta đã thấy, vô số điều cặn bã [cả cũ lẫn mới] nổi lềnh bềnh trong những mỹ từ lầy lội rách nát. Thở dài rồi - Ta đành nhìn ngôn ngữ mình rơi. Có điều gì nghe ra đau xót, than ôi, một thế hệ những con người đang sống đời thực vật. Một lớp người "tri thức" bèo bọt hướng thượng một tấm thân vong bản tự dối mình. Có sự mỉa mai xô lệch cả nụ cười, than ôi, một thế hệ những người chết chưa chôn. Một lớp người "tri thức" vô luân trầm trồ khen mình trước hình bóng của mình do chính mình viết ra. Khung cảnh ấy kể ra cũng đẹp như một bức tranh thủy mặc được tô vẽ ít nét, ít màu. Một lớp người "tri thức" trọn đời "quỳ gối vong nô". Sao lại tự hào một cuộc đời như thế? Cuộc đời ơi. Thời gian âm thầm vọng tiếng tàn phai. Độc tôn suy vi miền thực tại. Sa đọa là gia tài của nhân sinh đầy ắp điêu cuồng. Nhưng - Tiếng đời vẫn tấu khúc trầm luân – À ơi túy lúy duy miên ru người. Trên kia - Thăm thẳm lưng trời. Lời ngôn ngữ rụng giữa đời rơi rơi. Lờ mờ hình bóng lả lơi những người. Khi nghêng ngang - Tỏ bề sâu rộng. Khi kín đáo - Vờ nét khiêm cung. Khi nhả dại - Đời sáng như sương. Khi vĩ dị - Người mờ như nắng. Tiếng vọng – Tiếng đời – Mù khơi – Viễn Tượng. Dục vọng chìm đắm trong tâm lý siêu hình. Là mãi mãi - Hữu thể gặp hư vô.

Trong khung cảnh thơ mộng có bờ suối với những gốc thông già. Ta lặng nhìn mầu trời huyết dụ đang tàn phía trời đông. Hoàng hôn dâng đầy trong đáy mắt. Mặt trời tắt sáng – Bóng tối khởi sự ngập tràn. Tồn sinh thực tại – Tiêu điều trên nẻo đời quanh co hoang phế. Hiện tồn – Là sống đời lá cỏ. Nhân sinh – Như chiếc lá cuối cùng chờ tiếng rơi. Không có thất bại ngoài đời sống nhưng có cả vạn chuyện hoang sử, ngàn chuyện hoang đường, hạnh phúc là hưởng thụ bất vong, niềm vui là bên đời bất diệt. Nghe ra từ ấy, tiếng đời ru ta "phải nhìn bằng lăng kính khác". Kiếp nhân sinh bên bờ thực tại – Là không đổi thay qua lăng kính. Mắt ta nhìn – Vẫn chỉ thấy hư vô. Khung cảnh này là đời đời nhiễu loạn, là vô giáo dục, là vô đức lý, là vô niềm tin, là vô mơ ước, là con người vô giá trị. Tiếng vọng của dư vang: À ơi, à ơi, à ơi - Cuộc sống giấc ngủ muôn đời nghe ru - Sinh ra là để sung sướng, để thỏa mãn, để đắm say, để yêu thương, để viên mãn, đừng đau khổ, đừng than phiền, và đừng bao giờ theo đuổi những mục đích viển vông. Hãy sống như vẫn sống.

Ta nhìn quanh ta – Chỉ thấy sự hân hoan cùng tiếng cười ôm nhau ngây ngất. Dưới chân này: "Sa mạc lớn dần tức có nghĩa là hoang tàn lan rộng" 
33-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 20.03.14@19:50
Ối! Sau vụ "đụng độ", Triết Học Đường Phố đã xóa sổ cái nick của tôi rồi. Mà họ chỉ đăng bài tự viết của thành viên hoặc bài do chính admin sưu tầm. Bạn đăng ký làm thành viên dễ lắm.
33-2. Phản hồi từ: Người Hà Nội [Bạn đọc] 20.03.14@20:02
Triết Học Đường Phố phát xít ra phết.
33-3. Phản hồi từ: tranquoctrung78 [Blogger] Email20.03.14@22:37
Nói thật là mình cũng chưa đọc hết bài viết của tiến sĩ kia, nhưng thấy lạ khi mọi người lại "tranh luận" ghê thế, chẳng hiểu tranh luận cái gì. Nên mới nhờ bạn Ái Nữ post vào đấy xem thử thế nào. :) nhỡ có hứng đá cũng liều một phen. Còn đăng ký ở đấy, thì mình chắc chắn không đủ kiến thức để bon chen ở những nơi hàn lâm như thế. Có những bài viết của GS này hay tiến sĩ nọ, thiên hạ khen - chê ầm ầm, nhưng chắc mình ngu nên chỉ đọc khoảng hơn 20 dòng. Giờ mình cũng lười đọc lắm rồi. Đúng thật, bất tư duy nội đồng vô ngôn ngữ.
33-4. Phản hồi từ: Long Ẩn [Bạn đọc] Email · http://yume21.03.14@01:05
Bạn TQT78 lớn rồi mà sao không dám tự mình làm mọi việc, lúc thì nhở GS NLD, lúc lại nhờ AN? Qua đây, tôi có thể hình dung ra một TQT nhỏ bé, yếu đuối với một cặp kính cận dày như đít chai. Cậu bé này luôn tỏ ra sợ sệt với bạn bè. Mỗi khi có ai bắt nạt lại ré lên gọi mẹ: "Mẹ ơi! đồng bào Long Ẩn đánh con. Hu Hu..."
Đang bận nấu cơm, tí nữa viết tiếp.
33-5. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 21.03.14@01:38
@ Long Ẩn
"Củ cải" và "cà rốt" là hai thành phần không thể thiếu của món "canh dưỡng sinh" rất nổi tiếng, dành cho những người yếu. Đây đâu phải là lần đầu mà bác nói "qua đây"? Bác đã kiểm tra xem triết gia Bùi Văn Nam Sơn có họ với mình không hay chưa?
Tôi có cái xe gắn máy động cơ rất ỳ, nhưng bù lại nó có cái còi kêu to, mỗi khi trên đường không kịp xử lý tình huống thì tôi bóp còi ầm ĩ lên cho người ta tránh. Đó cũng là một phương pháp.
33-6. Phản hồi từ: Long Ẩn [Bạn đọc] Email · http://yume21.03.14@17:16
Buồn quá, bị cháy mất nồi cơm rồi, kiểu gì tối nay cũng bị vợ lột da. Hãi!
Long Ẩn viết tiếp trả lời TQT78.
Không biết bạn học lớp mấy và tâm chí bạn có bình thường không, nhưng khi câu chuyện đang rất tử tế như trên, tự nhiên bạn mời GS NLD vào để "khinh" tôi, thì tôi hiểu ra rằng: mình đang phải tiếp chuyện với một thằng cha bị "lăn tăn" rồi. Càng đọc những còm của bạn, tôi càng không khinh bạn, mà thương. Thương thay cho một thanh niên còn trẻ, biết viết chữ mà đã sớm rơi vào vòng lẩn thẩn tâm thần.
Thực sự TQT chỉ biết viết chữ thôi, hoàn toàn không có nghĩa. Cái gọi là "triết học" của bạn, chẳng qua chỉ là một mớ chữ, chúng được sắp xếp hơi có thứ tự một chút (điều này chứng tỏ bạn có được học về ngữ pháp và chính tả).Nhưng đọc xong, không ai hiểu bạn định lẩm bẩm cái gì. Mớ chữ đó hệt như một cái thùng phuy rỗng. Lẽ ra tôi chỉ nói thế thôi, nhưng với khả năng nhận thức của bạn, tôi phải thêm rằng: thùng rỗng thì kêu to, nhưng trong ruột nó chẳng có gì. Cố mà hiểu đoạn này nhà "triết học" trẻ tuổi nhé.
(còn nữa)
34. Cảm nhận từ: vidamantinh [Blogger] 20.03.14@16:07
Chị Ví hôm nay mới lần đầu tiên vào nhà Ái Nữ. Chị xin nói ngắn thôi. Người của chủ nghĩa này nói xấu chủ nghĩa kia là chuyện cơm bữa. Họ thường núp dưới bóng những bài lý luận xã hội để gửi gắm ý đồ. Nói thẳng nói thật, ĐCS cũng có khối bài chửi CN Phát Xít tệ hơn thế nhiều. Do đó... huề, không nên tốn phí thời gian tranh luận đúng sai.

Nếu ai hỏi chị Ví like cho chủ nghĩa nào, Đảng nào? Chị sẽ vote cho tất cả các Đảng đều tồn tại. Bởi quy luật của phát triển xã hội là tạo ra thế cạnh tranh.

Và để áp chế, cân bằng thế cạnh tranh không lệch, chỉ có thể là một bản hiến pháp dưa trên phép trung dung, tầm cơ như hiến pháp của nước Pháp đã trên 300 năm không phải thay đổi, tất yếu dân giàu mạnh. Vậy thì cứ để người của các Đảng chửi nhau đi, có sao đâu...

Theo chị Ví, nên dành thời gian và trí tuệ để suy nghĩ nên làm việc gì đó có lợi cho dân thì thiết thực hơn. Ví dụ như GS Nguyễn Lân Hùng, chị Ví sáng nào cũng ngồi mấy phút coi chương trình ông hướng dẫn cho nông dân trồng trọt, chăn nuôi...
34-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 20.03.14@20:07
Chị Ví nói chí phải! Nhưng dân ta không chỉ có nông dân.
Ấy, công việc của giáo sư Nguyễn Lân Dũng cũng có phần nhiều là giúp nông dân, thế mà ông lại xui em "cứ viết tiếp những bài như thế này" có... dại không! Nông dân nước Việt Nam cứ biết chăn nuôi trồng trọt là được rồi, quan tâm đến chính trị làm gì cho "tổn thọ", chính quyền nói sao thì cứ tin vậy đi, chị nhỉ!
Mà "việc gì đó có lợi cho dân" là việc gì thì em còn nghĩ mãi chưa ra. Em chưa đủ tài đủ duyên để viết bản ý kiến đóng góp cho lãnh đạo địa phương hay nhà nước như chị Ví được. Em chỉ nghĩ: Dân là ai? Dân là... em. Thôi em cứ làm những việc có lợi cho... em là được rồi. Hic hic...
34-2. Phản hồi từ: vidamantinh [Blogger] 20.03.14@22:42

Ơ chị tưởng em đang mong mọi người tranh luận cơ mà?

Chị Ví chẳng nói ai dại, ai khôn AN à.

Mà chị Ví nói rằng không thể biết được ai đúng, ai sai lúc này. Chủ nghĩa nào cũng có lý lẽ riêng của họ. Người của chủ nghĩa cộng sản ra sức bài xích, tố cáo người của chủ nghĩa đế quốc. Nhưng khổ nỗi nhân dân sống dưới triều của chủ nghĩa đế quốc đang sung sướng hơn, và nghe nói được tự do ngôn luận hơn? Vậy AN lý giải điều này thế nào?

Lẽ nào thông minh như AN lại không nhận ra, chị Ví đưa hình anh GS NLH chỉ là một ví dụ trong muôn vàn trường hợp.

Đúng như tư tưởng trong bài AN nên đó thôi, thảo lậun nên có cả những ý kiến trái chiều. Khi AN thấy lời khuyên của GSNLD đúng thì tất yếu ý kiến của chị Ví là trái chiều...

Nông dân nước Việt Nam cứ biết chăn nuôi trồng trọt là được rồi, quan tâm đến chính trị làm gì cho "tổn thọ", chính quyền nói sao thì cứ tin vậy đi, chị nhỉ!


và đoạn này

Em chưa đủ tài đủ duyên để viết bản ý kiến đóng góp cho lãnh dạo địa phương hay nhà nước như chị Ví được.


bị trệch đường rày nhau rùi. Chị Ví dám cả gan góp ý cho lãnh đạo địa phương, há chẳng phải là vì không thể để "chính quyền nói sao thì cứ tin vậy đi", và vì nhân dân mà nói sao?
34-3. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 21.03.14@00:45
À, em mong mọi người giữ cái nhìn trung dung, còn tranh luận thì dù mong hay không mong thì mọi người cũng đã tranh luận rồi, vấn đề là tranh luận như thế nào mà thôi. "Trái chiều" nghĩa là phải "chệch đường ray nhau", chứ cùng đường mà trái chiều thì đâm nhau nát đầu mất. Hì hì...
Nữ nhi mà có chí khí như chị Ví, em rất khoái! 
34-4. Phản hồi từ: tranquoctrung78 [Blogger] Email28.03.14@15:11
Rôi chưa bao giờ quan tâm đến chính trị vì đấy vấn đề mà tôi mù tịt. Nhưng:
Con người vẫn suy tư bằng những ảo giác điên cuồng khi đời sống đang đắm chìm vào cơn ác mộng. Con người không tin nhưng con người khiếp sợ, đây là những bản năng sinh tồn tất yếu. Nhưng tôi thích suy nghĩ này: Chúng ta đang sống trong một thời đại đã được khai sáng – Sự khiếp sợ không thể chế ngự được niềm tin. Lịch sử chưa có một cuộc cách mạng nào diễn ra tự động. Phải không? Đây là sự thực đằng sau sợ hãi.
35. Cảm nhận từ: trantam51 [Blogger] Email 22.03.14@07:14
Thật sự tôi rất ít quan tâm đến chính trị. Một là mình không hiểu. Hai là chả thay đổi được gì. Ba là không thích. Nhưng bài bạn viết là một bài sắc sảo, có lí lẽ, có sức lôi cuốn! Chúc bạn luôn khỏe!
35-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 22.03.14@23:01
Tôi cũng giống bác, không thích chính trị. Tôi chỉ quan tâm đến những người bạn trẻ và muốn vui cùng họ một chút mà thôi, ai ngờ họ lại... không vui. Hì hì...
36. Cảm nhận từ: Nhật Hằng [Blogger] Email 24.03.14@22:41
Thăm Ái Nữ, đọc bài viết và các com nhưng không tham gia gì đâu. Đọc bài AN mệt nhưng thích. Nghe giọng AN rất đáng yêu!
Chúc AN ngủ ngon nha!
36-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 25.03.14@00:12
Chị làm em ngạc nhiên quá! Thường người ta không bảo em "đáng yêu" mà là... "giống yêu". 
36-2. Phản hồi từ: Nhật Hằng [Blogger] Email25.03.14@20:17
Kệ người ta. Đấy là người ta chưa gặp em. Nếu gặp và tâm sự với em người ta lại nghĩ khác thì sao? Chị thích giọng nói và cách nói của em!
Chúc em vui!
36-3. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 26.03.14@09:19
Được chị khen thì cũng... muộn rồi, hu hu!... Bây giờ thì cái tên Ái Nữ đã được nhiều người dịch thành Yêu Nữ. 
Ngày lấy cái tên này em làm gì đã biết nó có một cái nghĩa như vậy. Đúng là phải giao lưu mới mở mang đầu óc được chị ạ! 
36-4. Phản hồi từ: Nhật Hằng [Blogger] Email26.03.14@14:59
Sao lại muộn? chị chưa biết nhiều về AN nhưng theo cảm nhận chủ quan của chị thì hình như tất cả mới đang bắt đầu với AN thôi, đúng không?
36-5. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 26.03.14@18:32
Em không biết nữa chị ạ! Em thấy mình luôn luôn ở chỗ bắt đầu, cũng tức là luôn luôn vừa kết thúc.
37. Cảm nhận từ: nguyendoantuyet [Blogger] Email25.03.14@23:19
Ái Nữ đã dành thời gian để đi vào lãnh vực...nhức đầu này chứng tỏ bạn thực sự quan tâm đến những vấn đề hệ trọng của đất nước
Tôi còn nhớ một cuốn sách bày bán tự do ở miền Nam trước 75 có nhan đề "HÀNH TRÌNH TRI THỨC CỦA KARL MARX " của một tác giả phương Tây,tôi kg nhớ tên , trong đó đã nói về cuộc đời của Mác và quá trình hình thành lý thuyết triết học của ông. Cái để lại ấn tượng sâu đậm nhất với tôi chính là nhận xét đánh giá cuối cùng, tôi chỉ nhớ cốt lõi như sau: " cuộc đời và nhân cách của Mác và Ăng- ghen rất đáng khâm phục, nhưng tiếc rằng học thuyết của ông chỉ là không tưởng.( vì tác giả cuốn sách cho rằng ÓC TƯ HỮU vốn là thuộc tính của con người nên không thể xóa bỏ tư hữu để xây dựng chủ nghĩa cộng sản được, Ở NGAY CÁI THỜI ĐIỂM ĐÓ nhưng không ai đánh đồng chủ nghĩa phát xít với chủ nghĩa cộng sản như ông tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc cả. Vì thế cách viết của ông ấy thiếu tính khách quan và nói như Ái Nữ, có lẽ ông ta là người cần thấm nhuần câu hỏi: viết cho ai? viết để làm gì?...
Tôi thấy cách nói năng viết lách của một số người Việt ở nước ngoài mang tính hằn thù và kì thị, gây chia rẽ dân tộc...
37-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 26.03.14@09:35
Ái Nữ vốn không định dành thời gian cho vấn đề chính trị, chỉ là đã đụng vào thì nó lại bung ra mà thôi. Không ngờ một trang web "tự do" còn có thiên kiến chính trị mạnh đến thế, nói gì đến những trang tuyên truyền cho hệ thống chính trị trong nước!
Sự cực đoan nào rồi cũng được đáp lại bằng một sự cực đoan. Họ có lý do để hận thù, mình chỉ có cách hóa giải sự hận thù ở mình trước.
38. Cảm nhận từ: trandinhnhan [Blogger] Email27.03.14@13:41
Ú òa... Sang đọc một mạch hết loạt bài của em... tóa mồ hộ ra... hix... Khỏe ko em?!
38-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 27.03.14@21:56
Nếu còn mồ hôi để tóa ra thì tức là còn khỏe.
Em khỏe anh ạ! 
39. Cảm nhận từ: Người Hà Nội [Bạn đọc] 27.03.14@18:05
@ Ái Nữ
"
34-1. Phản hồi từ: Người Hà Nội [Bạn đọc] 26.03.14@22:50
@ Mẹ Đốp
Tôi thấy cách Cáo Lỗi của bác CT (link tại đây) hơi lạ. Bác ấy chấp nhận các còm khen bác ấy biết xin lỗi và các còm không có lợi cho bác TT, còn còm nào ko hợp với bác ấy, thì bị xóa mất tiêu.
Mẹ Đốp làm ơn xem xét hộ tôi, bên bác CT ở phần tự do được còm cho Cáo Lỗi (link tại đây) tôi dán một còm giống hệt còm 51-1 cho bài Nhuận bút và đời sống của người viết văn của bác TT(link tại đây). Không hiểu tại sao bác CT xóa mất tăm, lại còn bị cấm cửa.
" (Link tới còm 51-1 tại đây ).


Ái Nữ nhận xét thế nào các chuyện liên quan tới còm trên?
Để tránh hiểu lầm. Tôi không để ý tới việc hai bác CT và bác TT bất đồng, bởi vì có tranh cãi mới có thể tìm ra bạn thực sự, hoặc ko thực sự, tôi coi đó là chuyện thường tình. Bác NCT -kẻ đâm bị thóc, chọc bị gạo- là người tôi quan tâm. Xóm Lá dễ bị chia rẽ bởi những người như bác NCT.

------

Nguồn:
1. Link trong các còm của tôi được hiển thị bằng các mầu khác với phần còn lại chẳng hạn mầu đỏmầu hồng...
2. Còm 7 của bác NCT bên nhà VTR. Link tại đây.
3. Cáo Lỗi của bác CT. Link tại đây.
4. Nhuận bút và đời sống của người viết văn của bác TT. Link tại đây
5. Thâm mà không sâu của bác TT. Link tại đây.
Tôi đã copy tất cả các bài liên quan làm của riêng.
39-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 27.03.14@23:35
Thì ra Người Hà Nội đã tự khâu lấy "túi càn khôn" làm "cẩm nang Xóm Lá" cho riêng mình. Blog Việt không nên thiếu những bạn đọc cẩn thận như thế. 
Tôi đã đặt một "còm" bên nhà bác Cao Thâm, nhưng không muốn tham gia thêm nữa, vì càng nhiều người nói, càng nói nhiều lời thì càng có vẻ rối thêm. Bây giờ thì rối thật rồi. Anh đã hỏi thì tôi xin nói:

1. Bác Cao Thâm đăng bài "Cáo lỗi" mà lại xóa vết tích bài viết đã dẫn đến việc phải viết bài "Cáo lỗi" sẽ khiến nhiều người không được thỏa mãn. Cụ thể như chị Vòm Trời Riêng không muốn comment của mình bị "mất tích" như thế nên đã đem ý kiến ấy đăng sang blog của bác Trịnh Tuyên.

2. Bác Trịnh Tuyên gỡ comment theo đề nghị của bác Cao Thâm hẳn là có phần miễn cưỡng theo góp ý hòa giải của bà con Xóm Lá và đề nghị rất "áp lực" của bác Cao Thâm chứ không phải là ý muốn của bác ấy, vì bác ấy không xóa bài "Thâm mà không sâu". Theo tôi nghĩ thì hai bác ấy chẳng cần xóa gì hết ngoài xóa những bực bội trong lòng. Nên giữ nguyên "hiện trường" để mọi người nhìn vào học hỏi.

3. Nhân vật Người Cao Tuổi (NCT) mà anh nhắc tới, tôi không quan tâm làm gì, chỉ mong tôi và người ấy không phải Là-Một, vì những chiêu thức mà họ múa may quả là tầm thường, nhiều người dễ nhận ra. "Đổ thêm dầu vào lửa", "đâm bị thóc chọc bị gạo" đúng là những gì mà Người Cao Tuổi đã làm. Cũng chẳng sao, tôi chỉ chê là họ làm chưa hay chưa khéo. Chứ nếu những người đã có thâm tình, có thiện chí xây dựng tình đoàn kết thì làm sao chỉ vì những kẻ như thế mà phá bỏ những gì mình đã và đang xây dựng? Như tôi cũng "đâm chọc" khối người, có thấy ai bị làm sao đâu! 

4. Tôi không theo dõi tranh luận bên blog của bác Cao Thâm nên không kịp thấy comment của anh trước khi bị xóa, cũng như không biết còn có những comment nào khác bị xóa nữa hay không. Nhưng nếu bây giờ phải là blogger mới đăng được comment vào đó thì anh cũng nên suy nghĩ. Lần trước sau khi anh làm inh ỏi trong "nhà" của bác Nguyễn Lân Dũng, bác ấy cũng đặt chế độ phải đăng nhập mới được comment. Hậu quả là trong vụ "xì-căng-đan" của Huyền Chip, Blog Việt xuất hiện một số nick lạ không hề có bài viết nào mà chỉ "ném đá" vào nhà bác Nguyễn Lân Dũng xong rồi "biến". Như thế rất nhiêu khê và lãng phí. Nhưng chúng ta nên chấp nhận và tôn trọng giải pháp của họ.
Vậy tại sao anh không đáp lại bằng một giải pháp khác? Chẳng hạn như anh dựng riêng một gian nhà chuyên để triển lãm "túi khôn" của Xóm Lá, kịp thời copy và lưu giữ các "còm trận" độc đáo của mọi nhà, các bài viết "nhạy cảm" có nguy cơ bị chủ nhà dỡ bỏ hoặc ẩn sau đó, anh cũng chẳng phải lo viết bài làm gì. Như thế không phải với mục đích "đâm bị thóc chọc bị gạo" mà là để mọi người tập thói quen tôn trọng lịch sử, chứ lịch sử mà bị sửa hay xóa thì làm gì còn giữ được đầy đủ giá trị của nó nữa. Cái tốt cái hay cái đẹp đã nhiều rồi, nên có chỗ trưng bày cái xấu của mình, còn cái xấu của người khác thì có gì đáng nói? Nếu anh không làm việc ấy, thì hỏi "của riêng" của anh có ích cho ai?
39-2. Phản hồi từ: Người Hà Nội [Bạn đọc] 28.03.14@01:19
@ Bác Ái
Bên LK tôi đã nhắc nhở mọi người thận trọng khi viết nặc danh. Link tới còm 5-32 tại đây. Đáng tiếc bác NCT không tin. Hình như bác NCT lầm lẫn tôi với một VIP nào đó. Thực ra còn có thể viết dài dài về bác ấy. Nhưng thôi.
Tôi viết mấy cái còm vô thưởng, vô phạt, ngắn cũn ở Xóm Lá cho vui. Nếu ai ko muốn tôi còm thì có sao đâu, nếu tôi có làm một cái nhà ở đây để còm, thì cũng chẳng có ích gì, vì các chủ nhà vẫn có thể xóa không thương tiếc, trong khi đó để có một cái còm tôi phải mất nhiều công lắm. Làm cái nhà ở đây để kể xấu thì chả có ích gì, bởi vì người lạ sống thế nào, mặc người ta. Nhớ lần làm loạn bên GS Dũng, GS hỏi ý kiến mọi người có nên xóa không, Bác Ái gợi ý "cứ để đấy, để cho mọi người thấy anh ta xấu như thế nào". Đến mãi sau này GS theo đề nghị của tôi mới xóa, trước khi xóa còn cẩn thận nói "xóa theo đề nghị của NHN". Tấm guơng có một ko hai, chứng tỏ GS là một người rất nghiêm chỉnh, trung thực

Ps.

1. Nội dung câu nói không chính xác từng chữ.

2. Nếu anh không làm việc ấy, thì hỏi "của riêng" của anh có ích cho ai?
Chỉ để thỉnh thoảng có ai đó giật mình cho vui thôi. Thỉnh thoảng thay đổi ko khí một chút cũng tốt.

3. Thấy các nhà thích thú với bài viết của cô SV người Nhật quá. Bác Ái có động lòng trắc ẩn không? Xem thêm:
"NÓI THẬT MẤT LÒNG" 
THUỐC ĐẮNG GIÃ TẬT SỰ THẬT MẤT LÒNG
39-3. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 28.03.14@02:07
Cuộc "đụng độ" trong Xóm Lá lần này có nguyên nhân sâu xa là Tác Phẩm Mới chưa đủ sức tạo được uy tín. Tôi không nghi ngờ động cơ tốt đẹp của những người sáng lập ra tạp chí này, nhưng mà tôi thấy nó còn thiếu một cái gì đó làm cho nền móng của Tác Phẩm Mới giống như công trình của những anh thợ không có kinh nghiệm trong nghề nghiệp. Tôi không dám chê những người đang xây dựng Tác Phẩm Mới, vì trong đó có nhiều tên tuổi, nhiều "cây đa cây đề", nhưng móng đã không vững thì nhà chắc làm sao?
Ngay như cái Văn đoàn Độc lập Việt Nam mà nhiều người háo hức mong chờ ấy cũng chẳng làm cho trái tim tôi reo vui lên được tiếng nào. Vẫn là những tên tuổi rất kêu, nhưng tôi vẫn không thấy một cái gì đủ là "nền tảng" cho nó. Đâu phải cứ gắn chữ "Việt Nam" vào là nó đại diện được cho văn học nước nhà! Mà họ kêu hai chữ "tự do" rõ ồn ào. Cứ thử đọc bài "Lời chào Văn Việt" ở đây mà xem, quá nhiều những đại ngôn sáo ngữ "rổn rảng" nghe sợ quá! Cái tên nhà văn Nguyên Ngọc treo cao đầu tiên, nhưng không hề thấy "bóng vía" của Nguyên Ngọc ở trang web này. Đâu phải cứ đăng tên đăng bài người ta vào là linh hồn người ta sẽ theo vào. Hay bây giờ linh hồn của Nguyên Ngọc là linh hồn khác rồi chăng? Ai đã đại diện cho Văn Việt mà viết cái "lời chào" như thế?"Một Trang, Nhiều Tiếng Nói", nhưng vẫn là những tiếng nói loạn xạ rất khó nghe.

Ngày 25-4-2014 bổ sung thêm cho đoạn bình luận trên: Nhà văn Nguyên Ngọc đã đích thân viết một bài đăng trên Văn Việt, bài viết này đã công khai nói lên những khó khăn tế nhị, thể hiện nền tảng văn chương của Văn Việt không vững. Bài viết đó là "Thư gửi các anh chị trong Ban vận động VĐĐLVN".
39-4. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 28.03.14@02:17
Cái bài "Nói thật mất lòng" thì tôi đã có comment bên nhà bác Nguyễn Lân Dũng rồi. Thấy người ta hoan hô tôi chưa dám mừng, vì người ta thích nghe sự thật nhưng là sự thật về người khác của người khác, nếu là sự thật về người Việt thì là người Việt chung chung. Thử chỉ đích danh ai xem người được chỉ có hoan hô không?
39-5. Phản hồi từ: Người Hà Nội [Bạn đọc] 28.03.14@04:06
"Lần trước sau khi anh làm inh ỏi trong "nhà" của bác Nguyễn Lân Dũng, bác ấy cũng đặt chế độ phải đăng nhập mới được comment." - Còm 39-1
Sai!
Sự thực. Ái Nữ làm inh ỏi trong vụ bàn về sắc đẹp. Sau khi làm quen với bác Long Ẩn, tôi không còm bên GS Dũng nữa. Nhưng có thể tôi là nguyên nhân sâu xa như kiểu hiệu ứng cánh bướm có thể gây bão ở mãi tận nửa bán cầu kia, để GS bàn về sắc đẹp.
39-6. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 28.03.14@04:29
"Ái Nữ làm inh ỏi trong vụ bàn về sắc đẹp".
Sai!
Sự thực. Tôi chỉ bình luận rằng giáo sư Nguyễn Lân Dũng thiếu hiểu biết về các người đẹp mà thôi. Rồi những người hâm mộ giáo sư mới làm inh ỏi lên... 
39-7. Phản hồi từ: Người Hà Nội [Bạn đọc] 28.03.14@04:46
Có nghĩa là, GS cấm cửa các FANS cuồng tín của GS, chứ ko cấm cửa tôi.
39-8. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 28.03.14@05:32
Giáo sư đã "cấm cửa" tất cả những người không có "hộ khẩu chính thức" trong Xóm Lá, trong đó có anh. Đó chỉ là một "chính sách" thôi mà, rơi vào ai thì người đó chịu. 
39-9. Phản hồi từ: Người Hà Nội [Bạn đọc] 28.03.14@05:46
Bình thường các FANS dùng tên chính thức.
Sửa lại:
GS cấm cửa các danh không có "hộ khẩu chính thức" của các FANS có "hộ khẩu chính thức" của GS.
39-10. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 28.03.14@09:26
Người Hà Nội không phải lo ai "đâm bị thóc chọc bị gạo" nữa nhé! Sáng nay bác Trịnh Tuyên đã đăng một "Cáo lỗi" bên nhà bác ấy rồi. Hy vọng là "Cáo lỗi" này của bác Trịnh Tuyên không bị Người Hà Nội chê!
39-11. Phản hồi từ: Người Hà Nội [Bạn đọc] 28.03.14@21:05
Bên LK tôi đã viết lý do tôi tham gia vào phi vụ này rồi. Link tới còm 11-5 tại đây. Bác TT này cứ như mấy ông nhà Nho thời xưa ấy. Thật mừng, khi bác TT coi VTR là người bạn chưa quen biết. À mà bác TT Cáo Lỗi ở đâu.
39-12. Phản hồi từ: Người Hà Nội [Bạn đọc] 29.03.14@04:37
@ Ái Nữ
Bác TT xóa bài Thâm mà không sâu, cho nên trong còm 39: (Link tới còm 34-1 tại đây) chỉ vào hư vô.
Phiền Ái Nữ sửa lại thành
(Link tới còm 51-1 tại đây)
chỉ đến còm 51-1 trong bài Nhuận bút và đời sống của người viểt văn.
Cám ơn
39-13. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 29.03.14@07:34
Tôi đã sửa cho anh rồi. Như vậy là bác Trịnh Tuyên đã xóa bài "Thâm mà không sâu" cùng với bài "Cáo lỗi" nên anh không đọc được bài "Cáo lỗi" của bác ấy. Tôi viết còm 39-10 xong thì offline nên không biết bác Trịnh Tuyên xóa những bài ấy vào lúc nào. Chỉ biết là bác Trịnh Tuyên đăng bài "Cáo lỗi" lúc hơn 6h sáng 28-3-2014. Khi tôi đọc thì đã có tới gần 100 lượt đọc trước đó và đã có tới 9 comment, trong đó blogger phauthuattk (tức bác sĩ Nguyễn Vinh Dũng) đặt "còm" đầu tiên nói rằng bác ấy gọi Trịnh Tuyên là "thầy" không ngoa. Một nội dung quan trọng trong "Cáo lỗi" của bác Trịnh Tuyên:

Bác Trịnh Tuyên tuyên bố trịnh trọng rằng bác ấy vĩnh viễn không bao giờ gửi bài cho Tác Phẩm Mới do bác Cao Thâm làm tổng biên tập nữa.

Người Hà Nội này, anh đừng có dại dột mà nhận rằng cuộc trao đổi này của chúng ta đã gây ra "hiệu ứng cánh bướm" nào đấy nhé!
Tôi mới đọc lời bình luận của bác Việt An ở đây mới biết rằng cái tên "Tác Phẩm Mới" bị "đụng hàng", tức là ngay cả cái tên của nó cũng không có gì là mới.
39-14. Phản hồi từ: Người Hà Nội [Bạn đọc] 29.03.14@12:20
@ Ái Nữ
1. Nếu ko thấy có lỗi, thì không xin lỗi. Làm lấy lệ để làm đẹp lòng mọi người, còn bản thân ko phục tất cả (trong đó có cả bản thân), thì ko nên.
2. Tôi tưởng bác Việt An, cái gì cũng biết. Nhầm. Bác ấy ko biết "Tác Phẩm Mới" mới.
40. Cảm nhận từ: Nguyễn Quốc Trung 78 [Bạn đọc] Email28.03.14@14:50
Tại sao lại "đâm bị thóc, chọc bị gạo" làm gì nhỉ? Đây là hành động vô nghĩa. Mà đã là vô nghĩa thì hà cớ gì mà phải quan tâm?. Nếu vấn đề phát sinh mâu thuẫn thì những người có nhận thức đúng đắn vẫn thường tranh biện thẳng thẳn với nhau. Tranh biện tức có nghĩa là tranh luận và biện chứng chứ không phải nói ba lăng nhăng. Những ý kiến vô dục kiểu "thêm dầu vào lửa" thì hơi đâu mà quan tâm. Từng có người khuyên tôi không nên có thái độ ghen tức, mà phải "rửa tay cho sạch" trước khi chỉ tay vào một ai đó. Và rằng "hãy nhìn lại mình" rồi hãy phán xét. Thậm chí có người tử tế còn muốn dậy tôi một bài học bổ ích. Ý tốt của mọi người tôi nghiêm túc thiếp thu chỉ là họ hiểu ý tôi. Chưa bao giờ tôi có may mắn được biết cái cảm ghen tức [trong cái nghĩa mà họ nói] ra sao. Nhưng tôi ghét cay ghét đắng một lũ người xấu xa và độc ác. Còn sự khinh miệt của tôi chỉ dành cho tất cả những người còn lại chấp nhận sự độc ác và xấu xa ấy. Họ vẫn là Họ. Hiển nhiên điều đó là sự thực nhưng hiển nhiên hơn nữa là tôi hiếm khi nhìn thấy ai còn sống mang bóng dáng con người. Điều này là thực hơn cả sự thực.
41. Cảm nhận từ: tranquoctrung78 [Blogger] Email28.03.14@14:59
Tại sao lại "đâm bị thóc, chọc bị gạo" làm gì nhỉ? Đây là hành động vô nghĩa. Mà đã là vô nghĩa thì hà cớ gì mà phải quan tâm?. Nếu vấn đề phát sinh mâu thuẫn thì những người có nhận thức đúng đắn vẫn thường tranh biện thẳng thẳn với nhau. Tranh biện tức có nghĩa là tranh luận và biện chứng chứ không phải nói ba lăng nhăng. Những ý kiến vô dục kiểu "thêm dầu vào lửa" thì hơi đâu mà quan tâm. Từng có người khuyên tôi không nên có thái độ ghen tức, mà phải "rửa tay cho sạch" trước khi chỉ tay vào một ai đó. Và rằng "hãy nhìn lại mình" rồi hãy phán xét. Thậm chí có người tử tế còn muốn dậy tôi một bài học bổ ích. Ý tốt của mọi người tôi nghiêm túc thiếp thu chỉ là họ không hiểu ý tôi. Chưa bao giờ tôi có may mắn được biết cảm giác ghen tức [trong cái nghĩa mà họ nói] ra sao. Nhưng tôi ghét cay ghét đắng một lũ người xấu xa và độc ác. Còn sự khinh miệt của tôi chỉ dành cho tất cả những người còn lại chấp nhận sự độc ác và xấu xa ấy. Họ vẫn là Họ. Hiển nhiên điều đó là sự thực nhưng hiển nhiên hơn nữa là tôi hiếm khi nhìn thấy ai còn sống mang bóng dáng con người. Điều này là thực hơn cả sự thực. Không chấp nhận thực tế tức có nghĩa là tôi đang khẳng định sự hiện hữu của chính họ. Ấy thế mà đắng nhẽ phải vui mừng thì có khi họ còn nói tôi vô cùng thậm tệ. Nhưng điều này là đáng mừng với tôi.
41-1. Phản hồi từ: Người Hà Nội [Bạn đọc] 29.03.14@04:44
@ Bác Tranquoctrung
Thông thường người trong cuộc khó nhận ra hành động "đâm bị thóc, chọc bị gạo", "đổ thêm dầu vào lửa", nên người ta dễ bị người khác lợi dụng.
41-2. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 29.03.14@07:52
@ Người Hà Nội
Bạn Tranquoctrung78 chưa bao giờ nhờ tôi sửa lỗi giúp giống như anh. Bạn ấy loay hoay tự sửa, và qua hai lần sửa lỗi của bạn ấy ở còm 30-2 và 30-3, còm 40 và 41, người ta sẽ nhận ra lỗi nghiêm trọng mà bạn Tranquoctrung78 hay mắc phải là "nói không thành có". Hic hic hic...
41-3. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 29.03.14@08:24
À mà hình như còm 41-2 của tôi sai rồi. Bạn đọc Nguyễn Quốc Trung 78 và blogger Tranquoctrung78 là hai người khác nhau, vì email của họ khác nhau, họ của họ cũng khác nhau. Tại sao blogger Tranquoctrung78 lại đi copy gần như nguyên si comment của bạn đọc Nguyễn Quốc Trung 78, chỉ làm mỗi cái việc là "sửa có thành không" và thêm 3 câu vào phần cuối? Người Hà Nội thấy có gì đáng bình luận ở đây không?
41-4. Phản hồi từ: Người Hà Nội [Bạn đọc] 29.03.14@21:36
Hai người rất tiết kiệm lời, nên dùng chung một còm. Chuyện bình thường. Trước đây đã có hai bác cũng tiết kiệm còm như thế, lúc đó có Ái Nữ có thắc mắc gì đâu. Thôi hãy công bằng cho mọi người.
41-5. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 29.03.14@21:45
Chẳng hiểu sao hôm nay tôi "ngứa miệng" lắm lời quá!
Tôi sai rồi. Cảm ơn Người Hà Nội đã nhắc nhở!
41-6. Phản hồi từ: tranquoctrung78 [Blogger] Email02.04.14@23:19
Trong khung cảnh chìm chìm nhạt nhạt và vô cùng buồn tẻ thì [với sự hồn nhiên thiên bẩm] bạn Ái Nữ rất hay có những cm vô cùng hài hước.
41-7. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 02.04.14@23:34
42. Cảm nhận từ: Trần Mỹ Giống [Blogger] Email29.03.14@09:08
Đọc mấy bài của Ái Nữ cuốn hút vì học được cách tranh luận, dẫn dắt vấn đề... nhưng quả tình là mình không đủ trình độ về đề tài này.
Cảm ơn Ái Nữ thăm blog TMG.
42-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 29.03.14@10:03
Cảm ơn bác đã ghé thăm! Tôi thấy trang của bác hay đề cập đến chủ đề làm trong sạch văn học nước nhà mà nhiều người quan tâm hiện nay, và những câu chuyện tiếu lâm nhiều người thích đọc.
Tôi cũng không đủ trình độ về hầu hết mọi thứ, nên dù cái gì be bét tôi cũng không dám kêu nhiều. Nhưng ông Trời nhiều khi không cho phép tôi né tránh trong những tình huống cụ thể.
Blog của tôi là "chiếu chèo" giúp mọi người xả stress, nên chủ đề và đề tài của những bài viết thay đổi liên tục.
Tôi nhận ra nhà bác và nhà tôi có sự khác nhau rất thú vị:
Nhà bác nhiều người đọc, ít tranh luận.
Nhà tôi ít người đọc, nhiều tranh luận.
43. Cảm nhận từ: saumietvuon [Blogger] Email 29.03.14@21:23
Viết bài mới đi người đẹp AiNu à!
43-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 29.03.14@21:39
Làm gì mà bác phải sốt ruột thế? Từng có lúc cách hai tháng tôi mới đăng một bài. Đợi đến ngày Cá tháng Tư, kỷ niệm blog "Hơi Thở Của Vũ Trụ" tròn một năm tuổi, tôi sẽ trình làng entry mới.
43-2. Phản hồi từ: saumietvuon [Bạn đọc] Email30.03.14@06:04
Nàng đăng vào ngày ấy tui chả thèm đọc bởi toàn xạo tui...heeee.
43-3. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 30.03.14@19:29
Ồ vậy là bác chưa đọc câu chuyện
"Người Nổi Tiếng và vở kịch ngày Cá tháng Tư"
ở đây rồi. Vì nếu đọc thì bác đã biết Ái Nữ không bao giờ nói dối trong ngày Cá tháng Tư, vì đó là ngày đặc biệt trong cuộc đời Ái Nữ và là ngày đặc biệt với blog "Hơi Thở Của Vũ Trụ". Bác không đọc cũng được thôi, nhưng đừng... tiếc!
44. Cảm nhận từ: Tran Minh Tuan [Bạn đọc] Email30.03.14@20:33
Viết bài mới đi người đẹp AiNu, chờ mãi mà chẳng có bài mới, tui còn sốt ruột hơn anh Miệt. cái bài ni sặc mùi chính trị quá, chủ nghĩa là giấc mơ còn chế độ là tỉnh giấc giật mình thì ra hết tiền mua gạo. Thôi chưa có bài mới thì anh sang Lão khoa xem sao.
44-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 30.03.14@21:36
Nhưng anh đã đọc hết bài... cũ chưa?
Trong blog này, bài nào cũng mới. 
45. Cảm nhận từ: ngonguyen2012 [Blogger] Email31.03.14@18:38
Một bài viết khúc triết và thẳng thắn...
Chúc AN vui, khỏe!
45-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 31.03.14@22:40
Chúc bác mạnh khỏe!
46. Cảm nhận từ: phuot [Blogger] Email 31.03.14@22:08
Tôi chưa đọc bài của Nguyễn Hưng Quốc, nhưng vẫn thấy có "vài điểm giống nhau":
1/ Quốc Trưởng Adolf Hitler của Đức là chủ tịch Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (Đức Quốc Xã), trong khi quốc hiệu của ta là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2/ Adolf Hitler thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội của Đệ tam Đế quốc, cấm chỉ tất cả các đảng đối lập và bức hại các đối thủ chính trị. Ngoài "con ngựa già MTTQ" đóng vai trò phản biện ... "theo khuôn khổ" thì người ngoài có mà rủ tù, nói gì đến...đối thủ chính trị.
46-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 31.03.14@22:37
Hì hì... Như vậy, bạn là người không cần đến bài viết của ông Nguyễn Hưng Quốc. Còn bài viết của tôi thì chỉ để mua vui thôi. Tôi đâu có viết với mục đích lớn lao như ông tiến sĩ ấy!
"Chiếu chèo" này phục vụ nhiều món, chả nhẽ lại từ chối món "chính trị" không chế biến một ít để phục vụ khán giả! Tôi cũng không phải là người khuôn khổ quá. 
47. Cảm nhận từ: duyben [Blogger] Email 01.04.14@06:11
NHÌN BÀI VIẾT NHIỀU CHỮ ĐÃ NGẠI RỒI, VẬY MÀ VÀO NHÀ AN ĐỌC BẰNG HẾT. ĐA DẠNG VÀ LÔI CUỐN. THẾ MỚI LÀ CUỘC SỐNG. CỨ VÀO CHÙA TỤNG KINH GÕ MÕ CẦU MONG ĐIỀU THIỆN CŨNG TỐT THÔI NHƯNG MÃI THẾ CŨNG NHÀM. PHẢI VẬN ĐỘNG ĐỂ TỒN TẠI VÀ CŨNG ĐỂ...LỚN LÊN. MÌNH CẢ ĐỜI Ở LÀNG QUÊ HỌC HÀNH CHẲNG ĐÂU VÀO ĐÂU, THÔI THÌ:

ĐẾCH CẦN ĐIỀU GÌ QUAN TRỌNG
TỰ ĐẾN RỒI TỰ ĐI
NHỮNG TẤM BIA VÔ TÌNH MÀ BẠC
CẢ ĐỈNH NÚI CAO CHƯA CHẮC ĐÃ CÓ GÌ...
47-1. Phản hồi từ: Ái Nữ [Blogger] Email 01.04.14@06:26
"CẢ ĐỈNH NÚI CAO CHƯA CHẮC ĐÃ CÓ GÌ..."

Bây giờ người ta có công nghệ mới, phá núi nhanh lắm, bác Duy Bến nhỉ! ink cố định


Không có nhận xét nào: