Gần đây, ông Trần Xuân Giá - cựu ủy viên trung ương đảng, cựu bộ trưởng có tâm sự với báo giới về những điều ông khuyên con cháu trong đó có lời khuyên: “Không làm ông chủ. Hãy làm thuê mà sống. Nhưng muốn sống tốt thì phải giỏi chuyên môn để là người làm thuê giỏi, để được tôn trọng”.
Ở góc độ cá nhân, tôi hiểu có thể là ông đang chán chường, mệt mỏi vì mọi sự, ông thấy mình đang phải trả giá cho việc trót một lần làm “ông chủ” để rồi bị liên quan đến tụng đình, nên muốn khuyên con cháu không đi lại “con đường mòn đau khổ” mà ông (vô tình hay hữu ý) đã đi qua.
Thực ra đó là việc riêng của ông, nhưng ông lại chia sẻ những điều riêng tư đó với báo chí trong khi ông từng là một nhà lãnh đạo cao cấp, từng là người của công chúng nên ông buộc phải đứng trước phán xét của dư luận, của công luận, e đó cũng là chuyện thường tình.
Câu hỏi được đặt ra lúc này là tuổi trẻ nước nhà nên có tâm thế làm chủ hay làm thuê?
Tôi ủng hộ diễn đàn này của báo Một Thế Giới vì rõ ràng đây là vấn đề vô cùng cấp thiết nhưng cũng mang tính lâu dài không những cho mỗi bạn trẻ mà cho cả tương lai của dân tộc.
Thế hệ 7X của chúng tôi đang được coi là nòng cốt của đất nước. Và chúng tôi luôn nhìn lên phía trước là thế hệ đi trước như những tấm gương lớn để noi theo với nhiều hoài bão và hy vọng.
Ở góc độ cá nhân, tôi hiểu có thể là ông đang chán chường, mệt mỏi vì mọi sự, ông thấy mình đang phải trả giá cho việc trót một lần làm “ông chủ” để rồi bị liên quan đến tụng đình, nên muốn khuyên con cháu không đi lại “con đường mòn đau khổ” mà ông (vô tình hay hữu ý) đã đi qua.
Thực ra đó là việc riêng của ông, nhưng ông lại chia sẻ những điều riêng tư đó với báo chí trong khi ông từng là một nhà lãnh đạo cao cấp, từng là người của công chúng nên ông buộc phải đứng trước phán xét của dư luận, của công luận, e đó cũng là chuyện thường tình.
Câu hỏi được đặt ra lúc này là tuổi trẻ nước nhà nên có tâm thế làm chủ hay làm thuê?
Tôi ủng hộ diễn đàn này của báo Một Thế Giới vì rõ ràng đây là vấn đề vô cùng cấp thiết nhưng cũng mang tính lâu dài không những cho mỗi bạn trẻ mà cho cả tương lai của dân tộc.
Thế hệ 7X của chúng tôi đang được coi là nòng cốt của đất nước. Và chúng tôi luôn nhìn lên phía trước là thế hệ đi trước như những tấm gương lớn để noi theo với nhiều hoài bão và hy vọng.
Đạo diễn Nguyễn Mạnh Hà tại Nghĩa trang Bát Xát, Lào Cai - Ảnh: Nhân vật cung cấp
Nhưng có 1 thực tế đáng buồn là mỗi ngày khi ánh bình minh đánh thức tôi dậy, tôi nhìn quanh nhà và nhiều lần giật mình chợt hỏi: Tôi đi xe máy và ô tô của người Nhật, tôi dùng đồ gia dụng như tủ lạnh, ti vi, máy giặt, máy lạnh, nồi cơm điện, lò nướng, điện thoại di động… của Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan... Tôi dùng máy tính của Mỹ, tôi uống nước ngọt và ăn đồ ăn nhanh của các nước phương Tây, rồi một đất nước đất đai trù phú, khí hậu ôn hòa tôi phải ăn cả thực phẩm thậm chí không an toàn của Trung Quốc.
Một con người không thích và không biết làm chủ (suy nghĩ và hành động của mình) thì cần phải xem tồn tại để làm gì?
Một quốc gia không biết tự trọng và không biết làm chủ vận mệnh của mình thì phải xem lại tồn tại để làm gì?
Nhìn rộng ra một chút, tôi thấy gần như tất cả đồng bào của mình cũng như vậy và tôi buồn bã hiểu rằng, với một nền kinh tế chủ yếu là gia công đã biến hàng chục triệu người Việt chúng ta thành những kẻ làm thuê, dẫn đến điều tất yếu phần lớn mồ hôi công sức của người Việt bỏ ra lao động từ sáng tới đêm để cuối cùng không ít những đồng tiền chân chính và khó khăn đó lại “khăn gói quả mướp” xếp hàng lũ lượt chui tọt vào túi các ông chủ ngoại quốc hoặc túi của bọn sâu mọt bầy đàn tham nhũng, ăn chặn, ăn cướp.
Thân phận làm thuê bị chà đạp, hàng ngàn công nhân ở các xí nghiệp phải đình công
Nước Việt đang trở thành một hình thức thuộc địa kiểu mới của các tập đoàn nước ngoài cấu kết với những “nhóm lợi ích” trong nước. Tức là chúng ta đang đứng trước nguy cơ bị mất chủ quyền về kinh tế, tức là mất vai trò làm chủ cuộc sống của mình, sâu xa hơn mất chủ quyền quốc gia.
Tôi nghĩ câu hỏi "Làm chủ hay làm thuê?" trong bối cảnh thực tiễn lúc này của đất nước phải được mở biên tầm nhìn như thế.
Khi đặt câu hỏi trong toàn cảnh quốc gia, mỗi người trẻ tuổi tùy theo năng lực và khát vọng của mình sẽ nhận thức đầy đủ hơn những bước đi và đích đến của mình khi đứng trước câu hỏi: Làm chủ hay làm thuê?
Và tôi tin với một người trẻ tuổi có học hành tử tế, có năng lực thực sự, có nhiệt huyết với đất nước sẽ thấy xấu hổ khi mình chọn lựa con đường tầm thường nhất là làm thuê để đủ ăn mà chẳng rủi ro, chẳng phải mệt óc, chẳng phải chịu trách nhiệm gì hết.
Tức là chỉ lo lợi ích cho riêng mình và cho gia đình riêng của mình còn nhân dân đói nghèo, dân tộc bị khinh rẻ, quốc gia bị tụt hậu, bị phụ thuộc thì đó không phải là việc của mình.
Một con người không thích và không biết làm chủ (suy nghĩ và hành động của mình) thì cần phải xem tồn tại để làm gì?
Một quốc gia không biết tự trọng và không biết làm chủ vận mệnh của mình thì phải xem lại tồn tại để làm gì?
Diễn đàn: Làm chủ hay làm thuê?
Đạo diễn Nguyễn Mạnh Hà
Ảnh: Tư liệu http://motthegioi.vn/xa-hoi/lam-chu-hay-lam-thue-tieng-noi-cua-mot-cong-dan-7x-65381.html
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét