!
PHẢI CHĂNG CHÚNG TA ĐÃ BẤT LỰC
VÀ BUÔNG HẾT RỒI?
“Chả biết cơ quan chức năng quản lý thế nào”, là lời than của một công nhân dự án Formosa (Vũng Áng, Hà Tĩnh) về tình trạng lao động Trung Quốc làm việc trong khu công nghiệp này với “công việc lắp giàn giáo, uốn cốt pha, bốc vác, đào hố như chúng tôi mà hưởng lương gấp 3 - 4 lần”
“Quản lý thế nào” là câu chuyện không chỉ anh công nhân
Khi đó, Bộ LĐ-TB-XH và các ngành chức năng đã hứa giải quyết dứt điểm tình trạng này; và rằng tháng 5.2013, khi bộ luật Lao động mới có hiệu lực sẽ giúp kiểm soát tình trạng lao động phổ thông nước ngoài không phép. Nhưng đến nay tình trạng không những không được giải quyết mà còn diễn biến phức tạp hơn.
Phát biểu của ông Phó giám đốc Sở LĐ-TB-XH Bình Thuận trên Thanh Niên ngày 1.4, dường như bộc lộ hết sự bất lực của quản lý nhà nước trong lĩnh vực này: “Có khi cơ quan chức năng đến nơi không có ai tiếp, hoặc công trường đóng cửa không cho vào” và theo ông này đây chính là nguyên nhân của tình trạng lao động “chui” trên công trường thủy điện Vĩnh Tân 2 (?). Quản lý chuyên ngành thì nói vậy, còn chính quyền cơ sở thì trả lời rằng “họ (nhà thầu - NV) rất ít khi quan hệ làm việc với xã… Nhiều khi họ đến làm việc không có phiên dịch thì chúng tôi biết gì mà làm việc” (?).
Trách nhiệm của quản lý nhà nước là phải bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong mọi trường hợp. Nhưng việc các cơ quan chức năng viện dẫn các khó khăn “khách quan” để lý giải cho sự bất lực của quản lý đối với lao động nước ngoài là điều rất khó chấp nhận. Hiện tại luật pháp không thiếu các quy định để kiểm soát số lượng và chất lượng lao động nước ngoài, chỉ có điều những quy định này dường như không được thực hiện nghiêm túc trên thực tế, bởi tính kém hiệu năng của các cơ quan thực thi. Câu chuyện các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Malaysia... đang ứng xử với lao động VN làm việc bất hợp pháp ở nước họ phải được coi là kinh nghiệm trong trường hợp này. Khi bị phát hiện, không chỉ lao động bị trục xuất chắc chắn mà chủ sử dụng lao động bất hợp pháp đó có thể bị phạt đến sạt nghiệp hoặc truy cứu hình sự nếu số lượng lớn.
Chính phủ đang phải chi nhiều tiền, làm nhiều cách để giải quyết tình trạng thất nghiệp. Sẽ là rất bất công với người lao động trong nước khi các cơ quan chức năng buông lỏng quản lý lao động nước ngoài do vô tình hoặc cố ý. Không có câu chuyện trách nhiệm chung chung mà trách nhiệm quản lý nhà nước ngành, quản lý địa bàn phải gắn với những trách nhiệm pháp lý rất cụ thể cho những người không hoàn thành nhiệm vụ.
Đồng Nhân
(Nguồn: Thanh Niên)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét