KINH HOÀNG!
LÉN LÚT LÀM LỄ ĐỘNG THỔ DỰ ÁN TÀN PHÁ LĂNG NGÔ QUYỀN
Cấp báo từ Làng cổ Đường Lâm
LÉN LÚT LÀM LỄ ĐỘNG THỔ DỰ ÁN TÀN PHÁ LĂNG NGÔ QUYỀN
Cấp báo từ Làng cổ Đường Lâm
0h Rằm Tháng Tư năm Quý Tỵ (24.5.2013), dòng tộc họ Ngô đã lén lút làm lễ ĐỘNG THỔ tu bổ Đền thờ Ngô Quyền tại làng Cam Lâm - xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây - Hà Nội.
Trong quang cảnh Đền Ngô Quyền đèn nến lập lòe, những người hành lễ đã thắp nến bát quái, bày đặt hình nhân thế mạng, ngựa voi mã to như ngựa voi thật càng làm cảnh tượng lễ cúng thêm phần rùng rợn.
Bà con Đường Lâm cho biết, thầy cúng đã sử dụng 7 tạ gạo tẻ và 3 tạ gạo nếp cho lễ cúng này. Cúng xong, toàn bộ 1 tấn gạo đó được đem đổ xuống sông Tích.
Đáng chú ý là chính quyền các cấp ở địa phương, Ban quản lý làng cổ Đường Lâm, Phòng Văn hóa thị xã Sơn Tây, Cục Di Sản, Bộ Văn hóa đều không cơ quan nào được báo cáo về việc này.
Ai chủ trương lễ Động thổ? Ai phê duyệt cho việc phá đền Ngô Vương và động đến phần mộ của Ngô Vương?
Theo người dân địa phương, Dự án chỉ giữ lại huyệt mộ Ngô Quyền, ngoài ra phần kiến trúc lăng, kiến trúc đền và xung quanh đều bị san phẳng để xây mới, quy mô hoành tráng.
Chính quyền xã Đường Lâm, chính quyền thị xã Sơn Tây, Ban Quản lý Làng cổ Đường Lâm; Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Nội, UBND TP Hà Nội; Cục Di sản Bộ Văn hóa hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về chuyện này!
và đây, đôi rồng hai bên được sơn xanh sơn đỏ trông phát hãi:
Trong quang cảnh Đền Ngô Quyền đèn nến lập lòe, những người hành lễ đã thắp nến bát quái, bày đặt hình nhân thế mạng, ngựa voi mã to như ngựa voi thật càng làm cảnh tượng lễ cúng thêm phần rùng rợn.
Bà con Đường Lâm cho biết, thầy cúng đã sử dụng 7 tạ gạo tẻ và 3 tạ gạo nếp cho lễ cúng này. Cúng xong, toàn bộ 1 tấn gạo đó được đem đổ xuống sông Tích.
Đáng chú ý là chính quyền các cấp ở địa phương, Ban quản lý làng cổ Đường Lâm, Phòng Văn hóa thị xã Sơn Tây, Cục Di Sản, Bộ Văn hóa đều không cơ quan nào được báo cáo về việc này.
Ai chủ trương lễ Động thổ? Ai phê duyệt cho việc phá đền Ngô Vương và động đến phần mộ của Ngô Vương?
Theo người dân địa phương, Dự án chỉ giữ lại huyệt mộ Ngô Quyền, ngoài ra phần kiến trúc lăng, kiến trúc đền và xung quanh đều bị san phẳng để xây mới, quy mô hoành tráng.
Chính quyền xã Đường Lâm, chính quyền thị xã Sơn Tây, Ban Quản lý Làng cổ Đường Lâm; Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Hà Nội, UBND TP Hà Nội; Cục Di sản Bộ Văn hóa hoàn toàn phải chịu trách nhiệm trước lịch sử về chuyện này!
Nguồn: tại đây.
Dự án đã triển khai, và đây là hình ảnh chiều 30 Tết Giáp Ngọ:
.
.
Tấm bình phong mới được dựng lên án ngữ trước lăng, bịt tầm nhìn của lăng Ngô Vương.
Từ xưa chưa từng có bức bình phong ở đây. Vì tiền án của lăng là dãy đồi ở xa xa.
Thế đất của lăng mộ và đền thờ Ngô Quyền nhìn ra là quá đẹp, đầy đủ cả minh đường và tam thai triều củng. Phải chăng việc dựng lên một cái bình phong trước mặt lăng là để trấn yểm?
và một quái thú đã xuất hiện, vẻ mặt hung ác, đang cong đít về phía bài vị Ngô Vương
.
.
và đây, đôi rồng hai bên được sơn xanh sơn đỏ trông phát hãi:
Than ôi! Ngô Vương - ông tổ Trung Hưng thứ Nhất của nước Việt ta, mà sao đám con cháu họ Ngô ngày nay lại ra nông nỗi này!!!
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét