Ukraina vừa lật qua một trang sử mới với việc phế truất tổng thống Viktor Ianukovitch, và việc trả tự do cho nhà đối lập Iula Timochenko. Thế nhưng, cùng với hy vọng thoát khỏi khủng hoảng là mối lo về nguy cơ nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này bị tan rã.
Hôm qua, 22/02/2014, sau khi quyết định trả tự do ngay lập tức cho nhà đối lập Timochenko, cựu thủ tướng, Quốc hội Ukraina đã thông qua nghị quyết về việc truất phế tổng thống Ianukovitch và tổ chức bầu cử tổng thống trước thời hạn ngày 25/05 tới.
Tuy nhiên, tại thành phố Kharkiv, ông Ianukovitch, đắc cử tổng thống năm 2010 và trên nguyên tắc đến tháng 03/2015 mới hết nhiệm kỳ, tuyên bố là ông không hề có ý định từ chức, đồng thời lên án điều ông gọi là “một cuộc đảo chính”.
Đến đêm hôm qua, không ai biết là tổng thống bị truất phế đang ở đâu. Hôm nay, một phát ngôn viên của lực lượng biên phòng ở Donetsk ( miền Đông Ukraina ) cho hãng tin AFP biết là ông Ianukovitch đã toan hối lộ họ để phi cơ của ông được cất cánh bay sang Nga, nhưng họ đã từ chối nhận tiền. Hiện nay, tổng thống bị truất phế của Ukraina đang lẩn trốn trong vùng Donetsk, quê hương của ông và cũng là một trong những thành trì của phe ủng hộ ông.
Hôm nay, Quốc hội Urkaina vừa bỏ phiếu thông qua nghị quyết chỉ định chủ tịch Quốc hội Olexandre Tourchinov làm tổng thống lâm thời, chiếu theo quy định của Hiến pháp. Theo thông báo của ông Tourchinov, từ đây đến thứ ba tuần tới, các dân biểu Quốc hội phải thành lập một chính phủ mới. Các dân biểu Ukraina cũng thông qua việc việc giao trả tư dinh nguy nga của tổng thống Ianukovitch cho Nhà nước.
Về phần nhà đối lập Timochenko, sau khi được tự do, đã đến quảng trường Độc Lập để ngỏ lời với khoảng 50 ngàn người đứng chật cứng quảng trường. Bà đã kêu gọi những người biểu tình tiếp tục cuộc đấu tranh.
Về phản ứng của quốc tế, nước Nga hôm qua cáo buộc phe đối lập Ukraina “ đã không thực hiện một nghĩa vụ nào” trong thỏa thuận ký hôm thứ sáu với tổng thống Ianukovitch và tố cáo những người mà họ gọi là “thành phần cực đoan vũ trang và những kẻ cướp phá đang đe dọa trực tiếp toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina”.
Phản ứng của châu Âu thì hoàn toàn khác hẳn. Trên trang mạng Twitter hôm qua, Ngoại trưởng Ba Lan Silorski, người đã tham gia vào thương lượng giữa phe đối lập với chính quyền Ukraina cho rằng không hề có đảo chính ở Kiev. Đại diện ngoại giao cao cấp của Liên Hiệp Châu Âu Catherine Ashton hôm qua đã kêu gọi các lãnh đạo Ukraina hành động “một cách có trách nhiệm” để duy trì toàn vẹn lãnh thổ và sự thống nhất của đất nước.
Về phần Hoa Kỳ thì hoan nghênh việc trả tự do cho nhà đối lập Timochenko, đồng thời nhắc lại rằng chính người dân Ukraina quyết định về tương lai của họ. Từ Washington, thông tín viên Jean-Louis Pourtet gởi về bài tường trình:
“Trong một bản thông cáo, Nhà Trắng đã hoan nghênh việc làm mang tính xây dựng của Quốc hội Ukraina và kêu gọi nhanh chóng thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc, rộng rãi và bao gồm các nhà kỷ trị. Đối với chính quyền Mỹ, có thể là Ukraina đã gần đạt được mục tiêu đề ra: giảm dần bạo lực, sửa đổi Hiến pháp, thành lập chính phủ liên hiệp và tổ chức bầu cử trước thời hạn. Nhà Trắng cũng hoan nghênh việc trả tự do cho nhà đối lập Timochenko và chúc bà chóng bình phục.
Khi được đài NBC hỏi rằng những diễn biến gần đây có thể đưa Ukraina xích gần lại châu Âu và Hoa Kỳ hay không, đại sứ Mỹ tại LHQ Samantha Power nói rằng :” Hiện giờ, chúng tôi nghĩ trước hết đến nhân dân Ukraina. Dứt khoát phải chấm dứt các vụ bạo động và thực hiện thỏa hiệp. Người dân Ukraina phải thảo luận với nhau để quyết định về tương lai của đất nước họ”.
Hoa Kỳ cũng cam kết sẽ làm việc với các đồng minh, với nước Nga, với các định chế Châu Âu và quốc tế để Ukraina trở thành một quốc gia thịnh vượng, thống nhất và dân chủ”.
Nhưng tương lai của nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này còn rất mờ mịt. Tại Kharkiv, các lãnh đạo của những vùng thân Nga ở miền Đông đã không nhìn nhận “tính chính đáng” của Quốc hội Ukraina, mà theo họ, đang làm việc “ dưới họng súng”. Họ cho rằng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina đang bị đe dọa. Quốc gia có 46 triệu dân này cho tới nay vẫn bị phân làm hai, một bên là miền Đông, với dân nói tiếng Nga và thân Nga, chiếm đa số, và bên kia là miền Tây, với dân nói tiếng Ukraina và có tinh thần dân tộc rất mạnh.
Thanh Phương
Tuy nhiên, tại thành phố Kharkiv, ông Ianukovitch, đắc cử tổng thống năm 2010 và trên nguyên tắc đến tháng 03/2015 mới hết nhiệm kỳ, tuyên bố là ông không hề có ý định từ chức, đồng thời lên án điều ông gọi là “một cuộc đảo chính”.
Đến đêm hôm qua, không ai biết là tổng thống bị truất phế đang ở đâu. Hôm nay, một phát ngôn viên của lực lượng biên phòng ở Donetsk ( miền Đông Ukraina ) cho hãng tin AFP biết là ông Ianukovitch đã toan hối lộ họ để phi cơ của ông được cất cánh bay sang Nga, nhưng họ đã từ chối nhận tiền. Hiện nay, tổng thống bị truất phế của Ukraina đang lẩn trốn trong vùng Donetsk, quê hương của ông và cũng là một trong những thành trì của phe ủng hộ ông.
Hôm nay, Quốc hội Urkaina vừa bỏ phiếu thông qua nghị quyết chỉ định chủ tịch Quốc hội Olexandre Tourchinov làm tổng thống lâm thời, chiếu theo quy định của Hiến pháp. Theo thông báo của ông Tourchinov, từ đây đến thứ ba tuần tới, các dân biểu Quốc hội phải thành lập một chính phủ mới. Các dân biểu Ukraina cũng thông qua việc việc giao trả tư dinh nguy nga của tổng thống Ianukovitch cho Nhà nước.
Về phần nhà đối lập Timochenko, sau khi được tự do, đã đến quảng trường Độc Lập để ngỏ lời với khoảng 50 ngàn người đứng chật cứng quảng trường. Bà đã kêu gọi những người biểu tình tiếp tục cuộc đấu tranh.
Về phản ứng của quốc tế, nước Nga hôm qua cáo buộc phe đối lập Ukraina “ đã không thực hiện một nghĩa vụ nào” trong thỏa thuận ký hôm thứ sáu với tổng thống Ianukovitch và tố cáo những người mà họ gọi là “thành phần cực đoan vũ trang và những kẻ cướp phá đang đe dọa trực tiếp toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina”.
Phản ứng của châu Âu thì hoàn toàn khác hẳn. Trên trang mạng Twitter hôm qua, Ngoại trưởng Ba Lan Silorski, người đã tham gia vào thương lượng giữa phe đối lập với chính quyền Ukraina cho rằng không hề có đảo chính ở Kiev. Đại diện ngoại giao cao cấp của Liên Hiệp Châu Âu Catherine Ashton hôm qua đã kêu gọi các lãnh đạo Ukraina hành động “một cách có trách nhiệm” để duy trì toàn vẹn lãnh thổ và sự thống nhất của đất nước.
Về phần Hoa Kỳ thì hoan nghênh việc trả tự do cho nhà đối lập Timochenko, đồng thời nhắc lại rằng chính người dân Ukraina quyết định về tương lai của họ. Từ Washington, thông tín viên Jean-Louis Pourtet gởi về bài tường trình:
“Trong một bản thông cáo, Nhà Trắng đã hoan nghênh việc làm mang tính xây dựng của Quốc hội Ukraina và kêu gọi nhanh chóng thành lập một chính phủ đoàn kết dân tộc, rộng rãi và bao gồm các nhà kỷ trị. Đối với chính quyền Mỹ, có thể là Ukraina đã gần đạt được mục tiêu đề ra: giảm dần bạo lực, sửa đổi Hiến pháp, thành lập chính phủ liên hiệp và tổ chức bầu cử trước thời hạn. Nhà Trắng cũng hoan nghênh việc trả tự do cho nhà đối lập Timochenko và chúc bà chóng bình phục.
Khi được đài NBC hỏi rằng những diễn biến gần đây có thể đưa Ukraina xích gần lại châu Âu và Hoa Kỳ hay không, đại sứ Mỹ tại LHQ Samantha Power nói rằng :” Hiện giờ, chúng tôi nghĩ trước hết đến nhân dân Ukraina. Dứt khoát phải chấm dứt các vụ bạo động và thực hiện thỏa hiệp. Người dân Ukraina phải thảo luận với nhau để quyết định về tương lai của đất nước họ”.
Hoa Kỳ cũng cam kết sẽ làm việc với các đồng minh, với nước Nga, với các định chế Châu Âu và quốc tế để Ukraina trở thành một quốc gia thịnh vượng, thống nhất và dân chủ”.
Nhưng tương lai của nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này còn rất mờ mịt. Tại Kharkiv, các lãnh đạo của những vùng thân Nga ở miền Đông đã không nhìn nhận “tính chính đáng” của Quốc hội Ukraina, mà theo họ, đang làm việc “ dưới họng súng”. Họ cho rằng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina đang bị đe dọa. Quốc gia có 46 triệu dân này cho tới nay vẫn bị phân làm hai, một bên là miền Đông, với dân nói tiếng Nga và thân Nga, chiếm đa số, và bên kia là miền Tây, với dân nói tiếng Ukraina và có tinh thần dân tộc rất mạnh.
Thanh Phương
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét