Nằm vài kilômét về phía Tây Nam từ trung tâm của thủ đô Ấn Độ New Delhi là một vùng đất mà nhiều người Ấn Độ đặc biệt tự hào vì nó: Gurgaon. Khu đất mới này của thành phố cần phải là hiện thân của đất nước Ấn Độ mới, Ấn Độ khởi hành, Ấn Độ ở bên kia của những căn nhà ổ chuột. Thật sự là nhiều tòa nhà văn phòng chọc trời và khu mua sắm đã được dựng lên từ khu đất khô cằn đó trong vòng những năm vừa qua. Nhiều công ty thành công trong ngành công nghệ thông tin của Ấn Độ có trụ sở của họ ở đây, và cả những công ty nổi tiếng nước ngoài cũng đặt chi nhánh của họ ở đây.
Nhiều người Ấn Độ cũng tự hào không kém về Khan Market ở Delhi của họ, một vùng đất có những ngôi nhà hai tầng theo phong cách thuộc địa đứng sát cạnh nhau mà trong đó là cửa hàng sang trọng, hiệu sách và nhà hàng. Thế nhưng Jochen Buchsteiner, cựu thông tín viên tờ Nhật báo Frankfurt Đại cương ở châu Á, phán xét một cách thô lỗ nhưng đúng: “Niềm tự hào của Delhi, Khan Market, chỉ có thể moi ra được một nụ cười thương hại từ những du khách châu Á Thái Bình Dương.”
Cả Khan Market lẫn Gurgaon đều không đứng vững được khi so sánh với những gì đã thành hình ở Đông Nam Á hay còn là ở Trung Quốc nữa. Nếu so sánh Gurgaon ví dụ như với khu Phố Đông rực rỡ mới trong Thượng Hải hay Khan Market với trung tâm mua bán và giải trí Sanlitun Village ở Bắc Kinh thì người ta phải khẳng định một cách rõ ràng rằng: Người chiến thắng hiển nhiên trong cả hai trường hợp là Trung Quốc.
Giữa Ấn Độ và Trung Quốc không phải chỉ có dãy núi Himalaya, mà nằm giữa hai gã khổng lồ Á châu này là nhiều thế giới.
Dù đó có là đấu tranh chống cái nghèo, đào tạo hay hạ tầng cơ sở – trong những lĩnh vực trung tâm, Trung Quốc đã bỏ xa láng giềng Ấn Độ của nó ở một mức độ rõ ràng đến phát sợ.
Số so sánh Trung Quốc – Ấn Độ
Chỉ số |
Trung Quốc
|
Ấn Độ
|
Tuổi thọ dự tính |
74,51 năm
|
66,46 năm
|
Tỷ lệ biết đọc (nam) |
95,7%
|
73,4%
|
Tỷ lệ biết đọc (nữ) |
87,6%
|
47,8 %
|
Tỷ lệ người nghèo trong dân số* |
15,9%
|
41,6%
|
Đường cao tốc |
65.000 kilômét
|
200 kilômét
|
* Thu Nhập dưới 1,25 dollar một ngày.
Nguồn: Zbigniew Brzezinski, Strategic Vision, Seite 167.
Trong những năm vừa qua, Trung Quốc đã giải phóng tròn 400 triệu người ra khỏi cảnh nghèo, Ấn Độ ngược lại chỉ 150 triệu. Vẫn còn ít nhất 300 triệu người đói ăn ở đó. Người Trung Quốc nói tiếng Anh tốt hơn người Ấn Độ, mặc cho quá khứ là thuộc địa Anh Quốc của Ấn Độ. Tỷ lệ biết đọc ở Trung Quốc cao hơn thấy rõ khi so với ở Ấn Độ.
Rõ ràng nhất là các khác biệt trong hạ tầng cơ sở. Dù đó là tàu hỏa, cảng hàng không hay đường sá – ở Trung Quốc thì tất cả đều nhanh hơn, cao hơn, dài hơn và xa hơn. Bộ trưởng Bộ Giao thông [Đức] Peter Ramsauer thường xuyên sang hai nước đó. “Nó rất dai dẳng ở đây, dai dẳng hơn là ở Trung Quốc. Không có gì nhiều xảy ra trong vòng một năm ở đây”, ông nói ở Mumbai sau chuyến đi thăm Ấn Độ lần thứ nhì trong vòng một năm.
Hoàn toàn khác sau chuyến thăm Trung Quốc của ông: “Ở Trung Quốc có nhiều việc tiến triển hết sức nhanh chóng. Họ mở rộng hay xây hoàn toàn mới 50 nhà ga hàng năm và cũng từng ấy cảng hàng không. Ở đó mỗi năm có 500 kilômét đường sắt được xây dựng.”
Đó không phải là lời phán xét của một người nước ngoài kiêu ngạo. Nhiều người Ấn cũng nhìn thấy giống như vậy. Như tờ báo kinh tế Ấn Độ The Economic Times trên trang trực tuyến của họ đã đăng tải một slideshow hình ảnh dưới tựa đề How China builds these, and why Indian never does. Trong lần trình diễn những dự án phô trương này có thể nhìn thấy, ngoài những cái khác, cây cầu dài 42 kilômét trong thành phố cảng Trung Quốc Thanh Đảo.
Ở Ấn Độ thì ngược lại đường sá còn không được xây xong. Ví dụ như Ganga Expressway. Nó cần phải là một dự án để trưng bày. Với tám làn xe, nó cần phải nối bang Uttar Pradesh có nhiều dân cư nhất (200 triệu người) với thủ đô Delhi. Thế nhưng tham nhũng và kiện tụng đã làm ngưng dự án lại cho tới ngày nay, cái mà viên đá đầu tiên đã được đặt cho nó ngay từ năm 2008. Vì vậy là vận tốc trung bình vẫn còn là 35 kilômét/giờ cho xe tải ở Ấn Độ.
Tại sao Trung Quốc lại đi trước láng giềng Ấn Độ của nó? Một lý do là chắc chắn, rằng Trung Quốc đã bắt đầu với các cải cách về kinh tế sớm hơn nhiều. Trung Quốc đã khởi động chúng ngay từ 1978 dưới thời Đặng Tiểu Bình, Ấn Độ thì ngược lại mãi tới 1992 dưới thời nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính thời đó và thủ tướng ngày nay, Manmohan Singh.
Nhưng chỉ riêng việc khập khiển ở đằng sau về thời gian thì cũng không giải thích được vị trí đi trước của Trung Quốc. Vì ở đó còn có câu hỏi về hệ thống: “Tại sao ở Trung Quốc có nhiều thứ tốt hơn ở Ấn Độ đến như vậy?”, Charles Kupchan hỏi. Vị giáo sư ở Đại học Georgetown đưa ra câu trả lời tàn nhẫn – cởi mở ngay sau đó: “Vì Trung Quốc không phải là một nền dân chủ.”
Trung Quốc chống Ấn Độ – đó cũng là một sự so sánh các hệ thống chính trị. Ở đây là Ấn Độ dân chủ, ở kia là Trung Quốc chuyên quyền.
Nhưng sự so sánh này có vững chắc hay không? Có, vì người Ấn tự làm điều đó. Họ liên tục so sánh họ với người láng giềng ở phía Đông. Trong khi người Trung Quốc thì ngược lại không làm điều đó: họ không nhìn họ trong cùng một đẳng cấp với Ấn Độ, ngay cả khi họ không nói ra điều đó một cách thẳng thừng như vậy.
Ở Ấn Độ, nước thích gọi mình là nền dân chủ lớn nhất của thế giới, có một – như các nhà chính trị học gọi – nền dân chủ khiếm khuyết. “Gọi người dân đi bầu năm năm một lần thì chưa làm nên một nền dân chủ”, người phụ nữ Ấn Độ hoạt động vì dân quyền Mallika Sarabhai nói, “một nền dân chủ cần Luật Hiến pháp áp dụng, tự do báo chí, một nền tư pháp độc lập. Tất cả những điều đó không hoạt động ở Ấn Độ.”
Nền dân chủ khiếm khuyết của Ấn Độ này thua cuộc – so với thể chế chuyên quyền đang hoạt động ở Trung Quốc. Nhà trí thức người Ấn Mohan Guruswamy là một người Ấn dễ gây thiện cảm và là một nhà dân chủ không thể chê vào đâu được, nhưng ông nói tự phê phán: “Điều cần phải khiến cho chúng tôi suy nghĩ là Trung Quốc làm tốt hơn, mặc dù chúng tôi cũng chi tiêu cùng một số phần trăm đó của tổng sản lượng quốc gia cho đào tạo.” Và: “Họ sản xuất lương thực thực phẩm nhiều gấp đôi chúng tôi.”
(Còn tiếp)
Wolfgang Hirn
Phan Ba trích dịch từ “Der nächste Kalte Krieg: China gegen den Westen” ["Cuộc Chiến tranh Lạnh kế tiếp - Trung Quốc chống Phương Tây"]
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét