Sự thực thì đúng có ngày 17/ 02 / 1979 đấy.
Năm ngoái vào những ngày này tôi có đọc một bài viết của một nhà thơ nổi tiếng viết về ngày 17 tháng hai, gần cuối bài viết chị ấy viết những dòng như thế này: "Mình viết lại những điều này,để muốn nói là thời gian đã trôi.Và mọi điều, theo mình, đã khác.Bây giờ, chúng ta rât trân trọng những kỷ niệm xưa, nhưng đã …rất muốn thân với MỸ! Rồi các nước đã từng xâm lược VN như Pháp,Nhật, chúng ta đều là bạn và trân trọng quan hệ với họ. Riêng PTTN,mỗi lần sang thăm TQ, đều rất kính phục sự sạch sẽ, văn mình,trật tự của họ"
Tôi cũng nghĩ là chị ấy có phần nào nói đúng, chả khơi dậy lòng hận thù làm gì, để yên ổn làm ăn,nhưng cũng có cần nhắc đến không? Hay là xóa đi tất cả.
Báo Nhân Dân ngày 9/2/1979 có đăng lại một tin của TTXVN có nội dung rằng Hồi 10 h sáng ngày 6-2, Trung Quốc có cho một đại đội lính vũ trang đầy đủ vượt biên giới, chia thành nhiều mũi bao vây,tiến công trạm gác của lực lượng biên phòng Việt Nam ở khu vực Lùng Tha thuộc xã Ma Li Chải ( Phong Thổ Lai Châu) Với lực lượng đông gấp nhiều lần và hỏa lực mạnh,họ đã giết ba chiến sĩ ta,bắn bị thương sáu người và bắt đi bốn người khác đưa về Trung Quốc" đọc lại tin này ngày 9/2/2014 một nữ nhà báo có hỏi:
- Bây giờ 4 người ấy ở đâu và số phận ra sao
Thì báo cũng chỉ đăng thế chứ chưa có ai về tận đấy mà hỏi những người ấy giờ thế nào?
--------------
Tôi biết một cháu gái sinh năm 1979, bố cháu là chiến sĩ hy sinh sau ngày 17/02 được mấy ngày, lúc bố cháu mất mẹ cháu có một con gái lớn và đang mang thai cháu, sau 6 năm thờ chồng là liệt sĩ, mẹ cháu đi bước nữa, hai chị em cháu được bà nội nuôi, bà nội mất hai chị em cháu được gửi vào trại trẻ con em liệt sĩ và ở đấy cho đến lúc trưởng thành.
Nỗi đau chiến tranh chẳng ai giống ai cả, người chiến sĩ chết ở mặt trận cũng chả bao giờ nghĩ là vợ mình sau sáu năm sẽ quên thương đau và vui với hạnh phúc khác, những đứa trẻ mất bố năm 1979 giờ đã 35 tuổi và có quên hẳn những ký ức đau thương này cũng phải ngoài 40 năm nữa.
Cuộc chiến tranh tháng 2 năm 1979 đã qua đi với rất nhiều liệt sĩ nằm trên ải bắc, có những liệt sĩ còn gia đình thì được gia đình thờ cúng, những liệt sĩ không còn gia đình những người thân thích thì chỉ là những cô hồn bơ vơ bên nấm mồ vắng tanh và lạnh ngắt.
------------
Ngày rằm tháng giêng tôi đi từ Tiên Sơn Từ Sơn về Hà Nội trên đường đi tôi thấy có một nghĩa trang liệt sĩ ở bên trái đường,trong ấy họ đã thắp hương ở đài liệt sĩ và ở các phần mộ, tôi còn nhận ra ở đài tưởng niệm người ta treo một lá quốc kỳ đỏ thắm, dưới các phần mộ cũng có cắm những là cờ đỏ sao vàng bé bé ở gần bát hương, nghĩa trang liệt sĩ ngày rằm trở nên ấm cúng.
Trong đầu tôi cứ khăng khăng một ý nghĩ là:
- Ba hôm nữa ngày 18 âm lịch và là ngày 17/02/2014 trên chương trình VTV1 chào buổi sáng sẽ có bản tin kèm theo hình ảnh đồng chí này, đồng chí kia đã đến nghĩa trang X,Y,Z nọ tỉnh A,B.C,Đ đặt vòng hoa và thắp hương tưởng nhớ đồng bào và chiến sĩ các tỉnh biên giới phía bắc đã vì nước hy sinh vào ngày 17/02/1979. Tôi xem từ đầu đến cuối và chả thấy điều mà mình mong đợi ( mà chả biết tôi có nhầm không?)
Chả nhẽ như nhà thơ nọ đã nói " Bây giờ thời gian đã khác và mọi điều cũng đã khác". Chả nhẽ đâu đâu cũng như người phụ nữ nọ mà tôi chỉ nghe chứ không biết tên " Thủ tiết thờ chồng 6 năm sau khi chồng chết là đủ?" Thế thì người ta không nhắc đến trên những phương tiện thông tin chính thống là phải rồi.
Tôi cũng chả biết thế nào nữa, chỉ cố gân cái cổ già mà nói ra với ai đó đang muốn quên rằng:
- Sự thực thì đúng có ngày 17/02/1979, ngày mà cách đây 35 năm người ta đã in và đã đọc " Ngày 17-2 Trung Quốc đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta"
Tôi cũng nghĩ là chị ấy có phần nào nói đúng, chả khơi dậy lòng hận thù làm gì, để yên ổn làm ăn,nhưng cũng có cần nhắc đến không? Hay là xóa đi tất cả.
Báo Nhân Dân ngày 9/2/1979 có đăng lại một tin của TTXVN có nội dung rằng Hồi 10 h sáng ngày 6-2, Trung Quốc có cho một đại đội lính vũ trang đầy đủ vượt biên giới, chia thành nhiều mũi bao vây,tiến công trạm gác của lực lượng biên phòng Việt Nam ở khu vực Lùng Tha thuộc xã Ma Li Chải ( Phong Thổ Lai Châu) Với lực lượng đông gấp nhiều lần và hỏa lực mạnh,họ đã giết ba chiến sĩ ta,bắn bị thương sáu người và bắt đi bốn người khác đưa về Trung Quốc" đọc lại tin này ngày 9/2/2014 một nữ nhà báo có hỏi:
- Bây giờ 4 người ấy ở đâu và số phận ra sao
Thì báo cũng chỉ đăng thế chứ chưa có ai về tận đấy mà hỏi những người ấy giờ thế nào?
--------------
Tôi biết một cháu gái sinh năm 1979, bố cháu là chiến sĩ hy sinh sau ngày 17/02 được mấy ngày, lúc bố cháu mất mẹ cháu có một con gái lớn và đang mang thai cháu, sau 6 năm thờ chồng là liệt sĩ, mẹ cháu đi bước nữa, hai chị em cháu được bà nội nuôi, bà nội mất hai chị em cháu được gửi vào trại trẻ con em liệt sĩ và ở đấy cho đến lúc trưởng thành.
Nỗi đau chiến tranh chẳng ai giống ai cả, người chiến sĩ chết ở mặt trận cũng chả bao giờ nghĩ là vợ mình sau sáu năm sẽ quên thương đau và vui với hạnh phúc khác, những đứa trẻ mất bố năm 1979 giờ đã 35 tuổi và có quên hẳn những ký ức đau thương này cũng phải ngoài 40 năm nữa.
Cuộc chiến tranh tháng 2 năm 1979 đã qua đi với rất nhiều liệt sĩ nằm trên ải bắc, có những liệt sĩ còn gia đình thì được gia đình thờ cúng, những liệt sĩ không còn gia đình những người thân thích thì chỉ là những cô hồn bơ vơ bên nấm mồ vắng tanh và lạnh ngắt.
------------
Ngày rằm tháng giêng tôi đi từ Tiên Sơn Từ Sơn về Hà Nội trên đường đi tôi thấy có một nghĩa trang liệt sĩ ở bên trái đường,trong ấy họ đã thắp hương ở đài liệt sĩ và ở các phần mộ, tôi còn nhận ra ở đài tưởng niệm người ta treo một lá quốc kỳ đỏ thắm, dưới các phần mộ cũng có cắm những là cờ đỏ sao vàng bé bé ở gần bát hương, nghĩa trang liệt sĩ ngày rằm trở nên ấm cúng.
Trong đầu tôi cứ khăng khăng một ý nghĩ là:
- Ba hôm nữa ngày 18 âm lịch và là ngày 17/02/2014 trên chương trình VTV1 chào buổi sáng sẽ có bản tin kèm theo hình ảnh đồng chí này, đồng chí kia đã đến nghĩa trang X,Y,Z nọ tỉnh A,B.C,Đ đặt vòng hoa và thắp hương tưởng nhớ đồng bào và chiến sĩ các tỉnh biên giới phía bắc đã vì nước hy sinh vào ngày 17/02/1979. Tôi xem từ đầu đến cuối và chả thấy điều mà mình mong đợi ( mà chả biết tôi có nhầm không?)
Chả nhẽ như nhà thơ nọ đã nói " Bây giờ thời gian đã khác và mọi điều cũng đã khác". Chả nhẽ đâu đâu cũng như người phụ nữ nọ mà tôi chỉ nghe chứ không biết tên " Thủ tiết thờ chồng 6 năm sau khi chồng chết là đủ?" Thế thì người ta không nhắc đến trên những phương tiện thông tin chính thống là phải rồi.
Tôi cũng chả biết thế nào nữa, chỉ cố gân cái cổ già mà nói ra với ai đó đang muốn quên rằng:
- Sự thực thì đúng có ngày 17/02/1979, ngày mà cách đây 35 năm người ta đã in và đã đọc " Ngày 17-2 Trung Quốc đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía bắc nước ta"
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét