Đại dịch lây lan, đơn đặt hàng biến mất, các doanh nghiệp tại nhiều nơi ở Trung Quốc liên tiếp mở cửa làm việc rồi lại phải đóng cửa, tình trạng phá sản và thất nghiệp tăng vọt. Trong khi đó, tới nay chính quyền Trung Quốc vẫn không có biện pháp cứu trợ trực tiếp nào. Dưới áp lực kinh tế to lớn, một số chủ doanh nghiệp đã phẫn nộ đập phá máy móc, và thậm chí đã đốt cháy nhà máy.
Một video gần đây cho thấy ông chủ của một doanh nghiệp tại Thâm Quyến đang đập phá máy móc ở nhà máy.
Ông Nhiễm, một công dân Trung Quốc đại lục, xác nhận với RFA rằng việc đập phá máy móc là có thật, các doanh nghiệp nhỏ ở nhiều nơi đã ngừng sản xuất và phá sản cũng là sự thật. “Một số chủ doanh nghiệp không thể gánh đỡ nổi các khoản vay, tiền thuê nhà xưởng, lương cho công nhân, nên đã có một số hành động khá cực đoan".
Có người còn nói rằng: “Châu Âu và Hoa Kỳ đã rút các đơn đặt hàng, Hoa Kỳ và Nhật Bản đã rút vốn đầu tư, các doanh nghiệp ở Quảng Đông rơi vào tình trạng tiêu điều. Xí nghiệp không có đơn đặt hàng, bị chính phủ cưỡng bức đi vào sản xuất.. Không còn cách nào, đành phải tự mình phóng hỏa đốt để giảm thêm tổn thất. Họ đốt từ vựa thóc tới nhà xưởng, kết quả là hai bàn tay trắng".
Theo thông tin ngày 12/4, dữ liệu từ "Bản tin Lao động Trung Quốc" (China Labor Bulletin), một tổ chức bảo vệ quyền của người lao động Trung Quốc có trụ sở tại Hồng Kông, cho thấy trong tháng 3 đã có khoảng 50 cuộc biểu tình tập thể của công nhân ở Đại Lục, liên quan đến ngành dịch vụ, ngành vận tải, ngành xây dựng… Trong đó bao gồm một số công nhân xây dựng bệnh viện tạm thời ở Vũ Hán.
Ông Geoffrey Crothall, Giám đốc truyền thông của tổ chức này nói rằng các cuộc biểu tình của công nhân đại lục bắt đầu nổi lên một cách lặng lẽ, lần này chủ yếu là vì nợ lương. “Mặc dù chính phủ đảm bảo rằng công nhân sẽ nhận được tiền lương, nhưng họ vẫn chưa có lương”.
Một video được người Trung Quốc đại lục đăng lên mạng tuần trước cho thấy một số lượng lớn công nhân ở một khu vực phía nam bị thất nghiệp, người đông kín đường phố và hầu hết các cửa hàng bên đường đều đã bị đóng cửa.
Trước cuộc khủng hoảng dân sinh do dịch bệnh gây ra, chính quyền Trung Quốc có cách xử lý trái ngược hẳn với các quốc gia khác. Nhiều quốc gia cho phép người dân ở nhà và hỗ trợ tài chính gấp để giải cứu các doanh nghiệp và cá nhân. Còn chính quyền Trung Quốc không phát tiền, mà yêu cầu người dân quay trở lại làm việc, hơn nữa còn tiến hành đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng hàng chục nghìn tỷ.
Ông Củng Thắng Lợi (Gong Shengli), một nhà kinh tế độc lập ở Trung Quốc, nói rằng có một điều chắc chắn là đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng như đường sắt, đường cao tốc, sân bay và bến cảng mất 10, 20 hoặc thậm chí 50 năm đều chưa thu được lợi nhuận.
Lý do các công ty của các quốc gia khác nhau rút vốn khỏi Đại Lục là để tránh rủi ro. Việc chính quyền Trung Quốc che giấu dịch bệnh đã gây ra một đại dịch toàn cầu và nền kinh tế toàn cầu bị tàn phá nặng nề. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Châu Âu đều ngày càng ‘lánh xa ĐCSTQ’. Cả Hoa Kỳ và Nhật Bản đều đã công khai thông báo các công ty muốn rời khỏi Trung Quốc trở về nước hoặc chuyển sang các nước khác, chính phủ sẽ tài trợ. Đức quyết định sửa đổi “Luật Thanh toán và Ngoại thương” để ngăn chặn các công ty Đức bị vốn nước ngoài thu mua.
"Các công ty hàng đầu" trong các ngành công nghiệp ở Đại Lục đang sụp đổ
Gần đây, có thông tin trên Internet rằng các công ty phát triển bất động sản quy mô lớn, Country Garden và Evergrande, đã sa thải nhân viên. Một số người nói rằng các nhân viên bị sa thải của hai công ty lớn này đã gửi đi một lượng lớn hồ sơ xin việc.
Country Garden bị phơi bày đã sa thải 30.000 nhân viên, và họ đáp trả rằng 25.000 nhân viên đã chuyển đi. Một tài liệu từ Country Garden cho thấy công ty đã sáp nhập các khu vực trên quy mô lớn, còn có thông tin cho biết họ đã sáp nhập 14 khu vực thành 6 trong vòng một tuần. Cư dân mạng thốt lên: có thể tưởng tượng là có bao nhiêu người đã bị sa thải.
Được biết, Country Garden vẫn còn một khoản nợ lớn phải trả, và khoản nợ lãi ngắn hạn cần phải trả trong vòng một năm là khoảng 116,3 tỷ nhân dân tệ.
Ngoài ra, SAIC Group, một trong bốn tập đoàn ô tô lớn ở Trung Quốc đã bị cắt giảm lương và bị giảm 56% doanh số trong quý đầu tiên. Các công ty ô tô khác, Jiangling, Beixian, Weimar, v.v. cũng đã cắt giảm lương.
Người trong doanh nghiệp Hisense Group nổi tiếng của ngành công nghiệp thiết bị gia dụng Trung Quốc tiết lộ với tờ Caixin rằng, Hisense đã khởi động kế hoạch sa thải, với quy mô hơn 10.000 nhân viên, và sẽ hoàn thành vào cuối tháng 5. Tuy nhiên, trước thông tin này, Hisense cho biết số lượng sa thải là không đúng, "Tình hình kinh doanh của công ty rất tệ và thực sự đã áp dụng các biện pháp như cắt giảm lương cán bộ cao cấp và sa thải các nhân viên kém".
Minh Thanh / Theo Epoch Times
|
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét