Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Năm, 30 tháng 4, 2020

Bệnh dịch đáng sợ khiến một La Mã không có đối thủ phải suy tàn


Trong quá trình tồn tại của mình từ năm 27 trước Công Nguyên, đế quốc La Mã đã chứng kiến quá nhiều thăng trầm. Sau hai thế kỷ đầu thịnh vượng là một giai đoạn bất ổn định và khủng hoảng, khiến đế quốc bị chia đôi. Trong thế kỷ tồn tại thứ tư, sự xuất hiện của Constantine Đại Đế mở đầu cho sự nở rộ của Cơ Đốc giáo. Thế kỷ thứ năm, sau sự sụp đổ của Tây La Mã, đế quốc La Mã hợp nhất lại thành đế quốc Byzantine (đặt theo tên của thủ đô Byzantium mà Constantine Đại Đế trước đó lựa chọn), và trải qua 1000 năm cho đến khi hoàn toàn thất thủ trước Đế quốc Ottoman. Trải dài trên một diện tích rộng lớn xung quanh Địa Trung Hải, bao gồm châu Âu, Bắc Phi, và Đông Á, đế quốc La Mã nói chung đã đặt định một nền tảng quan trọng cho văn hóa nhân loại. Từ ngôn ngữ, nghệ thuật, triết học, cho đến luật pháp, không có lĩnh vực nào của phương Tây không chịu ảnh hưởng của đế quốc này. Và tất nhiên, lịch sử của nó vào những thế kỷ đầu cũng để lại rất nhiều bài học cho hậu thế, đặc biệt là ba lần dịch bệnh lớn nhất được ghi chép lại, gọi là: đại dịch Antonine (165 – 180 SCN), đại dịch Cyprian (249 – 262 SCN) và đại dịch Justinian (541 – 542 SCN); cùng rất nhiều lần dịch bệnh lớn nhỏ vào thời kỳ chia cắt Đông – Tây.
Đại dịch được cho là có ảnh hưởng nặng nề nhất tới đế quốc La Mã là Justinian. Ngày nay, chúng ta vẫn có thể hình dung được sự tàn khốc của dịch bệnh thời ấy thông qua những miêu tả trong cuốn “Thánh đồ truyện” (Biographies of Eastern Saints) của tác giả kiêm nhà sử học John (John of Ephesus: 507-588); và nhà sử học Evagrius Scholasticus (536 – 594).
Trong quá trình thu thập tư liệu về cuộc đời của các Thánh, John đã chứng kiến lần bệnh dịch ở Constantinople. Còn nhà sử học Evagrius thì tự mình trải nghiệm dịch bệnh và sống sót vào thời trai trẻ, và đã chứng kiến dịch bệnh giết chết vợ, người thân, cùng lượng lớn dân số La Mã.

Những ghi chép về cảnh tượng thời ấy

Khắp nơi đều là “thi thể đã thối rữa nằm ở trên đường do không được ai chôn cất”. Đâu đâu cũng có những con đường đầy người chết và những “hình người” khiến tất cả những ai chứng kiến đều vô cùng sợ hãi và kinh hoàng. Bụng của họ sưng lên, máu và mủ ào ạt chảy ra từ miệng, mắt họ đỏ ngầu, tay với lên cao. Thi thể nối tiếp thi thể thối rữa nằm trên đường, trong những con ngõ, trước cửa sân nhà và giáo đường.
“Trong làn sương mù trên biển, có những con tàu chỉ vì thuyền viên phải chịu sự trừng phạt đầy phẫn nộ của Thượng đế mà trở thành những phần mộ trôi nổi trên sóng.”
Trên đồng “phủ đầy những cây ngũ cốc đã bạc màu”, mà chẳng hề có ai thu hoạch. “Những đàn cừu, sơn dương, bò và lợn gần như trở thành động vật hoang dã, những loài động vật chăn nuôi này dường như đã quên đi cuộc sống cày bừa và giọng của loài người đã từng nuôi chúng.”
“Có khi người ta đang nói chuyện với nhau thì đột nhiên bắt đầu run lên rồi ngã xuống đường hoặc trong nhà. Khi một người đang làm đồ thủ công, có thể anh ta sẽ ngã lăn sang bên cạnh và chết.”
Bệnh dịch đáng sợ khiến một La Mã không có đối thủ phải suy tàn
“Có người ra chợ mua ít nhu yếu phẩm, khi đang đứng đó nói chuyện hoặc trả giá, cái chết sẽ đến với cả người mua và người bán một cách rất đột ngột, hàng hóa và tiền vẫn nằm đó nhưng không còn ai nhặt lên nữa.”
Số người chết ở Constantinople không thể đếm xuể, “Chỉ trong một ngày, có năm nghìn đến bảy nghìn người, thậm chí có thể lên đến mười hai nghìn đến mười sáu nghìn người rời khỏi thế gian. Do đây chỉ mới là bắt đầu, các nhân viên chính quyền thì đang đếm số người chết ở các bến cảng, các ngã tư đường và trước cổng thành.”
“Cứ như thế, người ở Constantinople dần dần đi đến bước đường hủy diệt, chỉ còn số ít người may mắn sống sót. Nếu như chỉ xét đến những người chết ở trên đường, giá như có người có thể nói ra số người chết cụ thể thực tế, chỉ ước đoán là hơn ba trăm nghìn người thiệt mạng ở trên đường. Những người chịu trách nhiệm thống kê số người chết hễ mà đếm không nổi nữa thì trực tiếp đẩy xác chết ra khỏi thành.” Hơn nữa chính quyền ở đó đã không còn tìm thấy đủ nơi để chôn cất nữa. “Do không có người kéo đi, cũng không có người đào mộ nên thi thể chỉ còn cách bị vứt trên đường, cả thành phố đầy mùi xác thối.”
Sau khi dùng hết mộ, người chết bị ném xuống biển. Số lượng lớn các thi thể bị đưa đến bờ biển. Hàng ngàn hàng vạn thi thể “chất đầy bờ biển, giống như những thứ trôi nổi trên sông trôi theo dòng ra biển lớn.” Tuy tất cả những con tàu chỉ qua lại như con thoi, không ngừng lại mà cứ thế hướng về biển, mang theo những thứ hàng đáng sợ, nhưng nếu muốn đếm được tất cả số tử thi thì vẫn là điều không thể.
Vì thế Hoàng Đế quyết định sử dụng cách xử lý thi thể khác: xây một ngôi mộ khổng lồ, mỗi phần mộ có thể chứa được bảy mươi nghìn thi thể. “Do thiếu không gian nên nam, nữ, người trẻ, trẻ em đều bị ép cùng nhau, giống như vữa bị vô số những đôi chân dẫm đạp lên. Tiếp đó, họ ném vô số thi thể xuống, nam nữ quý tộc, người nhà, thanh niên và cả trẻ em và trẻ sơ sinh đều bị ném xuống như thế, ở phía dưới đáy còn bị ném đến vỡ nát.”
“Mỗi vương quốc, vùng lãnh thổ, khu vực và những thành phố hùng mạnh, toàn bộ người dân đều bị bệnh dịch đùa giỡn trong lòng bàn tay.”
Thông qua miêu tả chi tiết của John, chúng ta phần nào như thể tự mình chứng kiến, lòng chúng ta cũng trở nên run rẩy. Bệnh dịch đáng sợ như thế đó: nó xảy ra chớp nhoáng mà không hình không tướng, con người ta bất cứ lúc nào cũng đối diện với cái chết.
Cũng không phải là quá nếu nói “xác chết rải rác” để hình dung tình trạng thảm khốc lúc đó. Nhà sử học Evagrius thì miêu tả: “Trên cơ thể của vài người, nó bắt đầu từ trên đầu, mắt họ chảy máu, mặt sung lên, tiếp đó là hô hấp khó khăn, sau đó thì những người này chết đi… nội tạng của vài người bị lộ ra ngoài; có người bị viêm hạch ở háng, mủ lan khắp người, và sốt cao, những người này sẽ chết trong vòng hai ba ngày. Có loại dịch bệnh mà người mắc có thể kéo dài vài ngày, nhưng có loại thì người bệnh sẽ chết trong chỉ vài phút sau khi phát bệnh. Có những người bị nhiễm bệnh một hai lần là lại khỏi, nhưng sau đó bị nhiễm lần thứ ba thì chết.”
Từ Pelusium đến cảng Alexandria ở Ai Cập, mọi nơi từ Constantinople đến đế quốc La Mã, lần đầu tiên dịch bệnh lan khắp cả La Mã. 1/3 số người chết bởi trận dịch bệnh này. Còn ở thủ đô Constantinople, có hơn nửa số dân chúng thiệt mạng. Đó chỉ mới là ghi chép về một trong 3 đại dịch lớn nhất của đế quốc La Mã, đại dịch Justinian.
Một số nhà sử học hiện đại không thừa nhận những ghi chép về dịch bệnh được viết bởi các sử gia Cơ đốc giáo và cho rằng số lượng người thiệt mạng đã bị nói quá lên để có lợi cho việc truyền bá tín ngưỡng. Tuy nhiên, các nghiên cứu khảo cổ học mới đây đã phần nào chứng minh cho những ghi chép này.

Rốt cuộc La Mã đã xảy ra chuyện gì?

Tại sao lại bộc phát dịch bệnh đáng sợ quy mô lớn như thế? Tại sao có những người tiếp xúc gần gũi với người bệnh sau đó vẫn sống? Người may mắn sống sót khi đó là tác giả John đã nhận ra rằng: Đây là sự trừng phạt của Thượng Đế!
Để người sau này biết được sự tàn khốc của dịch bệnh và có được ví dụ thực tế, John đã viết ra những lời khuyên ngay trong khi ông trải qua đau đớn. “Khi một kẻ bất hạnh là tôi đây muốn ghi chép lại những sự kiện này vào tài liệu lịch sử, có rất nhiều lần dòng tư duy của tôi bị tê liệt. Hơn nữa, xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, tôi muốn quên đi tất cả: bởi vì đây xem như là tất cả những lời tôi muốn nói, cũng là những lời khó mà kể được; ngoài ra, còn bởi vì khi cả thế giới đều quay cuồng, đi đến bước đổ sập, khi mà thời gian sinh tồn của một thế hệ người đang bị rút dần đi, xem như là có thể ghi chép lại một phần nhỏ những sự kiện này, thì có tác dụng gì chứ? Còn người ghi tại tất cả mọi thứ thì là đang ghi chép lại cho ai đây?”
Bệnh dịch đáng sợ khiến một La Mã không có đối thủ phải suy tàn
“Thế nhưng, tôi lại nghĩ, dùng ngòi bút của tôi, để thế hệ sau của chúng tôi biết được một phần nhỏ trong vô số những sự kiện mà Thượng Đế trừng phạt chúng tôi, thì hẳn là không sai đâu. Có lẽ trong những năm tháng còn lại của thế giới sau chúng tôi, thế hệ sau sẽ cảm thấy kinh hoàng và hoảng sợ với tai họa đáng sợ mà chúng tôi phải chịu do tội của chính chúng tôi, đồng thời có thể trở nên sáng suốt hơn vì sự trừng phạt mà những kẻ bất hạnh như chúng tôi phải chịu, từ đó có thể cứu được chính họ khỏi sự phẫn nộ của Thượng Đế cũng như tương lai đau khổ của họ.”
Nếu như không phải là sự trừng phạt của Thượng Đế thì quả thật là có rất nhiều việc khó có thể giải thích rõ ràng được. Như nhà sử học Evagrius đã viết về sự kỳ lạ của bệnh dịch:
“Có người đã thoát ly nơi thành phố bị nhiễm bệnh, hơn nữa bản thân họ còn rất khỏe mạnh nhưng chính họ lại truyền bệnh cho những người không bị nhiễm bệnh. Cũng có một số người thậm chí là sống giữa những người bệnh, không chỉ ở cùng với người bệnh mà còn tiếp xúc với những người đã chết nhưng họ hoàn toàn không bị lây nhiễm.”
“Cũng có người vì mất đi con cái và người thân nên chủ động muốn chết theo, hơn nữa họ còn gần gũi hơn với người bệnh để mong cho chết mau hơn, nhưng dường như căn bệnh lại từ chối ý muốn đó, dù cho họ có làm cách nào thì vẫn cứ khỏe mạnh như trước.”
Vậy thì tại sao Thượng Đế lại phải trừng phạt Đế quốc La Mã? Hãy xem người La Mã lúc bấy giờ đã làm những gì khiến Thượng Đế phẫn nộ đến thế. Chắc hẳn đó là sự đàn áp đạo Cơ Đốc và các tín đồ Cơ Đốc đã khiến cả người và Thần cùng tức giận, mà sự đàn áp này xảy ra trong suốt 300 năm.
Tín đồ Cơ Đốc bị đem cho sư tử xé xác trong đấu trường như một trò mua vui trước sự chứng kiến của người dân La Mã.
Năm 64 sau CN, Nero đốt thành La Mã và đổ tội cho tín đồ Cơ Đốc, đây là lần đàn áp tín đồ Cơ Đốc đầu tiên trong lịch sử đế quốc La Mã. Sau Nero, còn có nhiều hoàng đế khác đàn áp tín đồ Cơ Đốc, từ năm 64 sau CN đến đầu thế kỷ thứ 4, tổng cộng đã xảy ra hơn mười lần đàn áp như thế. Hình phạt dành cho các tín đồ có thể kể đến như: đóng đinh vào giá chữ thập, khoác da thú để ác thú cắn chết, đóng đinh họ vào cột làm đuốc dần dần thiêu chết… Các tín đồ Cơ Đốc hoặc là lựa chọn hối lỗi, hoặc lựa chọn cái chết. Rất nhiều tín đồ không từ bỏ đức tin bị giết. Chính từ sự đàn áp đối với tín đồ Cơ Đốc mà đế quốc La Mã bắt đầu liên tiếp phải chịu hậu quả từ thiên tai và dịch bệnh, tình hình kinh tế không ngừng xấu đi, đi đến bước đường suy vong.
Cổ ngữ phương Đông có câu: “Thiện ác cuối cùng rồi cũng có báo ứng, chỉ đến sớm hay đến muộn mà thôi.” Báo ứng có hiện báo, sinh báo, và hậu báo. Các đại dịch Antonine (165 – 180 SCN), Cyprian (249 – 262 SCN) có thể nói là ứng vào hiện báo và sinh báo. Còn hậu báo như Justinian (541 – 542 SCN) lại là trầm trọng mà khó nhận biết nhất. Phần đế quốc La Mã (đế quốc Byzantine) mà Constantine Đại Đế (272-337 SCN) sùng đạo đặt định cơ sở tại Byzantium thì trường tồn thêm 1000 năm, trong khi phần đế quốc còn lại thì đoản mệnh. Nhân nói đến chuyện hậu báo và đàn áp Cơ Đốc này, người Do Thái chẳng phải cũng vì giết Chúa mà tha hương, chịu đủ loại cay đắng khốc liệt, mong mỏi bao nhiêu năm chờ ngày Israel phục quốc tại Jerusalem đó sao?
Còn có người hỏi, vậy vì sao không chỉ những cá nhân ra lệnh và thi hành đàn áp, mà cả những người dân thường cũng phải chịu cảnh báo ứng, cả thế hệ sau cũng chịu cảnh báo ứng? Khi những tín đồ Cơ Đốc bị đem ra làm thú vui trong đấu trường, thì ai là những người cổ vũ và hứng khởi trên ghế khán giả? Khi những tín đồ Cơ Đốc bị lùng bắt và bị giết vô đạo, thì có ai dám đứng ra nói lời ngay chính thay cho họ? Thờ ơ trước cái ác và bán đứng lương tri liệu có phải là một điều không kém phần tàn ác? Tổ tiên làm, con cháu chịu, đây là quan niệm mà người phương Đông thời xưa hiểu vô cùng rõ.
Tín đồ Cơ Đốc bị treo lên làm “đuốc thịt” mua vui cho vua quan La Mã.
Lịch sử lặp lại, con người ngày nay cũng có bao nhiêu người hy vọng giống như John “có thể trở nên sáng suốt hơn vì sự trừng phạt mà những kẻ bất hạnh như chúng ta phải chịu”, từ đó có thể cứu được chính họ khỏi sự phẫn nộ của Thượng Đế cũng như tương lai đau khổ? Và có bao nhiêu người biết rằng Thượng Đế đã luôn cảnh báo chúng ta?
Nhìn lại thế giới ngày nay, không ít người vì kiên định với tín ngưỡng của bản thân mà đang bị đàn áp mạnh mẽ, bị bắt nhốt vào trại giam và trại giáo dưỡng chịu tra tấn, có rất nhiều người bị giết, và có vô số người bị ép phải bỏ nhà đi… Cũng có không ít người trẻ tuổi kiên định niềm tin vào tự do và lẽ phải mà bị đàn áp. Nếu như thật sự có sự tồn tại của Thần linh, vậy thì các Thần trên trời kia liệu có thể khoan dung được hành vi trái lẽ trời này? Dịch bệnh ở đâu đều là sự cảnh tỉnh đối người con người, nếu như con người còn không tỉnh ngộ thì cảnh tượng tàn khốc năm đó ở đế quốc La Mã rất có khả năng sẽ lại xảy ra.
“Trời không tuyệt đường của con người”, Trời vẫn rất thương xót con người, vẫn còn đang đợi con người tỉnh ngộ, nhưng thời gian còn bao lâu? Con người chúng ta tuyệt đối đừng đợi đến khi tai họa thật sự giáng xuống thì mới thức tỉnh, khi đó thì mọi thứ đều đã quá muộn màng.
An Hòa / TrithucVN

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Gần 1,6 tỉ nạn nhân thầm lặng của “hung thần” Covid-19


Gần 1,6 tỉ người lao động trong nền kinh tế phi chính thức, tương đương gần 50% lực lượng lao động toàn cầu, đang đối mặt với nguy cơ mất việc vì đại dịch Covid-19, theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) hôm 29-4.
Hơn 430 triệu doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề như bán lẻ và sản xuất có nguy bị "gián đoạn nghiêm trọng". Thế giới hiện có khoảng 3,3 tỉ lao động và 2 tỉ trong số này làm việc trong nền kinh tế phi chính thức – những người dễ bị tổn thương nhất trong thị trường lao động.
Theo ILO, đời sống của 1,6 tỉ lao động trong nền kinh tế phi chính thức đã bị ảnh hưởng nặng nề vì Covid-19. Do lệnh phong tỏa hoặc họ làm việc trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thu nhập bình quân của những người này bị sụt giảm 60% trong tháng đầu tiên của khủng hoảng Covid-19.
 Gần 1,6 tỉ nạn nhân thầm lặng của hung thần Covid-19  - Ảnh 1.
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), 1,6 tỉ người lao động có nguy cơ mất việc vì Covid-19. Ảnh: Reuters
Tổng giám đốc ILO Guy Ryder khẳng định trong bối cảnh khủng hoảng việc làm và dịch Covid-19 còn tiếp diễn, nhu cầu bảo vệ những lao động này trở nên cấp bách hơn.
"Với hàng triệu lao động, không thu nhập có nghĩa là không lương thực, không an ninh và không tương lai. Hàng triệu doanh nghiệp trên thế giới hiện gần như không thể thở" – ông Ryder nói.
Theo ILO, so với thời điểm trước khi khủng hoảng Covid-19 xảy ra, thị trường lao động thế giới sẽ "bốc hơi" 10,5% giờ làm trong quý II/2020, tương đương 305 triệu việc làm toàn thời gian. ILO kêu gọi tiến hành các biện pháp "khẩn cấp, có chọn lọc và linh hoạt" để hỗ trợ cả người lao động lẫn doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và những lao động trong nền kinh tế phi chính thức.
"Sự phối hợp của cộng đồng quốc tế trong các gói cứu trợ kinh tế và các biện pháp giảm nợ cũng rất quan trọng đối với mục tiêu phục hồi hiệu quả và bền vững" - ILO khẳng định.
Theo Cao Lực / Người Lao động

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Thủ tướng Nga Mishustin mắc COVID-19


Truyền thông nhà nước Nga ngày 30/4 (đêm 30/4 theo giờ Việt Nam) đưa tin Thủ tướng nước này Mikhail Mishustin đã mắc bệnh COVID-19.
Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin. Ảnh: Tass
Theo hãng thông tấn TASS, Thủ tướng Mikhail Mishustin đã báo cáo với Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng ông dương tính với virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19).
Kênh RT cho hay Tổng thống Putin đã đồng ý với đề xuất của Thủ tướng Mishustin về việc chỉ định Phó Thủ tướng thứ nhất Andrey Belousov làm Thủ tướng tạm quyền và thay ông Mishustin xử lý các công việc trong thời gian cách ly, điều trị.
Ngay sau đó cùng ngày, Tổng thống Putin đã ký sách lệnh hành chính chỉ định Phó Thủ tướng thứ nhất Belousov giữ cương vị Thủ tướng tạm quyền trong thời gian Thủ tướng Mishustin chữa bệnh. Nhà lãnh đạo Nga cũng chúc Thủ tướng Mishustin nhanh phục hồi sức khỏe.
Thông tin trên được đưa ra trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến theo chiều hướng xấu đi tại Nga và nước này hiện đối mặt với nguy cơ trở thành điểm nóng dịch bệnh mới ở châu Âu.
Những ngày gần đây, Nga đều ghi nhận số ca nhiễm mới luôn ở mức cao. Hết ngày 30/4 (theo giờ Việt Nam), Nga đã có tổng cộng 106.498 ca mắc COVID-19, tăng 7.099 ca so với chỉ một ngày trước đó. Số người tử vong vì virus SARS-CoV-2 tại cũng tăng lên 1.073 (nhiều hơn 101 ca so với 24 giờ trước).
Địa phương có số ca nhiễm mới nhiều nhất vẫn là thủ đô Moskva. Thủ đô Moskva trong ngày 29/4 cũng ghi nhận con số kỷ lục 67 ca tử vong. Các địa phương khác có số người nhiễm mới cao còn có thành phố St. Petersburg – 290 ca; tỉnh Nizhny Novgorod – 131 ca; Cộng hòa Bắc Ossetia thuộc Nga – 121 ca.
Nhân viên y tế kiểm tra các mẫu xét nghiệm COVID-19 tại phòng thí nghiệm ở Moskva, Nga, ngày 16/4/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đó, Bộ trưởng Y tế LB Nga Mikhail Murashko cho biết nước này đang phát triển hệ thống xét nghiệm phát hiện các kháng thể trong huyết tương nhằm đưa vào chữa trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19.
Ông Murashko tiết lộ thông tin trên trong cuộc thảo luận bàn tròn về COVID-19 trên kênh truyền hình Rossiya-24. Trong cuộc thảo luận, ông nói rõ hệ thống xét nghiệm đang được phát triển chủ yếu nhằm thử nghiệm huyết tương, chọn mẫu có thể sử dụng làm thuốc và dùng để xác định xem một người có kháng thể trong hệ miễn dịch hay không.
Ngày 29/4, Nga đã gia hạn lệnh cấm người nước ngoài nhập cảnh nhằm kiềm chế COVID-19 lây lan trong bối cảnh nước này ghi nhận số ca nhiễm tăng mạnh. Sắc lệnh cấm người nước ngoài nhập cảnh đã được ban bố từ giữa tháng 3 vừa qua và sẽ hết hiệu lực ngày 29/4. Thủ tướng Mishustin cho biết sắc lệnh này sẽ được gia hạn cho đến khi Nga kiểm soát được dịch.
Sắc lệnh cấm người nước ngoài nhập cảnh đã được ban bố từ giữa tháng 3 vừa qua, và sẽ hết hiệu lực ngày 29/4. Thủ tướng Mishustin cho biết sắc lệnh này sẽ được gia hạn cho đến khi Nga kiểm soát được dịch.
Phát biểu tại một cuộc họp các quan chức nhằm thảo luận cách ứng phó với dịch, ông Mishustin nêu rõ: "Tôi đã ký một quyết định chính phủ về việc gia hạn (sắc lệnh) đến khi cuộc chiến chống dịch kết thúc và tình hình dịch tễ được cải thiện". Theo Thủ tướng Mishustin, lệnh cấm sẽ không áp dụng với các chuyên gia có nhiệm vụ bảo trì các thiết bị nhập khẩu.
Tổng thống Putin hôm 28/4 đã chủ trì cuộc họp trực tuyến bàn về các biện pháp chống lại sự lây lan của virus corona chủng mới tại các khu vực trên cả nước. Phát biểu tại cuộc họp, Tổng thống Nga yêu cầu chính phủ cùng với các khu vực và doanh nghiệp bắt đầu chuẩn bị kế hoạch hành động quốc gia quy mô lớn để bình thường hóa hoạt động kinh doanh, khôi phục việc làm và thu nhập của người dân, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Thanh Tuấn/Báo Tin tức
Phần nhận xét hiển thị trên trang

BÀI HAY NÊN ĐỌC: VÌ SAO TỔNG THỐNG TRUMP BỊ... THÙ GHÉT?


Trong suốt gần một tháng ở nhà theo dõi tình hình hiện nay, tôi nhận ra một vấn đề mà trước giờ ít để ý tới đó là những bài viết về TT Trump hầu như đều là chê trách, đổ lỗi, rất khó tìm đọc được một bài viết nào có quan điểm tích cực về ông ấy . Ngồi xem live các buổi họp báo từ Nhà Trắng, tôi ngạc nhiên khi nhiều nhà báo đặt những câu hỏi kiểu gài bẫy chờ Trump sơ hở lỡ miệng chỗ nào đó để làm mồi cho truyền thông nhảy vào xâu xé. Những câu hỏi, trả lời được cắt ghép cho những bài viết, những video bình luận tiêu cực đã được lên ý đồ sẵn để định hướng người xem ngập tràn trên YouTube, Facebook...
Thắc mắc với câu hỏi tại sao truyền thông ghét Trump như vậy? Sao nhiều người chửi ông? ông ấy đã làm những gì ? Tôi tìm được một phần lớn câu trả lời cho mình qua quyển sách dài của Doug Wead: Inside Trump's White House. Sách vừa được xuất bản tháng 11 năm 2019.
Doug Wead đã viết hơn ba mươi quyển sách và là một trong những tác giả có sách bán chạy nhất của New York Times. Wead đã phỏng vấn trực tiếp với sáu đời tổng thống Mỹ (TT Trump là người thứ 6). Ông cùng là tác giả xuất bản chung một quyển sách với cựu TT George Bush. Ông từng là thành viên cố vấn cấp cao của Nhà Trắng. Ông là một trong rất ít những nhà sử học hiện tại còn sống cùng viết về 44 đời Tổng Thống Mỹ. Đây là quyển sách ông viết về những gì TT Trump đã làm được trong ba năm qua. Với một tiểu sử sự nghiệp nổi bật như vậy, TT Trump đã thật sự đặc biệt như thế nào để nhà sử học Wead viết hẳn một đầu sách về mình?
Tác giả Wead được TT Trump đồng ý để ông ấy ghi âm lại tất cả những cuộc phỏng vấn giữa ông và tổng thống cũng như với tất cả thành viên gia đình Trump và các tư vấn cấp cao khác. Đây là một yếu tố giúp Wead tiếp cận nguồn thông tin quan trọng và viết chính xác nhất những gì đang diễn ra.
Lịch sử mà chúng ta đã đọc về Washington, Lincoln , Roosevelt, hay Kennedy ....đã được ghi lại xác thực ra sao thì giờ đây với Wead , ông ấy cần làm gì để thế hệ sau có thể tiếp cận được nguồn tư liệu đúng nhất về TT Trump? Tất cả sẽ nhờ vào những gì được ghi ngay lúc này và ông ấy muốn mình phải ghi lại sự thật một cách công tâm nhất.
Lí do gì mà một tỷ phú rất thành đạt trong cả hai lĩnh vực bất động sản và show truyền hình như Trump lại quyết định ra tranh cử tổng thống. Trump đã gầy dựng lên một thương hiệu nổi bật cho chính mình, rõ ràng ông ấy không cần phải làm tổng thống để được nổi tiếng hay để giàu hơn.
Khi Wead phỏng vấn các con của Trump, Ivanka, Eric và Don Jr., Wead không ngạc nhiên khi họ kể về những lần nhìn thấy cha họ bực tức xé toạt bài báo khi biết chính phủ Mỹ vừa kí kết một hiệp định nào đó gây bất lợi cho Mỹ. Trump bực tức khi nhìn thấy hàng trăm ngàn công việc ở Mỹ được mang đi nơi khác. Trump nhìn thấy cái hố mà Mỹ đang từ từ lún xuống vì những kí kết ông thẳng thắng lên tiếng là cực kì nguy hại cho Mỹ từ những người đi trước (1 lí do bị ghét tơi bời là đây). Những kí kết mà lợi ích chỉ đem lại cho các nước khác từ Trung Quốc cho đến Tây Âu, và càng đè gánh nặng lên vai tầng lớp trung lưu Mỹ khi cõng những lợi ích đó qua cái gọi là THUẾ .
Wead không ngạc nhiên vì sao, vì ông đã từng là thành viên tư vấn cấp cao ở Nhà Trắng, ông hiểu rõ cơ chế đằng sau những kí kết đó, hiểu rõ những nhóm lợi ích đứng sau giật dây, hiểu rõ truyền thông đã bị mua chuộc như phương tiện tuyệt vời để đánh lạc hướng dư luận hay nói nặng hơn thì đó gọi là tẩy não.
Dù từng là cố vấn cấp cao của hai đời tổng thống Mỹ thuộc đảng Cộng Hòa, Wead nhận định thẳng thắng rằng tổng thống Mỹ ở cả hai đảng Cộng Hòa và Dân Chủ ít nhiều đều bị chi phối bởi các thế lực ngầm đứng sau, những thế lực có thể ôm trọn truyền thông và bắt nó hoạt động theo ý mình. Nhưng Trump lại khác, ông ấy đã là tỷ phú, ông không cần tiền của những thế lực đó làm bàn đệm để nhảy lên, ông ấy cũng không cần phải lấy lòng những thế lực đó để dọn đường cho cuộc sống hưởng thụ an nhàn sau khi rời nhiệm kì.
Wead cho rằng là một doanh nhân thành đạt chưa từng bước vào con đường chính trị, ông Trump không bị dẫm vào lối nghĩ gò bó rập khuôn, không bị chui vào những cái hộp được đóng sẵn như các chính trị gia trước đây. Sự giải phóng này giúp ông nhìn rõ "bệnh tình" của nước Mỹ theo một hướng khác và rõ ràng đã có những kế hoạch phù hợp hơn. Tuy nhiên việc TT Trump từng bước phá vỡ nhưng quy luật bất thành văn trong giới chính trị, gây đe dọa đến những lợi ích nhóm đứng sau đã khiến ông giống như một con sói đầu đàn đơn độc bị cả đàn vây hãm tấn công trong suốt thời gian qua.
Tôi tưởng TT Trump bị truyền thông và giới chính trị gia đánh tơi tả từ khi ông trúng cử nhưng thật sự thì ông đã bị "ném bom" từ khi mở lời ra tranh cử. Tìm đọc lại những nguồn thông tin từ Wead ghi trong sách, tôi phải thật sự là nể sự phớt lờ của Trump với cánh truyền thông. Bất kể phát ngôn nào của Trump cũng bị truyền thông moi móc.
Khi Trump nói ông có kế hoạch sẽ mang việc làm về Mỹ , sẽ làm cho kinh tế Mỹ tăng lên, làm cho Mỹ hùng mạnh trở lại.... Cánh nhà báo giật tít chửi rủa, chính trị gia ở cả 2 đảng cười nhạo như "Heo thì làm sao biết bay" ; " hắn có cây phép thuật à" ; "bí mật ở các kế hoạch của hắn là hắn chả có kế hoạch nào cả"; "Trump đang mơ đấy"... Cả Hollywood , các giới tỷ phú, giới nghiên cứu học thuật đều chống lại Trump.
Bỏ ngoài tai tất cả những châm biếm, tấn công từ truyền thông, sự chống đối từ đảng đối lập và ngay cả những chính trị gia cùng đảng Cộng Hòa, cả 5 đời cựu tổng thống Mỹ thời điểm đó đều không chọn Trump, nhưng cuối cùng ông đã thắng trước sự ngỡ ngàng của tất cả mọi người khắp nơi. Đó có phải là may mắn?
Wead đã viết lại rất chi tiết về hành trình tranh cử đầy đơn độc và khó khăn của ông Trump. Nhờ đó mà người ta sẽ biết được sự thật TT Trump cùng những người con lớn đã tiếp xúc với các cử tri của mình như thế nào, sẽ biết được sự thật đảng đối lập đã dùng truyền thông đưa sai thông số dự báo về tỉ lệ bầu chọn để làm nhụt chí những người ủng hộ tin rằng Trump sẽ thua ra sao.
Lí do gì Wisconsin trong suốt 32 năm chỉ bầu cho ứng viên đảng Dân Chủ đã quay qua bỏ phiếu cho Trump. Ông đã thắng Ohio như thế nào, 1 tiểu bang trong suốt 44 đời tổng thống qua hễ ứng viên nào chiếm được phiếu bầu thì người đó sẽ thắng cử. Tại sao có những cử tri tự nhận rằng họ đã bỏ phiếu cho các ứng viên đảng Dân Chủ cả đời của họ, lí do gì làm họ thay đổi lần bầu cử này.
Làm thế nào Trump dành được phiếu bầu những nơi mà nhà Clinton còn không thèm đến vận động vì tin chắc phần thắng thuộc về mình. Tại sao Florida gần như nắm chắc phần phiếu về cho Hillary Clinton nhưng cuối cùng đã làm cho đảng Dân Chủ ngỡ ngàng ở phút cuối. Rõ ràng đó không phải là may mắn.
Nếu Wead không viết quyển sách này có lẽ chúng ta sẽ không biết rằng thật sự Mỹ đã gần như có chiến tranh với Triều Tiên ra sao. Khi cựu tổng thống Obama rời nhiệm kì, Obama thừa nhận rằng Kim Jong-un sẽ là vấn đề lớn nhất mà ông Trump sẽ phải đối mặt. Thật thú vị khi đọc đoạn đối thoại của TT Trump và Kim qua cách kể lại từ Wead.
Vấn đề Trump nhận ra ở Kim đó là những tên độc tài thường uy hiếp kẻ yếu, không phải kẻ mạnh hơn. Tuy nhiên ông đã rất cẩn trọng và đã thành công trong việc đàm phán lần thứ nhất với Kim tại Singapore. Chấm dứt việc thử vũ khí hạt nhân, đưa con tin bị bắt giữ, đưa hài cốt lính Mỹ ở Triều Tiên từ cuộc chiến Nam Hàn về Mỹ, một kết quả tuyệt vời mà Wead cho biết phải mất 11 đời tổng thống để thực hiện.
Hội nghị đàm phán lần thứ hai tại Hà Nội lẽ ra có thể đã có kết quả tốt đẹp nếu như truyền thông Mỹ không cố tình 'vạch áo cho người xem lưng'. Tại sao ngay thời điểm quan trọng của việc đàm phán, kênh truyền hình trên màn ảnh tivi được chia ra làm đôi với 1 bên là hình ảnh trực tiếp hội nghị Mỹ-Triều Tiên tại Hà Nội, 1 bên là hình ảnh Hạ viện Mỹ đưa ra những cáo buộc khác về Trump? Đó chẳng phải là một thông điệp cho cả thế giới biết nội bộ Mỹ đang bị chia cắt sao.
Bằng cách nào đó Kim rõ ràng đã nhận ra thông điệp đó. Trump muốn duy trì hòa bình thế giới ư, hãy quay về giải quyết xung đột nội bộ trong nước trước đi. Đó là kết quả vì sao ở lần đàm phán thứ 2 ông đã không đạt được một thỏa thuận nào với Kim. Wead nhìn nhận thật chua xót khi sự thù ghét Trump đã làm cho những người chống đối ông sẵn sàng đạp lên danh dự và lợi ích của nước Mỹ để đạt được mục đích của mình.
Wead viết khi Trump tuyên bố Mỹ rút lui khỏi hiệp định biến đổi khí hậu Paris, giới hoạt động môi trường, truyền thông, đảng đối lập phản đối la ó. Dân chúng phần lớn cũng chửi ông mà không hiểu rõ cái hiệp định đó là về gì. Vâng, cái hiệp định ấy là để Mỹ phải tham gia bỏ tiền, đầu tư công nghệ, máy móc để dọn dẹp việc ô nhiễm môi trường của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ , Nam Phi... Tiền từ đâu , từ tiền thuế dân Mỹ mà ra cả. Những người chửi Trump liệu khi biết tiền thuế của mình trước giờ phải cõng luôn cái việc dọn dẹp vệ sinh cho những nước chuyên gây ô nhiễm đó thì có còn muốn la làng lên nữa không?
Khi Obama kí tham gia hiệp định Paris 2016 , truyền thông đã không hề nêu rõ nội dung về nó cho dân Mỹ biết, tất cả chỉ được viết ngắn gọn rằng nó tốt cho việc bảo vệ môi trường. Nhờ truyền thông che đậy , Obama lại được thêm lòng dân qua phong cách quí ông lịch lãm biết yêu môi trường. Nhưng sự thật thì Obama đã vi phạm điều lệ Byrd-Hargel Resolution thông qua năm 1997 qui định rằng Mỹ không được kí kết bất cứ hiệp định nào về việc làm sạch môi trường ở các nước đã nêu ở trên mà không kèm theo những quy định bắt buộc những nước đó phải có biện pháp hạn chế việc gây ô nhiễm ở chính nước của mình. Thế mà khi ông Trump rút lui khỏi hiệp định, nước Mỹ gào lên chửi. Wead châm biếm, dường như truyền thông đã nhào nặn thành công một hình tượng Obama bóng láng không tì vết trong lòng hơn một nửa dân chúng Mỹ.
Vì mang danh là anh cả của thế giới, Mỹ phải đang è cổ bao bọc quân sự miễn phí cho các nước Hàn, Nhật, Ả rập, khối NATO ...cho tới khi TT Trump đem bàn cân ra đặt lại. Ông cho rằng thật vô lý khi Mỹ phải bỏ ra hàng tỉ mỹ kim để tạo nên những đầu đạn, tên lửa, vũ khí và tặng không cho các nước đang được coi là siêu cường của thế giới.
Giới ngoại giao, báo chí, tướng tá lại nhao lên lo sợ Mỹ sẽ làm mất lòng các đồng minh Á- Âu. Trump đã thẳng thắng gọi đó là mối quan hệ lợi dụng và giữ vững lập trường của mình. Thông điệp của ông rất rõ; vâng, đồng minh quan trọng nhưng Mỹ vẫn quan trọng hơn. Mỹ không thể bị bòn rút như vậy nữa. Đức, Nhật không còn là những nước lụn bại sau chiến tranh. Rõ ràng hiện nay họ đã là siêu cường. Hãy nhìn nền kinh tế và sự phát triển của Nam Hàn, Ả Rập xem, đó là những nước nghèo yếu cần bảo vệ miễn phí sao?
Với tài thương lượng của mình ông lại thành công trong việc bớt đi một gánh nặng trên lưng tầng lớp trung lưu Mỹ. Không những thế, nhờ Trump mà hệ thống phòng ngự NATO đã trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Về kinh tế, Wead thừa nhận trong vài chục năm qua chưa có đời tổng thống nào đưa Mỹ đạt được mức tăng trưởng kinh tế tới 4.3 như Trump vào thời điểm Wead kết thúc quyển sách. Trump đã làm gì để thay đổi những luật lệ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong nước từ thời Clinton, Bush và Obama để khiến cho các hãng xưởng dần bốc hơi qua bên kia bán cầu. Ông đã làm gì để mang các hãng xưởng về lại Mỹ? Là một nhà kinh doanh ông Trump hiểu rõ cái gọi là thương mại tự do hoàn toàn không mang lại lợi ích bằng nhau cho đôi bên, mà đó là cái bẫy bên được bên mất. Hãy tưởng tượng với 1 hãng xưởng được mở ra tại Trung Quốc từ doanh nghiệp Mỹ sẽ đồng nghĩa với việc 1 hãng xưởng tại Mỹ bị đóng đi. Khi dân TQ có việc làm, dân Mỹ sẽ bị mất việc.
Chúng ta tin rằng việc mang việc làm sang những nước có giá nhân công thấp để đổi lại được mua sản phẩm rẻ hơn là điều có lợi cho đôi bên nhưng thật sự đó là cái bẫy. Ngay lúc này, cái bẫy mà không riêng gì Mỹ mà cả thế giới đang mắc phải đã lộ rõ qua việc thiếu hụt dụng cụ y tế (thí dụ như khẩu trang, máy trợ thở) do phụ thuộc vào khâu sản xuất từ nước nào thì mọi người đã biết. Thật tiếc khi TT Trump chưa kịp dẹp hết cái bẫy này thì lại đang bị chỉ trích từ nhiều phía về tình hình hiện tại.
Vì sao giới học thuật, các trường đại học Mỹ thường ủng hộ cho Dân Chủ? Vì sao các ứng viên của đảng này luôn mang những vấn đề về súng , về việc xóa hết nợ cho sinh viên, về y tế, về dân nhập cư, về đường lối ngoại giao song phương mềm mỏng... để làm chủ đề chính cho những cuộc vận động tranh cử. Liệu những vấn đề đó có thật sự tốt như nó được hứa từ các ứng viên. Liệu nó giúp Mỹ đứng vững hay suy yếu thêm trên đấu trường thế giới. Đối tượng tầng lớp nào họ đang hướng đến để kiếm được sự ủng hộ.
Tại sao lại trì hoãn ngăn chặn dân nhập cư bất hợp pháp? Tại sao đảng Dân Chủ đưa ra ý kiến đồng thuận việc cấp bảo hiểm y tế cho dân nhập cư lậu trong cuộc bầu cử sắp tới? (Ôi, lại tiền thuế!) Liệu có phải di dân lậu từ các nước Nam Mỹ thông qua cửa ngõ Mexico là một nguồn lợi nhuận dồi dào mà chỉ có dân chính trị gia , lợi ích nhóm ngầm thỏa hiệp với nhau mới hiểu rõ?... Hãy đọc và tìm câu trả lời qua lối viết lôi cuốn rõ ràng từ Wead.
Có nhiều những thành tựu khác mà TT Trump đã đạt được chỉ trong hai năm đầu nhiệm kì mà Wead phải thừa nhận rằng chưa có đời Tổng Thống gần đây nào đạt được như vậy. Từ kinh tế, quân sự, đàm phán ngoại giao cho đến giải thoát con tin Mỹ, tiêu diệt khủng bố .. Trump đều hoàn thành nhanh gọn. Nhưng phần lớn truyền thông và đảng đối lập sẽ không dễ dàng thừa nhận những thành tựu đó.
TT Trump đang là cái gai đã gây tổn thất quá nhiều cho lợi ích nhóm mà họ sẽ phải dùng mọi thủ đoạn để nhổ bỏ đi. Đó là lí do tại sao phải tạo ra giả thuyết tố cáo Trump đã bắt tay với Nga gian lận trong bầu cử (tốn 40 triệu $ để điều tra từ tiền thuế dân!) Khi không tìm được chứng cớ thì lại tạo ra phiên tòa luận tội vô lý mà kết quả như thế nào thì ai cũng biết rồi. Chắc chắn ông Trump sẽ còn chịu nhiều chống đối khác cho đến khi đảng đối lập và các nhóm lợi ích đạt được mục đích của họ.
Kết thúc quyển sách của mình, Wead để người đọc tự tìm ra câu trả lời cho tương lai của nước Mỹ qua những con số xác thực, những vấn đề quan trọng ông đã đưa ra phân tích. Liệu những thành quả mà TT Trump đạt được sẽ được người sau tiếp nối hay dẹp bỏ? Wead cho rằng sẽ sớm thôi khi những cuộc tranh cử theo lối mòn cũ trở lại khi ông Trump ra đi, khi các ứng viên tổng thống được đo ni đóng gót khác trong guồng máy chính trị được đưa lên, khi Mỹ lại dẫm vào những cái bẫy kinh tế ngoại giao khác, khi Mỹ đánh mất vị trí số 1 của mình, dân Mỹ sẽ tỉnh giấc nhìn ra sự thật về những việc Trump đã làm luôn hướng đến "America First" như thế nào. Nhưng thật tệ là lúc đó đã quá muộn!
______
Nguồn:
Wead, Doug. Inside Trump's White House. New York: Center Street, 2019
Fox News Live
----------
Xin lưu ý: tôi viết bài này để truyền tải lại một phần nội dung và giới thiệu quyển sách tác giả Doug Wead đã viết. Xin phép không tranh luận vấn đề yêu hay ghét, đúng hay sai của ông Trump. Nếu thấy phù hợp hãy tìm đọc và share bài viết để nhiều người biết đến sách vì chắc chắn quyển sách sẽ không làm bạn thất vọng.
God Bless America! 🇺🇸
#byanng Ann Nguyen (April 10, 2020)


Phần nhận xét hiển thị trên trang

Hy vọng Nguyễn Huy Thiệp



Nguyễn Văn Thọ
Như nhiều bè bạn văn chương biết, cách đây gần hai tháng nhà văn xuất sắc mảng truyện ngắn hiện đại của đất nước NGUYỄN HUY THIỆP BỊ TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO.
94517430_931125710669182_3777068693360476160_nNhận tin muộn qua nhà văn Bùi Việt Sĩ, tôi thực sự lo lắng, vội báo tin cho Trần Đăng Khoa. Cứ ngỡ nhà thơ Trần Đăng Khoa chưa biết. Hóa ra ông thính hơn tôi. “Tôi đã thăm ông Nguyễn Huy Thiệp rồi. Với tư cách bạn bè và, với tư cách Hội nhà văn Việt Nam nữa”. Khoa bảo tôi qua điện thoại.
Việc ở Hội Nhà văn bấy nay, ông Chủ tịch, nhà thơ Hữu Thỉnh giao cho Khoa tràn ngập, nhất là mảng lễ nghĩa, thăm hỏi vấn an với hội viên đủ cả. Hội Nhà văn lứa chống Mỹ, đã đến lúc không quý nào tháng nào không có nhà văn trên 60 rơi vào trạng thái thập tử nhất sinh. Gần Khoa tôi biết nhiều chuyến anh và Nguyễn Hoa tất tưởi xuôi ngược. Có hỏi, Khoa thủng thẳng bảo, cũng chẳng việc nào hệ trọng mà cứ như con quay xoáy tít, “cũng lặt vặt’ như gái vừa đẻ thêm con mọn. Hai lần tôi bị tai nạn trong ba năm gần đây, Khoa chả hớt hải là người đầu tiên lao đến, có mặt chỉ sau con gái và vợ cùng em trai tôi.
Nguyễn Huy Thiệp không ra ngoài quy luật sinh bệnh lão tử. Khoảng dăm năm gần đây ông đến đoạn đau yếu. Thi thoảng gặp nhau, hỏi thăm nhau, ông than thở cho cái già đang sầm sập. Bệnh tật, ở cái tuổi sau 65 của lứa chúng tôi, hiện tại trong Hội Nhà văn nhiều lắm. Ông Thiệp dính cả tiểu đường, cả tim. Nay bị thêm trọng bệnh như thế nguy kịch quá. Tôi đang điều trị bàn tay trái nghịch dại cưa máy, bị cụt ba ngón mà Khoa chỉnh hình thẩm mỹ của Bệnh viện Saint-Paul đã cứu, nối được cả ba ngón đứt lìa thành liền lại, nhưng còn rất đau nhức phải theo Đông y cả 7 tháng nay, lại vướng dịch sau Tết phải trông con trai nhỏ 7 tuổi nên không thể nào dứt đi thăm Thiệp.
Rồi nghe tin Bệnh viện Bạch Mai đã cứu anh sống, cướp anh từ cánh tay tử thần, và trước khi Bạch Mai bị phong tỏa dăm hôm, anh may mắn được gia đình chuyển về Viện Y học cổ truyền, nhằm phục hồi trạng thái liệt nửa người do di chứng vẫn thường xảy ra ở người bị đột quỵ, bị chấn thương não bộ.
Rồi chị Trang và hai cháu Bách, Khoa đón ông về xóm Cò - Khương Hạ, Khương Đình. Nguyễn Huy Thiệp không chịu được trạng thái cô quạnh khi ông đã là con hổ già đã 70, tàn kiệt. Liệt, khó ngủ. (Nguyễn Huy Thiệp tuổi dần, kém tôi 2 tuổi). Cũng qua cháu trai đầu của ông, họa sĩ Nguyễn Bách kể qua điện thoại rằng, “Bố cháu sợ cô đơn lắm”. Tôi hình dung qua lời Bách, Nguyễn Huy Thiệp cô quạnh trong gian phòng sạch đẹp trắng toát của Bệnh viện Y học cổ truyền dành riêng cho nhà văn nổi tiếng. Thi thoảng ông lại bảo con trai điện gọi hai bạn rất thân hiện tại của ông ghé thăm, tất nhiên hai người ấy có "lão già chăn chó" như Chúa chăn chiên. Đấy là nhà thơ Bảo Sinh vốn thơ phú tưng bừng, tuổi bậc đàn anh tôi đến để cầm tay Thiệp. Bảo Sinh bậc đàn anh ấy tôi biết đã bao năm nay gắn bó với Nguyễn Huy Thiệp như hình với bóng. Biết chân tơ kẽ tóc mọi ngóc ngách hoàn cảnh của Nguyễn Huy Thiệp và hơn Nguyễn Huy Thiệp 7-8 tuổi, ông thực sự là người lớn, sẻ chia từ tinh thần tới giúp đỡ Nguyễn Huy Thiệp ít nhiều cho cuộc sống vốn chật vật này đỡ sự đùa chơi với khách văn. Ông sẵn sàng bỏ công sức hàng tuần chỉ để tạo những buổi Nguyễn Huy Thiệp bán dăm thứ đồ gốm, ít tranh vẽ trên men Bát Tràng, kiếm chút đỉnh cho việc phụ giúp, đỡ cái gánh đã oằn vai trĩu nặng, nặng suốt đời đàn bà của chị Trang, vợ Thiệp. Một văn nhân tuổi sống đủ kiếp người, hơn tôi và Thiệp cả núi thời gian, trớ trêu thay, ông vẫn nhơn nhơn để đi an ủi lứa đàn em, đặc biệt là Thiệp.
Biết tin muộn như thế, lại khi dịch Covid-19, hàng loạt người dính bệnh. Hà Nội cách ly giai đoạn hai. Tôi điện đến nhà Nguyễn Huy Thiệp. Bách, họa sỹ, con giai trưởng cầm máy. Thiệp chừng hỏi con, biết tôi điện, đòi cầm lại máy từ tay con. Từ đây xa lắm, tôi nghe giọng nói yếu ớt nhưng rành mạch và có vẻ rất bình tĩnh như mọi lần: “Ông Thọ ơi. Khổ thế đấy. Bệnh tuổi già đấy. Tôi bị liệt nửa người rồi. Khó ngủ...”. Tôi nghe, từng từ chói vào lòng. Khi rõ cái nhịp của kẻ gục ngã theo quy luật tạo hóa. Tim tôi như có người bóp, dầu giọng ông nói yếu ớt, như “Gió Hua Tát” ngày nào ào ào thổi trên văn đàn mà tôi biết qua thi sĩ Bế Kiến Quốc hớn hở báo tin rằng, bạn văn Nguyễn Huy Thiệp đã rực cháy bất ngờ Tết âm lịch năm ấy, lửa văn ấy mấy ai biết khi ấy, xuất hiện trên tuần báo Văn nghệ trước cả “Tướng về hưu” sau nổi tiếng và đình đám. Ngọn gió Nguyễn Huy Thiệp nay đang ở cuối cơn. Tôi rùng mình. Rồi nghe tiếng Bách cầm lại máy điện thoại. Đầu tôi lóe lên ý tưởng, tự nhiên theo lời mách bảo của cái tình văn nhân ân oán nặng trĩu bấy nay.
Tôi suy nghĩ rất nhanh và bảo, chuyển máy cho mẹ cháu, mẹ Trang ngay! Trang là tên vợ ông Thiệp, tôi nhẹ nhàng động viên người đàn bà đã bao lần chu đáo một mâm cơm cho riêng hai thằng, chồng và bạn chồng, từ thuở nào chúng tôi chập chững bước vào văn đàn, cả tận khi tôi lang bạt xứ người, trở về Hà Nội, ghé vào xóm Cò thăm vợ chồng Nguyễn Huy Thiệp. Rồi tiếp là là cuộc điện đàm tiếp với cháu Bách, tôi nói như ra lệnh... Tiếng tôi có lẽ khi ấy khó chịu lắm! Rằng cháu phải đưa bố đến nơi đấy, nơi đấy gần nhà cháu. Chúng ta quyết cứu Nguyễn Huy Thiệp khỏi liệt bệnh, việc không của riêng ai cả.
Chị Trang và cháu Bách đã hiểu ngay và làm theo ý tôi. Có lẽ lòng chân thành, theo lời dạy của cậu tôi, bấy nay thi thoảng cảm hóa được quỷ và thần.***Tôi cho rằng cả ai cần ơn huệ ai cả. Lòng thiện đâu để ơn huệ. Mọi sự đều ở nhân duyên. Số là, bấy nay tôi điều trị các ngón tay đã can xương liền ngón nhưng các vi ti huyết quản không hoạt động, nên các ngón bị sưng và rất đau nhức. Dầu chứng phù nề đã được một lang y khác tên Luật chữa khỏi. Một sáng, nhà thơ Đỗ Thị Tấc từ Tây Bắc mang thuốc chị hái trên đỉnh một ngọn núi cao Tây Bắc về bồi dưỡng cho tôi, thấy các ngón còn đỏ tấy bèn lôi thông thốc tới nhà một lương y tên Nam có hiệu Nam Dược Đường. Phải mách cho Nguyễn Huy Thiệp đến ngay vị cứu tinh này.
Tôi dặn Bách rằng cháu phải đi "trinh sát" và đến làm việc cụ thể về thời gian với lương y tên Nam ấy. Tôi nói qua máy, rằng thầy Nam này chuyên bó xương, đã bó cho cô Tấc ba ngón chân gãy, đi như lê lết đã liền ngay chỉ sau ba ngày và đi như sáo. Ông ta lại độc nhất vô nhị ở Hà Nội, cứu nhiều người bị hội chứng liệt sau tai biến. Rằng, bác đã chứng kiến từ khi họ đến tới lúc khỏi bệnh. Lại nhìn thấy khi điều trị, mà bệnh nặng hơn Thiệp nhiều. Có cô gái trẻ bị viêm tủy sống, liệt, người mềm như dẻ khoai, nay cũng đã được Nam chữa cho nhúc nhắc đi được. Ông Nam với cách rê thuốc dân tộc bí truyền được hun nóng với bàn chân nhúng thuốc trên chảo lửa lò nung nóng, rê ngay thuốc khi hơi nước xèo xèo chỗ bàn chân ông ta, vào trên nơi các huyệt đạo chính, chủ về kinh lạc, khí tạng phế của bệnh nhân, để mọi cơ quan phải hoạt động lại mà chống lại trạng thái liệt. Cắt máy, tôi ngồi thừ ra ở ngôi nhà vắng yên tĩnh chốn Ngọc Hà. Tôi cũng đang ốm. Đang cố tập thiền và các chước xoa 36 huyệt cũng do nhạc sĩ Phú Quang hai lần xuất huyết não truyền dạy. Làm tỉnh thức các huyệt đạo, lại dùng ý chí và nghị lực để dập hỏa trong người mà vừa chữa tay, vừa chữa bệnh đái ra máu. Nhưng thể chất tôi khỏe. Còn Nguyễn Huy Thiệp bấy nay bao bệnh, lại không rèn luyện mà thối chí buông xuôi thì mãi mãi nằm một chỗ, đời thế thì buồn lắm. Chị Trang và cậu Bách con ông sẽ xoay sở ra sao?
Sớm sau, mới 6g sáng mà Nguyễn Huy Thiệp chủ động gọi cho tôi. Giọng Nguyễn Huy Thiệp hôm nay chợt lớn hơn hôm nọ, còn yếu nhưng rất rõ ràng. Ông muốn cám ơn bạn văn bao năm. Máy điện thoại sau vài câu mộc của Thiệp rồi chuyển sang cháu Bách. Bách nói:
- Bác ơi, bố cháu ngủ được rồi. Đêm qua bố cháu đã trọn giấc. Lâu lắm bố cháu mới... mới trọn giấc.
- Ok, vậy hôm nay cha con cháu vẫn đến chứ, để bác đến xem thế nào...
Tôi nói với vợ. Đốt trầm khấn thần linh rồi lao ra trời với cái xe cà tàng 50.
Thiệp ngồi bên con. Từ qua cửa kính tôi đã nhìn thấy. Tôi sợ mình không kiềm nổi xúc động, òa khóc, bèn giả giọng công an để át đi chính sự hoảng hốt của chính mình:
- Ai cho các anh tụ tập quá ba người. Kiểm tra hành chính! Giấy tờ tùy thân đâu...
Rồi nói tiếp, Nguyễn Huy Thiệp đấy à, ối trời bạn già.
Nguyễn Huy Thiệp thì thào, hình như ông nói "Tôi đây!".
Đôi mắt Thiệp nhìn tôi. Tôi quan sát rất nhanh, cái băng ghi trắng treo cái tay liệt. Cái chân liệt co. Tôi nắm bàn tay nhũn. Ông ngồi đối diện.Thiệp giờ như con hổ già bất lực ngồi sụm xuống, mệt mỏi. Trước tôi, chỉ còn đôi mắt to đùng đục vẫn ánh lên, ánh lên thứ ánh sáng không bao giờ muốn tàn lụi của loài thú rừng, cánh rừng nơi Thiệp vùng vẫy dọc ngang một thời sung mãn nhất. Thứ ánh sáng từ trong mắt của con mãnh thú cực lớn, mạnh nhất cánh rừng văn nghệ năm nảo năm nào tận thập kỉ 80 thế kỷ trước, nơi cánh rừng mà tôi từng tìm mãi chưa thấy lối ra, không theo lối mòn xưa chính ở tôi hay lối mòn trong rừng của ai. Khi đó, tôi đành bỏ bút ngậm ngùi cả 10 năm không viết, chỉ tìm đọc nhiều sách, để tìm cho lối ra thoát khỏi cánh rừng rậm rịt, lối của riêng mình tìm thấy. Khi mà Nguyễn Huy Thiệp suốt gần 10 năm như vệt sét chói lòa với chùm dăm truyện ngắn vô cùng xuất sắc.
Hơn hai tiếng ở đấy nghe Nguyễn Huy Thiệp kể chuyện. Kể thi thoảng, nhỏ nhẹ. Thần sắc ông đã chuyển rất nhanh sau bốn kì rê thuốc. Đấy là lương y xác định như vậy! Hai tiếng sau tôi đưa ông ra về.
Chân tay ông nhũn, không đầy hơi khí như chân tay tôi, nhưng đôi mắt nhìn thẳng vào mắt tôi như xưa nay vẫn thế. Hơi đục do sức khỏe đang kém nhưng vẫn đầy những tia sáng rực lên, bất khuất. Tôi lại lóe lên suy nghĩ ban nãy, đôi mắt hổ đến cuối một đời chúa của rừng già, chợt đang cố sáng cháy lên nhãn quang bất khuất, ánh sáng trắng lóe trong vùng đùng đục. Hy vọng ba tháng nữa Thiệp sẽ lại cùng ông anh dạo chơi cà phê Hàng Hành hay đâu đó với người bạn tử tế hiểu biết Nguyễn Bảo Sinh.
Nguyễn Huy Thiệp về, tôi xin phép Bách đỡ ông để muốn bạn tôi tăng thêm ý chí, sự đến quyết liệt chiến thắng cần nhất khi này, vì trong tay Bách, Nguyễn Huy Thiệp vẫn là đứa trẻ hôm nay, ông khá yếu.
Phúc phận Nguyễn Huy Thiệp cuối đời rất lớn, tôi cận mắt chứng kiến sự chăm sóc của hai con ông. Tôi chợt nhớ đến con gái tôi, nó cũng lứa với đám thanh niên Bách và Thanh, cháu Nguyễn Huyền Trang con gái đầu tôi xưa cứ lon ton bên chú Thiệp. Nay cháu đã lớn, chăm tôi như Bách và Thanh hôm nay chăm bố, khi tôi hai lần vượt qua tử thần trong ba năm nay!
Nước mắt tôi ứa ra khi nói với Bách: "Bách cho bác được phép xốc nách?". Chúng tôi đưa ông ra xe của Thanh.
Tôi dằn mình cười khà khà như ngày nào để khỏi bật khóc khi quàng vào ông. Chợt nhớ 1984 tại nhà tôi, Nguyễn Huy Thiệp và tôi đọc cho nhạu nghe “Chảy đi sông ơi” trong Hà Nội nóng giãy, mùa hè dội nước mà sàn đá hoa nhà tôi ở chợ Giậu (chợ Trời Thịnh Yên, Chùa Vua) vẫn hâm hấp nóng.
Hy vọng... hy vọng nhất định Nguyễn Huy Thiệp ba tháng nữa sẽ có video clip báo tin thắng trận nếu nhân duyên đủ để thầy thuốc chấp nhận kiên trì chữa cho một con người đặc biệt, có một khối tình riêng chung cũng đặc biệt, ít ai ngờ hết. Mà nhiều bí mật sẽ trôi đi, chảy như sông, dù có ai đó biết yêu thương ông quá mà im lặng như ông và họ ngồi bên nhau hóa đá trong một chiều mưa loi thoi, giữa lòng phố cổ Hà Nội, chỉ còn có hai ly cà phê đen nóng nghi ngút khói để người ta thấy sự chuyển động của cảnh, vật...
Ngọc Hà - Hà Nội
VANDOANVIET.BLOGSPOT.COM
Nguyễn Văn Thọ Như nhiều bè bạn văn chương biết, cách đây gần hai tháng nhà văn xuất sắc mảng truyện ngắn hiện đại của đất nước NGUYỄN HU...

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Biển Đông: Đề xuất đóng cửa Viện Khổng Tử tạo sức ép Bắc Kinh


Cựu Chánh án tối cao Philippines đề nghị đóng cửa các Viện Khổng Tử chừng nào Trung Quốc còn chưa chấp nhận phán quyết bác tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông.


Cựu Chánh án tối cao Philippines Antonio Carpio mới đây đề xuất một cách làm áp lực buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết năm 2016 của tòa trọng tài rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông vô hiệu, theo tin từ báo Inquirer.
Ông Carpio làm Chánh án tối cao Philippines từ tháng 10-2001 và về hưu tháng 10-2019.
“Tôi nghĩ chúng ta nên bắt đầu phản công” – Inquirer dẫn lời ông Carpio nói trong một diễn đàn trực tuyến do Hiệp hội Phóng viên nước ngoài ở Philippines tổ chức đầu tuần này. Và một trong những cách “phản công” đó theo ông Carpio là Philippines nên đóng cửa toàn bộ các cơ sở của Viện Khổng Tử - một tổ chức giáo dục trực thuộc Bộ Giáo dục Trung Quốc, hoạt động ở nhiều nước với mục tiêu thúc đẩy ngôn ngữ và văn hóa nước này.
Theo ông, chừng nào Trung Quốc còn chưa chấp nhận phán quyết biển Đông thì các Viện Khổng Tử “không được phép hoạt động ở Philipines”.
Biển Đông: Đề xuất đóng cửa Viện Khổng Tử tạo sức ép Bắc Kinh - 1
Cựu Chánh án tòa án tối cao Philippines – ông Antonio Carpio. Ảnh: PHILIPPINE STAR
Theo lời ông Carpio, Trung Quốc có các Viện Khổng Tử tại trường đại học Philippines và trường đại học Ateneo de Manila. Ông cho rằng các Viện Khổng Tử này “có thể truyền bá sự sai trái lịch sử của họ về đường chín đoạn”.
“Họ có thể truyền bá đến các sinh viên những câu chuyện sai trái về đường chín đoạn, nhưng chúng ta không thể chống lại vì chúng ta không có các viện của riêng mình ở Trung Quốc” – ông Carpio nói.
Tuyên bố chủ quyền đường chín đoạn của Trung Quốc ôm gần như toàn bộ biển Đông, tuy nhiên tuyên bố này đã bị Tòa trọng tài thường trực bác bỏ năm 2016 sau vụ kiện của Philippines. Trung Quốc tới giờ vẫn không thừa nhận phán quyết.
Biển Đông: Đề xuất đóng cửa Viện Khổng Tử tạo sức ép Bắc Kinh - 2
Buổi lễ khánh thành Viện Khổng Tử ở trường đại học Philippines. Ảnh: UPD.EDU
Không lâu trước khi ông Carpio đề nghị đóng cửa các Viện Khổng Tử, cư dân mạng Philippines đã nổi giận trước một đoạn video ca nhạc có tên “Iisang Dagat” (còn có nghĩa One Sea – Một biển) do đại sứ quán Trung Quốc tại Philippines thực hiện.
Nhìn bề ngoài, đoạn video này nhấn mạnh sự hợp tác chống dịch COVID-19 giữa Philippines và Trung Quốc, nhưng các cư dân mạng Philipines đã nhanh chóng nhận ra và phản đối ý đồ tuyên bố chủ quyền trên toàn biển Đông của Trung Quốc.
Về chuyện này, ông Carpio cho rằng Trung Quốc đã lợi dụng sự tự do bày tỏ chính kiến ở các nước khác để phục vụ ý đồ của mình.
“Ở đất nước này, chúng ta có tự do bày tỏ chính kiến. Chúng ta không thể ngăn cản người Trung Quốc đưa ra video ca nhạc về COVID-19… Đáng tiếc là trong khi đại sứ quán Trung Quốc ở đây có thể công khai video ca nhạc như vậy để tuyên truyền thì đại sứ quán chúng ta ở Bắc Kinh lại không thể làm thế vì họ kiểm duyệt” – ông Carpio nói.
Thêm nữa, theo ông, người Trung Quốc có thể tự do xâm nhập truyền thông Philippines và quảng cáo trên báo. Nhưng người Philippines thì không thể làm điều đó ở Trung Quốc.
Ông Carpio cho biết cuốn sách trực tuyến của ông về tranh chấp biển Đông đã không thể bán ở Trung Quốc vì vướng kiểm duyệt gắt gao ở đó.
“Họ có thể truyền bá những điều sai trái mà chúng ta không thể chống lại. Đó là lý do tại sao người dân họ tin rằng họ thật sự sở hữu biển Đông từ cả 2.000 năm trước, trong khi cả thế giới biết điều này hoàn toàn sai” – theo ông Carpio.
Trung Quốc thành lập Viện Khổng Tử gần như trên khắp thế giới. Tuy nhiên thời gian gần đây nhiều nước đã e dè trước các cơ sở này vì có lo ngại Trung Quốc dùng các Viện Khổng Tử để phục vụ công tác gián điệp.
Biển Đông: Đề xuất đóng cửa Viện Khổng Tử tạo sức ép Bắc Kinh - 3
Viện Khổng Tử của Trung Quốc bên trong một trường đại học Mỹ. Ảnh: JAPAN FORWARD
Tại Mỹ, hàng chục trường đại học đã đóng cửa các cơ sở của Viện Khổng Tử trong trường mình sau khi Quốc hội Mỹ ra luật cho phép Bộ Quốc phòng Mỹ từ chối hỗ trợ cho các chương trình ngôn ngữ Trung Quốc đối với các trường còn cho các cơ sở này hoạt động.
Thụy Điển cũng đã đóng cửa các cơ sở Viện Khổng Tử trong nước vì lo ngại an ninh.
Cuối năm 2019 Bỉ cáo buộc lãnh đạo Viện Khổng Tử tại nước mình làm gián điệp cho Trung Quốc. Và sau cáo buộc này trường đại học Vrije Universiteit Brussel - đại học nghiên cứu nổi tiếng tại Brussels (Bỉ) cho biết sẽ đóng cửa Viện Khổng Tử trong trường.
Nguồn: https://plo.vn/quoc-te/bien-dong-de-xuat-dong-cua-vien-khong-tu-tao-suc-ep-bac-kinh-909470.html
Tàu chiến Trung Quốc đụng độ tàu chiến Mỹ ở biển Đông
Trung Quốc nói vừa triển khai một số tàu chiến đối đầu và đuổi tàu khu trục USS Barry lớp Arleigh Burke có trang bị tên...
Theo THIÊN ÂN (Pháp luật TPHCM)

Phần nhận xét hiển thị trên trang