Các nhà khoa học của đại học Glasgow nước Anh nghiên cứu và phát hiện ra rằng, nếu như loại bỏ sự ảnh hưởng của những vấn đề ngoài ý muốn như bệnh tật hoặc cách sống không lành mạnh, tuổi thọ của một người thực sự đã được ghi nhận ở DNA trong gen từ lúc sinh ra.
Thông qua nghiên cứu các gen thu được từ các em bé sơ sinh, các nhà khoa học ngạc nhiên phát hiện ra rằng, DNA trực tiếp quyết định tuổi thọ của con người, và độ dài ngắn của telomere là yếu tố quan trọng quyết định tuổi thọ.
Nhiều người không hiểu telomere là gì, các nhà khoa học giải thích đơn giản, telomere giống như miếng nhựa ở 2 đầu dây giày, bảo vệ dây giày. Thử nghĩ nếu như bạn phá hủy đầu nhựa của dây giày sẽ gây nên điều gì, telomere cũng giống như vậy, tác dụng chính là bảo vệ nhiễm sắc thể không bị bào mòn.
Giáo sư Pat Monaghan của đại học Glasgow phụ trách mục nghiên cứu này. Ông nói rằng, tuổi thọ của mỗi người dài hay ngắn đều có liên hệ với độ dài của telomere nhiễm sắc thể khi còn bé.
Telomere là cấu trúc đặc thù ở cuối nhiễm sắc thể sinh vật, nó được hình thành bởi các chuỗi DNA lặp lại kế tiếp nhau, tựa như mũ DNA, bảo vệ thông tin di truyền quan trọng của DNA không bị thất lạc. Telomere càng dài thì tuổi thọ càng dài, người có telomere ngắn thì tuổi thọ cũng sẽ ngắn.
Mục nghiên cứu này rất khác với những nghiên cứu trước đây. Nhiều người tin rằng hút thuốc, uống rượu, những thói quen tật xấu trong cuộc sống là yếu tố quan trọng quyết định tuổi thọ, mà áp lực xã hội hoặc môi trường sống ô nhiễm cũng là nhân tố khiến người ta khó có thể trường thọ.
Nhưng bây giờ các nhà khoa học lại đưa ra câu trả lời ngoài dự đoán, họ cho rằng telomere càng dài thì tuổi thọ cũng dài, đương nhiên không bao gồm chuyện ngoài ý muốn. Nhưng các nhà khoa học cũng cho biết, có thể sinh hoạt không lành mạnh cũng tác động đến telomere, có thể làm telomere biến đổi ngắn.
Để kiểm chứng điều này, các nhà khoa học dùng một loại chim từ Úc, tiến hành nghiên cứu mẫu DNA của chúng sau khi sinh được 25 ngày, kết quả phát hiện những con chim có telomere ngắn thì tuổi thọ ngắn hơn nhiều với những con có telomere dài.
Giáo sư Monaghan nói rằng: “Những con chim mà chúng tôi nghiên cứu là xét trên khía cạnh tử vong tự nhiên, không bao gồm bệnh tật, chết ngoài ý muốn hay bị động vật khác ăn thịt, điều này cũng kiểm chứng cho nhận định trước đó của chúng tôi”.
Điều này cũng đủ nói rõ về tầm quan trọng của telomere với cơ thể người. Thông thường đến tuổi trung niên, khả năng bảo vệ của telomere sẽ giảm, da cũng dần chảy xệ, bệnh tật từ đó cũng xuất hiện nhiều.
Các nhà khoa học nói rằng trong cuộc đời con người, telomere của nhiễm sắc thể sẽ ngày càng co rút lại, khi telomere không thể làm việc nữa vì đã quá ngắn, DNA sẽ không còn được chúng bảo vệ nữa, nhiễm sắc thể sẽ không thể nào duy trì ổn định, tế bào cũng sẽ dần dần chết đi.
Nhật Hạ (Theo Secretchina)
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét