Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Thứ Bảy, 31 tháng 8, 2019

Vì sao diễn biến thương chiến Mỹ-Trung cứ “ba chìm bảy nổi” bất thường như thế?



Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung luôn đầy diễn biến bất thường, nóng lên rồi nguội trở lại đầy khôn lường, phía sau thực trạng này là gì?
Thứ Sáu tuần trước (23/8), Trung Quốc bất ngờ tuyên bố sẽ tăng thuế từ 5% đến 10% đối với 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ. Ngay lập tức Tổng thống Mỹ Trump đã đăng Twitter cho biết Mỹ cũng tăng thuế bổ sung 5% đối với hàng nhập từ Trung Quốc trị giá 550 tỷ USD. Nguyên nhân vì đâu mới trước đó tình hình dường như đang dịu xuống lại bất ngờ leo thang đột ngột như vậy?
Nhìn bề ngoài, rõ ràng việc cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ diễn biến đầy bất thường, nóng lên rồi nguội trở lại đầy khôn lường, dường như không hợp lý. Theo diễn biến trước đó, cả cuộc chiến thương mại và vấn đề Hồng Kông đã theo xu hướng giảm nhiệt khi Đại diện thương mại Mỹ và Trung Quốc cũng như nhà lãnh đạo hai bên vừa đi đến thống nhất cùng nhau. TT Trump cho biết mọi chuyện sẽ tốt đẹp, sẽ sớm có đàm phán vào tháng Chín. Mỹ đã hoãn tăng thuế quan đối với một số sản phẩm và miễn thuế cho một số sản phẩm khác (tất cả đều vì thiện chí). Hôm 19/8, lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cũng ra chỉ đạo mới về vấn đề Hồng Kông, bao gồm vấn đề không cho quân đội vào Hồng Kông, ai gây ra vấn đề kẻ đó phải tự giải quyết. Nhưng tình huống mới đây bất ngờ chuyển hướng ngược lại, thậm chí ngôn từ của TT Trump nặng nề hơn hẳn, chẳng hạn gọi Tập Cận Bình là kẻ thù, Mỹ không cần thị trường Trung Quốc, không có Trung Quốc còn tốt hơn… 
Phải chăng do một số biến cố bất ngờ gần đây trong quan hệ Mỹ-Trung  gây ra? Chẳng hạn, vào ngày 18/8 Trump đã chấp thuận bán 66 máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan. Một ví dụ khác, ngày 19/8 Bộ Thương mại Mỹ cho biết Mỹ đã liệt kê 46 công ty con khác của Huawei vào danh sách trừng phạt, ngoài ra Trump cũng cho biết ông không muốn làm ăn với Huawei? 
Fe2
Thương vụ bán 66 máy bay chiến đấu F-16 cho Đài Loan góp phần vào…rắc rối
Tuy nhiên trước đó, ngày 19/8 Tập Cận Bình đã thể hiện quan điểm mềm mỏng về tình hình Hồng Kông. Ngày 21/8 hai bên Trung Quốc và Mỹ đã tổ chức hội nghị trực tuyến lần thứ hai, sau đó phía Mỹ cho biết đàm phán thương mại Mỹ-Trung sẽ được tiếp tục. Những diễn biến cho thấy bất kể Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan và ban lệnh trừng phạt đối với Huawei cũng không khiến Trung Quốc từ bỏ ý định trở lại đàm phán với Mỹ.
Vậy thì phải chăng do ông Tập Cận Bình lại tiếp tục đánh giá sai tình hình, không ngờ đến việc TT Trump lại phản công mạnh mẽ và nhanh chóng như vậy? Điều này dường như cũng không hợp lý. Nhìn lại hai lần phản công của TT Trump có lẽ ông Tập cũng biết lần này TT Trump có thể phản đòn mạnh mẽ hơn. Hồi đầu tháng 5, ông Tập đã phải hối hận về đòn phản công nặng nề của ông Trump, và sau đó chuyện Trung Quốc hạ tỷ giá nhân dân tệ qua ngưỡng 7 Nhân dân tệ đổi 1 USD thì Mỹ lập tức đưa Trung Quốc vào danh sách nước thao túng tiền tệ. Như vậy chắc rằng động thái trả đũa của TT Trump cũng đã được tính đến, không phải ông Tập Cận Bình đánh giá sai lầm bỏ qua. Vậy hành động của ông Tập Cận Bình (đánh thuế vào 75 tỷ USD hàng hóa Mỹ) là vì lý do gì?
Có thể có hai nguyên nhân khiến Trung Quốc kích hoạt cho chiến tranh thương mại xấu đi.
         Nguyên nhân thứ nhất, phía Trung Quốc muốn kiểm tra xem khả năng TT Trump có thể đánh thuế tối đa ra sao, hoặc kiểm tra xem mức độ cứng rắn của TT Trump trong vấn đề nguyên tắc ra sao. Vì có một giả thuyết  phổ biến cho rằng thuế suất 25% của TT Trump là đỉnh điểm, vì con số đã quá lớn. Chẳng hạn, 25% của 250 tỷ là 62,5 tỷ, cộng thêm 5% là 12,5 tỷ, tổng cộng là 75 tỷ (tổng giá trị hàng hóa Mỹ bị Trung Quốc đánh thuế gần nhất còn chưa đến 75 tỷ).
Thực tế đã chứng minh mức thuế mà Mỹ dùng để đối phó là không có giới hạn, như vừa qua Mỹ đã tăng từ mức 25% lên thành 30% đối với 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, cho nên không loại trừ khả năng sau này có thể là 35%, 50%, vấn đề này cho thấy quyết tâm không gì lay chuyển của TT Trump nhằm giành lại công bằng thương mại Mỹ – Trung.
Fe3
Một vấn đề khác là ngày 1/10 năm nay là kỷ niệm lần thứ 70 thành lập ĐCSTQ, vì thế giới chức Trung Quốc đã tính đến những hậu quả nghiêm trọng do thuế quan, muốn chuyển những hậu quả này đến sớm hơn để tránh xảy ra cận kề ngày 1/10 gây ảnh hưởng xấu nặng nề hơn cho hình ảnh ĐCSTQ. Nhưng kết quả là Trump lại cố tình đặt thời điểm hiệu lực tăng thuế đối với 250 tỷ USD hàng hóa vào ngay ngày 1/10, rõ ràng lựa chọn này rất có chủ ý.
            Nguyên nhân thứ hai có liên quan đến các vấn đề cơ bản. Vì tâm lý muốn bảo vệ Đảng của ông Tập Cận Bình nên ông bị cuốn vào dẫn dắt sai lầm của phe của cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, đây là hệ quả của tình trạng bị phái Giang quấy rối và cản trở. Vì ĐCSTQ không phải vững vàng như ngọn núi, kể từ sau sự kiện Vương Lập Quân thì cuộc đấu giữa phe Tập và phe Giang là nòng cốt của diễn biến chính trị Trung Quốc.
Hàn Chính (ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị và Phó Thủ tướng) phái Giang phụ trách Bộ Tài chính và vấn đề Hồng Kông – Macao. Hàn Chính đã tận dụng vị thế quyền lực đang nắm giữ để khiến cả tình hình Hồng Kông và cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ trở nên căng thẳng hơn. Đàm phán Trung – Mỹ vào đầu tháng Năm bị Hàn Chính phá hỏng. Lần này cuộc chiến thương mại Trung – Mỹ leo thang cũng khiến âm mưu của Hàn Chính muốn dùng vấn đề Hồng Kông dẫn dụ Tập Cận Bình cho quân đội vào cuộc cũng không thành, do đó lại quay sang quấy nhiễu vào cuộc chiến tranh thương mại, điều khiển Ủy ban thuế dưới trướng ông ta tăng thuế và phối hợp cùng nhân vật phụ trách tuyên truyền Vương Hộ Ninh trong hoạt động tuyên truyền.
Mong muốn bảo vệ ĐCSTQ của ông Tập Cận Bình là nguyên nhân chính giúp phái Giang thành công. Có lẽ ông Tập nghĩ rằng quyền lực của bản thân do ĐCSTQ ban cho nên phải có trách nhiệm giữ Đảng. Phe Giang đã lợi dụng điểm yếu này để khiến Tập Cận Bình phạm những sai lầm trong các quyết sách quan trọng. Ví dụ, Mỹ xem việc cải cách bộ máy và cơ chế giám sát của Trung Quốc là nền tảng của thỏa thuận thương mại. Phe Giang diễn giải những vấn đề này sẽ làm lung lay chế độ chính trị của ĐCSTQ, vốn gắn liền với quyền lực của Tập Cận Bình. Như vậy đã buộc chặt được Tập Cận Bình.
Có thể nói, tham vọng bảo vệ Đảng khiến Tập Cận Bình ngày càng lún sâu vào bẫy do phái Giang thiết kế. Áp lực bên ngoài của TT Trump chính là lực đẩy ông Tập Cận Bình tránh sập bẫy, nhưng nếu ông Tập không thay đổi thì cục diện sẽ khó lòng thay đổi được.
Lý Thiên Tiếu

Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: