Tại Việt Nam, ung thư phổi là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong các bệnh ung thư. Mỗi năm gần 24.000 ca mắc mới và 20.170 người tử vong. Trung bình mỗi ngày có gần 66 người mới phát hiện mắc bệnh, hơn 55 người chết.
Ung thư phổi không chỉ gặp ở nam mà còn gặp ở cả nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư phổi là bệnh ung thư thường gặp thứ 2 ở nam giới và đứng thứ 3 trong những bệnh ung thư ở phụ nữ hay mắc.
Theo PGS.TS Lê Văn Quảng, Phó Giám đốc Bệnh viện K, nhiều năm nay, ung thư phổi vẫn đứng đầu trong số các loại ung thư ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo số liệu từ đầu năm 2018 tới nay, tỷ lệ mắc ung thư phổi đã tụt xuống vị trí thứ 2 sau ung thư gan dù thực tế số mắc bệnh vẫn tăng lên.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, để phát hiện sớm ung thư phổi vẫn còn nhiều khó khăn, bởi ung thư phổi tiến triển nhanh, giữa hai lần chụp X-quang cách nhau 6 tháng khối u đã tiến triển rất khác.
Do vậy việc phát hiện sớm rất khó khăn. Ước tính 2/3 số bệnh nhân điều trị ung thư phổi tại Bệnh viện K đến viện khi đã ở giai đoạn muộn, với các triệu chứng rất rõ ràng như đau ngực, ho, khó thở...
Trường hợp này không thể can thiệp bằng phương pháp điều trị sớm là phẫu thuật mà chỉ có thể xạ trị, hóa chất, điều trị miễn dịch.
Theo PGS.TS Lê Văn Quảng, Phó Giám đốc Bệnh viện K, nhiều năm nay, ung thư phổi vẫn đứng đầu trong số các loại ung thư ở Việt Nam. Tuy nhiên, theo số liệu từ đầu năm 2018 tới nay, tỷ lệ mắc ung thư phổi đã tụt xuống vị trí thứ 2 sau ung thư gan dù thực tế số mắc bệnh vẫn tăng lên. Ảnh minh hoạ: Internet
PGS.TS Lê Văn Quảng khuyến cáo, đối tượng mắc ung thư phổi chủ yếu ở lứa tuổi trên 50, đặc biệt là ở người có tiền sử hút thuốc lá hoặc thường xuyên hút thuốc lá thụ động. 90% bệnh nhân ung thư phổi đều hút thuốc lá.
Vì vậy, những người từ 50 tuổi trở lên, những đối tượng có nguy cơ cao như: Người hút thuốc lá, người thường xuyên hít phải khói thuốc thụ động… nên chủ động đi tầm soát ung thư khoảng 6 tháng - 1 năm/lần.
BS. Nguyễn Phương Anh - Bệnh viện Phổi Trung ương cho biết, 90% trong số 660.000 ca được chẩn đoán ung thư phổi hàng năm trên thế giới là người hút thuốc lá. Nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao hơn gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Mức độ tăng nguy cơ khác nhau tuỳ theo loại tế bào ung thư .
Hút thuốc lá còn gây ra ung thư ở nhiều các phần khác như họng, thanh quản, thực quản, tuyến tuỵ, tử cung, cổ tử cung, thận, bàng quang, ruột và trực tràng. Tỷ lệ tử vong do các bệnh ung thư khác nhau của người hút thuốc cao gấp 2 lần người không hút thuốc và những người nghiện thuốc nặng có tỷ lệ chết vì ung thư gấp 4 lần so với người không hút.
Nguy cơ bị ung thư phổi của những người hút thuốc cao hơn gấp 10 lần so với những người không hút thuốc. Mức độ tăng nguy cơ khác nhau tuỳ theo loại tế bào ung thư. Ảnh minh hoạ: Internet
Ước tính trong khói thuốc lá chứa hơn 7.000 chất hóa học và khoảng 69 chất gây ung thư . Hút thuốc lá có thể gây ra nhiều bệnh ung thư và các bệnh mạn tính. Đặc biệt, các chuyên gia nhấn mạnh, dù không trực tiếp hút thuốc nhưng ngửi khói thuốc lá hay còn gọi là hút thuốc thụ động có thể gây ra nhiều bệnh ở trẻ em (như: Khối u não, bệnh tai giữa, ung thư máu...) và nhiều bệnh ở người trưởng thành (như: Ung thư vú, ung thư phổi, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản của phụ nữ, ung thư xoang mũi...).
WHO ước tính, thuốc lá hiện đang gây ra 7,1 triệu ca tử vong mỗi năm trên thế giới, trong đó bao gồm 900.000 ca tử vong gây ra bởi các bệnh do hút thuốc lá thụ động.
Hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên gấp 2-3 lần và nó còn tương tác với các yếu tố khác làm tăng nguy cơ lên gấp nhiều lần. Những bệnh mà người hút thuốc có nguy cơ mắc cao là xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, rối loạn nhịp tim, đột tử, nhồi máu cơ tim, phình động mạch chủ. Trong đó, bệnh mạch vành là phổ biến nhất, ước tính chiếm khoảng hơn một nửa trường hợp tử vong vì bệnh tim do hút thuốc.
Các chuyên gia nhấn mạnh, thuốc lá nguy hiểm giết người dưới mọi hình thức. Người hút thuốc chủ động, hút thuốc thụ động, bị ảnh hưởng bệnh tật lên toàn bộ cơ thể. Do đó, cần cai thuốc càng sớm càng tốt. Người dân nên tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, dù không trực tiếp hút thuốc nhưng việc gián tiếp hít phải khói thuốc cũng là nguyên nhân gây bệnh.
Theo Tiền phong
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét