6-12-2018
Trước hết tôi xin nói về việc gây ngộ nhận với truyền thông khi ông Trump ân hạn 90 ngày cho ông Tập. Không những truyền thông mà mạng xã hội cũng ngộ nhận điều này. Rằng ông Trump có thể mắc bẫy ông Tập hay ông Tập đang lừa ông Trump bằng cách trá hàng.
Đúng là trong chiến tranh thì có những trận đánh mà bên này cài bẫy bên kia bằng cách trá hàng để đảo ngược thế cờ. Nhưng đó là chiến tranh quân sự, nó diễn ra trong thời gian ngắn, và có thể chớp nhoáng thời cơ có khi chỉ trong vài tháng hay thậm chí vài tuần, vài ngày. Bên thua có khi trở thành bên thắng.
Nhưng ở đây là chiến tranh kinh tế.
Chiến tranh kinh tế thì không thể chớp thời cơ như chiến tranh quân sự. Vì nó đòi hỏi một lượng thời gian dài gấp nhiều lần để một bên gây sức ép lên bên kia hay thoát khỏi bên kia. Có khi phải cần đến 5 năm, 10 năm để thực hiện.
Nên nói rằng ông Tập sẽ lừa ông Trump trong 90 ngày để thoát khỏi tình trạng bị o ép là nhầm lẫn.
Ông Tập chẳng làm được gì trong 90 ngày ân hạn của ông Trump.
Chưa nói rằng, ở đây còn không nên gọi là chiến tranh mà ở đây là xu thế thời đại yêu cầu Trung quốc phải đổi mới, việc Mỹ gây sức ép với Trung quốc là đại diện cho bên tiến bộ yêu cầu nước lạc hậu phải đổi mới. Và điều này không chỉ diễn ra với Trung quốc mà với hàng loạt các nước khác trước đây bao gồm Liên Xô và các nước Đông Âu. Những nước đó còn tự thay đổi chứ không phải bị gây sức ép như bây giờ.
Ngay trong lòng Trung quốc, nhân dân Trung quốc vẫn nhận thức điều đó.
Ngay ban lãnh đạo cao cấp của Trung quốc vẫn có một tỷ lệ nhận thức điều đó.
Rằng đổi mới theo yêu sách của Mỹ là xu thế tất yếu của Trung quốc.
Và cuối cùng ngay ông Tập Cận Bình cũng không loại trừ rằng đã nhận thức điều đó từ lâu. Nhưng giữa nhận thức ra và có thể thực hiện thì lại khác nhau. Lần sau tôi sẽ nói chuyện này rằng vì sao có thể nhận thức ra nhưng không thể thực hiện. Cũng như ông thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải nói rằng ông chẳng biết kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là cái chi chi nhưng ông vẫn phải đi theo.
Và nguyên nhân thứ 2 gây ngộ nhận thì như tôi đã nói, đó là do dư luận không được nhìn thấy bản yêu sách từ Mỹ bao gồm những điều gì. Nhưng có lẽ đó là chỉ với báo chí truyền thông chứ còn với những người quan trọng trong hai đảng Mỹ hay trong quốc hội đều có thể có bản yêu sách này trong tay.
Một lần nữa tôi nhấn mạnh trong bản yêu sách chắn chắn có các “điều khoản thuốc độc”.
Cuối cùng, là cảm giác bình yên trong giai đoạn ngưng các cuộc tấn công khiến dư luận ngộ nhận. Đang bom rơi đạn nổ ầm ầm nhưng có lệnh ngừng bắn thì thấy như hòa bình đến rồi, dù chỉ là mấy chục tiếng đồng hồ ngày tết ngắn ngủi. Dân chúng đi chợ tết mua sắm tết còn binh lính thì thở phào ngồi đọc thư nhà hay ngồi viết thư tình gửi cho người yêu.
Nhưng sự khốc liệt vẫn nằm ở phía trước sau khi hết thời gian ngưng chiến.
Và Trung quốc thì không có phép màu nào để thay đổi theo cách “lừa đảo” trong 90 ngày ngưng chiến của ông Trump.
Đó là lý do tôi khẳng định sức ép của Mỹ đang rất ghê gớm lên Trung quốc khác với cái vỏ bề ngoài yên bình của bức hình ông Tập cùng cố vấn ngồi mỉm cười trong bữa ăn tối ở G20.
(còn tiếp)
*Loạt bài này sẽ viết dài và đăng từ từ, có thể 2 ngày 1 kỳ vì đây là bài nghiên cứu lý luận.
Trước hết tôi xin nói về việc gây ngộ nhận với truyền thông khi ông Trump ân hạn 90 ngày cho ông Tập. Không những truyền thông mà mạng xã hội cũng ngộ nhận điều này. Rằng ông Trump có thể mắc bẫy ông Tập hay ông Tập đang lừa ông Trump bằng cách trá hàng.
Đúng là trong chiến tranh thì có những trận đánh mà bên này cài bẫy bên kia bằng cách trá hàng để đảo ngược thế cờ. Nhưng đó là chiến tranh quân sự, nó diễn ra trong thời gian ngắn, và có thể chớp nhoáng thời cơ có khi chỉ trong vài tháng hay thậm chí vài tuần, vài ngày. Bên thua có khi trở thành bên thắng.
Nhưng ở đây là chiến tranh kinh tế.
Chiến tranh kinh tế thì không thể chớp thời cơ như chiến tranh quân sự. Vì nó đòi hỏi một lượng thời gian dài gấp nhiều lần để một bên gây sức ép lên bên kia hay thoát khỏi bên kia. Có khi phải cần đến 5 năm, 10 năm để thực hiện.
Nên nói rằng ông Tập sẽ lừa ông Trump trong 90 ngày để thoát khỏi tình trạng bị o ép là nhầm lẫn.
Ông Tập chẳng làm được gì trong 90 ngày ân hạn của ông Trump.
Chưa nói rằng, ở đây còn không nên gọi là chiến tranh mà ở đây là xu thế thời đại yêu cầu Trung quốc phải đổi mới, việc Mỹ gây sức ép với Trung quốc là đại diện cho bên tiến bộ yêu cầu nước lạc hậu phải đổi mới. Và điều này không chỉ diễn ra với Trung quốc mà với hàng loạt các nước khác trước đây bao gồm Liên Xô và các nước Đông Âu. Những nước đó còn tự thay đổi chứ không phải bị gây sức ép như bây giờ.
Ngay trong lòng Trung quốc, nhân dân Trung quốc vẫn nhận thức điều đó.
Ngay ban lãnh đạo cao cấp của Trung quốc vẫn có một tỷ lệ nhận thức điều đó.
Rằng đổi mới theo yêu sách của Mỹ là xu thế tất yếu của Trung quốc.
Và cuối cùng ngay ông Tập Cận Bình cũng không loại trừ rằng đã nhận thức điều đó từ lâu. Nhưng giữa nhận thức ra và có thể thực hiện thì lại khác nhau. Lần sau tôi sẽ nói chuyện này rằng vì sao có thể nhận thức ra nhưng không thể thực hiện. Cũng như ông thủ tướng Việt Nam Phan Văn Khải nói rằng ông chẳng biết kinh tế thị trường theo định hướng XHCN là cái chi chi nhưng ông vẫn phải đi theo.
Và nguyên nhân thứ 2 gây ngộ nhận thì như tôi đã nói, đó là do dư luận không được nhìn thấy bản yêu sách từ Mỹ bao gồm những điều gì. Nhưng có lẽ đó là chỉ với báo chí truyền thông chứ còn với những người quan trọng trong hai đảng Mỹ hay trong quốc hội đều có thể có bản yêu sách này trong tay.
Một lần nữa tôi nhấn mạnh trong bản yêu sách chắn chắn có các “điều khoản thuốc độc”.
Cuối cùng, là cảm giác bình yên trong giai đoạn ngưng các cuộc tấn công khiến dư luận ngộ nhận. Đang bom rơi đạn nổ ầm ầm nhưng có lệnh ngừng bắn thì thấy như hòa bình đến rồi, dù chỉ là mấy chục tiếng đồng hồ ngày tết ngắn ngủi. Dân chúng đi chợ tết mua sắm tết còn binh lính thì thở phào ngồi đọc thư nhà hay ngồi viết thư tình gửi cho người yêu.
Nhưng sự khốc liệt vẫn nằm ở phía trước sau khi hết thời gian ngưng chiến.
Và Trung quốc thì không có phép màu nào để thay đổi theo cách “lừa đảo” trong 90 ngày ngưng chiến của ông Trump.
Đó là lý do tôi khẳng định sức ép của Mỹ đang rất ghê gớm lên Trung quốc khác với cái vỏ bề ngoài yên bình của bức hình ông Tập cùng cố vấn ngồi mỉm cười trong bữa ăn tối ở G20.
(còn tiếp)
*Loạt bài này sẽ viết dài và đăng từ từ, có thể 2 ngày 1 kỳ vì đây là bài nghiên cứu lý luận.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét