Mike Ives
Phạm Nguyên Trường dịch
Phạm Nguyên Trường dịch
Tháng trước, Ma Jian, một tiểu thuyết gia người Trung Quốc đang sống lưu vong ở London, bước lên sân khấu nhà hát Hồng Kông chật kín người và hỏi khán giả: “Ai đã đọc cuốn tiểu thuyết 1984?”
“Chỉ trong văn học, chúng ta mới có thể thể hiện đầy đủ tình trạng bất công của xã hội, những cực đoan trong bản chất của con người và những hi vọng của chúng ta về một tương lai tươi đẹp”, Ma Jian nói khi tham Liên hoan văn học quốc tế Hồng Kông.
Ma Jian, 65 tuổi, xuất hiện tại Liên hoan văn học quốc tế Hồng Kông hàng năm nhằm quảng bá choTrung Hoa mộng, một cuốn tiểu thuyết châm biếm của ông về chiến dịch tuyên truyền ở trong nước của Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông nói với cử tọa rằng, tháng trước cuốn sách này được xuất bản bằng tiếng Anh (tháng 5 năm 2019, đối tác sẽ xuất bản tác phẩm này ở Mĩ). Tác phẩm này cho thấy tương lai phản-không-tưởng mà cuốn tiểu thuyết của George Orwell từng cảnh báo đã trở thành hiện thực ở Trung Quốc thời Tập Cận Bình.
“Tôi sẽ khắc cuốn sách này vào đá và mang nó đến trước mộ của Orwell”, ông nói, trước khi đọc một đoạn đã được ông chép lên chiếc iPhone của mình.
Trung Hoa mộng là câu chuyện ngụ ngôn chính trị sắc bén hơn những cuốn tiểu thuyết trước đó của Ma Jian. Giọng văn châm biếm sâu cay quan chức Trung Quốc, và ngôn ngữ dí dỏm làm người ta nhớ tới Gary Shteyngart và những đầu lĩnh chính của nước Nga trong tác phẩmAbsurdistan (tạm dịch Vùng đất phi lí), hay thậm chí là các nhà quí tộc tỉnh lẻ của nước Nga trongNhững linh hồn chết của Nikolai Gogol.
Tuy nhiên, ngay cả đối với Ma Jian - tác phẩm của ông bị cấm ở Trung Quốc đại lục - cuốn tiểu thuyết này có tính khiêu khích một cách đặc biệt, vì nó chứa đựng lời phê phán mà người dân bình thường ở Trung Quốc hiện nay ít khi dám nói công khai: Tình trạng kiểm duyệt và đàn áp mà Đảng Cộng sản, nằm dưới quyền kiểm soát của Tập [Cận Bình], tiến hành cũng chẳng khác gì trong thời Cách mạng Văn hóa.
“Mặc dù đã và đang sống lưu vong trong suốt hơn 30 năm qua, nhưng những đoạn miêu tả của Ma Jian về Trung Quốc trong các tác phẩm của ông không phải là bức tranh tĩnh vật”, Maura Cickyham - một nhà sử học chuyên về Trung Quốc hiện đại, có văn phòng ở Ann Arbor, Mich – người phỏng vấn Ma Jian trên sân khấu ở Liên hoan Văn hóa Hồng Kông nói như thế.
Trong Trung Hoa mộng, Ma Jian pha trộn thực tế với hư cấu để lí giải cách thức mà Tập Cận Bình và Đảng đang sử dụng bạo lực nhằm chống lại, và thậm chí tìm cách xóa bỏ kì ức tập thể về giai đoạn lịch sử gần đây của Trung Quốc, Maura Cickyham nói.
Như thể nhấn mạnh thông điệp của cuốn tiểu thuyết, ngay sau đó Ma Jian không còn xuất hiện nữa. Ban tổ chức nói rằng họ không muốn “trở thành diễn đàn nhằm thúc đẩy lợi ích chính trị của bất kì cá nhân nào”. Nhiều người Hồng Kông coi đây là tín hiệu khác, cho thấy tự do đang suy giảm trong thành phố bán tự trị này của Trung Quốc.
Flora Drew, đối tác của Ma Jian, đồng thời là dịch giả lâu năm, viết trong một email rằng khi tiễn ông lên máy bay đi Hồng Kông, bà sợ rằng có thể sẽ không còn gặp lại nhau nữa. “Tôi có thể nói rằng ông ấy cũng nghĩ như vậy, mặc dù cả hai chúng tôi đều không nói gì”, bà nói.
Nhiều người khuyên ông đừng đi, họ bảo rằng lễ hội này không quá quan trọng. “Nhưng ông nói rằng chính vì nó không quan trọng nên ông cảm thấy nó quan trọng đối với ông, ông phải đi. Ông vẫn quyết tâm như xưa và không để các cán bộ kiểm duyệt giành chiến thắng”, Flora Drew nói.
Ma Jian nói với các phóng viên ở Hồng Kông rằng mặc dù ông không nghĩ văn học, tự nó, có thể chống lại được sức mạnh chính trị, ông vẫn coi việc mời ông tham gia lễ hội là chiến thắng chống lại tự-kiểm-duyệt và vinh danh quyền năng chữa lành của tiểu thuyết. “Chỉ trong văn học, chúng ta mới có thể thể hiện đầy đủ tình trạng bất công của xã hội, những cực đoan trong bản chất của con người và những hi vọng của chúng ta về một tương lai tươi đẹp”, ông nói.
Trong cuộc phỏng vấn được thực hiện vào ngày hôm sau, Ma Jian chỉ ra một sự phi lí. Khi sống ở Hồng Kông trong những năm trước khi thành phố này trở về với Trung Quốc, năm 1997, các nhà văn địa phương thường nói với ông rằng chính trị đại lục không có chỗ đứng trong văn chương ở thành phố này, ở đây phải là thứ văn chương mà họ cho rằng phải tinh tế hơn và dịu dàng hơn. Nhưng đó là những năm trước khi quyền tự do ở thành phố này bị xói mòn. Thỏa thuận “một quốc gia, hai hệ thống” ở đây được cho là sẽ mang lại cho thành phố quyền tự trị cao, ít nhất là đến năm 2047.
Hiện nay, cũng như văn hóa Tây Tạng, “quyền tự chủ của văn chương và ngôn ngữ Hồng Kông đang biến mất. Có thể kéo dài 10 đến 20 năm, nhưng quá trình đã bắt đầu”, ông nói như thế khi bàn về cà phê Espresso và nhạc Jazz trong một quán rượu mờ tối của khách sạn.
Ma Jian sinh năm 1953, ở thành phố duyên hải Thanh Đảo, miền Đông Trung Quốc, bốn năm sau khi Cộng sản Trung Quốc giành được chính quyền. Ban đầu ông làm công nhân và diễn viên trong đoàn ca kịch tuyên truyền, rồi đến Bắc Kinh, cuối những năm 1970, và trở thành họa sĩ và phóng viên ảnh.
Sự nghiệp văn chương của ông bắt đầu khi ông tiến hành chuyến đi qua khắp mọi miền của Trung Quốc trong vòng 3 năm, và sau đó đưa những trải nghiệm của mình vào tác phẩm Stick Out Your Tongue, ghi lại hành trình của một người Trung Quốc lang bạt qua Tây Tạng. Ma Jian nói rằng chính phủ đã cấm tác phẩm này ông ngay sau khi cuốn sách vừa được xuất bản, và sau đó cấm ông bén mảng tới đại lục.
Nơi tổ chức Lễ hội, Trung tâm Di sản và Nghệ thuật Tai Kwun, cuối cùng, sau khi bị phản đối công khai, đã rút lại quyết định. Nhưng trước khi Ma Jian tới đây, chuyến đi của ông đã trở thành minh chứng về cuộc đấu tranh đòi tự do thể hiện ở Trung Quốc, cũng như trắc nghiệm về việc ông có được bảm đảm an toàn ở cựu địa này của Anh hay không. (Năm 2015, mấy người bán sách ở Hồng Kông, có bán những cuốn sách chính trị bị cấm đã biến mất và sau đó bị giam giữ ở Trung Quốc.)
Trung Hoa mộng có thể là thăng hoa tinh khiết nhất từ tài năng của Ma Jian trong cuộc thăm dò những góc khuất tăm tối nhất của đất nước này và phơi bày điều mà ông coi là sa đọa về đạo đức của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuốn tiểu thuyết mỏng này đã vạch ra sự đổ vỡ về tinh thần của Ma Daode, một quan chức tỉnh tham nhũng lố bịch - những khi ông ta không bận sắp xếp các cuộc hẹn hò với nhân tình nhân ngãi – đang tìm cách thiết kế “Thiết bị Trung Hoa mộng”, giúp chính phủ ngày càng độc đoán của Tập [Cận Bình] xóa bỏ kí ức của quần chúng nhân dân về quá khứ hậu-cách mạng của đất nước này.
Nhưng dự án này đã thất bại, chủ yếu là do việc đàn áp và kiểm duyệt mà Ma Daode, một quan chức vụng về, tiến hành đã thường xuyên kích hoạt những hồi tưởng về bạo lực mà anh ta từng chịu đựng - và tham gia vào - khi còn là thanh niên trong thời kì Cách mạng Văn hóa
“Tại sao trong những năm đó tôi không bị chôn vùi cùng với các đồng chí của mình?”, Ma Daode tự hỏi khi đi ngang qua mộ của các nạn nhân thời Mao. Ngay cả việc tới nhà thổ tên là Hộp đêm Hồng Vệ binh cũng không giúp anh ta thanh thản. Tất cả các cô gái điếm ở đó đều mặc quân phục, đầu óc anh ta không còn ham muốn nữa mà đã chuyển sang một bức tranh đầy đau đớn: Khuôn mặt đau khổ của người cha, ông đã tự tử sau khi bị các quan chức thời Mao đánh đập.
Nhưng ngay cả khi Trung Hoa mộng vẽ ra bức chân dung đầy miệt thị về giới quan chức Trung Quốc, thì những dằn vặt lương tâm của Ma Daode cũng làm cho người ta nghĩ rằng ngay cả những người tham gia vào hệ thống đầy rẫy tham nhũng và áp bức này cũng có khả năng được cứu rỗi. Ma Jian cho biết ông đã xây dựng nhân vật theo hình mẫu Winston Smith, nhân vật chính trong tác phẩm 1984 của Orwell, người đã chiến đấu nhằm phục hồi cảm giác về lịch sử, ngay cả khi chính phủ độc tài tìm cách tạo ra một thực tế mới.
“Trong mỗi nhà độc tài đều có một chút đạo đức”, ông vừa nói vừa nhoài người qua mặt bàn và ấn ngón tay cái và ngón trỏ vào nhau để nhấn mạnh ý mình. “Thậm chí Stalin, Hitler hay Mao Trạch Đông: Không phải trong suốt cuộc đời, họ lúc nào cũng là quỉ sứ”.
Tuy nhiên, vì các tác phẩm của ông Ma Jian đã bị cấm ở Trung Quốc đại lục ngay từ khi ông bước chân vào nghiệp văn học, thông điệp của ông không thể tới được với độc giả ở đó - ít nhất là trong khi Tập [Cận Bình] – theo những thay đổi hiến pháp vừa diễn ra trong năm nay - có thể là tổng thống cho đến chết, vẫn còn nắm quyền. Flora Drew nói rằng cuốn tiểu thuyết mới của ông không có bán ngay cả ở Hồng Kông.
“Đối với độc giả Trung Quốc”, Ma Jian nói, “tôi là người đã chết rồi”.
“Tôi sẽ khắc cuốn sách này vào đá và mang nó đến trước mộ của Orwell”, ông nói, trước khi đọc một đoạn đã được ông chép lên chiếc iPhone của mình.
Trung Hoa mộng là câu chuyện ngụ ngôn chính trị sắc bén hơn những cuốn tiểu thuyết trước đó của Ma Jian. Giọng văn châm biếm sâu cay quan chức Trung Quốc, và ngôn ngữ dí dỏm làm người ta nhớ tới Gary Shteyngart và những đầu lĩnh chính của nước Nga trong tác phẩmAbsurdistan (tạm dịch Vùng đất phi lí), hay thậm chí là các nhà quí tộc tỉnh lẻ của nước Nga trongNhững linh hồn chết của Nikolai Gogol.
Tuy nhiên, ngay cả đối với Ma Jian - tác phẩm của ông bị cấm ở Trung Quốc đại lục - cuốn tiểu thuyết này có tính khiêu khích một cách đặc biệt, vì nó chứa đựng lời phê phán mà người dân bình thường ở Trung Quốc hiện nay ít khi dám nói công khai: Tình trạng kiểm duyệt và đàn áp mà Đảng Cộng sản, nằm dưới quyền kiểm soát của Tập [Cận Bình], tiến hành cũng chẳng khác gì trong thời Cách mạng Văn hóa.
“Mặc dù đã và đang sống lưu vong trong suốt hơn 30 năm qua, nhưng những đoạn miêu tả của Ma Jian về Trung Quốc trong các tác phẩm của ông không phải là bức tranh tĩnh vật”, Maura Cickyham - một nhà sử học chuyên về Trung Quốc hiện đại, có văn phòng ở Ann Arbor, Mich – người phỏng vấn Ma Jian trên sân khấu ở Liên hoan Văn hóa Hồng Kông nói như thế.
Trong Trung Hoa mộng, Ma Jian pha trộn thực tế với hư cấu để lí giải cách thức mà Tập Cận Bình và Đảng đang sử dụng bạo lực nhằm chống lại, và thậm chí tìm cách xóa bỏ kì ức tập thể về giai đoạn lịch sử gần đây của Trung Quốc, Maura Cickyham nói.
Bản dịch tiểu thuyết Trung Hoa Mộng của Ma Jian được xuất bản ở Anh và sang năm sẽ được xuất bản ở Mĩ.
Như thể nhấn mạnh thông điệp của cuốn tiểu thuyết, ngay sau đó Ma Jian không còn xuất hiện nữa. Ban tổ chức nói rằng họ không muốn “trở thành diễn đàn nhằm thúc đẩy lợi ích chính trị của bất kì cá nhân nào”. Nhiều người Hồng Kông coi đây là tín hiệu khác, cho thấy tự do đang suy giảm trong thành phố bán tự trị này của Trung Quốc.
Flora Drew, đối tác của Ma Jian, đồng thời là dịch giả lâu năm, viết trong một email rằng khi tiễn ông lên máy bay đi Hồng Kông, bà sợ rằng có thể sẽ không còn gặp lại nhau nữa. “Tôi có thể nói rằng ông ấy cũng nghĩ như vậy, mặc dù cả hai chúng tôi đều không nói gì”, bà nói.
Nhiều người khuyên ông đừng đi, họ bảo rằng lễ hội này không quá quan trọng. “Nhưng ông nói rằng chính vì nó không quan trọng nên ông cảm thấy nó quan trọng đối với ông, ông phải đi. Ông vẫn quyết tâm như xưa và không để các cán bộ kiểm duyệt giành chiến thắng”, Flora Drew nói.
Ma Jian nói với các phóng viên ở Hồng Kông rằng mặc dù ông không nghĩ văn học, tự nó, có thể chống lại được sức mạnh chính trị, ông vẫn coi việc mời ông tham gia lễ hội là chiến thắng chống lại tự-kiểm-duyệt và vinh danh quyền năng chữa lành của tiểu thuyết. “Chỉ trong văn học, chúng ta mới có thể thể hiện đầy đủ tình trạng bất công của xã hội, những cực đoan trong bản chất của con người và những hi vọng của chúng ta về một tương lai tươi đẹp”, ông nói.
Trong cuộc phỏng vấn được thực hiện vào ngày hôm sau, Ma Jian chỉ ra một sự phi lí. Khi sống ở Hồng Kông trong những năm trước khi thành phố này trở về với Trung Quốc, năm 1997, các nhà văn địa phương thường nói với ông rằng chính trị đại lục không có chỗ đứng trong văn chương ở thành phố này, ở đây phải là thứ văn chương mà họ cho rằng phải tinh tế hơn và dịu dàng hơn. Nhưng đó là những năm trước khi quyền tự do ở thành phố này bị xói mòn. Thỏa thuận “một quốc gia, hai hệ thống” ở đây được cho là sẽ mang lại cho thành phố quyền tự trị cao, ít nhất là đến năm 2047.
Hiện nay, cũng như văn hóa Tây Tạng, “quyền tự chủ của văn chương và ngôn ngữ Hồng Kông đang biến mất. Có thể kéo dài 10 đến 20 năm, nhưng quá trình đã bắt đầu”, ông nói như thế khi bàn về cà phê Espresso và nhạc Jazz trong một quán rượu mờ tối của khách sạn.
Ma Jian sinh năm 1953, ở thành phố duyên hải Thanh Đảo, miền Đông Trung Quốc, bốn năm sau khi Cộng sản Trung Quốc giành được chính quyền. Ban đầu ông làm công nhân và diễn viên trong đoàn ca kịch tuyên truyền, rồi đến Bắc Kinh, cuối những năm 1970, và trở thành họa sĩ và phóng viên ảnh.
Quyền tự chủ của văn chương và ngôn ngữ Hồng Kông đang biến mất. Có thể kéo dài 10 đến 20 năm, nhưng quá trình đã bắt đầu”, Ma Jian, tiểu thuyết gia người Trung Quốc đang sống lưu vong nói.
Nơi tổ chức Lễ hội, Trung tâm Di sản và Nghệ thuật Tai Kwun, cuối cùng, sau khi bị phản đối công khai, đã rút lại quyết định. Nhưng trước khi Ma Jian tới đây, chuyến đi của ông đã trở thành minh chứng về cuộc đấu tranh đòi tự do thể hiện ở Trung Quốc, cũng như trắc nghiệm về việc ông có được bảm đảm an toàn ở cựu địa này của Anh hay không. (Năm 2015, mấy người bán sách ở Hồng Kông, có bán những cuốn sách chính trị bị cấm đã biến mất và sau đó bị giam giữ ở Trung Quốc.)
Trung Hoa mộng có thể là thăng hoa tinh khiết nhất từ tài năng của Ma Jian trong cuộc thăm dò những góc khuất tăm tối nhất của đất nước này và phơi bày điều mà ông coi là sa đọa về đạo đức của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Cuốn tiểu thuyết mỏng này đã vạch ra sự đổ vỡ về tinh thần của Ma Daode, một quan chức tỉnh tham nhũng lố bịch - những khi ông ta không bận sắp xếp các cuộc hẹn hò với nhân tình nhân ngãi – đang tìm cách thiết kế “Thiết bị Trung Hoa mộng”, giúp chính phủ ngày càng độc đoán của Tập [Cận Bình] xóa bỏ kí ức của quần chúng nhân dân về quá khứ hậu-cách mạng của đất nước này.
Nhưng dự án này đã thất bại, chủ yếu là do việc đàn áp và kiểm duyệt mà Ma Daode, một quan chức vụng về, tiến hành đã thường xuyên kích hoạt những hồi tưởng về bạo lực mà anh ta từng chịu đựng - và tham gia vào - khi còn là thanh niên trong thời kì Cách mạng Văn hóa
“Tại sao trong những năm đó tôi không bị chôn vùi cùng với các đồng chí của mình?”, Ma Daode tự hỏi khi đi ngang qua mộ của các nạn nhân thời Mao. Ngay cả việc tới nhà thổ tên là Hộp đêm Hồng Vệ binh cũng không giúp anh ta thanh thản. Tất cả các cô gái điếm ở đó đều mặc quân phục, đầu óc anh ta không còn ham muốn nữa mà đã chuyển sang một bức tranh đầy đau đớn: Khuôn mặt đau khổ của người cha, ông đã tự tử sau khi bị các quan chức thời Mao đánh đập.
Nhưng ngay cả khi Trung Hoa mộng vẽ ra bức chân dung đầy miệt thị về giới quan chức Trung Quốc, thì những dằn vặt lương tâm của Ma Daode cũng làm cho người ta nghĩ rằng ngay cả những người tham gia vào hệ thống đầy rẫy tham nhũng và áp bức này cũng có khả năng được cứu rỗi. Ma Jian cho biết ông đã xây dựng nhân vật theo hình mẫu Winston Smith, nhân vật chính trong tác phẩm 1984 của Orwell, người đã chiến đấu nhằm phục hồi cảm giác về lịch sử, ngay cả khi chính phủ độc tài tìm cách tạo ra một thực tế mới.
“Trong mỗi nhà độc tài đều có một chút đạo đức”, ông vừa nói vừa nhoài người qua mặt bàn và ấn ngón tay cái và ngón trỏ vào nhau để nhấn mạnh ý mình. “Thậm chí Stalin, Hitler hay Mao Trạch Đông: Không phải trong suốt cuộc đời, họ lúc nào cũng là quỉ sứ”.
Tuy nhiên, vì các tác phẩm của ông Ma Jian đã bị cấm ở Trung Quốc đại lục ngay từ khi ông bước chân vào nghiệp văn học, thông điệp của ông không thể tới được với độc giả ở đó - ít nhất là trong khi Tập [Cận Bình] – theo những thay đổi hiến pháp vừa diễn ra trong năm nay - có thể là tổng thống cho đến chết, vẫn còn nắm quyền. Flora Drew nói rằng cuốn tiểu thuyết mới của ông không có bán ngay cả ở Hồng Kông.
“Đối với độc giả Trung Quốc”, Ma Jian nói, “tôi là người đã chết rồi”.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét