Hàng chục điệp viên Mỹ đã thiệt mạng tại Iran và Trung Quốc vì Iran phát hiện hệ thống thông tin trên nền tảng Internet mà Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) sử dụng để trao đổi với các đầu mối của họ trên khắp thế giới bằng cách sử dụng… công cụ tìm kiếm của Google, Telegraph hôm 3/11 cho biết.


Hàng chục điệp viên Mỹ bị giết sau khi Iran và Trung Quốc phát hiện tin nhắn CIA bằng Google. Ảnh 1
Vì trao đổi thông tin trên nền tảng Google, các điệp viên Mỹ đã bị phát hiện và sát hại. (Ảnh qua Fortune)
Thống kê từ năm 2009 – 2013 cho thấy, CIA đã nếm trải thất bại “thảm khốc” trong việc giữ gìn bí mật quá trình truyền đạt thông tin trên nền tảng Internet mà các nhân viên và điệp viên của họ trên khắp thế giới sử dụng để truyền tin. Đó là tất cả những gì có trong một báo cáo của Yahoo New. Nó được tổng hợp từ thông tin của 11 cựu tình báo và các quan chức chính phủ về những thảm ọachưa từng được bố cáo trước đây. Điệp viên mèo: Dự án được CIA tài trợ hàng
Cụ thể, một quan chức an ninh quốc tế nói rằng: “Chúng tôi vẫn đang phải đối phó với bụi phóng xạ” và “Hàng chục người trên thế giới đã bị giết vì điều này”.
Được biết, nền tảng truyền thông dựa trên Internet lần đầu tiên được sử dụng ở Trung Quốc để giao tiếp với binh lính trong khu vực chiến tranh. Mặc dù nó không được phép sử dụng rộng rãi, nhưng do đặc tính dễ dùng và mang đến hiệu quả cao nên chúng đã được các điệp viên chấp nhận. Họ thậm chí còn bỏ qua khuyết điểm của nền tảng là thiếu đi sự bảo mật và thiếu nguồn thông tin xác nhận quyền sở hữu.
Chính vì vậy, không lâu sau đó, sự việc đã bị rò rỉ. Từ đây nó làm dấy lên cơn cuồng nộ của chính phủ Iran. Nhất là khi Iran biết rằng, dưới thời tổng thống Barack Obama, chính phủ Hoa Kỳ đã phát hiện ra một nhà máy vũ khí hạt nhân bí mật của mình.
Theo đó, Iran còn phát hiện thêm một trong những trang web được các điệp viên Hoa Kỳ sử dụng thông qua Google. Trong trường hợp này, các quan chức Mỹ tin rằng: Gián điệp Iran có thể đã sử dụng Google như một loại công cụ tìm kiếm các trang web bí mật của CIA. Điều đó đã được tiến hành một cách âm thầm và những người sử dụng chúng không hề nhận thức được hành vi gián điệp.
Đến năm 2011, Iran đã xâm nhập vào mạng lưới gián điệp của CIA và vào tháng 5/2011 họ đã thông báo là: Chính phủ đã phá vỡ một vòng người gián điệp của Mỹ có sức mạnh gấp 30 lần.
Kết quả là, một số người cung cấp thông tin bị xử tử và nhiều người khác bị cầm tù (theo tuyên bố của các nguồn tin).
Điều đó đã được chứng thực trong một báo cáo tin tức của kênh ABC vào ngay thời điểm diễn ra sự việc. Nội dung bản tin đề cập đến một hệ thống thông tin liên lạc đã bị xâm nhập, sau khi lời cảnh báo được CIA đưa ra.
Trong cùng thời điểm trên, tại Trung Quốc, đã có 30 điệp viên làm việc cho Hoa Kỳ được chính phủ kết nối bằng cách sử dụng một mạng lưới gián điệp có sự thiết lập trên phương tiện tương tự.
Nhưng không lâu sau, Bắc Kinh đã tìm cách đột nhập vào hệ thống thông tin liên lạc thứ cấp để tách đôi nền tảng ban đầu ra làm hai. Từ đây họ có thể nhìn thấy tất cả những điệp viên mà CIA cài đặt trong nước (theo các thông tin được cung cấp cho trang Yahoo).
Ngoài ra, một số nguồn tin khác còn nói rằng, Trung Quốc và Iran đã tiến hành một thỏa thuận chung là họ sẽ giao dịch thông tin kỹ thuật với nhau, để hình thành nên một cuộc tấn công trên cả hai nhánh chiến lược.
Trước đó, một điệp viên CIA ở Nga đã được cảnh báo về các cuộc tấn công có thể làm thay đổi kênh truyền thông trong nước, trước khi bất cứ ai phát hiện ra điều này.
Không chỉ có thế, vào năm 2018, chính phủ Hoa Kỳ cũng từng nhận được cảnh báo về khả năng hệ thống bị tấn công từ nhà thầu quốc phòng có tên là John Reidy. Ông là người chuyên tuyển chọn và thuê mướn lực lượng điệp viên cho CIA ở Iran.
Ông tuyên bố rằng, có 70% hoạt động gián điệp vào thời điểm đó có thể đã bị xâm phạm. Do vậy, bất kỳ điệp viên nào sử dụng các phiên bản khác nhau của nền tảng cũng đều gặp nguy hiểm.
Ông nói là: “Việc thiết kế và bảo trì hệ thống vẫn còn thiếu sót rất nhiều”.
Nhưng không lâu sau đó, John đã bị sa thải vì những “mâu thuẫn quyền lợi”.
Hiện tại, báo cáo của trang Yahoo cho thấy, có một làn sóng giận dữ bên trong cộng đồng tình báo. Bỏi vì không một ai chịu trách nhiệm giải trình cho sự thất bại của Chính phủ, mặc dù vấn đề đã được thảo luận trong một phiên điều trần tại Ủy ban nhà và thượng viện trước đó.
Duy nhất chỉ có một cựu quan chức tuyên bố rằng: “Mối đe dọa lớn nhất trong nội bộ của chúng ta là tổ chức của chúng ta”.
Tú Văn, theo Telegraph