Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2018

Biển Đông nóng thêm


baomai.blogspot.com  

Trong bản báo cáo thường niên của Trung Tâm Nghiên Cứu Hành Động Dự Phòng (Centre for Preventive Action) thuộc Hội Đồng Đối Ngoại Mỹ (Council on Foreign Relations -- CFR) hôm 18/12/2018 cho biết từ năm 2008 đến nay đã liệt kê 30 «điểm» nóng đang tồn tại hoặc sắp xảy ra tại Mỹ hay trên thế giới. Đứng đầu danh sách các nguy cơ từ hạng 1 đến hạng 5 được cho là các tác động mạnh nhất đến Mỹ. Trong số này, các chuyên gia Mỹ đã nêu lên trường hợp Biển Đông, với nguy cơ «xung đột vũ trang bùng nổ do tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Trung cộng với một hay nhiều nước Đông Nam Á cũng có yêu sách chủ quyền (Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam) hoặc là Đài Loan.

Thế cho nên ngay trong tuần đầu tháng 12 năm 2018, tháng người Mỹ lo Giáng Sinh và Tết Dương lịch 2019, Biển Đông không những căng thẳng trong hội nghị APEC mà còn căng thẳng ngay ở Biển Đông nữa. Trung Cộng thì xúc tiến kế hoạch xây dựng căn cứ trong lòng Biển Đông cho lực lượng tàu lặn tự hành tích hợp trí tuệ nhân tạo. Đó là một phần của chiến lược của TC bày tỏ tham vọng lớn là khống chế Biển Đông trên ba mặt.

Còn Mỹ thì phối hợp với Úc nâng cấp Đảo Manus của Papua New Guinea thành căn cứ chiến lược để kềm hãm sự bành trướng của TC trong khu vực.

baomai.blogspot.com

Một, về dự án căn cứ trong lòng Biển Đông của TC. Đây là một sáng kiến mới và thách thức của TC đối với Mỹ và các đồng minh của Mỹ. Nó nói lên tham vọng lớn lao, ‘ý đồ’ đi trước Mỹ của TC.  TC không dừng lại ở góc độ khoa học của dự án này, Bắc Kinh muốn khai thác tiến bộ kỹ thuật này để kiểm soát hoạt động tàu lặn các nước trong vùng Biển Đông và phối hợp cùng các cơ sở của TC trên mặt nước để khống chế Biển Đông, để làm chủ Biển Đông và để khai thác năng lượng và tài nguyên thiên nhiên dồi dào ở Biển Đông mà nền kỹ nghệ TC cần như như con người cần nước uống.

TC quân sự hóa bằng nhiều phương thức. Nào xây dựng đường băng, thiết lập trạm radar mà còn triển khai chiến đấu cơ, hỏa tiễn, máy bay vận tải, tổ chức chào cờ du lịch trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Việc thiết lập trạm radar tại đây tạo cơ sở để Bắc Kinh mở rộng quy mô kiểm soát. Bắc Kinh đang tiếp tục mở rộng hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông. Thế nhưng, Bắc Kinh vẫn thường né tránh, và có những lúc biện minh rằng chỉ hoàn thiện hạ tầng đáp ứng nhu cầu công cộng.

TC vận động Philippines thỏa thuận hợp tác phát triển năng lượng ở Biển Đông. Bắc Kinh có thể tập trung dữ liệu trong lòng biển ở khu vực này phục vụ cho hoạt động của tàu lặn, tạo một sức mạnh quân sự lớn hơn nhiều so với việc xây dựng hạ tầng hay khai triển vũ khí ở các thực thể trên mặt nước”. Chính Chủ Tịch Tập cận Bình dành thì giờ sang Phi, o bế TT Duterte con cờ của TC.

baomai.blogspot.com

TC tuyên truyền ngụy biện, đổ lỗi cho Mỹ. Bắc Kinh suốt nhiều năm vẫn chối bỏ hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông và thường biện minh rằng các phương tiện, hạ tầng nhằm phục vụ mục đích dân sự. Hoặc cho đó là để “tự vệ” trước hành động Mỹ gây ra căng thẳng trong khu vực. Báo đài TC còn đổ thừa cho Mỹ, nói chính việc Mỹ điều tàu chiến thực thi tự do hàng hải (FONOP) tiến sát các thực thể mà Bắc Kinh đang kiểm soát trên Biển Đông. TC cấp tiền cho nhiều cơ quan nghiên cứu quốc tế, báo chí ngoại quốc nhằm đưa ra các nhận định ủng hộ quan điểm này của Bắc Kinh.

TC “bẻ bó đũa” ASEAN. Nhiều năm qua Trung cộng đã ra sức cản trở tính thống nhất của ASEAN, với nhiều động thái thông qua thành viên là Campuchia. Song hành cùng phương thức này, Bắc Kinh còn cố gắng “bẻ đũa” để các bên liên quan tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông phải đàm phán song phương với Trung cộng”.

Báo chí quốc tế trong thời gian gần đây đề cập tới ‘mối nguy bẫy nợ’ của TC, đơn cử trường hợp 5 quốc gia đã rơi vào bẫy như Sri Lanka, Pakistan, Montenegro, Maldives, Djibouti, chưa kể một số nước Châu Phi… giữa lúc Trung cộng ve vãn các nước nhỏ, nghèo túng, với những khoản viện trợ tưởng như hào phóng để xây những dự án quy mô -đôi khi không cần thiết, nhắm phục vụ các lợi ích lâu dài của Bắc Kinh.

baomai.blogspot.com

Một số nhà phân tích cảnh cáo Trung cộng tung tiền qua những chương trình rất kêu như “Vành Đai Con Đường”, “Con Đường Tơ Lụa Mới,” “Con Đường Tơ Lụa Trên Biển” để đẩy ‘con mồi’ vào quỹ đạo của mình, và một khi sập bẫy thì khó có ngày thoát Trung. Không thanh toán nợ, sẽ bị “siết đất”, “siết cảng biển” như trường hợp Sri Lanka, nước bị buộc phải cho Trung cộng thuê cảng trong 99 năm. Thủ Tướng Mahathir của Malaysia đã lên tiếng cảnh giác về “chủ nghĩa thực dân mới” này của TC, và đình chỉ hai thỏa thuận do Thủ Tướng tiền nhiệm ký, với lý do “quá khả năng thanh toán” của Malaysia.

Hai, còn Mỹ thì  tăng cường hải lực, không lực cho Biển Đông và lập căn cứ chiến lược ở Nam Thái bình dương. Chưa bao giờ Mỹ tung tàu chiến, máy bay về vùng chiến thuật Biển Đông như bây giờ. Phó TT Mỹ Mike Pence mới đây cho máy bay của Ông bay ngang trên bầu trời của Hoàng sa và Trường sa ở Biển Đông mà TC đã đơn phương tuyên bố nhiều lần thuộc chủ quyền của TC. Tại hội nghị APEC Phó TT Pence đấu TC hết mình, nẩy lửa, nã đại pháo vào Chủ Tịch Tập cận Bình.

Và tại hiện trường Á châuThái bình Dương là diện và Biển Đông là điểm, Mỹ kết hợp với Úc nâng cấp Đảo Manus của Papua New Guinea thành căn cứ chiến lược để kềm hãm sự bành trướng của TC trong khu vực. Đảo Manus là một căn cứ của đồng minh trong Thế Chiến 2 chống lại Nhật Bản ở Thái Bình Dương. Trên đảo có  căn cứ hải quân Lombrum có thể đóng một vai trò quan trọng trong nỗ lực của Mỹ và các đồng minh nhằm đẩy lùi ảnh hưởng của Trung cộng trong khu vực. căn cứ có cảng nước sâu và nhiều bến tàu, một đường băng dài 2,7 km, và các trại quân sự có thể chứa hàng chục ngàn binh sĩ Thuỷ quân Lục chiến. Căn cứ này từng tiếp đón 800 chiếc tàu, có nhiều kho nhiên liệu và một bệnh viện lớn, với 3000 giường bệnh.

baomai.blogspot.com

Căn cứ Lombrum trên đảo Manus của Papua New Guinea sẽ là một địa điểm trung gian chuyển đến các tàu hải quân tiếp nhiên liệu, và theo dự kiến sẽ đóng vai trò thiết yếu trong các nỗ lực giám sát hàng hải trong bối cảnh hải quân Trung cộng đẩy mạnh hoạt động trên khắp vùng Thái Bình Dương.

Ba và sau cùng, một quan chức quân sự của TC đòi tấn công chiến hạm Mỹ trên Biển Đông và đánh Đài Loan để sáp nhập vào thành một tỉnh của TC. Tin RFI của Pháp dẫn dụ báo Taiwan News hôm 09/12/2018 cho biết, trong cuộc hội thảo do Hoàn Cầu Thời Báo tổ chức hôm thứ Bảy 08/12 tại Bắc Kinh, đại tá không quân Đới Húc (Dai Xu), giám đốc Viện An toàn Hàng hải và Hợp tác Trung cộng nói «Nếu các chiến hạm Mỹ lại xuất hiện trong vùng biển Trung cộng, tôi đề nghị gởi đi hai tàu chiến: một chiếc để chận lại còn chiếc kia đâm vào. Trong vùng biển của mình, chúng ta không chấp nhận để cho chiến hạm Mỹ gây rối». Về Đài Loan, ông Đới Húc cho rằng «Việc này có thể đẩy nhanh tốc độ thống nhất Đài Loan. Một khi có được cơ hội chiến lược, ta sẽ chiếm lấy Đài Loan.»

Thành ra Trung Tâm Nghiên Cứu Hành Động Dự Phòng của Mỹ có lý để nhận định Biển Đông là 1 trong 5 điểm nóng trên thế giới giữa TC và các nước láng giềng bị TC xâm lấn biển đảo như Brunei, Malaysia, Philippines, Việt Nam, Đài Loan, và Mỹ phải bảo vệ con đường hàng hải huyết mạch qua Biển Đông.



Vi Anh

baomai.blogspot.com




Phần nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: