Quán phở 2000 ở Sài Gòn của Việt kiều, nơi TT Bill Clinton
ghé ăn khi ông tới Việt nam. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Ðầu tiên là chuyện Việt kiều về quê lấy vợ, ai cũng nghĩ biết rồi, vậy mà… Có một chàng Việt kiều kia về nước được mai mối cho hai chị em cô kia, cô chị hăm hai, còn cô em hăm mốt tưởng chàng sẽ lựa một trong hai. Ai dè, chàng xin cưới… bà mẹ của hai cô kia vốn góa chồng đã lâu. Mọi người lại tưởng chàng Việt kiều kia “cao kiến” muốn “đánh hoa cả cụm,” nhưng chàng ngay tình giải thích là lấy mấy cô trẻ khó chiều lắm, hơn nữa chàng cũng không muốn có con phiền phức lắm. Thôi thì, nhân tâm… tùy hỉ, chuyện đời tư người ta xin được không bình luận.Ngược với trường hợp trên là hai anh em Việt kiều nhà nọ, về Việt Nam mở nhà hàng Karaoke tuyển toàn tiếp viên nữ trẻ đẹp, rồi xoay tua “mần” các em, chán thì lại đăng bảng tuyển tiếp viên mới, và cứ như vậy trong vòng hơn hai năm cho tới ngày bị bắt vì tội kinh doanh thân xác gái vị thành niên.
Một chị Việt kiều thuộc loại “nữ anh hào” khi về Việt Nam đã xông vào tận ổ massage bắt quả tang chồng đang hú hí với gái tơ. Chị này qua kinh nghiệm bản thân kết luận một câu xanh rờn: “Ðàn ông về Việt Nam đều hư hết!” Và chị không chỉ “cấm” chồng mà cả cha và em trai chị cũng đều nhất quyết không cho về Việt Nam. Nghe chuyện này một quý ông Việt kiều khác cười ngất: “Ô, không cho về Việt Nam thì họ đi chỗ khác!”
Một quán cơm tấm ở Sài Gòn do Việt Kiều
kinh doanh. (Hình: Văn Lang/Nười Việt)
Chỗ khác là chỗ nào chúng tôi chưa biết, nhưng có lẽ chỉ riêng ở Việt Nam mới thấy có cảnh mấy “bô lão” Việt kiều về thuê một cái phòng “xinh xinh” trong mấy con hẻm giá có mấy triệu rồi lại mướn một em “ô-sin” giúp việc, ngày đi chợ nấu cơm tối về tình nguyện làm”gối ôm” cho các bô lão yên giấc nồng mà cũng chỉ tốn thêm có mấy triệu. Một năm các bô lão về mấy tháng rồi lại đi…
Một trường hợp khác là Việt kiều về Việt Nam hùn hạp mở trường dạy Anh ngữ.Việc này khá khó trong việc tìm đối tác nhưng khi mở được trường thì rất lời, lý do vì nhu cầu học tiếng Anh tại Việt Nam đang rất “hot” nhưng lý do quan trọng mà người trong nghề nói ra chúng tôi mới biết, đó là cơ sở trường lớp thí dụ chứa được vài trăm học viên nhưng số đăng ký học luôn trên… vài ngàn, đơn giản vì đa số học viên hay bỏ học nửa chừng vì không theo kịp chương trình học quá khó, hay con nhà giàu đăng ký học để “lấy le” để trốn đi chơi với bồ. Học viên tự ý bỏ học thì không bao giờ đòi lại tiền, trường lại tha hồ tuyển học viên mới, quanh năm suốt tháng.
Một trường dạy nghề do Việt kiều mở ở Sài Gòn. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Việt kiều cũng về Việt Nam để mở quán cơm, quán phở. Như trường hợp quán Phở 2000 đầu chợ Bến Thành của một Việt kiều Mỹ. đây là quán phở đầu tiên ở Sài Gòn cam kết với khách hàng về các tiêu chuẩn vệ sinh. Chủ nhân của quán này thân quen với một quan chức trong tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Sài Gòn, đó là một trong những lý do “an ninh” để Tổng Thống Bill Clinton trong chuyến thăm Việt Nam ghé quán này và “quất” một lúc hai tô.
Và cũng chỉ ở quán Phở 2000 này dân Sài Gòn mới thực sự được nhìn thấy tô “phở xe lửa” – theo cách gọi của người Việt tại Mỹ. Ngày nay, du khách nước ngoài, nhất là dân Hàn quốc và Nhật Bản khi ghé quán Phở “Tổng Thống” này rất lấy làm thú vị khi nhìn những tấm hình lưu niệm của vị tổng thống Mỹ chụp chung với các nhân viên của quán phở treo đầy trên tường.
Và cũng xin nói thêm, ngoài phở thì chuỗi nhà hàng cơm tấm Cali của một Việt kiều Mỹ khác cũng đang “lặng lẽ” chiếm lĩnh mặt tiền của những khu ẩm thực ở Sài Gòn.
Việt kiều cũng về Việt Nam để “triển khai” những công nghệ mà Việt Nam chưa làm được. Như trường hợp của ông David Dương, về Việt Nam mở trung tâm xử lý rác thải tại khu Ða Phước. Mấy năm đầu coi bộ “trục trặc” vì thấy báo chí Việt Nam chỉ trích, cư dân quanh vùng ca thán, nhưng nay tình hình đã êm và ông David Dương đang mở thêm khu xử lý rác tại Long An để không những xử lý rác thải cho Sài Gòn mà luôn cả các tỉnh miền Tây lân cận. Dù sao thì việc này cũng tốt, vì trước khi tìm ra công nghệ xử lý “rác người” thì việc xử lý rác môi trường cũng cần thiết, vì dân chủ có lẽ chỉ được phát huy trong những môi trường tốt.
Một số Việt kiều về Việt Nam làm “cò” đầu tư.
Việt kiều cũng về Việt Nam để “triển khai” những công nghệ mà Việt Nam chưa làm được. Như trường hợp của ông David Dương, về Việt Nam mở trung tâm xử lý rác thải tại khu Ða Phước. Mấy năm đầu coi bộ “trục trặc” vì thấy báo chí Việt Nam chỉ trích, cư dân quanh vùng ca thán, nhưng nay tình hình đã êm và ông David Dương đang mở thêm khu xử lý rác tại Long An để không những xử lý rác thải cho Sài Gòn mà luôn cả các tỉnh miền Tây lân cận. Dù sao thì việc này cũng tốt, vì trước khi tìm ra công nghệ xử lý “rác người” thì việc xử lý rác môi trường cũng cần thiết, vì dân chủ có lẽ chỉ được phát huy trong những môi trường tốt.
Một số Việt kiều về Việt Nam làm “cò” đầu tư.
Tấm quảng cáo ca sĩ Tuấn Ngọc là một trong những ca sĩ Việt Kiều về Việt Nam hát kiếm tiền. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Trong một trường hợp khác, một số trí thức hải ngoại về Việt Nam truyền bá kiến thức và tư tưởng dân chủ, số này không nhiều và các cuộc nói chuyện thường “bó hẹp” trong khuôn viên các trường đại học cho một số giảng viên được “chọn lọc.”
Bên cạnh một số trí thức Việt kiều dân chủ, thì có vài ba vị háo danh, hám lợi cũng về Việt Nam để “hiến kế”với nhà nước để “cứu” Tổ quốc, số này được nhà cầm quyền đưa rước bằng cách cho xe công an đi trước hụ còi mở đường. Trí thức Sài Gòn gọi mấy ông Tây Việt kiều này là mấy “triết gia hụ còi.”
Trong một trường hợp khác, một số trí thức hải ngoại về Việt Nam truyền bá kiến thức và tư tưởng dân chủ, số này không nhiều và các cuộc nói chuyện thường “bó hẹp” trong khuôn viên các trường đại học cho một số giảng viên được “chọn lọc.”
Bên cạnh một số trí thức Việt kiều dân chủ, thì có vài ba vị háo danh, hám lợi cũng về Việt Nam để “hiến kế”với nhà nước để “cứu” Tổ quốc, số này được nhà cầm quyền đưa rước bằng cách cho xe công an đi trước hụ còi mở đường. Trí thức Sài Gòn gọi mấy ông Tây Việt kiều này là mấy “triết gia hụ còi.”
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/Viet-kieu-ve-Viet-Nam-lam-gi-3018/
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét