Kho giống má trên cánh đồng chữ nghĩa!

Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2018

Khi TQ đang sản xuất ra quá nhiều điện thoại và quá nhiều nhãn hiệu điện thoại dư thừa


Phương Thơ - Ở TQ trong năm 2018 gần kết thúc là hễ cứ 10 công ty công nghệ đủ loại và nếu có 6 công ty niêm yết chứng khoán thì cổ phiếu của nó sụt giá bình quân hơn -40%, và phần còn lại thì đóng cửa phá sản tàn lụi nhanh chóng đến nỗi thế giới bên ngoài cũng không hề biết cái tên của nó.

Tôi hay mỉa mai là sản xuất dễ dãi ra cái điện thoại nhỏ gọn bán ra thị trường bằng mấy tạ heo bò hay mấy tạ thóc mà người nông dân lao động khó nhọc kiếm ra thì quả nhiên thế giới đang chứng kiện chuyện ngược đời là hàng ngày con người cần cái ăn cái ở trước tiên không thể thiếu mà một vế thì có cái nhà xưởng máy móc chế ráp điện thoại chưa được chục mẫu Anh mà làm ra của cải lớn gấp mấy lần chục ngàn mẫu đất đơn vị Anh thì quả nhiên thế giới ngày nay có sự khác biệt thu nhập chênh lệch giàu nghèo quá cao. Vì muốn sản xuất ít, có tiền nhiều thì thiên hạ đổ xô vào làm điện thoại và khiến nó cũng trở lên tầm thường và suy thoái.

Có lẽ đây là chuyện bi kịch cho ngành công nghiệp ảo giác dư thừa về điện thoại. Hãy nói về TQ thì quốc gia này thực tế về dài hết còn tăng trưởng rồng cọp là vì hết còn công xưởng toàn cầu để đi ăn trộm phát minh thiết kế của nước ngoài hay áp đặt các công ty nước ngoài đầu tư ở TQ buộc phải chia sẻ và chuyển giao công nghệ sau 20 năm qua, và ngày nay nó đã chấm dứt hoàn toàn với TQ, khi mới đây Âu châu đi tiên phong là họ nói thẳng sẽ không còn dung dưỡng để cho TQ áp đặt các công ty Âu châu tới đầu tư ở TQ phải chia sẻ và chuyển giao công nghệ, nó không thể xẩy ra chuyện này nữa cho TQ.

Trở lại hồ sơ làm điện thoại và kinh doanh đầu tư cũng như gia công sản xuất linh kiện điện tử, máy tính,… thì TQ bây giờ có lẽ hết thời, và đóng góp GDP kinh tế và tạo ra việc lớn lao cho người lao động đông đảo của TQ ở lĩnh vực này cũng thoái trào là bởi vì gần kết thúc năm 2018 thì trong phân tích chứng khoán cổ phiếu các công ty công nghệ của TQ đông hơn quân Nguyên, nó nở rộ mọc lên như nấm gặp mưa thì nó cũng tàn lụi nhanh như chính cây nấm vậy. Ở TQ trong năm 2018 gần kết thúc là hễ cứ 10 công ty công nghệ đủ loại và nếu có 6 công ty niêm yết chứng khoán thì cổ phiếu của nó sụt giá bình quân hơn -40%, và phần còn lại thì đóng cửa phá sản tàn lụi nhanh chóng đến nỗi thế giới bên ngoài cũng không hề biết cái tên của nó.

Ở TQ có thể nói trong 1 thập kỷ qua hoặc gần nhất là trong 5-năm qua thì sự bùng nổ dư thừa về công nghệ mà nhất là lĩnh vực điện thoại di động, thiết bị máy tính, rồi linh kiện điện tử,…. có lẽ nó dư thừa và có thể gọi là rác thải, nó cũng cứu cánh cho ít nhất nhiều ngàn tỷ USD tăng trưởng GDP là lớn hơn cả kinh tế Nga,…một con số rất kinh hoàng ảo giác bong bóng công nghệ. Điện thoại di động thông minh dư thừa ở TQ nó cũng đang hủy hoại kỹ năng ngành nghề khác của dân TQ là người dân TQ bây giờ đang phung phí quá nhiều vào thời gian trên điện thoại và nó cũng đang giáng tai họa cho đất nước này đang dư thừa lao động về công nghệ và thiếu nghiêm trọng lao động ở kỹ năng khác như có khí chế tạo máy, cơ điện, xây dựng, y học, hóa chất, và tài chính ngân hàng,….

Ở TQ hiện nay có tới 30 nhãn hiệu và thương hiệu điện thoại đủ loại. Và trong số đó có những thương hiệu dễ nhớ mà tôi liệt kê có lẽ ở VN bất cứ ai cũng biết. Cụ thể Huawei; Lenovo; Oppo; Vivo; Xiaomi,…. Thì TQ họ còn có tới mấy chục cái nhãn mác điện thoại khác, cụ thể như 10.Or của hãng Huaqin Telecom Technology Co. Ltd. sản xuất. Rồi công ty LeEco; Meizu của Meizu Technology Co., Ltd., công ty Meizu này được quảng cáo là vào năm 2016 họ nhà sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ 12 trên thế giới và đã bán được hơn 19,5 triệu chiếc điện thoại,…thậm chí là cái hãng Huawei đang thoái trào còn đẻ ra cái thương hiệu điện thoại Honor (công ty con) để sản xuất ra điện thoại thông minh, máy tính bảng,…để sản xuất dư thừa và nhắm bán ở các thị trường mà TQ cài gián điệp như ở Ấn Độ chẳng hạn,… có lẽ mấy cái nhãn mác điện thoại này nó không thể chen chân được ở thị trường Ấn Độ vì người ta phát giác ra nó, và Ấn Độ hay cả VN họ cũng đã sản xuất điện thoại cho riêng đất nước họ bán cho người tiêu dùng bình dân thì TQ hết có cửa như thời hoàng kim nữa.

Các nhãn hiệu điện thoại khác của TQ như G'Five của công ty G'Five International Limited,…nó cũng từng làm mưa làm gió ở thị trường nội địa của TQ và Ấn Độ, Bangladesh và từng đạt danh hiệu là nhà sản xuất điện thoại di động lớn thứ 9 thứ 10 vào những năm 2010, có lẽ nó đã suy nhược và thoái trào,….Ôi thôi tôi liệt kê nói hoài không hết là trong phân tích chứng khoán thì các hãng công nghệ của TQ nếu to lớn hay vừa vừa thì họ ưa chuộng niêm yết chứng khoán trên thị trường Thẩm Quyến như qua hai sàn giao dịch là Shenzhen Composite Index, và ChiNext rất đông đảo, và các lĩnh vực công nghệ khác nếu như Nhật họ có công ty công nghệ ở lĩnh vực nào thì TQ có tất cả và gần như sản phẩm lẫn danh mục sản phẩm đều bám vào các công ty Nhật hay bất cứ công ty khác của Hàn Quốc, Đài Loan, Israel, như cả lĩnh vực phần mềm.

Thực tế bong bóng công nghệ của TQ đang bị xì vỡ và nạn thất nghiệp về lĩnh vực này đang tăng chóng mặt, kể cả lĩnh vực mới lạ để TQ đầu tư tìm tăng trưởng mới cho kinh tế mà không bị cạnh tranh về lĩnh vực điện thoại thông minh nữa, đó là TQ gia tăng đầu tư vào ngành điện, thiết bị điện công nghiệp, nhất là điện ô tô, xe máy như sản xuất xe hơi điện, xe bus điện, xe máy điện,… thực tế TQ cũng đang thất bại về lĩnh vực lai cơ khí và điện này là hiện nay hầu hết các công ty về lĩnh vực chế tạo ngành công nghiệp kiểu này mà bất cứ công ty nào có niêm yết chứng khoán đều bị bán tháo tệ hại và cổ phiếu sụt giá tệ nhất và có những doanh nghiệp chuyên về điện ô tô, sản xuất ô tô điện thì cổ phiếu sụt giá tròng chưa đầy 1 năm qua mất giá tới -70% hoặc -80% (coi như hết còn tồn tại),….vì TQ sản xuất ra xe hơi điện, xe bus điện rất kém, tầm xa hoạt động của nó rất tệ và thậm chí gây tai nạn kinh khủng là trong tháng trước ở TQ có một chiếc xe bus chở khách tại Quảng Đông leo dốc hết pin điện và tuột thắng, khiến nó lao vào vách đá gây ra thiệt mạng nhân mạng tệ hại và xe bus, xe hơi điện của TQ thì gây ra tai nạn thường xuyên như cháy nổ, chập điện,….nên nó bị người tiêu dùng khá thận trọng cảnh giác,…

Tôi lại quay qua lĩnh vực điện thoại di động thì hãy nhớ rằng Ấn Độ mới là nước đứng hàng đầu về công nghệ như phần mềm trong tin học,…vì đất nước nhược tiểu này chậm đổi mới nên mấy thập kỷ qua họ bỏ lơ là lĩnh vực kinh tế này thì bây giờ Ấn Độ mới quay lại lĩnh vực điện thoại di động mà nếu họ sản xuất bán cho người tiêu có dân số gần bằng TQ thì cũng đủ không sợ dư thừa nguồn cung. Đó là Ấn Độ hiện nay đang khai sinh ra tới 12 hãng sản điện tử xuất ra 16 nhãn mác điện thoại di động. Cụ thể Hãng điện thoại di động Karbonn; nhãn mác điện thọa Onida của hãng Điện tử Onida, rồi Công ty điện tử Tin học Micromax cũng sản xuất điện thoại thông minh, nhãn hiệu điện thoại thông minh Xolo (công ty con của Lava International),….tính ra không hết,…

Sau cùng tôi lấy một ví dụ của Nhật là dù đất nước Nhật bé nhỏ không có tài nguyên và hay bị lãnh thiên tai nhưng tư thế cường quốc có phẩm chất của họ xếp sau Mỹ, TQ thì nền kinh tế Nhật dù vẫn còn suy thoái nhưng khó có nước nào cạnh tranh nổi với họ trong những lĩnh vực công nghiệp chuyên môn cao, cụ thể Nhật chỉ cần lui về làm gia công chế tạo lĩnh vực mà thiên hạ cần họ và hiếm ai cạnh tranh. Đó là Nhật nuôi dưỡng công ty FANUC, là công ty chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tự động hóa như robot và điều khiển số máy tính cho các nhà máy sản xuất tự động, họ là nhà sản xuất robot tự động hóa lớn nhất thế giới. Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi; Tập đoàn Subaru thì ngoài lĩnh vực chế tạo linh kiện xe hơi họ còn là nhà cung cấp linh kiện chế tạo cho các hãng công nghiệp hàng không và quốc phòng hàng đầu thế giới như Boeing, Airbus, Raytheon, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản,…thì còn có lĩnh vực khác như robot, chế tạo cung ứng tua-bin gió,….Mỹ thì lui về lĩnh vực công nghệ như nhãn mác sống khỏe re là Qualcomm (NASDAQ: QCOM); Intel Corporation (NASDAQ: INT); NVIDIA Corporation (NASDAQ: NVDA); Advanced Micro Devices, Inc. (NASDAQ: AMD); Google, hay bảng chữ cãi Alphabet Inc Class A (NASDAQ: GOOG) với sản phẩm Android,...

Phương Thơ
(Blog Phương Thơ)


nhận xét hiển thị trên trang

Không có nhận xét nào: