Bảy trăm năm trước, khi nước Việt đứng trước họa mất nước, dân tình thì mãi vui chơi, lo lắng cho xã tắc, Vua Trần lệnh cho Hưng Đạo Vương ngồi viết Hịch tướng sĩ.
Bảy trăm năm sau, nước Việt đứng trước họa điêu tàn, người người mê bóng đá, không ai ra lệnh viết Hịch tướng sĩ.
Đêm nay tôi ngồi đọc lại Hịch tướng sĩ của cha ông.
Hịch tướng sĩ viết:
Bảy trăm năm sau, nước Việt đứng trước họa điêu tàn, người người mê bóng đá, không ai ra lệnh viết Hịch tướng sĩ.
Đêm nay tôi ngồi đọc lại Hịch tướng sĩ của cha ông.
Hịch tướng sĩ viết:
“Có kẻ lấy việc chọi gà làm vui; có kẻ lấy việc cờ bạc làm thích. Có kẻ chăm lo vườn ruộng để cung phụng gia đình; có kẻ quyến luyến vợ con để thỏa lòng vị kỷ".
Đất nước tôi những ngày này chưa đến nỗi “Vua tôi đưa quân chạy về Vạn Kiếp” nhưng tình hình không phải là không nguy cấp.
Dân nghèo nhiều nơi cơm không đủ ăn áo không đủ mặc, trẻ em đến trường phải bơi qua suối, có những làng bản tiêu điều xơ xác vì hạn hán mất mùa, người già trẻ em phụ nữ mang thai xanh như tàu lá chuối vật vờ như những chiếc bóng.
Có những vùng quê con gái lớn lên gia đình túng quẫn phải lê thân qua tận xứ Malaysia để bán mình kiếm chút tiền đưa về quê phụ giúp gia đình qua cơn nghèo khó.
Có những thanh niên phải qua tận Trung quốc bán thận cứu gia đình rơi vào hoàn cảnh tang thương.
Từng đoàn từng đoàn phụ nữ phải qua tận Hàn quốc, một đất nước ngày xưa nghèo hơn Việt Nam để lấy chồng mưu cầu một cuộc sống đỡ vất vả hơn ở quê nhà.
Hàng triệu hàng triệu người khác lang thang làm thuê làm mướn gọi là xuất khẩu lao động ở nhiều nước vốn kém phát triển hơn Việt Nam khi xưa để đổ mồ hôi nước mắt có khi cả máu kiếm chút tiền về nuôi con dưỡng dục cha mẹ già.
Có những người nghèo đau ốm bệnh hoạn ở quê lên thành phố ngủ vật vờ la liệt trên các hành lang bệnh viện với ánh mắt thất thần.
Có những người nghèo mất mùa đói khát ở quê dắt díu lang thang xin ăn hay bán vé số, chiều xuống không biết lê chân về đâu.
Kể sao hết vô vàn những nỗi đau của người nước Việt tôi.
Dân nước Việt tôi đêm nay có bao nhiêu gia đình trong cơn ngủ chập chờn vì ngày mai chưa biết kiếm đâu tiền đóng tiền viện phí cho con cho vợ cho chồng hay lo cho đàn con nheo nhóc khi mùa đông tháng giá tới gần.
Dân tình thì như vậy, quan trên thì phần nhiều chỉ biết ăn chơi phè phỡn, người lo việc nước thì ít người ra sức phá hoại thì nhiều. Nạn tham nhũng hoành hành khắp nơi, tiền của nhân dân lấy làm của riêng tiêu xài như nước.
Những tượng đài nghìn tỷ mọc lên, những công trình vạn tỷ xây bằng máu và nước mắt dân Việt tôi xây xong rồi bỏ hoang, rải từ Bắc vào Nam nhiều không đếm hết.
Nước Việt tôi bây giờ tuy không bị ngoại xâm nhưng tang thương không kém ngoại xâm.
Trong tình cảnh như thế, nam phụ lão ấu nước Việt tôi đều mê bóng đá.
Trong tình cảnh như thế, từ trí thức đến công nông binh, ai ai cũng đều mê bóng đá.
Khi xưa Hưng Đạo Vương viết:
“Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng hát”.
Khi người Pháp đến Việt Nam, họ dùng âm mưu phổ biến các phong trào thể dục thể thao vui vẻ trẻ trung nhằm dụ cho nhân dân vì ham vui mà quên đi những cảnh khổ, quên đi sự nhục mất nước.
Nay dân tôi ham mê bóng đá liệu có còn ai nhớ rằng đất nước này đang đi sau Hàn quốc 35 năm, sau Malaysia 25 năm sau Thái Lan 20 năm sau Indonesia sau Philippines hàng chục năm.
Chuyện ấy 700 năm trước Hưng Đạo Vương người đã nhìn thấy khi viết trong Hịch tướng sĩ:“Mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh”, “Chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai”.
Khi ông Phó thủ tướng Vũ Đức Đam xuống đường cổ vũ thanh niên đi bão sau các trận đấu bóng quốc tế chắc ông không nhớ rằng đất nước này đang tiêu điều, chắc ông không nhớ các chỉ số về kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục của Việt Nam đang quá tệ hại.
Khi ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc viết thư chúc mừng đội bóng với những mỹ từ tha thiết “dưới cờ oai nghiêm sao vàng bay” chắc ông không nhớ GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong 11 nước tham gia Hiệp định thương mại CP.TPP thảm hại và nhục nhã tới mức nào.
Báo chí dành hết tất cả những trang mục để ngợi ca các trận bóng còn bình luận viên của VTV thì thốt lên trong trận chung kết ở sân Mỹ Đình rằng "Sau này chúng ta sẽ kể lại với con cháu chúng ta khoảnh khắc này, kể lại chiến thắng ngày hôm nay” với chất giọng vô cùng xúc động, liệu anh ta sau đó có nhớ để kể lại với con cháu nỗi nhục của những ngày tháng hôm nay khi Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước nghèo nhất ASEAN. Có còn ai nhớ để kể lại với con cháu rằng người Việt bây giờ cầm tấm hộ chiếu ra sân bay nước ngoài thường bị những ánh mắt hải quan soi mói như những kẻ sẵn sàng ăn cắp hay làm những điều gì tệ hại khi nghe 2 tiếng quốc tịch Việt Nam.
Đất nước tôi những tháng ngày này đã quên hết tất cả những nỗi đau ấy rồi.
Ông Thủ tướng có khi nào đọc lại những lời này của Hưng Đạo Vương trong những ngày tháng này:
“Ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn”.
Ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có khi nào đọc lại những lời này trước lúc xuống đường đi bão:
“Làm tướng triều đình đứng hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết nhục”.
Còn nhớ cách nay mấy tháng, suýt nữa nước Việt tôi mất đi 3 vùng đất trọng yếu vào tay giặc. May nhờ tình hình quốc tế biến chuyển mà giữ lại được đất đai của cha ông tổ phụ. Nhưng giặc vẫn rình rập ngoài biển khơi, nay bắn ngư dân mai lắp tên lửa đe dọa ngày ngày.
Hưng Đạo Vương viết:
Đất nước tôi những ngày này chưa đến nỗi “Vua tôi đưa quân chạy về Vạn Kiếp” nhưng tình hình không phải là không nguy cấp.
Dân nghèo nhiều nơi cơm không đủ ăn áo không đủ mặc, trẻ em đến trường phải bơi qua suối, có những làng bản tiêu điều xơ xác vì hạn hán mất mùa, người già trẻ em phụ nữ mang thai xanh như tàu lá chuối vật vờ như những chiếc bóng.
Có những vùng quê con gái lớn lên gia đình túng quẫn phải lê thân qua tận xứ Malaysia để bán mình kiếm chút tiền đưa về quê phụ giúp gia đình qua cơn nghèo khó.
Có những thanh niên phải qua tận Trung quốc bán thận cứu gia đình rơi vào hoàn cảnh tang thương.
Từng đoàn từng đoàn phụ nữ phải qua tận Hàn quốc, một đất nước ngày xưa nghèo hơn Việt Nam để lấy chồng mưu cầu một cuộc sống đỡ vất vả hơn ở quê nhà.
Hàng triệu hàng triệu người khác lang thang làm thuê làm mướn gọi là xuất khẩu lao động ở nhiều nước vốn kém phát triển hơn Việt Nam khi xưa để đổ mồ hôi nước mắt có khi cả máu kiếm chút tiền về nuôi con dưỡng dục cha mẹ già.
Có những người nghèo đau ốm bệnh hoạn ở quê lên thành phố ngủ vật vờ la liệt trên các hành lang bệnh viện với ánh mắt thất thần.
Có những người nghèo mất mùa đói khát ở quê dắt díu lang thang xin ăn hay bán vé số, chiều xuống không biết lê chân về đâu.
Kể sao hết vô vàn những nỗi đau của người nước Việt tôi.
Dân nước Việt tôi đêm nay có bao nhiêu gia đình trong cơn ngủ chập chờn vì ngày mai chưa biết kiếm đâu tiền đóng tiền viện phí cho con cho vợ cho chồng hay lo cho đàn con nheo nhóc khi mùa đông tháng giá tới gần.
Dân tình thì như vậy, quan trên thì phần nhiều chỉ biết ăn chơi phè phỡn, người lo việc nước thì ít người ra sức phá hoại thì nhiều. Nạn tham nhũng hoành hành khắp nơi, tiền của nhân dân lấy làm của riêng tiêu xài như nước.
Những tượng đài nghìn tỷ mọc lên, những công trình vạn tỷ xây bằng máu và nước mắt dân Việt tôi xây xong rồi bỏ hoang, rải từ Bắc vào Nam nhiều không đếm hết.
Nước Việt tôi bây giờ tuy không bị ngoại xâm nhưng tang thương không kém ngoại xâm.
Trong tình cảnh như thế, nam phụ lão ấu nước Việt tôi đều mê bóng đá.
Trong tình cảnh như thế, từ trí thức đến công nông binh, ai ai cũng đều mê bóng đá.
Khi xưa Hưng Đạo Vương viết:
“Có kẻ tính đường sản nghiệp mà quên việc nước; có kẻ ham trò săn bắn mà trễ việc quân. Có kẻ thích rượu ngon; có kẻ mê giọng hát”.
Khi người Pháp đến Việt Nam, họ dùng âm mưu phổ biến các phong trào thể dục thể thao vui vẻ trẻ trung nhằm dụ cho nhân dân vì ham vui mà quên đi những cảnh khổ, quên đi sự nhục mất nước.
Nay dân tôi ham mê bóng đá liệu có còn ai nhớ rằng đất nước này đang đi sau Hàn quốc 35 năm, sau Malaysia 25 năm sau Thái Lan 20 năm sau Indonesia sau Philippines hàng chục năm.
Chuyện ấy 700 năm trước Hưng Đạo Vương người đã nhìn thấy khi viết trong Hịch tướng sĩ:“Mẹo cờ bạc không đủ thi hành mưu lược nhà binh”, “Chó săn tuy hay không đuổi được quân thù. Chén rượu ngọt ngon không làm giặc say chết; giọng hát réo rắt không làm giặc điếc tai”.
Khi ông Phó thủ tướng Vũ Đức Đam xuống đường cổ vũ thanh niên đi bão sau các trận đấu bóng quốc tế chắc ông không nhớ rằng đất nước này đang tiêu điều, chắc ông không nhớ các chỉ số về kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục của Việt Nam đang quá tệ hại.
Khi ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc viết thư chúc mừng đội bóng với những mỹ từ tha thiết “dưới cờ oai nghiêm sao vàng bay” chắc ông không nhớ GDP bình quân đầu người của Việt Nam trong 11 nước tham gia Hiệp định thương mại CP.TPP thảm hại và nhục nhã tới mức nào.
Báo chí dành hết tất cả những trang mục để ngợi ca các trận bóng còn bình luận viên của VTV thì thốt lên trong trận chung kết ở sân Mỹ Đình rằng "Sau này chúng ta sẽ kể lại với con cháu chúng ta khoảnh khắc này, kể lại chiến thắng ngày hôm nay” với chất giọng vô cùng xúc động, liệu anh ta sau đó có nhớ để kể lại với con cháu nỗi nhục của những ngày tháng hôm nay khi Việt Nam nằm trong nhóm 4 nước nghèo nhất ASEAN. Có còn ai nhớ để kể lại với con cháu rằng người Việt bây giờ cầm tấm hộ chiếu ra sân bay nước ngoài thường bị những ánh mắt hải quan soi mói như những kẻ sẵn sàng ăn cắp hay làm những điều gì tệ hại khi nghe 2 tiếng quốc tịch Việt Nam.
Đất nước tôi những tháng ngày này đã quên hết tất cả những nỗi đau ấy rồi.
Ông Thủ tướng có khi nào đọc lại những lời này của Hưng Đạo Vương trong những ngày tháng này:
“Ta cùng các ngươi sinh ra phải thời loạn lạc, lớn lên gặp buổi gian nan. Lén nhìn sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn tấc lưỡi cú diều mà lăng nhục triều đình; đem tấm thân dê chó mà khinh rẻ tổ phụ. Ỷ mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để phụng sự lòng tham khôn cùng; khoác hiệu Vân Nam Vương mà hạch bạc vàng, để vét kiệt của kho có hạn”.
Ông Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam có khi nào đọc lại những lời này trước lúc xuống đường đi bão:
“Làm tướng triều đình đứng hầu quân giặc mà không biết tức; nghe nhạc thái thường đãi yến sứ ngụy mà không biết nhục”.
Còn nhớ cách nay mấy tháng, suýt nữa nước Việt tôi mất đi 3 vùng đất trọng yếu vào tay giặc. May nhờ tình hình quốc tế biến chuyển mà giữ lại được đất đai của cha ông tổ phụ. Nhưng giặc vẫn rình rập ngoài biển khơi, nay bắn ngư dân mai lắp tên lửa đe dọa ngày ngày.
Hưng Đạo Vương viết:
“Chẳng những xã tắc tổ tông ta bị kẻ khác giày xéo mà phần mộ cha ông các ngươi cũng bị kẻ khác bới đào; chẳng những thân ta kiếp này chịu nhục đến trăm năm sau tiếng nhơ khôn rửa, tên xấu còn lưu, mà gia thanh các ngươi cũng không khỏi mang danh là tướng bại trận”.
Khi ông Thủ tướng vui mừng xem bóng đá, liệu ông có nghĩ rằng cũng nên dành những mỹ từ ngân vang gửi cho đội tuyển bóng đá để gửi thêm cho những người đang chiến đấu ở Trường Sa, nơi tiền đồn biên cương, gửi cho những người đang làm việc trên biển cả, dưới hầm mỏ sâu hay trên công trường đổ mồ hôi để động viên những người đang xây dựng và bảo vệ đất nước Việt.
Khi ông Phó thủ tướng Vũ Đức Đam cùng đoàn người reo hò chiến thắng, khi tất cả sôi sục, liệu ông có nhớ đến một nước Việt kinh tế ngày càng tụt dốc thảm hại để mà cần mở những diễn đàn kêu gọi hiến kế xây dựng nước Việt.
Từ ngày chiến tranh Mỹ - Trung tôi chưa thấy có lãnh đạo nào kêu gọi dân tôi cố gắng tìm cách bán hàng vào Mỹ khi thị trường Trung quốc ngày càng khó khăn, chỉ thấy kêu gọi toàn dân yêu bóng đá.
Sao không kêu gọi toàn dân hăng say lao động, xây dựng đất nước trước rồi nghĩ đến chuyện vui chơi sau như cha ông xưa đã làm:
“Như thế chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền mà bổng lộc các ngươi cũng suốt đời tận hưởng; chẳng những gia thuộc ta được ấm êm giường nệm, mà vợ con các ngươi cũng trăm tuổi sum vầy; chẳng những tông miếu ta được hương khói nghìn thu mà tổ tiên các ngươi cũng được bốn mùa thờ cúng; chẳng những thân ta kiếp này thỏa chí, mà đến các ngươi, trăm đời sau còn để tiếng thơm; chẳng những thụy hiệu ta không hề mai một, mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu truyền. Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui chơi, phỏng có được không?”
Khi nước Việt đang còn điêu tàn, có nên khơi gợi một lòng yêu bóng đá kinh hoàng như những bức hình dưới đây.
Phần nhận xét hiển thị trên trang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét